intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tích cực môn Toán 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất một số phương pháp trò chơi trong dạy học một số kiến thức Toán 10 - học kì 1 - nhằm phát huy và kích thích được khả năng sáng tạo của học sinh, tạo không khí vui tươi và hứng thú trong quá trình học tập. Từ đó giúp học sinh trở nên tự tin, yêu thích học môn toán hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tích cực môn Toán 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: VẬN DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN TOÁN 10 Lĩnh vực: Toán học Họ và tên GV : NGUYỄN THỊ HỒNG NGHĨA Tổ : TOÁN – TIN Số điện thoại : 0988130013 Năm học 2022-2023
  2. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học............................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ................................................................ 3 8. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 5 1.1. Phương pháp dạy học tích cực ....................................................................... 5 1.2. Phương pháp sử dụng trò chơi trong đổi mới phương pháp dạy học ............ 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................... 7 2.1. Về nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên ......................................... 7 2.2. Về tình hình học tập của học sinh .................................................................. 7 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ............................................................................................................................... 8 3.1. Giải pháp 1: Sử dụng trò chơi BẠN MUỐN HẸN HÒ ................................. 8 3.2. Giải pháp 2: Sử dụng trò chơi CHINH PHỤC BẢNG SỐ .......................... 13 3.2.1. Trò chơi CHINH PHỤC BẢNG SỐ được thực hiện trong tiết 6 sau khi học sinh đã được tiếp thu toàn bộ lý thuyết của Bài 2: Tập hợp – Các phép toán trên tập hợp .............................................................................................. 13 3.2.2. Trò chơi CHINH PHỤC BẢNG SỐ được thực hiện trong tiết 6 sau khi học sinh đã được tiếp thu toàn bộ lý thuyết của Bài 2: Giải tam giác -Tính diện tích tam giác. ........................................................................................... 15 3.3. Giải pháp 3: Sử dụng trò chơi TAM GIÁC BIẾN HÌNH ........................... 19 3.4. Giải pháp 4: Sử dụng trò chơi thiết kế trên PowerPoint .............................. 21 3.4.1. Trò chơi: Chiếc vòng đa sắc (Củng cố bài Mệnh đề toán học)............. 21 3.4.2. Trò chơi: Giải cứu nông trại (Bài tập cuối chương 1) .......................... 23 3.4.3. Trò chơi: Ai là triệu phú (Bài tập cuối chương 2) ................................ 24
  3. 3.5. Kế hoạch bài dạy minh họa cho các trò chơi ............................................... 24 3.5.1. Kế hoạch bài dạy Bài 1: Mệnh đề toán học .......................................... 24 3.5.2. Kế hoạch bài dạy Bài 2: GIẢI TAM GIÁC. TÍNH DIỆN TÍCH TAM GIÁC (tiết luyện tập)....................................................................................... 35 3.6. Kết quả ......................................................................................................... 42 3.6.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................ 42 3.6.2. Đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................... 43 3.6.3. Diễn biến và kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................... 43 3.7. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................ 45 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 48 1. Kết luận ............................................................................................................... 48 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 49 PHỤ LỤC ...................................................................................................................
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Năm học 2022 - 2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, trong đó có dạy theo chương trình mới đối với lớp 10. Đây cũng là năm đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Chương trình giáo dục phổ thông mới được cho là kế thừa các nguyên lý giáo dục nền tảng của chương trình giáo dục hiện hành bao gồm "học đi đôi với hành", "lý luận gắn liền với thực tiễn", "giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội". Bên cạnh đó, chương trình còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ triết lý giáo dục "học để biết – học để làm – học để chung sống – học để tự khẳng định mình" do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đề xướng, nhưng có sự phát triển hơn. Theo đó, "học để biết" không chỉ có nghĩa là tiếp thu kiến thức mà còn là "biết cách học để tự học suốt đời"; trong khi đó, "học để làm" gắn liền với tư tưởng "thực học, thực nghiệp" của nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013. Đối với triết lý "học để tự khẳng định mình", chương trình mới chủ trương tạo môi trường học tập thân thiện giúp người học tự phát hiện năng lực của mình, để họ có thể tự rèn luyện và trưởng thành. Ngoài việc chú trọng tới đặc điểm văn hóa, con người Việt Nam cùng các giá trị truyền thống của dân tộc, cũng như định hướng giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, chương trình giáo dục phổ thông mới còn tạo cơ hội cho người học bình đẳng với nhau về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và tham gia; từ đó đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, bền vững và phồn vinh. Để việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 thành công, điều tiên quyết và bắt buộc là mỗi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng các hình thức dạy học, luôn lấy học sinh làm trung tâm trong trong việc tiếp nhận kiến thức. Sau một thời gian dạy chương trình Toán 10 giáo dục phổ thông, tôi nhận thấy: Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chương trình mới, cấp học mới. Các em chưa quen được với lượng kiến thức phải xây dựng ở lớp 10 – so với lượng kiến thức tiếp nhận được ở bậc THCS có phần nhẹ nhàng hơn, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình học, không còn hứng thú với môn học. Điều này làm cho việc dạy học theo chương trình mới, theo hướng phát huy năng lực của học sinh càng trở nên khó khăn. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng thái độ của HS đối với môn học là rất quan trọng, có vai trò quyết định đầu tiên đến kết quả học tập của người học. Nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo, tích cực, chủ động của HS và đặc biệt giúp các em có cái nhìn mới mẻ, thú vị hơn về môn Toán giáo dục phổ thông mới, tạo niềm hứng thú vui thích với môn học để các em có thể tiếp tục học hết chương trình toán THPT một cách hiệu quả, tôi đã lên ý tưởng và đi 1
  5. vào thực hiện đề tài: “Vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tích cực môn Toán 10” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số phương pháp trò chơi trong dạy học một số kiến thức Toán 10 - học kì 1 - nhằm phát huy và kích thích được khả năng sáng tạo của học sinh, tạo không khí vui tươi và hứng thú trong quá trình học tập. Từ đó giúp học sinh trở nên tự tin, yêu thích học môn toán hơn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Các bài thuộc chương trình kì I - Sách giáo khoa Toán 10 (Bộ sách Cánh Diều). 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các phương pháp trò chơi: “Bạn muốn hẹn hò”, “Chinh phục bảng số”, “Tam giác biến hình”, trò chơi thiết kế trên PowerPoint trong dạy học một số kiến thức Toán 10. 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng được các phương pháp trò chơi: “Bạn muốn hẹn hò”, “Chinh phục bảng số”, “Tam giác biến hình”, trò chơi thiết kế trên PowerPoint trong dạy học môn Toán 10 thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực sáng tạo của HS, giúp HS trở nên tự tin, yêu thích môn Toán học. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực - Nghiên cứu về phương pháp sử dụng trò chơi trong đổi mới phương pháp dạy học - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành, sách giáo viên (GV) và các tài liệu tham khảo có liên quan đến chương trình Toán 10 - Tìm hiểu thực tế dạy và học môn Toán, đặc biệt là nội dung kiến thức Toán 10 - Soạn thảo tiến trình dạy học theo phương pháp kết hợp trò chơi đáp ứng yêu cầu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS, tạo niềm say mê hứng thú cho HS - Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã soạn thảo để đánh giá hiệu quả của nó đối với việc lĩnh hội kiến thức mới và việc phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong quá trình học tập, có niềm hứng thú vui thích với môn học, từ đó bổ sung sửa đổi tiến trình dạy học đã soạn thảo cho phù hợp cũng 2
  6. như vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn dạy học một số bài khác thuộc chương trình Toán phổ thông. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung - Nội dung chương trình Toán 10 năm học 2022-2023 - Các hoạt động dạy và học của GV và HS ở trường THPT Nam Đàn 2. - Cách thiết kế và tổ chức các trò chơi: “Bạn muốn hẹn hò”, “Chinh phục bảng số”, “Tam giác biến hình”, trò chơi thiết kế trên PowerPoint Về thời gian: Từ tháng 8/2022 đến tháng 4/2023 của năm học 2022-2023. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về các quan điểm, sự định hướng việc dạy và học tích cực cũng như đổi mới phương pháp, hình thức, SGK, sách GV và các tài liệu khác liên quan. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu việc dạy (thông qua nghiên cứu giáo án, dự giờ, trao đổi với GV) và việc học (thông qua trao đổi với HS, bài kiểm tra) nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy học nội dung tiếp cận chương trình Toán10. - Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục: Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo theo kế hoạch. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. - Phương pháp thống kê toán học. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài - Sử dụng phương pháp trò chơi học tập: “Bạn muốn hẹn hò”, “Chinh phục bảng số”, “Tam giác biến hình”, trò chơi thiết kế trên PowerPoint không những để củng cố kiến thức, kỹ năng đã học mà còn để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần thiết để tạo hứng thú học tập cho HS ngay từ khi bắt đầu bài học mới. - Sử dụng phương pháp trò chơi: “Bạn muốn hẹn hò”, “Chinh phục bảng số”, “Tam giác biến hình”, trò chơi thiết kế trên PowerPoint trong dạy học sẽ tổ chức được tiết học nhẹ nhàng, vui vẻ, học mà chơi - chơi mà học, giảm tính chất căng thẳng của giờ học, đồng thời tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác và làm việc theo nhóm cho HS; Phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS trong học tập. 8. Đóng góp mới của đề tài - Đóng góp vào cơ sở lý luận chung về dạy học tích cực: Sử dụng phương pháp trò chơi “Bạn muốn hẹn hò”, “Chinh phục bảng số”, “Tam giác biến hình”, trò chơi thiết kế trên PowerPoint trong dạy học; 3
  7. - Phân tích cơ sở thực trạng tại đơn vị; - Đề xuất và xây dựng một số trò chơi sử dụng trong chương trình dạy học Toán 10; - Tổ chức thực nghiệm tiến trình đã soạn thảo để đánh giá tính khả thi của đề tài. 4
  8. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Phương pháp dạy học tích cực Bản chất của dạy học tích cực là đề cao chủ thể nhận thức, chính là phát huy tính tự giác, chủ động của người học, lấy người học làm trung tâm. Khai thác động lực của người học để phát triển chính họ, coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân người học, đảm bảo cho họ được thích ứng với đời sống xã hội. Dạy học tích cực tập trung vào giáo dục con người như một tổng thể. Trong dạy học tích cực, GV giúp HS tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do suy nghĩ, tranh luận, đề xuất giải quyết vấn đề. GV trở thành người thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực, khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn hoạt động của HS, thử thách và tạo động cơ cho HS, khuyến khích đặt câu hỏi và đặt ra vấn đề cần giải quyết. HS trở thành người khám phá, khai thác, tư duy, liên hệ, người thực hiện, chủ động trao đổi, xây dựng kiến thức và cao hơn nữa là “người nghiên cứu”. Qua kiểu dạy học này, HS được tập dượt giải quyết những tình huống vấn đề sẽ gặp trong đời sống xã hội. Thông qua đó, HS vừa lĩnh hội được kiến thức, vừa có những thái độ và hành vi ứng xử thích hợp cũng như HS đã tự lực hình thành và phát triển dần nhân cách của một con người hành động, con người thực tiễn “tự chủ, năng động, sáng tạo, biết lựa chọn các vấn đề để đi đến quyết định đúng, có năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực tự học, biết cộng tác làm việc, có năng lực tự điều chỉnh”, đáp ứng mục tiêu giáo dục thời kì đổi mới. 1.2. Phương pháp sử dụng trò chơi trong đổi mới phương pháp dạy học Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho HS chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho HS ngay từ khi bắt đầu bài học mới. a. Quy trình thực hiện Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm… - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có) 5
  9. Bước 3: Thực hiện trò chơi Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. - Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải. - Một số HS nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. b. Ưu điểm - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. - Trò chơi có nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS. c. Nhược điểm - Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. - HS dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. d. Một số điều cần lưu ý Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học ở tất cả các lớp của bậc học phổ thông, trong đó có dạy học Toán 10. Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau: - Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu: + Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình. + Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. + Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác. + Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ - Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi. - Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho HS hứng thú học tập vừa hướng cho HS tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. 6
  10. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Thông qua trao đổi trực tiếp với GV, nghiên cứu giáo án, dự giờ, và sau một thời gian dạy chương trình Toán 10 hiện hành, tôi nhận thấy: 2.1. Về nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên - Việc tổ chức, định hướng hoạt học tập của HS chưa được thể hiện trong giáo án. GV vẫn là người thông báo, giảng giải, thậm chí có kiến thức đưa ra chỉ đơn thuần là thông báo. Vai trò tổ chức, định hướng của GV thể hiện trên giáo án chưa thực sự rõ ràng, ít có sự tương tác giữa GV và HS. Việc xác định mục tiêu dạy học của GV hầu hết chỉ dừng lại ở những kiến thức và kĩ năng tối thiểu mà HS cần đạt. - Mặc dù đã tiếp cận với việc đổi mới PPDH nhưng hầu hết các GV đều dạy các nội dung theo phương pháp thuyết trình, thông báo. Việc tiến hành bài dạy hầu như đều được diễn đạt bằng lời nói của GV: mô tả hiện tượng, đưa ra các khái niệm và nhấn mạnh các nội dung quan trọng để HS ghi nhớ. Vai trò tổ chức, định hướng của GV chưa thể hiện rõ rệt, GV chưa tạo điều kiện để HS tích cực tìm tòi, xây dựng kiến thức. - Những câu hỏi mà GV đưa ra chỉ mang tính chất tái hiện các kiến thức đã học, các câu hỏi chưa kích thích được tính chủ động học tập của HS. - Những cố gắng của GV nhìn chung chỉ nhằm truyền đạt đủ các kiến thức trọng tâm mà SGK và sách GV đã nhấn mạnh. Sự tương tác giữa GV và HS còn rất hạn chế và không hiệu quả. GV chưa tổ chức được các hoạt động học tập giúp HS tự lực, tích cực chiếm lĩnh kiến thức mới. Chưa tập trung rèn luyện năng lực cho HS. - Việc kiểm tra đánh giá vẫn hoàn toàn được thực hiện từ phía GV. GV thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì theo qui định của kế hoạch dạy học để lấy đủ số điểm theo qui định, chưa có hình thức đánh giá qua quá trình học tập của HS, chưa đánh giá theo nhóm và chưa cho HS tự đánh giá, do đó chưa phát huy được vai trò của kiểm tra đánh giá đối với việc dạy học. 2.2. Về tình hình học tập của học sinh - Nhiều HS rất thiếu tự tin khi trả lời, khi làm bài, không tự tin vào kiến thức mà mình đã có, không biết kiến thức đó là đúng hay sai, nhớ chính xác hay chưa. - Đa số HS rất thụ động, các em rất lười suy nghĩ, lười hoạt động, chỉ ngồi nghe giảng, chờ thầy cô đọc chép, hiếm khi đặt câu hỏi với GV về vấn đề đã học. Do đó kiến thức của các em lĩnh hội được không chắc chắn. Sau khi học xong một tuần hầu như các em không nhớ hết các kiến thức đã học trong bài. - HS ít có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, không liên hệ được kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế. 7
  11. - HS gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chương trình mới, cấp học mới. Các em chưa quen được với lượng kiến thức phải xây dựng ở lớp 10 - so với lượng kiến thức tiếp nhận được ở bậc THCS có phần nhẹ nhàng hơn, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình học, không còn hứng thú với môn học. Điều này làm cho việc dạy học theo hướng phát huy năng lực của HS càng trở nên khó khăn Ở trên tôi đã phân tích những khó khăn, hạn chế trong quá trình dạy và học của GV và HS. Vậy thì, làm thế nào HS có hứng thú, niềm yêu thích với môn học? Làm thế nào tổ chức được tiết học nhẹ nhàng, vui vẻ, học mà chơi - chơi mà học, giảm tính chất căng thẳng của giờ học, đồng thời tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác và làm việc theo nhóm cho HS? CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN TOÁN 10 Ở trong đề tài này, để đáp ứng yêu cầu đặt ra, tôi mạnh dạn nêu ra và áp dụng: “Vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tích cực môn Toán 10 – Chương trình giáo dục phổ thông mới” , sẽ được tôi trình bày ở phần tiếp sau đây. Bảng mô tả các tiết khi sử dụng phương pháp trò chơi STT TÊN BÀI TRÒ CHƠI SỬ DỤNG 1 Mệnh đề toán học Bạn muốn hẹn hò 2 Luyện tập: Tập hợp. Các phép toán trên tập Chinh phục bảng số hợp 3 Luyện tập: Giải tam giác. Tính diện tích tam Tam giác biến hình giác Chinh phục bảng số 4 Mệnh đề toán học Trò chơi powepoint Bài tập cuối chương 1 Bài tập cuối chương 2 3.1. Giải pháp 1: Sử dụng trò chơi BẠN MUỐN HẸN HÒ Trò chơi Bạn muốn hẹn hò được thực hiện linh hoạt trong tiết 1, 2 khi học sinh học bài 1: Mệnh đề toán học. Giáo viên chuẩn bị phiếu hẹn hò, phiếu học tập để phát cho 6 nhóm học sinh. 8
  12. Phiếu hẹn hò: PHIẾU HẸN HÒ - THIẾT LẬP CUỘC HẸN VÀO NGÀY ………… Tên: ..................................... Lớp: ......................... Quán Pizza Chiều Trà sữa Green Tea Chè Mai Tím Trà sữa Mộc Kem Kơ Nia Trà sữa Toco Toco Phiếu học tập: 1. CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN: ....................................................................................... a. Nhiệm vụ 1: Hãy thảo luận với đối tác của bạn để hoàn thành bài toán sau (2’) Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề? Xét tính đúng sai của mệnh đề đó? Là mệnh Phát biểu Tính đúng - sai đề Trời hôm nay đẹp quá! Đường tròn có một tâm đối xứng. là một số vô tỷ. 2022 chia hết cho 3. Học toán thú vị lắm phải không? Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau. 9
  13. b. Nhiệm vụ 2: Cùng với bạn thảo luận nêu một ví dụ về một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai? (2’) .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 2. CUỘC HẸN THỨ HAI: a. Nhiệm vụ 1: Cùng với bạn thảo luận câu hỏi sau: Cho mệnh đề chứa biến P(n): “ +1 chia hết cho 3”. Tìm 5 giá trị của n để P(n) là mệnh đề đúng? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. b. Nhiệm vụ 2: Nêu ví dụ về mệnh đề chứa biến? (2’) .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 3. CUỘC HẸN THỨ BA: Cùng với bạn thảo luận câu hỏi sau (4’) Lập mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau và xét tính đúng sai của các mệnh đề phủ định đó: a. Phương trình có nghiệm. b. Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba. c. 11 là một số nguyên tố. d. 10,5 là một số hữu tỷ............................................................................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 4. CUỘC HẸN THỨ TƯ: a. Nhiệm vụ 1: Cùng với bạn thảo luận câu hỏi sau (4’) 10
  14. Phát biểu các mệnh đề sau, bằng cách sử dụng khái niệm "điều kiện cần", "điều kiện đủ": b) Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng có diện tích bằng nhau. c) Nếu tứ giác T là một hình thoi thì nó có hai đường chéo vuông góc với nhau. d) Nếu tứ giác H là một hình chữ nhật thì nó có ba góc vuông. e) Nếu tam giác K đều thì nó có hai góc bằng nhau. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... b. Nhiệm vụ 2: Hãy thảo luận cùng bạn phát biểu một định lí toán học ở dạng mệnh đề kéo theo ? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 5. CUỘC HẸN THỨ NĂM: Cùng với bạn thảo luận câu hỏi sau (4’) Cho tam giác ABC, xét mệnh đề dạng như sau: “Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tam giác ABC có .” Phát biểu mệnh đề và xét tính đúng sai của hai mệnh đề và . ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 6. CUỘC HẸN THỨ SÁU: Lập mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau và xét tính đúng sai của các mệnh đề phủ định đó: a. Tồn tại số nguyên chia hết cho 3. b. Mọi số thập phân đều viết được dưới dạng phân số. c. x  , x 2 − x + 1  0 . d. n  , n2 + 1 chia hết cho 4. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... NHỚ “HI! 5” ĐỂ CẢM ƠN ĐỐI TÁC CỦA MÌNH SAU MỖI LẦN CHIA SẺ NHÉ! CHÚC CÁC EM CÓ NHỮNG BUỔI HẸN HÒ THẬT VUI VÀ HIỆU QUẢ! Giáo viên hướng dẫn thực hiện trò chơi cho lớp học gồm 42 học sinh: 11
  15. - Cho 6 học sinh xung phong làm nhiệm vụ hẹn hò gọi là đội trưởng, sau đó giáo viên yêu cầu: - Mỗi người trong 6 người đội trưởng hẹn được với 6 người khác lập thành 1 nhóm. Giáo viên hướng dẫn vị trí chỗ ngồi cho 6 nhóm: - Giáo viên tổ chức bài học: 6 cuộc hẹn tương ứng với lần lượt 6 mục kiến thức của bài 1. Mệnh đề. Khi đến cuộc hẹn nào thì học sinh đội trưởng đi tìm đối tác đã ghi tên lúc đầu trong cuộc hẹn để trao đổi, thảo luận tìm ra đáp án. Học sinh ghi lời giải vào bảng phụ, trong thời gian quy định đội trưởng phải lên bảng treo bảng phụ chứa lời giải lên bảng. Đội nào trả lời đúng và nhanh nhất được cộng 1 12
  16. điểm. Kết thúc 6 cuộc hẹn đội nào có điểm số cao nhất sẽ thắng cuộc và nhận phần thưởng. Học sinh thực hiện xong 6 cuộc hẹn là hoàn thành nội dung của bài học. 3.2. Giải pháp 2: Sử dụng trò chơi CHINH PHỤC BẢNG SỐ 3.2.1. Trò chơi CHINH PHỤC BẢNG SỐ được thực hiện trong tiết 6 sau khi học sinh đã được tiếp thu toàn bộ lý thuyết của Bài 2: Tập hợp – Các phép toán trên tập hợp - Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm. - Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ 9 câu hỏi với nội dung là các bài tập liên quan đến bài: Tập hợp – Các phép toán trên tập hợp. Bộ 9 câu hỏi dùng cho trò chơi Chinh phục bảng số: 1. Cho tập hợp , tập hợp X có tất cả bao nhiêu tập con? Đáp án: 4 tập con. 2. . Khi đó Đáp án: 11. 3. Gọi A là tập nghiệm của phương trình là tập nghiệm của phương trình . Đặt , tính tổng các phần tử của tập hợp C? Đáp án: 4. Biết và là tập nghiệm của hai bất phương trình: . Ta có . Tính kết quả Đáp án: Giả thiết dùng cho câu 5, 6, 7: Lớp 10B có 28 học sinh tham gia câu lạc bộ thể thao và 19 học sinh tham gia câu lạc bộ âm nhạc. Biết rằng có 10 học sinh tham gia cả hai câu lạc bộ trên. 5. Có bao nhiêu học sinh lớp 10B tham gia câu lạc bộ thể thao và không tham gia câu lạc bộ âm nhạc? Đáp án: 18. 6. Có bao nhiêu học sinh lớp 10B tham gia ít nhất một trong hai câu lạc bộ trên? Đáp án: 37 7. Biết lớp 10B có 40 học sinh, có bao nhiêu học sinh không tham gia cả hai câu lạc bộ thể thao? Đáp án: 3 8. Một nhóm có 12 học sinh chuẩn bị cho hội diễn văn nghệ. Trong danh sách đăng kí tham gia tiết mục múa và tiết mục hát của nhóm đó, có 5 học sinh tham gia tiết mục múa, 3 học sinh tham gia cả hai tiết mục. Có bao nhiêu học sinh trong nhóm tham gia tiết mục hát? Biết có 4 học sinh của nhóm không tham gia tiết mục nào? Đáp án: 6. 13
  17. 9. Số tập thỏa mãn là bao nhiêu? Đáp án: 8. - Giáo viên chuẩn bị 4 bảng số khác nhau để phát cho các nhóm: Mỗi nhóm được phát một bảng số, mỗi bảng số có 9 đáp án đúng và 7 đáp án nhiễu. Trong 4 bảng số thỏa mãn các đáp án đúng sắp xếp thành hàng ngang, hàng dọc và đường chéo. Bảng số đáp ứng yêu cầu công bằng cho các đội. 4 bảng số: Bảng số 1: 4 0 35 23 18 11 37 3 6 5 -2 15 8 14 9 7 Bảng số 2: 4 18 6 8 15 11 37 14 35 -2 5 9 7 3 0 23 Bảng số 3: 23 5 6 4 9 35 37 14 11 -2 3 18 7 0 8 15 Bảng số 4: 6 9 35 4 3 0 37 23 11 -2 7 18 8 5 15 14 Giáo viên hướng dẫn trò chơi: Các nhóm tự chọn câu hỏi ngẫu nhiên, tùy vào mức độ các câu mà có thời gian suy nghĩ khác nhau, tìm được câu trả lời thì khoanh tròn kết quả lên bảng số, đồng thời trình bày cách làm của mình lên bảng phụ để báo cáo cho cả lớp. Lưu ý không được chỉnh sửa kết quả sau khi đã khoanh, nhóm nào hoàn thành trước một hàng hoàn chỉnh là nhóm chiến thắng và trò chơi kết thúc. Để tăng tính hấp dẫn giáo viên nên tặng quà khích lệ cho nhóm hoàn thành bảng số đầu tiên. 14
  18. 3.2.2. Trò chơi CHINH PHỤC BẢNG SỐ được thực hiện trong tiết 6 sau khi học sinh đã được tiếp thu toàn bộ lý thuyết của Bài 2: Giải tam giác -Tính diện tích tam giác. - Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm. - Mỗi nhóm được phát bộ 9 câu hỏi mà nội dung là các bài tập liên quan đến bài: Giải tam giác -Tính diện tích tam giác. - Mỗi nhóm được phát một bảng số, mỗi bảng số có 9 đáp án đúng và 7 đáp án nhiễu.Trong 4 bảng số thỏa mãn các đáp án đúng sắp xếp thành hàng ngang, hàng dọc và đường chéo. - Các nhóm học sinh chọn câu hỏi ngẫu nhiên trong bộ 9 câu hỏi, khoanh đáp án vào bảng số, đồng thời trình bày cách làm của mình lên bảng phụ để báo cáo cho cả lớp. Lưu ý không được chỉnh sửa kết quả sau khi đã khoanh, nhóm nào hoàn thành trước một hàng hoàn chỉnh là nhóm chiến thắng và trò chơi kết thúc. Bộ 9 câu hỏi để các nhóm chọn ngẫu nhiên và trả lời: Câu 1. Cho ABC có cạnh AC = 10cm, BC = 16cm, C = 1100 . Tính cạnh AB của tam giác? Đáp án: 15
  19. Đặt BC = a, CA = b, AB = c . Theo định lí Côsin ta có: c 2 = a 2 + b 2 − 2ab.cosC=162 + 102 − 2.16.10.cos1100  465,44  AB = c = 21,6cm Câu 2. Cho ABC có cạnh a = 307cm, B = 500 , C = 1000 . Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp của ABC . Đáp án: Ta có : A = 1800 − ( B + C ) = 1800 − (500 + 1000 ) = 300 Áp dụng định lí sin trong tam giác ta có: a a 307 = 2R  R = = = 307(cm) sin A 2sin A 2sin 300 Câu 3. Cho ABC có cạnh a = 13m, b = 14m, c = 15m . Tính diện tích của ABC . Đáp án: a + b + c 13 + 14 + 15 Ta có : p = = = 21 2 2 Áp dụng công thức Hê rông ta có: SABC = p( p − a)( p − b)( p − c) = 21(21 − 13)(21 − 14)(21 − 15) = 84(m 2 ) Câu 4. Cho ABC có cạnh AB = 3, B = 600 , C = 450 . Tính độ dài cạnh AC . Đáp án: Áp dụng định lí sin trong tam giác ta có: AB AC AB 3 =  AC = sin B. = sin 600.  3.67 sin C sin B sin C sin 450 Câu 5. Cho ABC có cạnh a = 2 3, b = 2, C = 300 . Tính diện tích ABC . Đáp án: Áp dụng công thức tính diện tích tam giác ta có: 1 1 S = ab.sin C = .2 3.2.sin 300 = 3 2 2 16
  20. Câu 6. Cho ABC có cạnh a = 17,4m, B = 44030', C = 640 . Tính cạnh b của tam giác? Đáp án: A = 1800 − ( B + C ) = 1800 − (44030'+ 640 ) = 71030' Theo định lí sin ta có: a b a 17,4 =  b = sinB = sin 44030'  12,9(m) sin A sinB sin A sin 71030' Câu 7. Cho ABC có cạnh a = 24cm, b = 13cm, c = 15cm . Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp ABC . Đáp án: a + b + c 24 + 13 + 15 Ta có : p = = = 26 2 2 Áp dụng công thức Hê rông ta có: SABC = p( p − a)( p − b)( p − c) = 26(26 − 24)(26 − 13)(26 − 15) = 86,23(cm 2 ) S 86,23 S = pr  r = =  3,32(cm) p 26 Câu 8. Đo chiều cao của một cái tháp mà không đến được chân tháp. Giả sử CD = h là chiều cao của tháp, trong đó C là chân tháp. Chọn hai điểm A, B trên mặt đất sao cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng. Chẳng hạn: AB = 24m, CDA =  = 630 , CBD =  = 480 . Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp của ABC . 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2