intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn

Chia sẻ: Bobietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là trang bị cho học sinh những kiến thức về lí luận văn học và thấy được sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn trong nhà trường. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những kĩ năng để cảm thụ tác phẩm văn chương một cách sâu sắc, đồng thời tạo thói quen vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc làm văn một cách tích cực có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn

  1. 1 TÊN ĐỀ TÀI: “ VẬN DỤNG KIẾN THỨC LÍ LUẬN VĂN HỌC VÀO VIỆC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ LÀM VĂN”
  2. 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Đổi mới căn bản, toàn diện là yêu cầu của giáo dục hiện nay. Vì vậy, việc xây dựng, áp dụng những hướng tiếp cận, phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học là yêu cầu phải được giải quyết. Đặc biệt, đối với môn Ngữ văn một môn học mang đặc thù riêng, như nhà văn Thạch Lam đã từng quan niệm: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Hay M.L.Kalinine cũng đã từng khẳng định: “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.” Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận. Môn Ngữ văn ngoài “dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ”, còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết một cách có hệ thống về lí luận văn học. Bởi lí luận văn học là một bộ môn khoa học nghiên cứu văn học. Nó có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất, chức năng, xã hội- thẩm mĩ và quy luật phát triển của sáng tác văn học. Nhờ kiến thức lí luận mà học sinh có thể hiểu đúng, hiểu sâu hơn về tác phẩm văn chương, nhận thức đúng vấn đề nghị luận . Khi làm bài học sinh biết nhận xét, đánh giá, bình luận vấn đề, hiểu đúng đắn những khái niệm, thuật ngữ văn học, đây là những tri thức khái quát rất quan trọng, bởi lẽ dạy văn không chỉ dừng lại ở chỗ giúp người học cảm thụ được vẻ đẹp của từng tác phẩm văn chương cụ thể, mặt khác góp phần trang bị cho các em những kiến thức công cụ để có thể tự mình tiếp nhận văn học một cách có lý luận, tiếp nhận văn học một cách văn học và có thể vận dụng vào các bài làm văn một cách có hiệu quả. Muốn vậy, không thể không trang bị cho học sinh một vốn liếng lí luận cần thiết.
  3. 2 Tri thức lí luận văn học là tri thức công cụ, tri thức phương pháp, là kiến thức siêu kiến thức, giúp cho việc đọc văn có phương pháp, phù hợp với bản chất đặc trưng của văn học, đồng thời giúp phân tích, lí giải tác phẩm văn chương một cách đầy đủ và sâu sắc. Nếu không, những kiến thức mà học sinh có được cũng chỉ là những kiến thức vụn vặt, cảm tính, mang tính tư liệu. Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học trong nhà trường hiện đại là phát triển toàn diện học sinh. Mục đích của dạy đọc hiểu văn bản và làm văn là rèn luyện và phát triển khả năng tự học, tự đọc và tạo lập văn bản ở các em. Tri thức lí luận văn học góp phần nâng cao trình độ trong tiếp nhận văn học, củng cố và mở rộng vốn văn hóa đọc cũng như phát triển năng lực, kĩ năng đọc văn cho học sinh. Như vậy, lí luận văn học trong nhà trường phổ thông giữ một vị trí quan trọng vì đó là những kiến thức cơ bản nhất về lí thuyết để cung cấp bước đầu cho học sinh tìm hiểu, tiếp xúc với từng tác phẩm văn chương cụ thể. Nó được xem như là những kiến thức nhập môn có tính chất mở đường hướng dẫn cho học sinh đi sâu vào bản thể từng tác phẩm và nâng cao cảm thụ thẩm mĩ. Thực tế những năm học gần đây, Bộ Giáo dục đã thực hiện chương trình giảm tải, tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong đó có môn Ngữ Văn THPT. Giáo viên có điều kiện trong việc cung cấp kiến thức lí luận văn học trong các giờ đọc hiểu văn bản và thực hành làm văn. Song một thực tế cho thấy rằng việc đưa những kiến thức lí luận vào trong chương trình giảng dạy môn Ngữ Văn còn ít, tiết thực hành còn hạn chế. Học sinh thì còn xa lạ vì chưa hiểu đúng về bản chất của việc tiếp nhận các tác phẩm văn chương là từ việc hiểu các kiến thức lí luận văn học. Vì vậy trong các bài viết thực hành của học sinh, phần lí luận văn học còn bỏ ngỏ hoặc hiểu chưa sâu, chưa đúng các khái niệm, thuật ngữ văn học.Thêm vào đó, trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, có những tác phẩm được đưa vào trong chương trình đòi hỏi học sinh phải được trang bị những hiểu biết về lí luận văn học thì mới có thể giải mã, phát hiện, khám phá những nét đặc sắc của nó. Cho
  4. 3 nên, bản thân còn khá lúng túng trong việc tiếp cận và tìm ra phương pháp thích hợp để tổ chức quá trình cảm thụ, tiếp nhận cho học sinh. Xuất phát từ những yêu cầu đó, là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn và bản thân cũng ý thức được rằng muốn cho các em cảm thụ tốt những tác phẩm văn chương và thực hành tốt trong các bài làm văn thì cần trang bị cho các em kiến thức lí luận văn học làm nền tảng. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn mong muốn học sinh của mình vừa được trang bị kiến thức đầy đủ, vừa có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.” mà bản thân tôi nhận thấy có hiệu quả trong quá trình tiến hành. 2. Phạm vi đề tài: - Sáng kiến kinh nghiệm“Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.” chỉ đề cập đến một số đơn vị kiến thức về lí luận văn học cơ bản liên quan tới các tác phẩm trong chương trình THPT nhằm phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản văn học và làm nghị luận văn học . - Các đơn vị kiến thức được trình bày cụ thể, có tính ứng dụng cao, sát thực tế giúp giáo viên và học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Sáng kiến kinh nghiệm“Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.” Tập trung nghiên cứu kiến thức lí luận văn học về mặt lý thuyết và áp dụng vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn nghị luận văn học ở đơn vị nơi tôi đang công tác trong những năm qua đã được tiến hành. - Nghiên cứu được tiến hành trên các lớp tương đương nhau về học lực. Đó là các em học sinh lớp 10, 11, 12 (2018- 2019) và các em học sinh lớp 10,11,12 năm học (2019- 2020) của trường THPT nơi tôi đang công tác. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu kiến thức lí luận về văn học để nắm được đặc trưng và cách thức dạy học.
  5. 4 - Phương pháp điều tra và khảo sát: Khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo; các bài viết, bài phân tích của một số nhà giáo, nhà nghiên cứu về các tác phẩm được học trong chương trình ngữ văn ở trường phổ thông. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng để xử lý các tư liệu và ý kiến nghiên cứu của các nhà giáo, nhà phê bình, nghiên cứu nhằm làm rõ các quan điểm trong việc giảng dạy. - Phương pháp quan sát: Nhằm chính xác hóa và phong phú thêm các số liệu đã thu được bằng cách quan sát việc học tập của học sinh trong giờ học. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Quan niệm về lí luận văn học Lý luận văn học là một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất, chức năng xã hội và thẩm mỹ, quy luật phát triển của sáng tác văn học, có tác dụng xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học. Các vấn đề của lý luận văn học gồm có ba nhóm : Lý thuyết về các đặc trưng phản ánh đời sống hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, lý thuyết về cấu trúc của tác phẩm văn học và lý thuyết về quá trình văn học. Nhóm thứ nhất gồm các khái niệm : tính hình tượng, tính nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ, thế giới quan và phương pháp sáng tác, tính nhân dân, tính giai cấp, tính đảng, các nguyên tắc đánh giá sáng tác văn học nói chung. Nhóm thứ hai gồm các khái niệm : nội dung và hình thức văn học như đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, tư tưởng, tính cách, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, các vấn đề phong cách văn học, luật thơ và thi pháp học lý thuyết. Nhóm thứ ba gồm các khái niệm : phong cách, phương pháp sáng tác, trào lưu, dòng, khuynh hướng văn học, các thể loại văn học, cuối cùng là quá trình văn học
  6. 5 2. Mục tiêu, nguyên tắc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn a. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức về lí luận văn học và thấy được sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn trong nhà trường. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những kĩ năng để cảm thụ tác phẩm văn chương một cách sâu sắc, đồng thời tạo thói quen vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc làm văn một cách tích cực có hiệu quả. b. Nguyên tắc: Việc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào đọc hiểu văn bản và làm văn không thể hình thành ngày một, ngày hai mà phải qua một quá trình từ nhận thức đến hình thành kĩ năng, mà điều này không phải bất kì học sinh nào cũng làm được vì vậy cần có sự nổ lực, khéo léo từ phía người dạy và người học. 3. Nội dung vận dụng kiến thức lí luận văn học vào đọc hiểu văn bản và làm văn: Mục tiêu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì đổi mới nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học đồng thời hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Vậy nên không chỉ riêng môn Ngữ Văn mà tất cả các môn học khác phải xem đây là mục tiêu hướng đến của môn học mình. Vận dụng kiến thức đã học để thực hành, ứng dụng là một trong những nội dung cần thiết được lồng ghép vào trong các tiết học, nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên đây không phải là lồng ghép, tích hợp thêm mà được xem là một phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, để cho học sinh có cơ hội thực hành, trải nghiệm trong quá trình học tập. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN Qua khảo sát chương trình Ngữ Văn của cấp THPT thì tôi nhận thấy rằng, trong chương trình có sự xuất hiện nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại, mà việc tổ chức quá trình đọc hiểu không hề đơn giản, nhiều tác phẩm có nhiều cách tiếp cận, khai
  7. 6 thác khác nhau. Vì thế, bản thân giáo viên cũng như học sinh cần được trang bị những tri thức về lí luận văn học và biết cách vận dụng những tri thức này vào quá trình tiếp nhận thì mới có thể lĩnh hội được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Việc phân tích các tác phẩm này sẽ có ý nghĩa mở ra hướng tiếp cận, khám phá cho học sinh trong quá trình đọc hiểu các văn bản khác. Từ đó, trang bị cho học sinh những kiến thức công cụ nhằm nâng cao, hoàn thiện phương pháp đọc hiểu tác phẩm ở các em. Điều đó có nghĩa là cần tích cực hình thành cho học sinh một cách đọc đối thoại, đọc đồng sáng tạo để học sinh có thể cảm nhận và phân tích tác phẩm một cách chủ động. Để các em đến với văn học và tìm hiểu giá trị của các tác phẩm văn chương không chỉ đơn thuần bằng những rung động cảm tính mà thực sự khám phá tác phẩm một cách có khoa học, có lý luận. Đây là một đòi hỏi mang tính chất bắt buộc trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đọc văn ở nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, về phía giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện.Vừa phải đảm bảo nội dung kiến thức về lí luận văn học, vừa khéo léo để hướng các em nhận thức được những kĩ năng để vận dụng bài làm văn thực hành, mặc dù đã có nhiều giáo viên tích cực thực hiện nhưng kết quả thu được không như mong muốn. Hơn thế, một số giáo viên một mặt ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào đọc hiểu văn bản và làm văn , nhưng chưa đầu tư thật thỏa đáng các tiết dạy lí luận văn học trong chương trình, để từ đó tích hợp đọc hiểu và làm văn, kiến thức được giáo viên cung cấp còn hời hợt, học sinh không nắm chắc, từ đó việc vận dụng không hiệu quả. Tâm lý chung của học sinh khi hắc tới lí luận văn học là rất ngại vì đây là vùng kiến thức vốn khô khan và trừu tượng nên đa số học sinh không có hứng thú tiếp cận và vận dụng lí luận văn học trong chương trình, để từ đó tích hợp đọc hiểu và làm văn .
  8. 7 Hầu hết học sinh hiện nay ở các tiết học, các em chỉ chú trọng đến việc nắm kiến thức trọng tâm của các bài đọc hiểu văn bản thầy cô truyền dạy trên lớp (có thể vì áp lực thi cử), còn các kĩ năng vận dụng thì số ít học sinh quan tâm nên việc vận dụng lí luận văn học trong chương trình, để từ đó tích hợp đọc hiểu và làm văn chưa nhuần nhuyễn, chưa hợp lí. Đặc biệt, với xu hướng học lệch, học theo ban, chọn ngành nghề theo khối hiện nay tạo ra rất nhiều bất cập trong việc lựa chọn môn học. Các môn xã hội có xu hướng bị coi nhẹ. Môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Nhiều học sinh cho rằng Ngữ văn là môn khoa học xã hội, tính ứng dụng không cao, không thiết thực với cuộc sống, công việc. Từ đó, dẫn đến tình trạng chán học văn, hoặc học mang tính đối phó. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Những kiến thức lí luận cần cung cấp cho học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản. Lí luận văn học là công cụ về lí thuyết để trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về bản chất của văn học, cấu trúc loại hình của tác phẩm, đặc trưng của các thể loại văn học. Từ những hiểu biết này, học sinh được trang bị lối tiếp cận tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại của nó, tìm đúng kênh giao tiếp trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn chương. Những tri thức lí luận văn học cung cấp cho học sinh “chìa khoá” để đọc hiểu tác phẩm. Vì vậy, trước khi cho các em nắm nội dung tác phẩm giáo viên cần cung cấp những kiến thức lí luận cơ bản để các em dễ dàng tiếp nhận một cách sâu sắc hơn, khoa học hơn những tác phẩm văn chương. 1.1. Những hiểu biết về một số thể loại văn học. Trong giới hạn của đề tài, chỉ đề cập đến một số khái niệm cơ bản giúp cho các em hiểu về đặc trưng thể loại, để từ đó dễ dàng tiếp cận và hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học. a. Thơ trữ tình: Thuật ngữ dùng chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình. Trong đó, những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng của đời
  9. 8 sống được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cái thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tác phẩm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học. (Từ điển Thuật ngữ văn học) Bản chất của thơ là thể hiện cảm xúc bằng phương pháp trữ tình, thơ không chỉ diễn tả những rung cảm ngọt ngào, trữ tình mà còn phơi bày hiện thực trần trụi, giản dị, mộc mạc. Mỗi rung động của nhà thơ là cảm xúc mãnh liệt dồn tụ trên đầu bút, song những rung động đó phụ thuộc vào thế giới quan, nhân sinh quan của mỗi nhà thơ. Ở trường phổ thông hiện nay, hiện tượng học sinh ít hiểu biết về thơ, ít yêu thơ không phải là điều hiếm gặp. Thậm chí với nhiều em, thế giới thơ hoàn toàn là một thế giới xa lạ. Để tìm được con đường đưa thơ đến với học sinh dù là thơ cổ điển hay hiện đại thì mỗi giáo viên cần trang bị cho học sinh một số kiến thức lí luận văn học cơ bản: - Giảng thơ chủ yếu là giảng hình tượng thơ, là qua hình thức để giảng nội dung, là thông qua việc phân tích các yếu tố về loại thể, kết cấu, ngôn ngữ để làm sống dậy hình tượng với tất cả vẻ đẹp, chiều sâu của nó. - Tìm hiểu về hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ. Nếu trong thơ trung đại, thường không có sự hiện diện trực tiếp của cái tôi chủ thể trữ tình thì trong thơ hiện đại, cái tôi của chủ thể trữ tình thường công khai và có ý thức mạnh mẽ tự biểu hiện, không chỉ xúc cảm, quan niệm về thế giới mà còn cả những điều thầm kín riêng tư nhất. Điều này có nghĩa là phải tìm cho được cách kết cấu của bài thơ. “Mỗi tác phẩm là một cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận, thành phần phức tạp. Toàn bộ những yếu tố, thành phần đó sắp xếp, gắn với nhau theo một kiểu gọi là kết cấu của tác phẩm”. Kết cấu chi phối việc tổ chức mọi yếu tố của bài thơ như: ngôn từ, chất liệu, hình ảnh, hình tượng, giọng điệu, cảm xúc, ý tưởng, nhưng yếu tố cơ bản quy định nên kết cấu của bài thơ chính là mạch diễn biến của
  10. 9 cảm xúc và ý tưởng. Kết cấu bộc lộ tài năng và tính sáng tạo của người nghệ sĩ, đồng thời phản ánh được quy luật vận động và phát triển của đời sống. Ngôn ngữ là chất liệu để người nghệ sĩ vẽ nên bức tranh đời sống và truyền đạt những thông điệp tư tưởng–thẩm mĩ đến người đọc. Ngôn từ tác phẩm chính là chiếc cầu nối giữa nhà văn và người đọc. Như vậy, ngôn ngữ chính là công cụ, chất liệu cơ bản của văn học, được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện các tính sáng tạo, phong cách, tài năng của người cầm bút. b. Khái niệm về truyện: Truyện - tự sự là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại các tác phẩm văn học. Truyện là phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện... cốt truyện được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết, sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách... đời sống, văn hóa, lịch sử, lại còn có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện được...(Từ điển Thuật ngữ văn học). Về hình thái biểu hiện của văn xuôi là tiếng nói đi sát với đời sống hằng ngày, là tiếng nói tự nhiên giàu chất liệu và sức sống hiện thực. c. Khái niệm về Kí: Kí là một loại hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự. Tính xác thực là đặc trưng cơ bản của thể kí, Kí phản ánh hiện thực khách quan. Những sự kiện, con người đều mang tính xác thực. Kí cũng có khả năng hư cấu nhưng liều lượng hư cấu có giới hạn và không thể xa rời thực tiễn. Kí là thể loại in đậm dấu ấn hình tượng tác giả. Người viết kí không ẩn mình mà trực tiếp viết ra những gì mình chứng kiến, quan sát. Cái tôi tác giả kể, thông tin, miêu tả hoặc dẫn dắt người đọc tiếp cận cuộc sống, con người. Ngôn ngữ kí chủ
  11. 10 yếu là ngôn ngữ của tác giả. Là thể loại nhanh nhạy, kí phản ánh kịp thời những vấn đề sôi bỏng của đời sống, nên ngôn ngữ kí gần với ngôn ngữ đời thường. Cấu trúc tác phẩm kí thường theo trục tuyến thời gian, cảm xúc, sự kiện. Thể loại kí có những thể cơ bản sau: bút kí, sử kí, phóng sự, tuỳ bút, kí sự, hồi kí, nhật kí. (Từ điển Thuật ngữ văn học) Mục đích của hoạt động này giúp các em hiểu đúng về đặc trưng về thể loại. tư duy, sáng tạo hơn trong khi tiếp nhận kiến thức từ tác phẩm, không thụ động đóng khuôn kiến thức sách vở. Bởi người đọc, người tiếp nhận cũng là người đồng sáng tạo. 1.2 Các nhóm lý thuyết về các đặc trưng phản ánh đời sống hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, về cấu trúc của tác phẩm văn học và lý thuyết về quá trình văn học. 1.2.1. Quan điểm sáng tác: Nhà văn nào cũng có quan điểm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ thống quan điểm có giá trị ổn định, nhất quán thì không phải nhà văn nào cũng làm được. Đối với phần kiến thức này tôi cung cấp thêm cho học sinh trong quá trình dạy tiết đọc hiểu văn bản ở một số tác giả, tác phẩm trong chương trình như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu; Hồ Chí Minh; Nam Cao;…. a. Định nghĩa: Quan điểm sáng tác là chỗ đứng, điểm nhìn của nhà văn trong quá trình sáng tác, được phản ánh qua tác phẩm văn học. Nói cách khác là lập trường tư tưởng, thái độ của nhà văn đối với hiện thực được thể hiện thông qua thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học. b.Vai trò: - Quan điểm sáng tác chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thụât...) - Thể hiện tầm nhìn, tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn.
  12. 11 c. Ví dụ: - Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: + Văn học là vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng + Văn học phải có tính chân thật, tính dân tộc. + Cách viết: xuất phát từ mục đích viết và đối tượng tiếp nhận để xác định nội dung và hình thức viết. - Quan điểm sáng tác của Nam Cao: + Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương phải khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.( Đời Thừa ). Văn chương là phải sáng tạo, khám phá; là lĩnh vực của cái độc đáo. + “ Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia thốt lên từ những kiếp lầm than”(Trăng sáng). Nghệ thuật phải gắn bó với hiện thực đời sống, phản ánh hiện thực. + “ Văn chương phải làm cho người gần người hơn”, “ phải là những tác phẩm không biên giới” Văn chương phải chứa đựng tư tưởng nhân đạo. 1.2.2. Phong cách nghệ thuật: a. Định nghĩa: Là những nét riêng, có tính hệ thống, tương đối ổn định được thể hiện trong sáng tác của một nhà văn, nhà thơ. b. Đặc điểm: - Thiên về hình thức nghệ thuật. - Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác . c. Vai trò: - Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách. - Thể hiện bản chất của văn chương: Văn chương là hoạt động sáng tạo.
  13. 12 d. Ví dụ: - Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề tài nào cũng nồng nàn, tha thiết, khát khao giao cảm với đời. Tư tưởng nghệ thuật độc đáo này được chuyển hoá vào hệ thống các phương tiện biểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn ngữ rất Tây, tinh tế; cách cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơ đa dạng, phong phú đủ để tái hiện những cung bậc, những biến thái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế giới cũng như tình cảm con người). - Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang đậm tính chất thơ trữ tình chính trị; giàu tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết; hình thức thể hiện đậm đà tính dân tộc - Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ bút tài hoa... “Ngông”. 1.2.3. Tình huống trong truyện ngắn: a. Định nghĩa: - Tình huống là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà văn thể hiện rõ nhất.“Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người ta thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu) Là hoàn cảnh có vấn đề làm nảy sinh câu chuyện, có sức phản ánh chân thực và sâu sắc về hiện thực đời sống và tính cách, số phận nhân vật. b. Đặc điểm: Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng khả năng phản ánh lớn. c. Vai trò: - Phản ánh hiện thực đời sống rộng lớn qua một hoàn cảnh nhỏ. Khắc hoạ tính cách, số phận nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ.
  14. 13 - Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…). Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn - Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị và một tác giả tài năng. d. Ví dụ: - Tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ - Thạch Lam ) - Tình huống cuộc gặp gỡ oái oăm giữa viên quản ngục và Huấn Cao (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân ), - Tình huống nhận thức (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu )… - Tình huống nhặt vợ ( Vợ nhặt – Kim Lân ) 1.2.4. Các giá trị văn học: a. Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học - Giá trị nhận thức: + Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới (thiên nhiên, xã hội, con người) + Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình. “Tác phẩm văn chương giúp con người hiểu đời, hiểu người và hiểu mình hơn.” - Giá trị giáo dục: Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống: + Về tư tưởng, đạo đức: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống đúng đắn. + Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng. - Giá trị thẩm mĩ: biểu hiện cụ thể ở + Nội dung:
  15. 14 Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc sống: thiên nhiên, đời sống xã hội…(Ví dụ như vẻ đẹp phong cảnh thơ mộng nhưng thấm đẫm tình người trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ; Vẻ đẹp bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam….) Vẻ đẹp của con người: tính nhân văn, cao cả, cái bi, cái hùng…( Ví dụ như vẻ đẹp của khí phách, phong thái hiên ngang, bất khuất của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; Vẻ đẹp tài hoa, khí phách của người lái đò trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân….. + Hình thức Những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, giàu sức gợi. Lối dùng từ, đặt câu sáng tạo. - Mối quan hệ của 3 giá trị: + Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục. + Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức + Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ. Ví dụ: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu phản ánh nhận thức về một hiện thực đời sống bề bộn, phức tạp thời hậu chiến với những nghịch lí đầy ngang trái; đồng thời khám phá vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà tưởng như chỉ biết cam chịu ( giá trị nhận thức ); khơi gợi ở bạn đọc một thái độ sống, một cách nhìn cuộc đời sâu sắc, tỉnh táo, đa diện, đa chiều hơn ( Giá trị giáo dục ) thông qua những hình ảnh có tính chất biểu tượng, qua lối kể chuyện đa dạng (giá trị thẫm mỹ). 1.2.5. Giá trị hiện thực: a. Định nghĩa: - Là phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh.
  16. 15 - Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực. (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: hiện thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí…) b. Biểu hiện: Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường đề cập 3 nét chính: - Phản ánh chân thực bức tranh đời sống: tự nhiên, lịch sử xã hội. - Phản ánh cuộc sống và số phận con người; nêu rõ nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người. - Khắc hoạ tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong tân hồn con người. Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng. Cùng phản ánh tình cảnh khốn quẫn của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, Tô Hoài khai thác đời sống xã hội miền núi đầy áp bức bất công (Vợ chồng A Phủ ), Kim Lân lại khai phá hiện thực nạn đói khốc liệt năm Ất Dậu 1945 (Vợ Nhặt); Nam Cao lại đi vào mảng hiện thực sâu kín nhất, tăm tối nhất – địa hạt tâm lí để lột trần bi kịch bị tha hoá, nỗi đau tinh thần khắc khoải của những con người dưới đáy của xã hội (Chí Phèo). c. Vai trò: - Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn. - Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị. 1.2.6. Giá trị nhân đạo: a. Định nghĩa: - Hạt nhân: lòng yêu thương con người. - Đối tượng: thường là con người số phận b. Biểu hiện: ở 3 khía cạnh cơ bản. - Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh. - Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người.
  17. 16 - Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh. Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt. Chẳng hạn, cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu sắc, Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ đẹp truyền thống, thuỷ chung, không tì vết; Kim Lân phát hiện ra nét nữ tính và khát vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn người vợ nhặt, còn Tô Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nơi cô gái vùng cao – như nhân vật Mị… c.Vai trò: - Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn “Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki) - Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học. Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương con người). * Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: - Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm. - Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá trị hiện thực là nhắc tới sự trình bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách quan thì nói tới giá trị nhân đạo, tức là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm thông, thương xót, đồng tình, ngợi ca…) 1.2.7. Nhà văn – văn bản – bạn đọc: - Nhà văn: Người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kí mã => Ý đồ nghệ thuật, cách lí giải của nhà văn về văn bản chỉ là một khả năng hiểu văn bản. - Bạn đọc: Ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giải mã. - Văn bản: Là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau nhưng phải phù hợp với các mã đã được nhà văn kí gửi. + Vai trò: Giúp học sinh đọc hiểu tác phẩm, hiểu được thông điệp (tư tưởng chủ đề ) mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
  18. 17 2. Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào phần làm văn nghị luận văn học. 2.1 . Những dạng đề sử dụng kiến thức lí luận văn học. Giáo viên có những định hướng cho các em những dạng đề sử dụng kiến thức lí luận văn học. - Dạng đề bình giảng, phân tích tác phẩm thơ, văn xuôi, đoạn trích thơ, văn xuôi. - Dạng đề phân tích, bình giảng các vấn đề văn học. - Dạng đề chứng minh, bình luận một vấn đề nghị luận văn học. - Dạng đề phân tích, bình luận một ý kiến về một giai đoạn, khuynh hướng văn học. 2.2. Những nguyên tắc quan trọng khi vận dụng kiến thức lí luận vào bài văn nghị luận văn học. a. Khái quát hóa, cụ thể hóa vấn đề nghị luận. Vấn đề cần nghị luận và xác định đúng vấn đề nghị luận là chìa khóa mở ra những cánh cửa cho người viết. Vấn đề nghị luận luôn phải được diễn đạt một cách rõ ràng, cụ thể ngay trong phần mở bài và phần giải thích trong thân bài. Tuy nhiên, không phải lúc nào vấn đề nghị luận cũng được diễn đạt rõ ràng trong đề bài, có những đề bài vấn đề nghị luận bị ẩn đi, có khi là những cách diễn đạt trừu tượng, hoặc có khi là trong một lập luận khá dài, phức tạp nhiều tầng bậc. Vậy lúc nào ta khái quát hóa và lúc nào ta cụ thể hóa vấn đề nghị luận?  Sử dụng thao tác cụ thể hóa với các vấn đề nghị luận trong những cách diễn đạt trừu tượng có tính hình ảnh. Ví dụ: Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp Jean – Michel Maulpoix cho rằng: “Thơ là tự truyện của khát vọng” Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc cảm nhận bài thơ “Tự Tình II” của Hồ Xuân Hương , hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  19. 18 Vậy với đề này, vấn đề nghị luận ẩn trong cụm từ “ tự truyện của khát vọng”. Nếu không cụ thể hóa cụm từ thành các biểu hiện cụ thể hơn thì sẽ rất khó xác định cần phải sử dụng kiến thức lí luận văn học nào, dẫn chứng như thế nào. Nếu các biểu hiện càng nêu ra cụ thể, các kiến thức lí luận vận dụng càng chính xác.  Sử dụng thao tác khái quát hóa với các vấn đề nghị luận trong một lập luận khá dài, nhiều tầng bậc. Ví dụ: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “ Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên. Với những loại đề này ta cần xác định nội dung chính của đoạn văn và đây là vấn đề cần nghị luận. Hệ thống ý phụ là các luận điểm cần làm rõ. b. Kiến thức lí luận văn học phải liên kết với vấn đề nghị luận. - Kiến thức lí luận văn học được cung cấp cho các em chỉ là tiền đề, nhiệm vụ của người viết văn là tạo được mối liên kết giữa tiền đề đó với vấn đề nghị luận để đưa ra kết luận hợp lí. - Mọi lập luận phải hướng về trung tâm của bài viết là vấn đề nghị luận c. Chú ý trục quy chiếu: Nhà văn- tác phẩm –bạn đọc. Nhà văn (Cái tâm, cái tài, phong cách văn học) -Tác phẩm ( Đặc trưng, chức năng văn học, đặc trưng thể loại, chất liệu ngôn từ) – Bạn đọc ( Quá trình tiếp nhận văn học ) d. Chú ý đến các cặp phạm trù của lí luận văn học. Đó là các cặp phạm trù: Nội dung- Hình thức nghệ thuật; Cái tâm- Cái tài; Sáng tạo- Đồng sáng tạo; Tính khách quan- Tính chủ động sáng tạo; Cái mới mẻ- Cái ổn định… Nếu đề bài chỉ nhắc đến một yếu tố trong cặp phạm trù, nhiệm vụ của chúng ta phải đề cập đến mối liên hệ của nó với cặp phạm trù còn lại.
  20. 19 e.Tạo tính hùng biện cho kiến thức lí luận văn học. Kiến thức lí luận văn học vốn là ngôn ngữ khoa học, hoàn toàn không có cảm xúc, nhưng bài văn của chúng ta viết là ngôn ngữ nghị luận, cần cảm xúc để thuyết phục người đọc. Vậy nếu chỉ thuộc rồi ghi lại, bài văn sẽ rất nhàm chán, kém thuyết phục. Khi làm bài người viết cần chú ý: - Trích dẫn một cách hợp lí các danh ngôn, nhận định của các nhà phê bình về chủ đề lí luận văn học đề bài đang bàn tới. Bản thân những nhận định này giàu chất văn vì thế bài văn sẽ hấp dẫn hơn. - Sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu để tạo ra sự phong phú về giọng điệu; Vận dụng cách hành văn giàu hình ảnh.. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khi vận dụng kiến thức lý luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn,bản thân tôi và các đồng nghiệp trong trường cũng đã thu được kết quả tương đối khả quan. Nếu trước đây khi chưa được trang bị kiến thức lí luận văn học thì các em thụ động, tiếp nhận kiến thức trong tiết dạy đọc hiểu văn bản và làm văn một cách đối phó. Thông qua hoạt động này góp phần cải thiện chất lượng tiết học, các em tự tin, chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức và sáng tạo hơn trong bài làm văn. Kết quả thu được sau khi vận dụng: 1. Thăm dò, khảo sát ý kiến: a. Lớp 10/1;11/3;12/1 năm học 2018-2019 của trường tôi đang công tác. Lớp Sỉ số Không Thích Rất thích Ý kiến khác thích 10/1 38 0 28 10 Không 11/3 36 0 28 8 12/1 40 0 28 12 Không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1