intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng các hình mẫu kiến tạo giờ học gây hứng thú và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 – CT 2018 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:139

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua các hình mẫu: người họa sĩ, người diễn viên, người tư vấn, kiến trúc sư, thợ săn và người nông dân; Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần nâng cao việc hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT thông qua việc đổi mới, sáng tạo trong những giờ học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng các hình mẫu kiến tạo giờ học gây hứng thú và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 – CT 2018 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: VẬN DỤNG CÁC HÌNH MẪU KIẾN TẠO GIỜ HỌC GÂY HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 - CT 2018 Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU Lĩnh vực/ Môn: Địa lí Năm học: 2022 - 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: VẬN DỤNG CÁC HÌNH MẪU KIẾN TẠO GIỜ HỌC GÂY HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 - CT 2018 Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU Lĩnh vực/ Môn: Địa lí Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy SĐT: 0369.738.190 Năm học: 2022 - 2023 2
  3. MỤC LỤC
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PPDH Phương pháp dạy học DHDA Dạy học dự án HS Học sinh hs học sinh GV Giáo viên Gv giáo viên PP Phương pháp CNTT Công nghệ thông tin THPT Trung học phổ thông CT Chương trình PTDH phương tiện dạy học TN thực nghiệm ĐC đối chứng SKKN sáng kiến kinh nghiệm DH dạy học GDP tổng sản phẩm trong nước GNI tổng thu nhập quốc gia 4
  5. PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được triển khai đồng bộ trong hệ thống giáo dục ở nước ta. Sự đổi mới được nhấn mạnh trên cả mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục; đặc biệt là sự đổi mới về phương pháp dạy học, giáo dục nhằm phát triển năng lực của học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã chỉ rõ hệ thống năng lực chung và năng lực đặc thù của các môn học mà học sinh cần đạt, đồng thời cũng nhấn mạnh việc tổ chức hoạt động dạy học để phát triển năng lực của học sinh. Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nền giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là học để biết, học để làm, nghĩa là mới đạt được hai trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậy, trong quá trình học tập, học sinh luôn gặp áp lực học tập, nhồi nhét kiến thức, xem nặng điểm số… Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và phẩm chất. Điều đó khẳng định: học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm”… "Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả". Kỹ năng mềm rất cần thiết với con người, đặc biệt đối với học sinh THPT. Hiện nay, nhiều trường học giáo dục học sinh nghiêng về giáo dục lý thuyết, vì vậy việc rèn luyện cho các em kỹ năng “mềm” càng trở lên quan trọng. Một số trường học có quan tâm đến giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa không thể tổ chức thường xuyên, chiếm phần nhỏ thời gian trong năm học. Vậy làm thế nào để duy trì, rèn luyện thường xuyên các kĩ năng mềm cho học sinh? Làm thế nào để khơi dậy khả năng chủ động học tập, sáng tạo, tính tự lập và khả năng kết nối, tương tác của học sinh; hướng các em trở thành một con người hoàn thiện phát triển toàn
  6. diện, dễ dàng chung sống và trở thành công dân toàn cầu? Tôi thiết nghĩ, việc giáo dục và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh cần được chú trọng lồng ghép vào các môn học chính khóa. Và để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng “mềm” trong các giờ học chính khóa thầy cô giáo cần phải linh hoạt, không ngừng sáng tạo, đam mê trong công việc, nhiệt huyết với mỗi giờ lên lớp, tận tâm với mỗi học trò. Vai trò của thầy, cô không chỉ dừng lại ở việc dạy chữ, mà còn rèn người, là người khơi gợi, phát hiện, nhận ra và phát triển những năng lực sở trường ở từng học sinh. Thầy cô thực sự là người truyền lửa, giúp học sinh phấn đấu cho mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội. Với trải nghiệm 2 năm dạy học trong điều kiện dịch covid kéo dài, nhiều hệ lụy kèm theo của việc dạy học online liên tục, chúng ta càng thấy rõ việc trang bị các kĩ năng mềm cho học sinh thực sự là cần thiết và rất quan trọng. Trong quá trình dạy học của mình, tôi đã không ngừng cố gắng, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, phương pháp để lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm trong môn học cho học sinh. Một trong các phương pháp mà tôi nhận thấy rất hiệu quả đó là vận dụng kỹ thuật biến hình với 6 hình mẫu: người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư, thợ săn và nhà tư vấn trong các giờ học và tổ chức lớp… giúp học sinh phát triển được các kỹ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI. Thông qua đó, thầy cô kiến tạo nên những giờ học thực sự hứng thú, hạnh phúc, giúp cho học sinh biến áp lực học tập thành động lực phấn đấu, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Vận dụng các hình mẫu kiến tạo giờ học gây hứng thú và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học địa lí 10 – CT 2018 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tạo hứng thú cho học sinh thông qua các hình mẫu: người họa sĩ, người diễn viên, người tư vấn, kiến trúc sư, thợ săn và người nông dân... Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần nâng cao việc hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT thông qua việc đổi mới, sáng tạo trong những giờ học.
  7. Đổi mới phương pháp dạy học, tập trung phát triển các năng lực chuyên biệt của từng bộ môn, đề cao hoạt động chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh, hình thành và phát triển cho các em học sinh các phẩm chất chủ yếu, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hộị, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú nhờ đó các em có được cuộc sống có ý nghĩa. Đồng thời cũng giúp các em hình thành nhân cách công dân, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, sẵn sàng đóng góp sức mình vào công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
  8. - Đối tượng: Hs lớp 10.
  9. - Quá trình dạy học sử dụng các hình mẫu kiến tạo để phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học địa lí ở trường THPT.
  10. - Phạm vi nghiên cứu: trường THPT Nguyễn Đức Mậu, Nghệ An IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Vận dụng các hình mẫu trong dạy học nhằm phát triển những kĩ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI cho học sinh. Đồng thời, thông qua đó phát triến phẩm chất tốt đẹp cho người học. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp điều tra thực tế, khảo sát, thu thập thông tin. + Phương pháp thực nghiệm, trải nghiệm. + Phương pháp tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm... VI. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Góp phần tích cực trong việc tạo động cơ và sự hứng thú học tập bộ môn Địa lí cho học sinh, đổi mới và đa dạng hóa phương pháp dạy học Địa lí của giáo viên tại trường THPT. - Đề ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học trong dạy học Địa lí. - Có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên Địa Lý ở trường THPT và bản thân tác giả để vận dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn.
  11. PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
  12. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
  13. 1. Khái niệm kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ để chỉ một số những kĩ năng cần thiết phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, kỹ năng mềm là khả năng mà một người có được để làm việc, giao tiếp, và tương tác với người khác. Những kĩ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI cần trang bị cho học sinh THPT là: Kĩ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi, kỹ năng học tập, làm việc dưới áp lực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian… 2. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Ngày nay, kỹ năng mềm thường xuyên được ứng dụng trong cuộc sống, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc và sự thành công của mỗi người. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, đa số những người thành công, họ chỉ có 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại là những kỹ năng mềm mà họ học tập và đúc kết được trong cuộc sống. Do vậy, việc trau dồi, trang bị, giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường rất quan trọng, nó đưa học sinh đến sự thành công nhanh nhất, dễ dàng nhất khi ra cuộc sống. Có kiến thức chuyên môn, sách vở là tốt nhưng chưa đủ, chúng ta cần phải tự tạo cho học sinh mình những kỹ năng mềm. Vậy nên chưa chắc nhiều em khi ngồi trên ghế nhà trường học rất giỏi, nhiều thành tích học tập xuất sắc nhưng ngoài đời lại không thể thành công. Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro, nguy cơ, thách thức trong cuộc sống. Khi đó, kỹ năng sống chính là hành trang giúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi hành vi, nhờ đó mà đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống,
  14. kỹ năng mềm trở thành một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Kỹ năng mềm góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng mềm là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Người có kỹ năng mềm sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội làm cho xã hội lành mạnh. Kỹ năng mềm là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với thanh thiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin đồng thời là một phương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người. Đồng thời, kỹ năng mềm cũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng mềm là những người biết làm cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ. Kỹ năng mềm càng tốt, học sinh càng trưởng thành và phát triển, tự tin trong giao tiếp và hòa nhập trong những môi trường sống khác nhau. Kỹ năng mềm với học sinh cấp THPT như một hành trang vững chắc, tiếp thêm sự tự tin để dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. Quá trình chuyển cấp từ cấp 3 lên Đại học sẽ trở nên đơn giản và bớt áp lực hơn rất nhiều nếu trang bị cho mình kỹ năng mềm đủ vững. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm còn giúp học sinh THPT sớm nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng mà không phải ai cũng khám phá ra, góp phần không nhỏ trong việc định hướng tương lai, định hướng nghề nghiệp. Bạn sẽ chọn được một ngành/một nghề phù hợp với bản thân, có thể phát triển điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Cuối cùng, kỹ năng mềm giúp học sinh THPT phát triển tự tin và tự tin trong giao tiếp, làm chủ mọi cuộc hội thoại và vững vàng trong mọi môi trường. Kỹ năng tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo,… là những điều
  15. mà kỹ năng mềm sẽ trang bị cho người học. Đó là những viên gạch đầu tiên giúp học sinh THPT phát triển và hoàn thiện bản thân. 3. Đặc điểm và các loại kỹ năng mềm.
  16. 3.1. Đặc điểm của kỹ năng mềm: a. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh. Như khái niệm đã đề cập, kỹ năng hình thành theo sự trải nghiệm, áp dụng kiến thức vào giải quyết tình huống từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm chính vì vậy nó không phải là yếu tố bẩm sinh. Kỹ năng là những thao tác để thực hiện công việc, bạn cần nhận thông tin, nhận thức, tư duy về vấn đề đó để đưa ra hành động. b. Kỹ năng mềm chỉ là một phần của biểu hiện của trí tuệ cảm xúc. Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc mà nó còn thể hiện sức mạnh của việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội. Kỹ năng mềm giúp học sinh thích ứng nhanh với từng hoàn cảnh khác nhau như khi làm việc nhóm, xử lý tình huống bất ngờ, xử lý dữ liệu công việc, hay thậm chí là những thay đổi ngoại cảnh, thay đổi môi trường sống và làm việc,... Người có kỹ năng mềm linh hoạt sẽ làm chủ được tình huống, biết tìm ra cách để giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả, khéo léo khi ứng xử với mọi người,... c. Kỹ năng mềm được hình thành từ những trải nghiệm thực tế. Các kỹ năng mềm không dễ để có được vì nó được hình thành từ những trải nghiệm thực tế, trong mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh xác định nên. Để làm tốt công việc trong thời đại 4.0 hiện nay thì kiến thức chuyên môn là chưa đủ. Những kỹ năng mềm hỗ trợ công việc của học sinh sau này trở nên thuận lợi, dễ dàng và hiệu quả hơn. Thực tế sự thiếu hụt kỹ năng mềm đang xảy ra ở học sinh rất nhiều. d. Kỹ năng mềm là “đòn bẩy” phát triển tư duy và “kỹ năng cứng”. Kỹ năng cứng là những kỹ năng cơ bản trong nghề nghiệp, thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ. Ngược với nó thì kỹ năng mềm là những kinh nghiệm, sự thành thạo chuyên môn, tính linh hoạt trong xử lý tình huống thực tế. Trong CV nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm về trình độ học vấn mà kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm công việc cũng là những yếu tố rất quan trọng được chú ý, quan tâm.
  17. Kỹ năng mềm còn là sự đánh giá cao hơn từ kiến thức chuyên môn nền tảng mà bạn đã có. Chính vì vậy kỹ năng mềm sẽ “đòn bẩy” phát triển tư duy và kỹ năng cứng lên một cách hiệu quả. Chìa khóa đi đến thành công nhanh nhất đó là trau dồi và bồi dưỡng 2 nhóm kỹ năng này nhuần nhuyễn, hiệu quả. e. Kỹ năng mềm dành cho mọi ngành nghề
  18. Những kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe, kỹ năng thuyết trình,... giúp con người dễ dàng thích ứng, hòa nhập với mọi người, linh hoạt vận dụng, triển khai công việc. Nên giữa các nghề nghiệp sẽ có sự giao thoa của những kỹ năng mềm.
  19. 3.2. Các loại kỹ năng mềm Chúng ta có thể thấy có rất nhiều kỹ năng mềm, chính vì vậy chúng ta cần phân loại thành các nhóm kỹ năng mềm như sau: . Kỹ năng mềm gắn chặt với các kỹ năng lao động chuyên nghiệp Đây là những kỹ năng cần thiết để tạo nên sự thành công trong công việc. ● Kỹ năng tự học, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình. ● Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng tư duy sáng tạo. ● Kỹ năng quản lý bản thân; Kỹ năng lập mục tiêu, động lực làm việc. ● Kỹ năng định hướng phát triển sự nghiệp và con người ● Kỹ năng giao tiếp hiệu quả để tạo lập mối quan hệ ● Kỹ năng phối hợp, làm việc cùng đồng đội ● Kỹ năng tổ chức, quản lý công việc hiệu quả ● Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng thương lượng ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2