intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy chủ đề Tuần hoàn máu - Sinh học 11

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy chủ đề Tuần hoàn máu - Sinh học 11" nhằm nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy chủ đề Tuần hoàn máu Sinh học 11 nhằm đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, nhằm giúp HS hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn, thêm yêu thích môn Sinh học, đồng thời cũng hình thành cho các em các phẩm chất: trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ trong nghiên cứu khoa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy chủ đề Tuần hoàn máu - Sinh học 11

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CỬA LÒ ***    *** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Tên đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy chủ đề Tuần hoàn máu - Sinh học 11” Giáo viên : Võ Thị Khánh Trang Tổ: Tự Nhiên Cửa Lò: tháng 4/ 2022
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………1 1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………..1 2. Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………...……..2 3. Điểm mới của đề tài……………………………………………………………...2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………….2 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………2 PHẦN II: NỘI DUNG………………………………………………………………3 Chương I: Tổng quan nghiên cứu………………………...………………………...3 1.1. Thực trạng vấn đề……………………………………………………………....3 1.2. Khái quát về phương pháp DHDA……………………………………………..3 1.2.1. Đổi mới phương pháp DHTC………………………………………………...3 1.2.2. Khái niệm phương pháp DHDA……………………………… ……………4 1.2.3. Mục tiêu của phương pháp DHDA ……………………………………… ..4 1.2.4. Các dạng của DHDA ………………………………………………………..5 1.2.5. Quy trình của DHDA ………………………………………………………..5 1.2.6. Ưu điểm và hạn chế của DHDA …………………………………………….6 1.2.7. Tình hình nghiên cứu và vận dụng phương pháp DHDA trong dạy học……7 Chương II: Vận dụng phương pháp DHDA vào dạy học chủ đề ………………….8 2.1. Đặc điểm nội dung chương chuyển hóa vật chất và năng lượng……… ……..8 2.2. Hệ thống hóa chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật………..8 2.3. Nội dung kiến thức được khai thác trong chủ đề Tuần hoàn máu……………10 2.4. Vận dụng phương pháp DHDA chủ đề: Tuần hoàn máu……………..………11 Chương III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận ……………………………………..34 3.1. Bố trí thực nghiệm và phương pháp TNSP …………………………………..34 3.2. Kết quả của quá trình thực nghiệm………………………………………….. 34 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………37 3.1.Kết luận ……………………………………………………………………….37 3.2.Kiến nghị …………………………………………………………………...…37 Tài liệu tham khảo……………………………………………...………………….38
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo SGK Sách giáo khoa HS Học sinh GV Giáo viên PPDH Phương pháp dạy học THM Tuần hoàn máu SH Sinh học PHT Phiếu học tập TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm DHDA Dạy học dự án DHTC Dạy học tích cực
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ 1. Danh mục các bảng - Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức , kỹ năng của chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Bảng 2.2. Nội dung kiến thức được khai thác ở chủ đề : Tuần hoàn máu - Bảng 2.3. Mức độ nhận thức - Bảng 2.4. Bảng kế hoạch thực hiện chủ đề - Bảng 3.1. Tổng hợp bài kiểm tra 15 phút sau đợt thực nghiệm 11A1 và 11T1 - Bảng 3.2. Tổng hợp bài kiểm tra 15 phút sau đợt thực nghiệm 11A2 và 11T2 2. Danh mục các hình - Hình 1.1. Mục tiêu của dạy học dự án - Hình 2.2. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín - Hình 2.2. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép - Hình 2.3. Hệ dẫn truyền tim 3. Danh mục các biểu đồ - Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ phân loại kết quả bài kiểm tra TN 11A1 và 11T1 - Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ phân loại kết quả bài kiểm tra TN 11A2 và 11T2
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1: Lý do chọn đề tài Trong hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại phát huy tính tích cực , chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức , kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học , cách nghĩ khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kĩ năng phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng,chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa , nghiên cứu khoa học , trải nghiệm, dự án …” Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được thể hiện rộng rãi ở các môn học trong trường phổ thông , về thực chất là sự triển khai việc dạy học tích cực và cũng là tất yếu đối với môn Sinh Học. Xuất phát từ đặc tính của môn Sinh Học là môn khoa học kết hợp giữa lý thuyết với thực nghiệm , học sinh có thể tìm tòi khám phá kiến thức thông qua các hoạt động trải nghiệm. Trong chương trình Sinh Học 11 THPT chủ đề “ Tuần Hoàn Máu” có nhiều kiến thức gần gũi với học sinh, kích thích sự hứng thú tìm hiểu các kiến thức và áp dụng vào thực tiễn hàng ngày . Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các hoạt động dạy học tích cực bằng phương pháp dạy học dự án. Để phát huy tính tích cực , chủ động sáng tạo của người học , phát triển kỹ năng thực hành DHDA là một hướng đi có nhiều triển vọng . Vì DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành , gắn tư duy và hành động , nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực , năng lực sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng thuyết trình diễn đạt , kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. Phương pháp dạy học theo dự án là một hình thức dạy học mà học sinh được học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của các giáo viên, nhưng phải tự giải quyết nhiệm vụ học của mình, nó đòi hỏi sự kết hợp cả về mặt lý thuyết và thực hành. Thông qua quá trình nó sẽ tạo ra những sản phẩm học tập. Xuất phát từ lí do đó nên tôi chọn đề tài Tên đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy chủ đề Tuần hoàn máu - Sinh học 11” 2: Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy chủ đề Tuần hoàn máu- Sinh học 11 nhằm đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS , nhằm giúp HS hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn , thêm yêu thích môn Sinh học , đồng thời cũng hình thành cho các em các phẩm chất : trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ trong nghiên cứu khoa học … 3: Điểm mới của đề tài
  6. - Thiết kế được hai tiết dạy trong chủ đề : Tuần hoàn máu- Sinh học 11 bằng phương pháp dạy học dự án - Sử dụng phương pháp dạy học dự án để xây dựng một số các hoạt động dạy học: Tìm hiểu về nguyên nhân và thực trạng các bệnh lí liên quan đến huyết áp và tim mạch ở một số phường trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. - Sử dụng phương pháp dạy học dự án đã góp phần hệ thống hóa lý luận cho việc đổi mới PPDH tích cực. 4: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng + HS lớp 11A1, 11A2,11T1 và 11T2 Trường Trung học phổ thông Cửa Lò. Cho học sinh làm việc theo nhóm , sau đó các nhóm trực tiếp nghiên cứu về các chỉ số huyết áp và tim mạch của các thành viên, gia đình và ở các khu vực địa phương nơi các em sinh sống. Đồng thời cho các em tìm hiểu thêm các thông tin đối với những người mắc bệnh huyết áp và tim mạch ở địa phương để thấy được nguyên nhân để từ đó tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng các bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch. - Phạm vi nghiên cứu: + Bài 18,19: Tuần hoàn máu + Bài 21: Thực hành đo 1 số chỉ tiêu sinh lí ở người + Thời gian: Học kì I - Năm học : 2021- 2022 5: Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu chương trình SGK và sách GV môn Sinh học lớp 11 để soa ̣n thảo tiế n triǹ h da ̣y ho ̣c theo đinh ̣ hướng nghiên cứu. - Phương pháp quan sát và điều tra: Tham khảo các phương pháp dạy học truyền thống ở trường và ở một số trường THPT lân cận . Dự giờ, trao đổi ý kiến với các giáo viên trong tổ và ngoài tổ để trao đổi thảo luận và rút kinh nghiệm - Trong quá trình nghiên cứu tôi đã hỏi ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong giảng dạy môn Sinh Học ở các Trường THPT. - Phương pháp thống kê toán học: Sử du ̣ng thố ng kê toán ho ̣c để phân tích kế t quả thực nghiệm sư phạm. Từ đó, khẳ ng đinh ̣ hiê ̣u quả của viêc̣ vâ ̣n du ̣ng phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy khả năng tự học và tự nghiên cứu của học sinh.
  7. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Thực trạng của vấn đề Từ nhiều năm qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương trình SGK, xây dựng các phương pháp dạy học tích cực. Năm học 2014 – 2015, giáo viên còn được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Mặt khác, Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, khoa học của sự sống, kiến thức của môn Sinh học gắn liền với các yếu tố tự nhiên và xã hội... Hiện nay các GV THPT đều đánh giá cao tầm quan trọng và sự cần thiết của đổi mới phương pháp DHTC . Theo đánh giá của GV THPT đa số các tiết đổi mới PPDH tích cực đều tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Điều đó có thể khẳng định mức độ cần thiết trong đổi mới PPDH là cần thiết hiện nay ở trường THPT . Tuy nhiên số tiết dạy đổi mới PPDH còn hạn chế hầu hết chỉ có ở các tiết thao giảng, dạy học theo chủ đề, dạy giáo viên giỏi... Có nhiều nguyên nhân trong đó GV còn ngại tổ chức các phương pháp DHTC mà phần lớn vẫn theo phương pháp truyền thống, HS vẫn còn xem nhẹ môn học , ngoài ra chương trình Sinh Học THPT vẫn còn nặng về lý thuyết nên dẫn tới việc đổi mới PPDH còn rất ít, khiến nội dung khô khan nhàm chán , giờ học trầm và thiếu sự hợp tác của học sinh dẫn tới chất lượng giờ học chưa cao . Từ đó tôi quyết định chọn phương pháp “ Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy chủ đề Tuần hoàn máu- Sinh học 11” 1.2. Khái quát về phương pháp dạy học dự án 1.2.1. Đổi mới PPDH tích cực PPDH tích cực là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa , tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học , tức là tập trung phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung phát huy tính tích cực của người dạy , tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì thầy cô giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.Là một phương pháp học lấy sự chủ động của người học làm trung tâm, phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng và mang lại những thành công nhất định cho nền giáo dục nước nhà. Tại Việt Nam, phương pháp dạy học tích cực cũng đang dần được phổ biến, thay thế cho cách thức giảng dạy và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động như trước đây.
  8. 1.2.2. Khái niệm phương pháp dạy học dự án Phương pháp dạy học dự án là một hình thức dạy học mà học sinh được học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của các giáo viên, nhưng phải tự giải quyết nhiệm vụ học của mình, nó đòi hỏi sự kết hợp cả về mặt lý thuyết và thực hành. Thông qua quá trình nó sẽ tạo ra những sản phẩm học tập. 1.2.3. Mục tiêu của phương pháp dạy học dự án Định hướng hứng thú Định hướng thực Định hướng tiễn hành động DẠY HỌC DỰ ÁN Mang tính phức hơ ̣p Cộng tác Định hướng sản làm việc phẩm Tính tự lực cao của HS Hình 1.1 : Mục tiêu của dạy học dự án - Mục tiêu chính của dạy học dự án là quá trình, hiệu quả học tập chứ không phải bản thân sản phẩm. - Giải quyết các vấn đề có thật trong thực tiễn gắn với nội dung học tập, tránh hàn lâm, kinh viện. - Phát triển và rèn luyện cho người học kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm,… - Khuyến khích tinh thần tự chủ, tự học của người học. Người học chủ động chiếm lĩnh trí thức, rèn kỹ năng và tạo ra sản phẩm có ích cho cộng động, xã hội. - Khích lệ sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập. 1.2.4. Các dạng của dạy học dự án - Phân loại theo thời gian thực hiện dự án
  9. Việc phân loại theo quỹ thời gian sẽ chia phương pháp dạy học theo dự án làm 3 mức: dự án nhỏ, dự án trung bình và dự án lớn. Mỗi dự án lại có thời lượng khác nhau. + Dự án nhỏ: Với dự án nhỏ này sẽ được thực hiện trong 2 đến 6 giờ và lồng ghép trong một sống giờ học. + Dự án trung bình: Nó còn được gọi là ngày dự án khi được thực hiện vài ngày. Với giới hạn thời lượng trong 40 giờ học hoặc 1 tuần. + Dự án lớn: Với thời gian thực hiện có lượng thời gian nhiều, kéo dài trong nhiều tuần. - Phân loại dự án theo nhiệm vụ + Dự án nghiên cứu: Các dự án nghiên cứu sẽ nhằm giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, các quá trình diễn ra sự việc. + Dự án tìm hiểu: Nhằm khảo sát các đối tượng cụ thể. + Dự án kiến tạo: Đó là dự án thực hiện các hành động thực tiễn hoặc tập trung vào tạo ra các sản phẩm vật chất như trang trí, sáng tác, biểu diễn, trưng bày … - Phân loại theo mức độ của nội dung học Ở phần phân loại theo mức độ nội dung học sẽ được chia làm 2 dạng dự án là dự án mang tính thực hành và dự án mang tính tích hợp. + Dự án mang tính tích hợp: Nó là các dự án nghiên cứu lý thuyết, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn, giải quyết vấn đề mang nội dung tích hợp của nhiều nội dung hoạt động. + Dự án mang tính thực hành: Đó là các dự án tập trung vào việc thực hành các nhiệm vụ trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế, và các kỹ năng cơ bản để tạo ra sản phẩm. 1.2.5. Quy trình của dạy học dự án Việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án cần thực hiện theo các bước chi tiết, mỗi bước sẽ có nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh. - Bước chuẩn bị + Xây dựng ý tưởng buổi học, ý tưởng kiến thức + Chọn chủ đề và các chủ đề nhỏ. + Xây dựng nhiệm vụ học tập. Hoạt động của giáo viên ở bước chuẩn bị: + Giáo viên phải là người lên các câu hỏi liên quan tới nội dung học và gần với sự hiểu biết của các em học sinh.
  10. + Chuẩn bị các dụng cụ, tài liệu để thực hiện dự án Hoạt động của các học sinh + Học sinh phải cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí để đánh giá. + Học sinh phải làm việc nhóm để hoàn thành dự án + Dự kiến các vật liệu, phương pháp hay kinh phí thực hiện công việc. - Thực hiện dự án Hoạt động của các giáo viên + Hướng dẫn và luôn theo sát việc thực hiện của các học sinh, đánh giá kết quả thực hiện. + Chuẩn bị các điều kiện, vật dụng cho các em thực hiện dự án. Hoạt động của học sinh trong phương pháp dạy học theo dự án + Các trưởng nhóm có nhiệm vụ phân công công việc cho các thành viên. + Thu thập và xử lý các thông tin nhằm đem lại kết quả. + Tìm nguồn thông tin, nhờ giúp đỡ từ giáo viên + Lập báo cáo và hoàn thiện sản phẩm báo cáo. - Kết thúc dự án Học sinh và giáo viên chuẩn bị các tài liệu, sản phẩm, điều kiện cho buổi báo cáo. Theo dõi lại quá trình thực hiện sản phẩm của học sinh với giáo viên. Các học sinh cần tiến hành giới thiệu, thuyết trình cho sản phẩm của mình. Đánh giá các sản phẩm của các nhóm khác. 1.2.6. Ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án - Ưu điểm + Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. + Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học: từ phụ thuộc giáo viên sang hoạt động nhóm, giúp người học từ thụ động ghi nhớ sang khám phá tích hợp và trình bày. + Giúp người học từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng. + Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm. + Phát triển khả năng sáng tạo. + Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp. + Rèn kỹ năng làm việc nhóm.
  11. + Phát triển năng lực đánh giá. - Hạn chế + Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản. + Phải đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy không thay thế cho phương pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống. + Đòi hỏi phương tiện vật chất và phương tiện phù hợp. 1.2.7. Tình hình nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học. Dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học góp phần đáp ứng mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, khắc phục được những hạn chế nhất định của phương pháp dạy học truyền thống. Dạy học theo dự án giúp học sinh năng động, tự lực, chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức, có sự gắn kết giữa lí thuyết và thực tiễn; tạo môi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong học tập cho học sinh và hướng tới sự phát triển toàn diện. - Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh Thái Học sinh học 12 – Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hường – Trường ĐHQG Hà Nội (2012 ) - Tổ chức dạy học theo dự án Sinh học 10 THPT góp phần nâng cao năng lực tự học cho HS- Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục. Đại học sư phạm Hà Nội- Hà Thị Thúy (2015) - Tổ chức dạy học dự án phần Di truyền học – Sinh học 12 TPHT – Luận văn thạc sỹ Sư phạm sinh học – ĐHQG Hà Nội – Nguyễn Thu Hiền (2016) Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chứng minh được sử dụng phương pháp dạy học theo dự án là khả thi và mang lại hiệu quả cao trong dạy học .Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học dự án vào trong dạy học ở các cấp học vẫn còn hạn chế, và còn chưa được phổ biến.
  12. CHƯƠNG II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TUẦN HOÀN MÁU- SINH HỌC 11 2.1. Đặc điểm nội dung chương chuyển hóa vật chất và năng lượng Giới thiệu về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể thực vật và động vật , gồm 2 phần: Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật gồm 7 bài , từ bài 15 đến bài 21 , giới thiệu về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật ( tiêu hóa, hô hấp , tuần hoàn và cân bằng nội môi) 2.2. Hệ thống hóa chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Bảng 2.1.Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật- Sinh Học 11 Cơ bản Bài Chuẩn kiến thức Chuẩn kĩ năng Chủ đề: -Nêu được khái niệm tiêu hóa thức ăn ở động - Kĩ năng phân Tiêu hóa vật tích hình vẽ, tư động vật. - Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào duy so sánh, phân Bài 15:Tiêu tiêu hoá, túi tiêu hoá và ống tiêu hoá. tích,tổng hợp, hóa ở động hoạt động độc lập - Phân biệt được tiêu hoá nội bào và tiêu hoá của học sinh vật. ngoại bào. Bài 16:Tiêu - Kĩ năng hoạt - Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu động nhóm hóa ở động hoá. vật (tiếp) - Kĩ năng tóm tắt -Nêu được cấu tạo và chức năng của các bộ các ý chính SGK phận của ống tiêu hóa ở động vật ăn thịt. -Nêu được cấu tạo và chức năng của các bộ phận của ống tiêu hóa ở động vật ăn thực vật. - Phân biệt được tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật. Bài 17: Hô -Nêu được khái niệm hô hấp ở động vật - Kĩ năng phân hấp ở động -Trình bày được đặc điểm của bề mặt trao đổi tích, so sánh vật khí. - Kĩ năng quan - Nêu được đặc điểm của bề mặt trao đổi khí (bề sát. mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi). - Kĩ năng hoạt động nhóm - Kĩ năng tóm tắt
  13. ý chính SGK Chủ đề: - Phân biệt được tuần hoàn hở và kín. - Kĩ năng quan Tuần hoàn - Nêu được đặc điểm tuần hoàn máu của hệ tuần sát. máu hoàn hở và kín. - Kĩ năng nghiên (Bài 18+ - Phân biệt được tuần hoàn đơn và kép. cứu SGK 19+ 21) - Nêu được ưu điểm tuần hoàn đơn và tuần hoàn - Kĩ năng thuyết kép. trình - Phân biệt được sự khác nhau trong tuần hoàn - Kĩ năng nghiên máu ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú, đồng thời cứu khoa học nêu được sự tiến hoá của hệ tuần hoàn trong - Kĩ năng xử lý giới động vật. thông tin -Trình bày được hoạt động của tim: tính tự động - Kĩ năng ứng và hoạt động có chu kì của tim. dụng CNTT -Nêu được hoạt động của hệ mạch: huyết áp, - Kĩ năng hoạt vận tốc máu. động nhóm -Giải thích được nguyên nhân làm huyết áp tăng, giảm. Bài 20: Cân - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của cân bằng - Kĩ năng nghiên bằng nội nội môi cứu SGK môi -Trình bày được các cơ quan và chức năng của - Kĩ năng hoạt các bộ phận tham gia cơ chế duy trì cân bằng động nhóm nội môi. -Phân tích được vai trò của thận, gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
  14. 2.3. Nội dung kiến thức được khai thác trong chủ đề: Tuần hoàn máu- Sinh học 11. Bảng 2.2. Nội dung kiế n thức đươ ̣c khai thác ở chủ đề: Tuần hoàn máu TT Tên bài Đơn vi kiế ̣ n thức cầ n khai thác Bài 18+ 19: Tuần - Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn Hoàn Máu - Các dạng hệ tuần hoàn 1 - Hoạt động của tim - Hoạt động của hệ mạch Bài 21: Thực hành đo - Cách đếm nhịp tim 2 một số chỉ sinh lí ở - Cách đo huyết áp người
  15. 2.4.Vận dụng phương pháp dạy học dự án chủ đề:Tuần hoàn máu-Sinh học 11 TÊN CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN MÁU Lớp (khối): 11 Thời lượng dạy học: 3 tiết I. Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức -Biết được cấu tạo, chức năng và các dạng hệ tuần hoàn. - Trình bày được hoạt động của tim và hệ mạch. - Biết cách đo và thống kê được số liệu về nhịp tim và huyết áp 2. Kĩ năng - Quan sát hình ảnh, so sánh, giao tiếp, hoạt động nhóm 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích thiên nhiên, đam mê khoa học , bản thân học sinh biết cách bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình và đưa ra những lời khuyên cho những người xung quanh . 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung + Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao tiếp, hợp tác… + Năng lực quan sát, tìm kiếm, xử lý thông tin, phân loại, tìm mối liên hệ, đưa ra khái niệm… - Năng lực chuyên biệt + Hình thành năng lực hoạt động nhóm về nghiên cứu về thực trạng bệnh cao huyết áp ở địa phương + Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài. + Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn
  16. II: Mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành Bảng 2.3. Mức độ nhận thức Nô ̣i Mức độ nhận thức dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Tuần -Nêu được cấu -Trình bày đặc - Giải thích tại - So sánh hệ tuần hoàn tạo, chức năng điểm của hệ sao hệ tuần hoàn kín và hệ máu. của hệ tuần tuần hoàn kín hoàn côn trùng tuần hoàn hở. hoàn, các dạng và hệ tuần là hệ tuần hoàn hở - So sánh hệ tần hệ tuần hoàn. hoàn hở. hoàn kín đơn và hệ tuần hoàn kín kép. 2. Hoạt - Nêu được các -Trình bày tính -Giải thích mối -Vận tốc máu tại động bộ phận tham tự động của liên hệ giữa đâu là lớn nhất? tim và gia hệ dẫn tim. nhịp tim và Vì sao? hệ truyền tim. -Trình bày chu trọng lượng. mạch. -Nêu các thành kì hoạt động -Giải thích phân tham gia của tim. được sự khác cấu trúc hệ -Trình bày đặc nhau về nhịp mạch điểm của huyết tim ở các nhóm áp. động vật. 3. Đo và - Nêu khái -Biết được -Xác định các -Khảo sát được thống niệm huyết áp cách đo nhịp nguyên nhân số liệu về nhịp kê số là gì. tim và huyết gây ra bệnh tim tim và huyết áp liệu về áp. mạch. của học sinh nhịp tim - Trình bày các -Đề xuất biện và huyết nguy cơ hay pháp ổn định tim áp của gặp về tim mạch và huyết học sinh mạch. áp. -Bản thân em làm gì để bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình.
  17. III. Biên soạn câu hỏi và bài tập (để dùng trong quá trình dạy học – giao nhiệm vụ học tập cho HS và kiểm tra, đánh giá HS; đây là các nhiệm vụ, bài tập phát triển nhận thức Quan sát tranh 18.1 và 18.2- SGK Sinh học 11, trả lời câu hỏi sau: Hình 2.1 : Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín Hình 2.2: Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. Câu 1. Nêu được cấu tạo, chức năng của hệ tuần hoàn, các dạng hệ tuần hoàn. Câu 2. Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở. Câu 3. Giải thích tại sao hệ tuần hoàn côn trùng là hệ tuần hoàn hở Câu 4. So sánh HTH hở và HTH kín. Câu 5. So sánh HTH đơn và HTH kép. Quan sát hình 19.3 Câu 6. Nêu được các bộ phận tham gia hệ dẫn truyền tim. Hình 2.3. Hệ dẫn truyền tim Câu 7. Nêu các thành phần tham gia cấu trúc hệ mạch. Câu 8. Trình bày tính tự động của tim.
  18. Câu 9. Trình bày chu kì hoạt động của tim. Câu 10. Trình bày đặc điểm của huyết áp. Câu 11. Giải thích mối liên hệ giữa nhịp tim và trọng lượng. Câu 12. Giải thích được sự khác nhau về nhịp tim ở các nhóm động vật. Câu 13. Vận tốc máu tại đâu là lớn nhất? Vì sao? Câu 14. Trình bày cách đo nhịp tim và huyết áp Câu 15 . Trình bày các nguy cơ hay gặp về tim mạch. Câu 16. Xác định các nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Câu 17. Đề xuất biện pháp ổn định tim mạch và huyết áp. Câu 18. Bản thân em làm gì để bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình IV. Kế hoạch thực hiện chủ đề Bảng 2.4. Kế hoạch thực hiện chủ đề Nội dung Hình Thời Thời Thiết bị Ghi chú thức tổ lượng điểm DH, Học chức dạy liệu học Cấu tạo, chức Trên lớp 1 tiết Tiế t -Máy chiế u năng và các PPCT -PHT dạng hệ tuần hoàn -Máy tính Hoạt động của Trên lớp , 1 tiết Tiế t Dụng cụ đo Sử dụng phương tim và hệ mạch ở nhà PPCT nhịp tim pháp dự án : Điều tra Máy chiếu về huyết áp và tim mạch tại địa phương Báo cáo Trên lớp , 1 tiết Tiế t -Dụng cụ 4 nhóm thuyết trình nguyên nhân ở nhà PPCT đo huyết áp về các sản phẩm của và thực trạng -Máy chiếu nhóm mình gây bệnh lí huyết áp, tim . - Máy tính
  19. Chủ đề: Tuần hoàn máu (tiết 1) I: Mục tiêu 1: Kiến thức - Mô tả được cấu tạo chung của hệ tuần hoàn và nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu. - Phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn. 2: Kỹ năng Phát triển tư duy phân tích,so sánh cho học sinh. 3: Thái độ Biết cách ăn uống khoa học hợp vệ sinh để tránh một số bệnh về tim mạch. 4. Phát triển năng lực a. Năng lực kiến thức: - HS xác đinh ̣ đươ ̣c mu ̣c tiêu ho ̣c tâ ̣p chủ đề là gì - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đă ̣t ra đươ ̣c nhiề u câu hỏi về chủ đề ho ̣c tâ ̣p b. Năng lực sống: - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ, ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Quản lí bản thân: Nhâ ̣n thức đươ ̣c các yế u tố tác đô ̣ng đế n bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô… - Xác đinh ̣ đúng quyề n và nghiã vu ̣ ho ̣c tâ ̣p chủ đề ... - Quản lí nhóm: Lắ ng nghe và phản hồ i tích cực, ta ̣o hứng khởi ho ̣c tâ ̣p... II: Phương pháp dạy học - Vấn đáp – tìm tòi - Phương pháp dạy học theo nhóm - Phối hợp các phương pháp : trực quan – sử dụng tranh , hình. III: Phương tiện dạy học - SGK Sinh học 11, máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…
  20. IV: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt được viên A. Khởi động (3 phút) * Mục tiêu : - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức Không chỉ hệ tiêu hoá và hệ hô hấp, mà cả hệ tuần hoàn cũng có vai trò rất quan trọng trong cơ thể, giúp cơ thể tồn tại, phát triển và thực hiện các hoạt động sinh lí bình thường. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu về tuần hoàn máu ở giới động vật, xem có những dạng hệ tuần hoàn nào? và có cấu tạo ra sao?  SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. B. Hình thành kiến thức (30p) Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Cho HS tự đọc I SGK HS nghiên cứu I: Cấu tạo và chức năng của hệ và trả lời câu hỏi. SGK để trả lời tuần hoàn - HTH được cấu tạo 1: Cấu tạo chung chủ yếu bởi các bộ Hệ tuần hoàn có 3 phần phận nào? - Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hỗn hợp máu (dịch mô) - Tim HS nghiên cứu - Hệ thống mạch máu (ĐM, TM, - Chức năng của HTH? SGK để trả lời MM) 2: Chức năng Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác đáp ứng cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2