intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm là nắm bắt nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 5 nói chung, mục tiêu, nội dung, yêu cầu của luyện đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 5 nói riêng: Khảo sát chất lượng đọc diễn cảm của học sinh. Chuẩn bị chu đáo trước khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THỦY TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO CHÂU BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5” Lĩnh vực/cấp học: Tiếng việt (02)/GDTH Tác giả : ĐỖ THỊ HỒNG Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Chức vụ : Giáo viên Nơi công tác : Trường Tiểu học Giao Châu Giao Châu, ngày 04 tháng 6 năm 2020
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5” 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Tiếng việt (02)/GDTH 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 7/ 10/ 2019 đến ngày 03/7/2020 4. Tên tác giả: Họ và tên: ĐỖ THỊ HỒNG Ngày sinh : 14/10/1993 Nơi thường trú: xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư pham Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Giao Châu SĐT: 03.47.925.272 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100% 5. Đồng tác giả: (Không có) 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị trường: Trường Tiểu học Giao Châu Địa chỉ: Xã Giao Châu – huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định
  3. BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. Trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, dạy Tập đọc nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Ngay từ những ngày đầu trẻ cắp sách tới trường việc dạy và hình thành, rèn luyện, phát triển các kĩ năng: nghe - nói - đọc viết cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thầy cô. Trong đó dạy đọc có ý nghĩa to lớn. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Môn Tiếng Việt nói chung và yêu cầu luyện đọc cho học sinh nói riêng đã được quan tâm đúng mức. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ và đặc điểm riêng. Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc - nghe - nói. Cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài đọc và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc lớp 5 cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học, chú ý đến yêu cầu biểu cảm... Phân môn Tập đọc ở lớp 5 với mục đích giúp học sinh biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học,... phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật. Song làm thế nào để học sinh đọc diễn cảm tốt ? Bởi đọc diễn cảm tốt sẽ giúp học sinh hiểu bài văn, bài thơ một cách sâu sắc, giúp cho các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn. Đặc biệt với năm học này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm như thế nào để đáp ứng được yêu cầu quan trọng của phân môn Tập đọc nói chung và yêu cầu của việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 nói riêng. Thực tế giảng dạy cho thấy, trong những năm gần đây thực hiện chương trình sách giáo khoa mới nên khi giảng dạy nhiều giáo viên vẫn mới chỉ cố gắng sao cho thực hiện đúng quy trình đã được tập huấn, đảm bảo thời gian của tiết học. Và khi tiến hành chuyên đề, thao giảng giáo viên còn có tâm lí "sợ" thiếu thời gian khi thực hiện được đúng quy trình... Trước những khó khăn đó, giáo 1
  4. viên chưa chú ý tới hiệu quả của tiết dạy, chưa thực sự chú ý đến việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Chính vì việc nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, tác dụng to lớn của việc đọc diễn cảm trong giờ dạy tập đọc, đồng thời thấy được những khó khăn bỡ ngỡ khi trực tiếp giảng dạy nội dung “Luyện đọc diễn cảm” (yêu cầu, mức độ, quy trình, biện pháp thực hiện đạt hiệu quả...), tôi đã tích cực nghiên cứu tài liệu, đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp và đã đạt hiệu quả. Tôi mạnh dạn xin trình bày kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 1.1 Thực trạng: Ngay sau khi dạy vài bài tập đọc đầu tiên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp 5B tôi giảng dạy với yêu cầu sau : Đề bài: "Hãy đọc diễn cảm một đoạn văn mà em thích trong bài : Sắc màu em yêu " Tiếng Việt lớp 5 tập 1 - Trang 19. *Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau: Đọc lưu loát bước đầu Số Đọc diễn cảm tốt Đọc đúng, chậm... có diễn cảm HS SL % SL % SL % 31 3 9,7 06 19,4 22 70,9 * Phân loại, nắm chắc đối tượng học sinh: Căn cứ vào kết quả khảo sát, theo dõi quá trình học trên lớp, tôi tiến hành phân loại học sinh theo các nhóm: + Học sinh đọc diễn cảm tốt: 03 em. + Học sinh đọc lưu loát, bước đầu có diễn cảm: 06 em. + Học sinh đọc đúng, chậm, chưa diễn cảm: 22 em. Với kết quả khảo sát như trên tôi hết sức lo lắng vì tỷ lệ học sinh đọc đúng chậm chưa diễn cảm còn cao chiếm 70,9%, học sinh đọc diễn cảm tốt ít chiếm 9,7%. Với kinh nghiệm tích lũy được qua giảng dạy, tôi quyết định đi tìm nguyên nhân, phân tích để tìm ra các “Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. 2
  5. 1.2. Nguyên nhân Qua nghiên cứu, qua thực tế giảng dạy và qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy một số nguyên nhân sau: * Về phía giáo viên: - Đa số giáo viên nhận thức đúng về vai trò của việc đọc diễn cảm, nắm được yêu cầu, quy trình hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. Song, không ít giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm, vì vậy khi dạy giờ tập đọc giáo viên chưa chú ý đến đọc diễn cảm mà chỉ coi trọng bước luyện đọc, bước tìm hiểu bài, còn phần hướng dẫn đọc diễn cảm còn tiến hành một cách hình thức, qua loa, "lấy lệ". Giáo viên chưa tạo điều kiện cho học sinh luyện đọc. - Giáo viên chưa tạo lập được cơ sở vững chắc cho thành công của tiết dạy: chưa đầu tư thích đáng cho việc thiết kế bài giảng, chưa có sự công phu rèn giọng đọc của bản thân, chưa "kế thừa" hiệu quả của hai bước đệm cho đọc diễn cảm tốt: luyện đọc và tìm hiểu bài. * Về phía học sinh: - Chất lượng đọc ở một số học sinh chưa tốt, học sinh đọc còn chậm, sai, ngọng, ấp úng, chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu chưa biết nhấn giọng, lên giọng, hạ giọng những từ cần thiết... - Học sinh còn lười đọc sách không chịu khó rèn đọc. - Học sinh còn nhỏ, các em nặng về học vẹt – Thầy (cô) đọc sao trò cố đọc như vậy, chưa biết đọc thế nào cho hay. - Khả năng cảm thụ văn học của học sinh còn hạn chế, học sinh không có điều kiện đọc nhiều truyện, tranh, báo... Dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa cao. * Về phía gia đình: - Hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chưa có điều kiện cho các em đọc nhiều sách báo... - Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đọc diễn cảm của các em, nếu có mới chỉ dừng lại ở việc dạy các em đọc to, rõ ràng... chứ chưa hướng các em đọc diễn cảm. Đặc biệt do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương phát âm sai (phụ âm r/g, gi/d, ch/tr, s/x, t/ch... ), các thành viên trong gia đình chưa chú ý sửa ngọng khi phát âm, dẫn tới các em bị ảnh hưởng về cách phát âm. 3
  6. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Trước thực trạng trên, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau : 2.1 Nghiên cứu, nắm bắt nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 5 nói chung, mục tiêu, nội dung, yêu cầu của luyện đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 5 nói riêng: Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 gồm 40 bài văn xuôi, 2 vở kịch(trích), 18 bài thơ được dùng để dạy tập đọc, học sinh lớp 5 tiếp tục được rèn luyện để có kĩ năng đọc trơn, đọc thầm với tốc độ nhanh hơn, nâng cao thêm một bước về kĩ năng đọc diễn cảm đã được luyện tập ở lớp 4 (thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài). Qua hệ thống các loại văn bản với nội dung đa dạng, phong phú, các bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng việt 5 đem đến cho học sinh những kiến thức bổ ích và lí thú về một lĩnh vực của đời sống, các em được giao tiếp với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình, của những chủ nhân tương lai, biết được quyền của trẻ em, bình đẳng giới... Các em được mở rộng tầm mắt về thế giới xung quanh, biết yêu quý các dân tộc anh em, biết cảm thông chia sẻ với những cảnh ngộ khó khăn... Tất cả những điều đó tạo thuận lợi rất lớn giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Từ việc cảm thụ tốt ấy, sẽ giúp các em đọc diễn cảm tốt hơn nhiều. Trên cơ sở nắm vững nội dung, chương trình SGK Tiếng Việt 5, tôi nghiên cứu yêu cầu về đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 5. CTTH (môn Tiếng Việt) ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ-BGD và ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5: học hết lớp 5, học sinh cần đạt được yêu cầu đọc biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn. So với yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4( đọc biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ), học sinh lớp 5 cần được thực hành luyện đọc diễn cảm nhiều hơn. trong đó có nội dung tập đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc, một đoạn truyện đã đọc để đáp ứng được yêu cầu cao hơn ở các lớp trên. 2.2 Chuẩn bị chu đáo trước khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. 2.2.1 Giáo viên đọc diễn cảm mẫu chuẩn mực. Sau khi học sinh đã luyện đọc đúng; tìm hiểu bài,... phát hiện giọng đọc, cách đọc thì cho các em luyện đọc diễn cảm. Phần đọc diễn cảm này thường là học sinh đọc mẫu (nếu như các em đọc tốt). Nhưng cũng có khi giáo viên phải 4
  7. đọc mẫu diễn cảm cho học sinh nghe và học tập (nếu như các em đọc không tốt). Để khi hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm tốt, thì giáo viên cần chú ý đến việc rèn đọc diễn cảm của chính bản thân mình. Thầy cô có đọc diễn cảm tốt thì mới hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tốt được. Để đọc diễn cảm tốt, tôi luôn rèn luyện công phu cả về giọng đọc, kĩ năng đọc và năng lực cảm thụ văn học. Tôi luôn tìm hiểu kĩ bài văn, bài thơ để cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc, tinh tế và như thế tôi sẽ tìm được giọng đọc phù hợp, hấp dẫn. Với việc đọc diễn cảm tốt chúng ta đã chuyển đến học sinh không chỉ là nội dung bài văn, bài thơ mà cả cảm xúc của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tác động đến tình cảm của học sinh. Nghe giáo viên đọc diễn cảm mẫu tốt, học sinh không chỉ học tập về kĩ thuật đọc mà các em còn hiểu được phần nào nội dung thông báo và có được sự rung động cảm xúc. Để đọc diễn cảm tốt, tôi tiến hành như sau: - Rèn giọng đọc chuẩn xác (Tôi luôn cố gắng rèn cho mình khả năng phát âm chuẩn khi giao tiếp, khi đứng trước học trò). - Đọc bài văn, bài thơ nhiều lần trước khi lên lớp. Nắm chắc nội dung bài. - Xác định sắc thái giọng đọc tuỳ theo đối tượng miêu tả; đối tượng, tính cách của từng nhân vật... trong văn bản. (Tôi căn cứ vào phần hướng dẫn sư phạm). - Tập ngắt nhịp theo dấu hiệu ngữ pháp, dựa vào cấu trúc câu, văn cảnh. - Tìm từ nhấn giọng (từ thể hiện cảm xúc, tâm trạng). - Tìm hiểu về độ cao, trường độ. 2.2.2 Thiết kế bài giảng có chất lượng, khoa học. Sau khi tìm được giọng đọc chuẩn xác, tôi tiến hành nghiên cứu kĩ SGK, SGV. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt... để tìm ra phương án giảng dạy phù hợp. Khi thiết kế bài dạy tôi luôn chú ý đến đặc điểm học sinh lớp mình. Tôi luôn tự đặt ra những câu hỏi: Học sinh có thể đọc sai ở những từ nào? Câu thơ (câu văn) nào học sinh khó ngắt hơi đúng? Nên chọn đoạn nào để hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm? Cách tổ chức các hoạt động đó như thế nào?... - Khi thiết kế, tôi luôn cố gắng trình bày ngắn gọn, song thể hiện rõ từng bước và có sự phân loại kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp 2.3. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 5
  8. 2.3.1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng. Trong một tiết Tập đọc, để rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ, trước hết cần hướng dẫn học sinh đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát bài văn, bài thơ đó. Để làm được điều đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh: 2.3.1.1. Đọc đúng từ, cụm từ: Khi dạy Tập đọc, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn đọc sai từ, cụm từ. Vì vậy, việc đầu tiên của đọc đúng là tìm ra những từ, cụm từ mà học sinh dễ sai bằng cách cho học sinh phát hiện từ, cụm từ, giáo viên ghi bảng rồi hướng dẫn học sinh luyện đọc. Giáo viên nghe học sinh đọc, sau đó nhận xét, gợi ý, hướng dẫn học sinh về cách phát âm, giúp học sinh hiểu nghĩa của từ để đọc cho đúng. Ví dụ : Bài : Kì diệu rừng xanh ( TV 5 Tập 1 / 75 ) - loanh quanh, lúp xúp, gọn ghẽ. ( Luyện đọc đúng âm đầu, vần ). - kiến trúc tân kì, vương quốc những người tí hon, giang sơn vàng rợi (Luyện đọc đúng cụm từ ). Bài : Đất Cà Mau ( TV 5 Tập 1 / 89 ) - phập phều, gió dông, san sát (Luyện đọc đúng phụ âm đầu ). - rạn nứt, phập phều, thẳng đuột ( Luyện đọc đúng vần ). - quây quần thành chòm, mũi đất cuối cùng, đất nẻ chân chim ( Luyện đọc đúng cụm từ ). - lướt thướt, quyến, triền núi, ngọt lựng ( Luyện đọc đúng vần ) ( Bài Mùa thảo quả - TV 5 Tập 1 / 113 ). - boong tàu, dong buồm, vây quanh ( Luyện đọc đúng vần ) ( Bài Những người bạn tốt – TV 5 Tập 1 / 64 )... 2.3.1.2 Đọc đúng câu, đoạn: Khi hướng dẫn học sinh đọc một văn bản, thông thường giáo viên hướng dẫn, gợi ý hoặc “ tạo tình huống ” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc đúng, đọc diễn cảm. Khi học sinh đã đọc đúng từ ngữ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh luyện đọc câu, đoạn bằng cách để các em tự phát hiện chỗ cần ngắt hơi, nghỉ hơi trong câu ( câu dài và cả những câu ngắn ). Việc làm này không những giúp các em dễ dàng tìm ra cách đọc đúng câu, đoạn, biết cách ngắt hơi, nghỉ hơi, làm chủ tốc độ đọc của mình, mà còn tăng khả năng diễn tả 6
  9. nội dung, tình cảm của bài đọc, giúp học sinh có khả năng đọc tốt hơn, rành mạch, lưu loát hơn. Ví dụ : Bài: Đất nước ( TV 5 – tập 2 / 95 ) Sau lưng / thềm nắng / lá rơi đầy. Nếu học sinh không được luyện đọc đúng , các em sẽ đọc thành : Sau lưng thềm / nắng lá rơi đầy. Bài: Một chuyên gia máy xúc ( TV 5 Tập 1 / 45 ) Thế là / A-lếch- xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi / lắc mạnh và nói. // Nếu học sinh không được luyện đọc đúng , các em sẽ đọc thành : Thế là A-lếch- xây / đưa bàn tay / vừa to vừa chắc / ra nắm lấy / bàn tay đầy dầu mỡ / của tôi lắc mạnh và nói. // 2.3.2. Ngữ điệu, cao độ, cường độ, trường độ, … của giọng đọc. Khi học sinh đã được đọc đúng, biết ngắt hơi, nghỉ hơi đúng chỗ, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận ra muốn thể hiện được cảm xúc của bài đọc thì đọc đúng không là chưa đủ mà các em còn phải biết làm chủ giọng đọc của mình sao cho đúng ngữ điệu, cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc,…phù hợp với từng loại câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến ) nhằm diễn tả đúng nội dung của bài. Ví dụ: Bài: Ê-mi- li, con … ( TV 5 – Tập 1 / 49 ) - Đi đâu cha ? - Xem gì cha ? ( Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Tuy nhiên không cao giọng ở cuối câu hỏi, các từ dùng để hỏi ) 2.3.3. Việc đọc mẫu của giáo viên. Ở lớp 5, biện pháp đọc mẫu của giáo viên cần được cân nhắc kĩ nhằm phát huy sự sáng tạo về cách đọc của học sinh. Để học sinh đọc diễn cảm được một văn bản, trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Muốn vậy, giáo viên cần đọc mẫu bằng cách : * Đọc từ, cụm từ: 7
  10. Việc đọc đúng từ, cụm từ nhằm sửa phát âm sai, điều chỉnh cách đọc cho đúng, cách ngắt, nghỉ hơi cho hợp lí. Giáo viên thường gợi ý cho học sinh tự sửa hoặc nhờ bạn bè sửa giúp, nhưng học sinh cũng cần được giáo viên hướng dẫn cụ thể, được nghe giáo viên đọc mẫu thật chính xác để học sinh học đọc một cách trực quan và sinh động nhất ( nhất là với những học sinh còn đọc chậm, yếu ). 2.3.4. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ, nội dung, nghệ thuật của bài đọc để nâng cao khả năng đọc diễn cảm Trong tiết Tập đọc, việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài là nhằm mục đích trau dồi kĩ năng đọc – hiểu, nắm bắt thông tin, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học, tạo cơ sở cho học sinh đọc diễn cảm. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm nâng cao năng lực đọc diễn cảm, ngay từ khi hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu : 2.3.4.1. Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài văn, bài thơ: Giải nghĩa từ trong bài Tập đọc giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc . Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ trong ngữ cảnh cụ thể ( từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa, từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen, từ ngữ quan trọng giúp học sinh hiểu nội dung bài,… ) nếu được thực hiện nhẹ nhàng, đúng lúc, đúng chỗ kết hợp với luyện đọc sẽ có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc – hiểu, giúp học sinh đọc tốt hơn, nâng cao khả năng hiểu bài và vận dụng vào giọng đọc của mình có hiệu quả tốt hơn Ví dụ : Bài : Hạt gạo làng ta ( TV 5 – Tập 1 / 139 ) … Em vui em hát Hạt vàng làng ta. - Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “ hạt vàng ” ? Học sinh sẽ dựa vào những điều tác giả muốn nói đến trong từng khổ thơ ( hạt gạo kết đọng bao tinh túy của đất trời; hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của biết bao người; hạt gạo góp phần làm nên chiến thắng chung của dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước), từ đó học sinh sẽ hiểu được hạt gạo được gọi là “ hạt vàng ” vì hạt gạo rất quý ( quý như vàng ). Từ đó sẽ định hướng được cho học sinh nhấn giọng ở những từ ngữ nói đến vị phù sa, hương sen, lời hát, bão, mưa, giọt mồ hôi,… chứa trong hạt gạo và nỗi vất vả của người làm ra hạt gạo. 8
  11. Bài : Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà ( TV 5 – Tập 1 / 69 ) Ngày mai Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên. Yêu cầu học sinh giải thích nghĩa của từ “ bỡ ngỡ ” ( ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc ). Tác giả dùng từ “ bỡ ngỡ ” làm cho biển có tâm trạng như con người, ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa vùng cao . Qua đó nói lên sức mạnh kì diệu của con người, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi được nhìn ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, niềm mơ tưởng về tương lai tốt đẹp . Từ đó giúp học sinh định hướng được giọng đọc chậm rãi, ngân nga, chứa chan niềm xúc động. 2.3.4.2. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản: Muốn đọc diễn cảm một văn bản, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản qua giọng đọc của mình. Muốn vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh : * Cảm nhận hình ảnh : Một trong những đặc điểm của văn bản nghệ thuật là giàu hình ảnh. Vì vậy khi dạy Tập đọc, giáo viên thường hướng đến một số câu hỏi để học sinh có thể cảm nhận được hình ảnh trong bài đọc từ đó học sinh dần dần nhận biết, xác định được những hình ảnh gợi ra trong đoạn văn, đoạn thơ từ đó phát triển trí tưởng tượng của học sinh, hình thành và phát triển khả năng cảm thụ hình tượng văn học và giúp giọng đọc của học sinh biểu cảm hơn . Ví dụ : Bài : Cửa sông ( TV 5 – Tập 2 / 74 ) - Qua hình ảnh cửa sông, Tác giả muốn nói lên điều gì? (ca ngợi tình cảm thủy chung, uống nước, nhớ nguồn) 9
  12. Từ đó hướng dẫn học sinh thể hiện tình cảm đó bằng giọng đọc nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm . *Nhận biết nhân vật, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật tu từ : Việc luyện cho học sinh biết nhận xét nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua đó, học sinh biết bộc lộ cách hiểu, cách nghĩ, cách cảm, cách đánh giá của mình về nhân vật, về những chi tiết, nghệ thuật tu từ làm nên cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Từ đó học sinh sẽ đọc tốt hơn. Ví dụ : Bài : Đất nước ( TV 5 – tập 2 / 95 ) Trời xanh đây / là của chúng ta Núi rừng đây / là của chúng ta Những cánh đồng / thơm mát Những ngả đường / bát ngát Những dòng sông /đỏ nặng phù sa. Học sinh nhận biết được các từ ngữ đây, của chúng ta được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh sự khẳng định, nhằm nêu bật niềm tự hào, niềm hạnh phúc về đất nước đã được tự do. Những hình ảnh : những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa được miêu tả theo cách liệt kê như vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do bao la. Từ đó định hướng cho học sinh đọc với giọng nhanh, vui, khỏe khoắn, tràn đầy tự hào. Bài : Lập làng giữ biển ( TV 5 – Tập 2 / 36 ) Lời bố Nhụ : Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. ( rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát ) Lời ông Nhụ : Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng. (kiên quyết, gay gắt ) Lời của Nhụ : Vâng ( Nhẹ nhàng, tình cảm ) Từ đó học sinh sẽ có giọng đọc phù hợp với từng nhân vật trong bài. Bài : Cửa sông ( TV5 – Tập 2 / 74 ) - Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối đã nói lên điều gì về “ tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn ? ( Không quên nguồn cội ). 10
  13. Qua đó học sinh nhận biết được qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Từ đó có giọng đọc tình cảm, thiết tha, sâu lắng. *Nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả : Luyện cho học sinh biết chia sẻ tâm trạng, thái độ, cảm xúc, nỗi niềm, tâm tình của tác giả; có ý thức tìm hiểu, khám phá những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm chính là hình thành ở học sinh năng lực đồng cảm, sẻ chia với những nỗi niềm, tâm sự của tác giả nói riêng và mọi người xung quanh các em nói chung. Từ đó, học sinh sẽ bộc lộ cảm nhận của mình qua giọng đọc. Ví dụ : Bài : Về ngôi nhà đang xây ( TV 5 – Tập 1 / 148 ) - Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta ? ( Đất nước đang trên đà phát triển, thay đổi từng ngày, từng giờ ) Giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện sự tự hào của tác giả về đất nước đang từng ngày, từng giờ đổi mới bằng giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, tràn đầy lòng tự hào. Bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa ( TV 5 – Tập 1 / 10 ) - Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ? (Tình yêu làng quê) Giọng đọc nhẹ nhàng, âm hưởng lắng đọng thể hiện tình yêu quê hương thiết tha của tác giả. 2.3.5. Nâng cao khả năng đọc diễn cảm cho học sinh Sau khi học sinh đã được hướng dẫn cách đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn; biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí; được nghe giáo viên đọc mẫu; được giáo viên hướng dẫn tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài, giáo viên cần căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở, hướng dẫn học sinh tìm ra cách đọc, tập thể hiện bằng giọng đọc của mình, bước đầu ý thức được cách đọc nhằm diễn tả nội dung bài thông qua giọng đọc một cách có hiệu quả nhất. * Đối với văn bản nghệ thuật : Giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ; sự việc, tính cách nhân vật trong bài văn, vở kịch,… bước đầu học sinh biết làm chủ được giọng đọc sao cho đúng về ngữ điệu, tốc 11
  14. độ, cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc,… nhằm diễn tả đúng nội dung bài đọc. Ví dụ : Bài : Mùa thảo quả ( TV 5 – Tập 1/ 113 ) - Đoạn 1: Đọc nhấn giọng từ ngữ gợi tả hương thơm ngất ngây, đặc biệt, lan tỏa, kéo dài trong không gian của thảo quả; ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; nhấn giọng và kéo dài ở các câu ngắn như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời. Gió tây lướt thướt bay rừng, / quyến hương thảo quả đi, / rải theo triền núi, / đưa hương thảo quả ngọt lựng, / thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. / Gió thơm. / Cây cỏ thơm. / Đất trời thơm. / Người đi từ rừng thảo quả về, / hương thơm đậm, / ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn. // Bài : Đất nước ( TV 5 – tập 2 / 95 ) - Khổ thơ 1, 2 đọc với giọng tha thiết, bâng khuâng thể hiện vẻ đẹp và buồn của những ngày thu đã xa : Sáng mát trong / như sáng năm xưa Gió thổi / mùa thu / hương cốm mới Tôi nhớ / những ngày thu đã xa. Sáng chớm lạnh / trong lòng Hà Nội Những phố dài / xao xác hơi may Người ra đi / đầu không nghoảnh lại Sau lưng / thềm nắng / lá rơi đầy. - Đến khổ thơ 3, 4 nhịp nhanh hơn, giọng vui, khỏe khoắn, thể hiện niềm vui, rộn ràng của thiên nhiên, con người trong mùa thu thắng lợi. Mùa thu nay / khác rồi Tôi đứng vui nghe / giữa núi đồi Gió thổi rừng tre / phấp phới Trong biếc / nói cười thiết tha… - Khổ thơ 5 cần đọc với giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính, lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc. 12
  15. Nước chúng ta Nước những người / chưa bao giờ khuất Đêm đêm / rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa / vọng nói về. // * Đối với các loại văn bản khác : Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc, ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật và lời nói của nhân vật, đọc đúng ngữ điệu các kiểu câu, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật, lời nói nhân vật và tên nhân vật, lời chú thích,… Có giọng đọc phù hợp với mục đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng, nổi bật trong văn bản; khắc phục những cách đọc thiên về hình thức hoặc “diễn cảm” tùy tiện. Ví dụ : Bài: Lòng dân ( TV 5 – Tập 1 / 25 ) Cai : - Để coi. ( Quay sang lính ) // Trói nó lại cho tao // (chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà // ( lính trói dì Năm lại ). An : - ( Ôm dì Năm, khóc òa ) Má ơi má ! Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc hạ giọng các từ ngữ trong ngoặc đơn và nghỉ hơi ( // ) để phân biệt lời chú thích với lời của nhân vật, giọng Cai hống hách, xấc xược, giọng An tự nhiên như một đứa trẻ đang khóc. Ví dụ : Hướng dẫn học sinh đọc văn bản luật sau : Điều 21 : // Trẻ em có bổn phận sau đây : // 1. Yêu quý, / kính trọng, / hiếu thảo với ông bà, / cha mẹ; // kính trọng thầy giáo, / cô giáo; // lễ phép với người lớn, / thương yêu em nhỏ; // đoàn kết với bạn bè; // giúp đỡ người già yếu, / người khuyết tật, / tàn tật, / người gặp hoàn cảnh khó khăn / theo khả năng của mình. // 2. Chăm chỉ học tập, / giữ gìn vệ sinh, / rèn luyện thân thể, / thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, / giữ gìn của công, / tôn trọng tài sản của người khác, / bảo vệ môi trường. // ( TV 5 – tập 2 / 145 ) 13
  16. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều khoản, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu (Dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm), nhấn mạnh các từ ngữ chứa đựng thông tin quan trọng. 2.3.6. Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm, theo tổ: Việc tổ chức cho học sinh luyện đọc theo cặp, nhóm, tổ sẽ tạo cơ hội cho từng cá nhân học sinh được luyện đọc nhằm phát huy năng lực cá nhân. Qua đó, học sinh sẽ được đọc cho bạn nghe và nghe bạn đọc để cùng chia sẻ kinh nghiệm đọc, học tập cách đọc của bạn, giúp bạn sửa cách đọc, thi đua nhau trong học tập. Đồng thời cũng giúp giáo viên phát hiện những học sinh đọc tốt để khuyến khích, động viên và những học sinh đọc chưa tốt để có kế hoạch giúp đỡ, uốn nắn, rèn luyện. Tâm lí của học sinh tiểu học là thích được làm việc theo cặp, theo nhóm, theo tổ và thích được thi đua, được khen,… Vì vậy, giáo viên cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung của tiết dạy để tổ chức học sinh hoạt động luyện đọc theo cặp, nhóm hay tổ một cách phù hợp nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất. 2.3.7. Tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. Để kích thích hứng thú luyện đọc và rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi học tập ngay trong từng bài Tập đọc của chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Trò chơi học tập giáo viên nên tổ chức lúc hướng dẫn học sinh luyện đọc và luyện đọc diễn cảm, thông thường là các bài học thuộc lòng; nội dung trò chơi phải gắn với bài đọc, phục vụ cho yêu cầu về kiến thức – kĩ năng của bài (học sinh hiểu được nội dung bài; được rèn kĩ năng đọc, đọc diễn cảm, nghe, nói ); hình thức tổ chức trò chơi cần gọn, nhẹ, cách tiến hành đơn giản để càng nhiều học sinh được tham gia càng tốt. Giáo viên nên lựa chọn những trò chơi đem lại tác dụng thiết thực với học sinh, kích thích hứng thú đọc, rèn tư duy linh hoạt, bồi dưỡng cảm thụ văn học, giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp,… Các trò chơi học tập có thể dùng để rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, đó là : - Thi đọc nối tiếp từng đoạn ( theo nhóm, tổ ) - Thi đọc diễn cảm cùng một đoạn văn ( thơ ) hoặc cả bài Học thuộc lòng - Thi đọc đoạn văn, thơ em thích nhất trong bài - Thi đọc truyện ( kịch ) theo vai 14
  17. - Thi “ thả ” thơ - Thi đọc bài văn bài thơ hay,… trong các tiết sinh hoạt tập thể, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa. .. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Những biện pháp nêu trên tôi đã áp dụng vào quá trình giảng dạy thực tế ở lớp mình chủ nhiệm . Sau khi áp dụng tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc diễn cảm ở thời điểm đầu năm so với thời điểm này. Kết quả thu được như sau: *Kết quả khảo sát cuối học kì II: Đề bài: Em hãy đọc diễn cảm một đoạn trong bài “Những cánh buồm” Tiếng Việt lớp 5 tập 2- trang 140. Đọc lưu loát, Đọc đúng, Đọc diễn cảm tốt bước đầu có chậm Thời diễn cảm Lớp điểm TS học SL % SL % SL % sinh Đầu năm 31 3 9,7 06 19,4 22 70,9 5B Cuối HK 31 15 48,4 12 41,4 04 13,8 II * So sánh đối chứng: Dựa vào thực tế giảng dạy áp dụng biện pháp như trên và qua kết quả khảo sát đầu năm so với thời điểm cuối học kì II năm học năm 2019 - 2020 ở Lớp 5B tôi thấy: Kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh ở cuối HK II tăng lên rõ rệt, không chỉ so với chất lượng đầu năm học mà đặc biệt đọc diễn cảm tăng cao ngay trong thời điểm này. Số lượng học sinh đọc đọc diễn cảm và đọc lưu loát bước đầu có diễn cảm chiếm phần lớn số học sinh trong lớp. Nhờ việc đọc diễn cảm đúng mà các em nắm nội dung bài học, cảm thụ bài văn, bài thơ tốt hơn. Các em đã biết cách đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ theo yêu cầu. Đồng thời việc học các môn khác của các em cũng tốt hơn. Khi vào đầu năm, học sinh chưa nắm và chưa hiểu được cách đọc diễn cảm. Học sinh mới chỉ dừng ở mức độ đọc to, rõ ràng, lưu loát. Số học sinh đọc diễn cảm 15
  18. còn ít. Qua quá trình áp dụng những biện pháp thực hiện nêu trên tôi nhận thấy giờ học tập đọc diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Chất lượng đọc diễn cảm của các em được nâng cao và học sinh thích thú mỗi khi được học môn Tập đọc. Bản thân tôi cũng thấy giọng đọc của mình sau một quá trình rèn luyện cũng tốt hơn sau những lần cùng hướng dẫn học sinh rèn luyện đọc diễn cảm. Phụ huynh lớp tôi cũng rất phấn khởi vì con em họ học tập tiến bộ. Nhiều vị đã bày tỏ biết ơn qua trao đổi trực tiếp hoặc qua sổ liên lạc. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy việc hướng dẫn học sinh lớp 5 đọc diễn cảm không khó. Những việc tôi đã làm là: - Nghiên cứu, nắm bắt nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 5 nói chung, mục tiêu, nội dung, yêu cầu của luyện đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 5 nói riêng: - Khảo sát chất lượng đọc diễn cảm của học sinh. - Chuẩn bị chu đáo trước khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của cá nhân, trong việc rèn cho học sinh cách đọc diễn cảm, tôi đã thu hoạch được trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự quan tâm góp ý của các đồng chí đồng nghiệp, để tôi không ngừng nâng cao nghiệp vụ của mình. Về bản thân tôi, tôi rất tâm đắc với đề tài này. Song vì điều kiện thời gian không cho phép, kiến thức còn hạn chế tôi mới chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp. Trong quá trình viết, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến bổ sung của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện thêm đề tài của mình. Tôi cam kết là tác giả của sáng kiến trên, không sao chép hay vi phạm bản quyền. Nếu vi phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Giao Châu, ngày 4 tháng 6 năm 2020 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đỗ Thị Hồng 16
  19. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) (Ký tên, đóng dấu) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) (LĐ Phòng ký tên, đóng dấu) 17
  20. CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO SÁNG KIẾN - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 - Nhà xuất bản giáo dục. - Sách “Hỏi – đáp về dạy học Tiếng Việt 5” - Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết- Nhà xuất bản giáo dục. - Cùng ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2