intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn về bố cục cho học sinh lớp 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

43
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của các em. Giúp các em bộc lộ sự phát triển trí tuệ, cảm quan đối với thế giới xung quanh một cách tự nhiên, “rất các thơ” qua các bài vẽ tranh đề tài. Giúp học sinh lớp 2 ngày càng yêu thích môn Mĩ thuật làm nền tảng cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh khi học ở các lớp trên trong bậc tiểu học. Cụ thể hơn là giúp học sinh lớp 2 điều chỉnh nét vẽ thật tự nhiên, cách sắp xếp hình vẽ (bố cục) trong khuôn khổ giấy vẽ cho phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn về bố cục cho học sinh lớp 2

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “HƯỚNG DẪN VỀ BỐ CỤC CHO HỌC SINH LỚP 2” PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI            Mục  tiêu giáo dục tiểu học  là giúp học sinh  hình thành những cơ  sở  ban đầu cho sự  phát triển đúng đắn và lâu dài về  đạo đức, trí tuệ, thể  chất,  thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở, bởi nghệ thuật  luôn mở ra con đuờng mới và lý thú cho nền văn minh nhân loại.  Cũng như bao  loại hình nghệ  thuật khác, nền nghệ  thuật tạo hình không ngừng ban tặng cho   các thế hệ thưởng ngoạn, Mĩ thuật nhiều mỹ cảm mạnh mẽ, với học sinh tiểu  học khi được học Mĩ thuật sẽ có những cảm nhận riêng của mình. Với sự phát  triến ngày càng đi lên của thế  giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc đưa  môn Mĩ thuật trở thành một trong chín môn học bắt buộc trong nhà trường tiểu  học là quan trọng và cần thiết. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nhất là những  năm đầu đi học, từng bước giúp các em hoà nhập thế  giới xung quanh; các em   biết suy xét và mong muốn làm theo cái đẹp, chính là giúp các em tự hoàn thiện  mình, trở thành người công dân có ích cho xã hội. Chương trình giáo dục Mĩ thuật ở bậc tiểu học mục đích không phải là đào  tạo học sinh trở thành hoạ sĩ, mà với tiêu chí giúp các em làm quen với môn Mĩ   thuật cụ thể là với ngôn ngữ của Mĩ thuật (đường nét, hình mảng, bố cục, màu   sắc). Do đó giáo viên dạy Mĩ thuật tiểu học, nhất là giáo viên dạy học sinh lớp 2  càng phải quan tâm đến việc giáo dục thẩm mĩ ở các em hơn, hướng cho các em  vẽ  đẹp song phải thật tự  nhiên; tạo cho các em kĩ năng vẽ  hình phù hợp khổ  giấy, nét vẽ khoáng đạt, thể hiện đuợc nội dung đề tài định vẽ. Là người giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi luôn mong muốn với kiến thức của  mình có thể  giúp các em nhìn nhận và thể  hiện cái đẹp thông qua các bài vẽ  tranh đề  tài một cách tự  tin. Đó chính là lí do tôi chọn đề  tài:  “ Hướng dẫn về   bố cục cho học sinh lớp 2”. 1. Những cơ sở lí luận
  2. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện   đại hóa đất nước rồi tiến đến công nghệ  4.0 phù hợp với truyền thống Việt  Nam. yếu tố cơ bản và nền tảng để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh  và bền vững đó là phát triển nguồn nhân lực con người. Hay nói cách khác là  phát triển và đổi mới giáo dục trong đó có môn Mĩ thuật ­ một môn học chính  thức của cấp tiểu học. Xuất phát từ  nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ   thuật là môn phụ  cho nên các ngành, các cấp chưa quan tâm nhiều về  trí tuệ,   thời gian cũng như trang thiết bị, đồ dùng học tập đặc biệt là phương pháp dạy  học chủ  yếu còn mang nặng phương pháp dạy học cổ  truyền, máy móc, rập  khuôn, chưa chú trọng đến giáo dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả  chưa cao, chưa   đáp ứng được mục tiêu môn học. Mà chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học   sinh là nhiệm vụ  chính của môn Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn có khát vọng  vươn tới cái đẹp, mà muốn cho mỗi người trong đó có các em tiếp cận và cảm  thụ một cách đầy đủ  về cái đẹp từ  thiên nhiên, từ  cuộc sống để  đưa vào được  bức tranh, thể  hiện được một cách hồn nhiên, sinh động theo cảm nhận riêng  của các em học sinh nói chung và học sinh lớp  2 là một việc làm hết sức cần  thiết. Có năng khiếu và yêu thích môn vẽ nhưng phải có kĩ năng để vẽ đẹp, hợp   lí và sáng tạo. Đối với lớp 2, là lứa tuổi nhỏ trong bậc tiểu học, cần có sự  uốn  nắn, rèn luyện ngay từ đầu. Trong   chương   trình   giáo   dục   mới,   môn   Mĩ   thuật   được   xem   như   là  một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.   Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức Mĩ thuật phổ thông còn giúp  các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời  tạo điều kiện để  học tốt các môn học khác. Và điều quan trọng hơn vận dụng   những hiểu biết kiến thức Mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày. Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả  năng tìm tòi, tư  duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp  học sinh nhận thức được vẻ  đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ  gìn và  bảo tồn nền Mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy, muốn giáo  dục cái đẹp để  các em tiếp nhận và cảm thụ  được một cách đầy đủ, biến nó  thành những giá trị thẩm mĩ thực sự cho bán thân thì việc giáo dục thẩm mỹ nói  chung và hướng dẫn về  bố  cục cho học sinh lớp 2  nói riêng đặt ra phải được  giải quyết tốt ở những năm học đầu cấp tiểu học. Để  giúp các em biết bộc lộ  tình cảm của bản thân mình với mọi người,  với tự nhiên, xã hội, thì những người thầy giáo, cô giáo đóng một vai trò hết sức   quan trọng để đạt được mục tiêu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mĩ với các  
  3. môn   học   khác   với   đặc   thù   của   địa   phương   phải   được   tiến   hành   một   cách  thường xuyên, nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mĩ, để các em  mang lại nhiều cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội. Nghiên cứu đề tài này tôi luôn chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi   tiểu học mà các nhà tâm lí học đã đúc kết với mong muốn phần nào giúp các em  lớp 2 điều chỉnh cách vẽ hình cho thật đẹp, phù hợp mục tiêu giáo dục của môn   Mĩ thuật. Để  đạt được mục tiêu trong giảng dạy môn Mĩ thuật, tôi thấy mình có   nhiệm vụ phải truyền thụ lại phần nào cho học sinh, nhất là học sinh lớp 2 cách  vẽ hình, làm bố cục tranh một cách Mĩ thuật: + Nét vẽ khoáng đạt, tự tin, rất các thơ. + Hình vẽ được sắp xếp phù hợp tờ giấy. Mục đích làm các em yêu thích môn Mĩ thuật, hào hứng khi được học môn  Mĩ thuật. 2. Cơ sở thực tiễn Thực tế cho thấy môn Mĩ thuật đối với học sinh lớp 2 là các em rất thích,   dạy cũng vẽ, không dạy cũng vẽ, vẽ theo ngẫu hứng, theo ý thích như: vẽ bông   hoa, chiếc lá, con vật... Hiện nay học sinh ở Mẫu giáo , lớp 1 đã được làm quen với môn Mĩ thuật  song do cách tư  duy tưởng tượng của các em vẫn còn tản mạn, ít có tổ  chức,   hình  ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững, chỉ  một   số  ít học sinh vào lớp 2 còn có ý thức sắp xếp bố cục trong tờ giấy, còn đa số  học sinh lớp 2 vẫn còn bỡ ngỡ. Quan niệm từ trước, cứ vẽ hình là cô giáo tiểu học cho dùng bút chì; nhiều  em vẽ rất đẹp ở lớp 1 khi lên lớp 2 lại lúng túng không tìm được cách thể hiện  bài vẽ thoải mái, dẫn đến nhiều bài vẽ hình vẽ  đẹp xong lại quá bé không phù   hợp tờ giấy hoặc tâm lí sợ vẽ không đúng với thực tế. Ví dụ: Các khi vẽ  con chó, chúng muốn là phải thật giống, nếu vẽ sai sợ  cô giáo chê, hoặc khi vẽ người các em vẽ người có chân tay dài hơn thật, khi bị  bạn chê vội tẩy xoá ngay.   Vậy để  giúp học sinh, nhất là học sinh lớp 2 ngay từ  những lớp đầu cấp   học đã có thiện cảm với môn Mĩ thuật, luôn muốn được vẽ  ­ được hoạt động 
  4. phù hợp sinh lí các em ­ tôi muốn đưa ra một cách làm mà theo tôi là đạt hiệu  quả, giúp các em vẽ hình tự tin, thoải mái, sắp xếp hình hợp khuôn khổ giấy vẽ. II.   MỤC   ĐÍCH,   PHẠM   VI   ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP  NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu ­ Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của các em. ­ Giúp các em bộc lộ sự phát triển trí tuệ, cảm quan đối với thế giới xung   quanh một cách tự nhiên, “rất các thơ” qua các bài vẽ tranh đề tài. ­ Giúp học sinh lớp 2 ngày càng yêu thích môn Mĩ thuật làm nền tảng cho   việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh khi học ở các lớp trên trong bậc tiểu học. ­ Cụ  thể  hơn là giúp học sinh lớp 2 điều chỉnh nét vẽ  thật tự  nhiên, cách   sắp xếp hình vẽ (bố cục) trong khuôn khổ giấy vẽ cho phù hợp. ­ Tôi đã chọn đề tài này với mong muốn giúp học sinh lớp 2 càng ngày vẽ  càng tự  tin hơn, đạt hiệu quả, phù hợp mục tiêu giáo dục của môn Mĩ thuật:  Giúp các em có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự  vật, hình  ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là một yếu tố giúp các em học  các môn khác tốt hơn. 2. Phạm vi đối tượng nghiên cứu ­ Chương trình Mĩ thuật lớp 2. ­ Học sinh khối 2, trường tiểu học Nguyễn Tất Thành. 3. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp điều tra quan sát. ­ Phương pháp đàm thoại vấn đáp. ­ Phương pháp trắc nghiệm. ­ Phương pháp phân tích tổng hợp. ­ Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ hình. ­ Phương pháp nghiên cứu xem xét sản phẩm của học sinh. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
  5. I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH            Trong điều kiện thực tế  hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung  tâm là kim chỉ nam của các phương pháp dạy học ở tiểu học. Song để thực hiện   được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị bài dạy một cách công phu  trong đó đồ  dùng dạy học chiếm   vai trò quan trọng. Là một trường trung tâm  học sinh Trường TH Nguyễn Tất Thành do điều kiện gia đình trên địa bàn hầu  hết có điều kiện nhưng một số  phụ  huynh chỉ  quan tâm đến những môn học  như: Toán, Tiếng việt... ít quan tâm đến các môn năng khiếu, đặc biệt môn Mĩ   thuật thì yêu cầu phải đầy đủ dụng cụ học tập như màu vẽ, bút chì, tẩy, vở học  Mĩ thuật, học vẽ mà các em thì phần đông là không đầy đủ nên phần nào đã ảnh  hưởng đến tiết học là không nhỏ, các em không thể  chủ  động trong việc học   của mình, giáo viên cũng khó nhận xét, đánh giá bài vẽ  khi học sinh chưa hoàn  thành. Đa số  học sinh lớp 2 vẫn bỡ  ngỡ chưa làm quen được với cách học của   bậc tiểu học, các em vẽ  hình bằng chì, hình vẽ  nhỏ, hay tẩy xoá, không tự  tin  khi vẽ hình, tạo bố cục trống trải không đẹp mắt dẫn đến khó tô màu, khó biểu   đạt nội dung đề tài. Điều khó khăn hơn đối với lứa tuổi này, đó là tâm lí sợ vẽ không đúng với   thực tế, sợ sai, sợ vẽ xấu vì sự cảm nhận mọi vật xung quanh cuộc sống các em   đã theo công thức, rập khuôn, máy móc  ở  bậc học mầm non như: Lá cây nhất  thiết chỉ có một màu xanh, thân cây thì màu nâu, hoa thì phải đỏ hoặc vàng... mà  chính điều đó đã dẫn đến bài vẽ của các em không được tự tin, tự nhiên và hồn  nhiên, ngây thơ theo cảm nhận của lứa tuổi, về hình thì bẩn do tẩy nhiều còn về  màu sáp thì không hài hòa, khô cứng, không tình cảm. Chính vì những điều đó mà tôi luôn trăn trở, băn khoăn và tự nhủ mình tìm  cách “Hướng dẫn về  bố  cục cho học sinh lớp 2”  một cách hiệu quả. Do vậy,  việc cho các em làm quen với bút có nét to như bút sáp nàu đen, bút dạ... thay cho   bút chì dần sẽ giúp các em có cái nét vẽ tự  tin và từ  đó tạo được bố  cục thuận   mắt, phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo khi thực hiện những bài vẽ tranh đề tài. Trên đây là những điều kiện khó khăn trong việc dạy học Mĩ thuật cho   học sinh. Bên cạnh đó, vẫn còn có những thuận lợi cho dạy học Mĩ thuật đó là:   Nhà trường đã có sự quan tâm về bộ môn Mĩ thuật, đặc biệt là các em học sinh   rất thích học môn Mĩ thuật nên nó đã giúp tôi có thời gian và động lực lớn đế cố  gắng nghiên cứu, học hỏi và dạy tốt hơn. II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
  6. 1. Tâm lí các em 7 tuổi           * Theo các nhà tâm lí học,  ở  lứa tuổi tiểu học, sự  tri giác của các em có  các đặc điểm sau: Tri giác: Tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, tri   giác những gì gây ấn tượng mạnh đổi với các em hoặc các em tri giác những gì   mình thích. Tình cảm có  ảnh hưởng đến độ  nhanh, độ  bền trong trí nhớ  của các em.   Các em có thể nhớ rất nhanh và làm những gì mình thích. Do đó, khi dạy vẽ  học sinh lớp 2, ta lợi dụng đặc điểm tâm lí trên để  hướng các em vẽ tranh đề tài với cách nhìn của mình. Trong mỗi tiết học vẽ, ta   tạo ra sự hứng thú cho các em đối với những đề  tài định vẽ, không khí lớp học   thoải mái, nhẹ nhàng, đưa ra đồ dùng trực quan hợp lí, ấn tượng, bám sát chủ đề  tranh định vẽ, các mẫu tranh vẽ là tranh của thiếu nhi, nhất là của chính học sinh  lớp 2, làm học sinh dễ hiểu dễ tri giác hơn. Ví dụ: Trong bài “Vẽ con vật mà em thích” các em rất thích vẽ con trâu;  giáo viên mô tả lại con trâu một cách say sưa, lôi cuốn, cho các em xem tranh các  bạn vẽ con trâu đang hoạt động (ăn cỏ, nằm nghỉ, đang cày ruộng) và nêu bằng  lời cách vẽ trâu: Đầu hình quả đu đủ, mình trâu hình quả trứng to hơn nhiều so   với đầu, 2 sừng cong nhọn, 4 chân trâu đi guốc ... Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói trên rất có lợi cho việc dạy các  em lớp 2 vẽ những sự  vật hiện tượng quanh ta một cách tổng quát,   hồn nhiên  theo cảm quan của các em. ­ Tư  duy:  Ở học sinh lớp 2, tính trực quan cụ  thể vẫn còn chiếm ưu thế  (sẽ chuyển dần sang tính trừu tượng, khái quát ở lớp cuối cấp). ­ Cho nên đồ dùng trực quan đưa ra phải đẹp, cô đọng, phong phú về thể  loại (tranh vẽ, băng hình video, máy chiếu hắt, máy soi ảnh) hoặc vật thật. Mục  đích cho học sinh lớp 2 tiếp xúc nhiều với những sự  vật hiện tượng sắp được  vẽ. Tranh vẽ đẹp của các bạn năm trước được giới thiệu với học sinh sẽ  làm   cho các em có chuẩn của cái đẹp mà vẽ bài hứng thú hơn. ­ Giáo viên dạy Mĩ thuật vẽ thị phạm lên bảng, lên giấy sẽ giúp học sinh  nhận biết cách vẽ nhanh hơn, dễ hơn nhiều so với chỉ dạy trên tranh mẫu.
  7. ­ Đến 7 tuổi, các em đang học trong trường tiểu học, lúc này hoạt động  chủ  động của các em là hoạt động học tập, môi trường của các em có sự  thay   đổi. ­ Vào thời gian đầu của lớp 2 giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết điều chỉnh   tạo không khí hào hứng trong lớp học xong vẫn giữ  được tính kỉ  luật, trật tự:   Cho phép các em trao đổi ý kiến, xem, nhận xét bài bạn. Nhưng giáo viên phải  nhắc nhở những học sinh mải chơi, nói chuyện riêng ngoài việc học vẽ. ­ Tưởng  tượng:   Lứa   tuổi   này   là  lứa  tuổi  giàu   tưởng   tượng,   tuy  nhiên  tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng tượng   còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững nhất là các lớp đầu cấp  phải dựa  vào đối tượng cụ thể. Cho nên tranh vẽ theo đề tài của các em còn đơn giản về  các hoạt động (của nhận vật), ít chi tiết, bố cục chưa đẹp. Do đó người giáo viên dạy Mĩ thuật chú ý tập cho các em kĩ năng vẽ hình  đơn giản xong cô đọng, dạy cách sắp xếp hình ảnh hợp với khuôn khổ giấy vẽ  qua nhiều tiết học. ­ Người giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết cách khai thác óc tưởng tượng  phong phú của các em phục vụ cho việc biểu hiện hình vẽ trong bài vẽ tranh đề  tài; Có thể  dùng phương pháp hỏi đáp, kể  chuyện, so sánh để  bật ra đặc điểm  của bức tranh định vẽ. Ví dụ: Vẽ  bài “Cây và nhà”: Cô giáo hỏi học sinh: Em biết các loại cây   gì? Em thử mô tả lại đặc điểm của cây đó ... đi ngoài phố, em nhìn thấy những  ngôi nhà giống hay khác nhau ­ mô tả cụ thể... Cô kể  lại ngôi nhà của mình có   đặc điểm nào đó. Cô hỏi một vài học sinh về ngôi nhà của mình. Hoặc so sánh  nhà ở nông thôn và thành phố bằng cách hỏi học sinh. ­ Tư duy lứa tuổi học sinh tiểu học có những nét đặc thù so với những lứa   tuổi khác. Mà bậc tiểu học là bậc học nền tảng cho những bậc học sau này. Vì  vậy, giáo viên dạy Mĩ thuật phải lựa chọn phương pháp dạy học tối  ưu, phù   hợp với nội dung từng bài vẽ tranh đề tài. Hướng dẫn các em tích cực suy nghĩ  để hình thành kiến thức về Mĩ thuật, khuyến khích học sinh chủ động, tự tin khi  vẽ  bài; Người giáo viên có vai trò hướng dẫn, giúp đỡ  chứ  không áp đặt, làm  thay các em. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, cụ thể là học sinh   lớp 2 giúp cho giáo viên dạy vẽ như bản thân tôi rất tự tin trong việc nghiên cứu   hướng dẫn cho các em cách vẽ  hình tự  tin, tạo bố  cục thuận mắt trong bài vẽ  tranh đề tài.
  8. 2. Khái niệm “Tranh vẽ theo chủ đề”           2.1. Vẽ tranh theo chủ đề            Vẽ  tranh theo chủ  đề là vẽ  tranh về  một đề  tài cho trước (không phụ  thuộc vào người vẽ) người vẽ không được chọn mà phải vẽ  theo là bức vẽ  có  tính tổng hợp nhiều yếu tố  như: Hình hoạ, kí hoạ, màu sắc, phương pháp sắp  xếp (bố  cục, hình mảng, đậm nhạt, xa gần...) nhằm ghi lại tạo nên một cảnh  sinh hoạt hoặc nêu lên một vấn đề trong cuộc sống.           ­ Đây là một phần của môn Mĩ thuật trong chưong trình dạy học  ở  bậc   tiểu học.           ­ Học sinh được vẽ những đề  tài về  cuộc sống xung quanh: Thiên nhiên,   sinh hoạt của con người, thế giới động vật...            ­ Qua cách học vẽ  tranh đề  tài, giúp các em khám phá thêm về  thế  giới  xung quanh, thêm yêu cuộc sống, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô...           ­ Giúp các em phần nào biểu đạt được tình cảm, cảm xúc của mình với  cuộc sống qua các bài vẽ của chính bản thân. ­ Rèn luyện óc quan sát, tưởng tưởng, kĩ năng cầm bút, giúp các em học tốt   các môn học khác. Học sinh lớp 2 yêu thích vẽ tranh đề tài cũng như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí  ... là một nhiệm vụ  quan trọng hàng đầu của các giáo viên dạy Mỹ  thụật như  tôi.           2.2. Một số kiến thức cần thiết cho vẽ tranh theo chủ đề           a. Các thể loại tranh đề tài Tranh phong cảnh: Là tranh miêu tả  vẻ  đẹp của thiên nhiên và các hiện  tượng của nó. Là tranh vẽ  về  cảnh vật, cảnh vật là đối tượng chủ  yếu gồm   biển, trời, mây, nước, núi non, nhà cửa, thôn xóm, đền đài, lăng tẩm chùa miếu... ­ Tranh sinh hoạt ­ Tranh lịch sử ­ Tranh tỉnh vật ­ Tranh chân dung ­ Tranh minh hoạ
  9.           b. Khai thác đề tài chọn hình tượng Khai thác đề tài: ­ Chọn hình tượng 2.3. Vẽ hình, tạo bố cục trong bài vẽ tranh đề tài a. Vẽ hình ­ Tạo nét vẽ trên giấy vẽ để thể hiện một đề tài nào đó: những hoạt động,  hình dáng của các nhân vật, sự vật xung quanh theo chủ quan của người vẽ, cụ  thể ở đây của học sinh lớp 2 dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy Mĩ thuật. ­ Các chất liệu đế  tạo nét trên bức tranh: chì, chì màu, sáp màu, dạ  màu,  bột màu, sơn dầu, màu nước, sơn mài... nói chung là màu vẽ. b. Tạo bố cục ­ Tập hợp các nét, hình vẽ thể hiện rõ nội dung đề tài. ­ Cùng với mảng, màu sắc, khối và đặc trưng của chất liệu làm thành bức   tranh đẹp, mô tả sự nhìn nhận của người vẽ với thế giới xung quanh. 3. Nội dung nghiên cứu ­ Nghiên cứu cách dạy vẽ hình, bố cục trong khuôn khổ giấy được các em   thể  hiện qua các bài vẽ  theo đề  tài dưới sự  hướng dẫn của giáo viên dạy Mĩ  thuật làm sao đạt được hiệu quả cao nhất: đó là sự say mê vẽ của học trò. 3.1. Để có mặt bằng kiến thức về nét vẽ tương đối đồng đều ở  học sinh   lớp 2, tôi hướng dẫn cụ  thể  cách vẽ  cho đối tượng đó bằng cách cho các em  xem những bức tranh có nét vẽ  rõ ràng, mạch lạc không nhất thiết người phải  vẽ  cho đúng và giống thật đẹp đối lập với những bức tranh có nét vẽ  loằng   ngoằng, khó nhìn là hình gì. Ví dụ: Tranh Đua thuyền. Tranh sáp màu của Đoàn Trung Thắng, 10 tuổi.  Trang 5 và tranh Bể  bơi ngày hè. Tranh sáp màu và bút dạ  của Thiên Vân, học   sinh lớp 1, Trường tiểu học Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  10. ­ Đồng thời hướng dẫn những học sinh vẽ  nét tạo hình tốt hơn dạy cho   bạn. Do đó các em vẽ được nên tự tin hơn trong các bài vẽ tiếp theo. 3.2. Khi cách nhận thức về vẽ hình của học sinh lớp 2 đã tương đối đồng   đều thì phải giúp các em đi sâu tìm hiểu về  cách vẽ tranh đề  tài, cụ  thể  là sắp   xếp bố cục hợp lí để nêu bật được chủ đề bức tranh. 3.3. Cách vẽ  hình của HS trong bài vẽ  tranh: Tương đối mạnh dạn  ở  số  đông; giáo viên phải biết cách phát huy luôn khen ngợi những các có nét vẽ ngộ  nghĩnh đồng thời tỏ  ra chưa vừa lòng khi có học sinh chê bạn vẽ  xấu, không  giống thật. Ví dụ: Một học sinh vẽ  chân dung bạn mình, bạn ngồi bên cạnh thấy   không giống nên chê bai làm em đó sợ hỏng bài vội xoá hình đi. Lúc này tôi phải  tìm ra một đặc điểm nào đó đặc trưng nhất của nhân vật trong tranh và kịp thời  khen ngợi như vậy đã giúp học sinh đó cảm thấy tự tin hơn, và học sinh chê bạn   sẽ suy nghĩ xem việc mình làm là tốt hay không tốt. 3.4. Vẽ  hình bằng bút chì: đây là cách vẽ  hình truyền thống của các em  lẫn người lớn khi tạo nét cho tranh vẽ. Học sinh vẽ hình bằng chì cho kết quả là đa số các bài vẽ có hình vẽ nhỏ;   Do chất liệu bút chì dễ  tẩy xoá nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy làm cho  bài vẽ bị bẩn, hình vẽ thiếu tự nhiên. Kết quả được một bức tranh có bố cục trống vắng, rất khó thể hiện màu. Ví dụ:  
  11.  
  12. Trong nhiều tiết vẽ, những em quên vở tôi đã cho vẽ bằng phấn lên bảng   con thì phát hiện thấy nét của các em khỏe, tự nhiên và bố cục hợp lý. Và tôi đã động viên kịp thời những em học sinh đó bằng cách cho cả  lớp   xem bài, đồng thời cho điểm tốt những bài vẽ đẹp. Theo tôi, đó chính là do chất liệu: Phấn có nét to cho nên các vẽ hình to, rõ   hơn (do các em sợ vẽ hình nhỏ  thì các nét phấn sẽ dính vào nhau nhìn không rõ  hình). Sau đó, tôi thử nghiệm: Cho học sinh dùng luôn bút có nét to như dạ màu,  sáp màu để  vẽ bài tranh đề  tài thì thấy đạt hiệu quả  tương đương như  các em   vẽ trên bảng con. Như vậy, hình vẽ của các trên bài vẽ tranh đề tài tỉ lệ thuận với nét vẽ do  chất liệu để vẽ tạo nên. Tôi đã cho cả lớp xem bài vẽ của học sinh có nét vẽ mạnh dạn, hình vẽ to   phù hợp giấy vẽ và khen ngợi trước lóp học sinh đó.
  13. Học sinh lớp 1 rất hay quên, do đó việc tạo thói quen cho học sinh lớp   2 trong cách vẽ hình ở bài vẽ tranh đề tài bằng bút có nét to, rõ được lặp đi lặp   lại nhiều lần ở các tiết học Mĩ thuật. Tôi luôn động viên các em nên dùng bút có  nét to, đậm (màu nâu, đen, xanh, tím...) để vẽ. Tôi đã thí nghiệm việc dùng bút   có nét to, rõ để giúp học sinh vẽ hình trong bài vẽ theo chủ đề ở lớp 2 trong thời   gian 2 tháng. Một số  em được vẽ  bằng bút có nét to, rõ cho chất lượng bài vẽ  tốt hơn nhiều so với một số em vẽ bằng bút chì.
  14. Trong số ba lớp này, 10% số học sinh tạo hình bằng bút chì đạt được bố  cục tốt, nhưng tốc độ vẽ lại chậm do hay tẩy xoá vì sợ sai, sợ xấu. Với số học   sinh này, tôi động viên các em vẽ  bằng bút to. xong do cá tính, thói quen cẩn  thận mà các em vẫn chỉ dùng bút chì để vẽ, không bắt ép các em phải làm theo   các bạn khác mà tôi luôn chỉ bảo để các em có tốc độ vẽ hình nhanh hơn trước. Đặc biệt em Phú – học sinh lớp 2C tuy tay em bị tật, ban đầu em vẽ bằng   bút chì và hay tẩy xóa, hết tiết học kết quả  cũng không hoàn thành, nhưng khi  tôi yêu cầu em dùng bút sáp màu đen để  vẽ  thì nét vẽ  của em dần tự  tin hơn  nhiều.
  15.              
  16. Như  vậy, tôi đã nhân rộng cách dạy trên của mình  ở  ba lớp 2, sau hai   tháng đầu của năm học đã đạt được kết quả tốt, 80% số học sinh thích vẽ bằng  bút có nét to, rõ. Việc vẽ  hình bằng chất liệu trên đã giúp các thêm tự  tin vào   chính bản thân mình, không tẩy xoá hình vẽ nữa. Điều đó đã giúp bài vẽ của các   em ngộ nghĩnh, đáng yêu. Cảm xúc của các được bộc lộ trên bức tranh. Sau khi học sinh lớp 2 đã quen với cách dùng bút có nét to, rõ để  vẽ  hình  thì việc dạy các cách tạo cho bài vẽ có bố cục chặt chẽ trở nên thuận lợi hơn. Tôi vẽ  thị  phạm (xong rồi xoá đi ngay) trên bảng to, coi bảng là một tờ  giấy vẽ, vẽ hình rõ, hợp lí trên bảng đế học sịnh quan sát. Ví  dụ: Bài   vẽ   “  Chim  trong  vườn  hoa”,   “Chúng  em  trong  vườn  hoa”,   “Phong cảnh thiên nhiên”. Như  đã biết, các em 7 tuổi hay bắt chước các hành động, việc làm của   người lớn hơn, tôi đã vận dụng đặc điểm này của các để hướng cho các em sắp  xếp bố  cục theo chuẩn mực của cái đẹp: vẽ  hình phù hợp khuôn khổ  bản vẽ,  cách làm như vậy góp phần không nhỏ để tạo cho học sinh lớp 2 có kĩ năng vẽ  hình to, rõ ràng; giúp các em cách nhìn hình, bố  cục hợp lí. Học sinh lớp 2 vẽ  hình đơn giản, một bức tranh chỉ cần vẽ ba bốn hình là đủ tạo thành một bố cục   tranh. Trong tiết Mĩ thuật, để giúp học sinh làm quen với cách tạo bố cục bằng   nét vẽ  to, rõ; tôi luôn khen ngợi trước lớp bài của các em có bố  cục đẹp, được  vẽ bằng nét to, rõ (dạ màu, sáp màu...). Và khuyến khích các em vẽ chì cố gắng  hơn nữa để  có được bài đẹp như  các bạn kia. Kết quả  là cuối năm học, số  lượng học sinh vẽ bằng bút có nét to, rõ chiếm 70% trong toàn khối. Chất lượng các bài vẽ tranh đề tài được nâng cao. Những bức tranh có tạo   hình tự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều. Và điều quan trọng là đã gây được không khí hào hứng, say mê vẽ   ở  các   em lớp 2A, 2B, 2C, khi tôi vào dạy mĩ thuật các em vẽ rất tự giác và số  lượng   cũng như chất lượng đều tốt. Các em “đua” nhau vẽ  tranh, tự  hào khi mình vẽ  tranh được giáo viên    tuyên  dương  trước lớp. Phong  trào  vẽ   tranh  đề  tài  của  3 lớp trên tốt nhất   trường. * Những kiến thức Mĩ thuật liên quan tới việc vẽ hình, tạo bố cục. Khi học sinh lớp 2 đã vẽ được bố cục tốt qua việc tạo nét bằng bút màu  đậm và những kiến thức khác về sắp xếp hình trong bài vẽ  theo đề tài thì việc 
  17. tô màu trở  nên dễ  dàng: hình có mảng to, dễ  nhìn, không như  vẽ  bằng bút chì  làm hình vẽ nhỏ khó nhìn. Bức tranh có màu sắc đẹp dần dần hiện ra trước mắt các, lôi cuốn các;  các tự  hào đã tạo ra được bức tranh của riêng mình, các đã khám phá thế  giới   của Mĩ thuật, đây chính là sân chơi bổ ích của các. Cách vẽ hình to rõ góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề. Ví dụ: Bài vẽ  “Chiều về” tranh bút dạ  và sáp  của Hoàng Phong, 9 tuổi               Bài vẽ “Những con cá đáng yêu” Tranh sáp màu của Bảo Thu, 7 tuổi    
  18.           Bài vẽ “Bảo vệ môi trường” Tranh sáp màu của Nguyễn Thị Hoài, 7  tuổi           Bài vẽ “Chim và hoa” tranh chỉ màu của Hà Hương Thảo, Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, Hà  Nội       ­ Khi các em đã vẽ được bức tranh theo cách vẽ hình để  tạo bố  cục như  trên, rất thuận lợi cho giáo viên dạy vẽ ­ vì học sinh đã tự tin hơn khi thấy giáo   viên Mĩ thuật bước vào lớp; các em reo hò, háo hức “đòi” được vẽ. Đây chính là  món quà quí giá đối với một giáo viên dạy Mĩ thuật như tôi. ­ Phương pháp cho các em dùng bút có nét to, rõ để vẽ hình, ngoài những  ưu điểm, thành quả trên còn có một số hạn chế: một số học sinh không vẽ theo  mà vẫn dùng bút chì vẽ  để  tẩy cho dễ, tôi phải mất nhiều thời gian trong một   tiết học để hướng dẫn cụ thế hơn cho các em này.
  19. ­ Một số  học sinh khác (số  lượng ít, khoảng 10% tổng số  học sinh trong   một lớp) vẽ  theo phương pháp tôi hướng dẫn trên có nhận thức chậm hoặc   không có năng khiếu, nên vẽ  chưa đẹp, vẽ  bài có bố  cục dàn hàng ngang hoặc  hình người trong tranh giống nhau về động tác; một số  em thích gì vẽ  nấy dẫn   đến bố cục tranh lộn xộn. Trong quá trình giảng dạy tôi cố gắng giúp những em  này vẽ  được những hình, bố  cục đơn giản nhất bằng bút nét to: động viên kịp  thời một tiến bộ dù nhỏ nhất của các em.   * Môn Mĩ thuật là môn học giúp các thư giãn sau các giờ  học khác, được   chơi, được tìm tòi suy nghĩ và bộc lộ  bản thân qua từng nét vẽ, mảng màu, đề  tài khác nhau. Với đề tài này, tôi đã giúp các yêu thích môn Mĩ thuật, hạn chế cảm giác   lo sợ  vì không biết vẽ. Các biết bảo vệ  ý thức chủ  quan của bản thân khi vẽ  tranh, không bị   ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Phương pháp vẽ  hình trên giúp bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng ở  học sinh, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Đó là một cách giáo  dục thẩm mĩ cho học sinh. PHẦN III : PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả ­ Học sinh lớp 2 say sưa, hứng thú vẽ  cho nên tiết học vẽ  trở  nên thoải  mái, nhẹ nhàng. ­ Học sinh tự tin hơn khi vẽ hình trong vẽ tranh. ­ Học sinh tạo được những bố  cục, hình vẽ  ngộ  nghĩnh mang hiệu quả  bất ngờ, đẹp mắt. Ví dụ một số bài vẽ như sau:
  20.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2