intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học lớp 4

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học lớp 4” giúp cho giáo viên nắm được, hệ thống hóa được trục nội dung, thấy được đặc điểm, cấu trúc chương trình môn Khoa học lớp 4. Sáng kiến này sẽ mang đến cho giáo viên một cách nhìn mới trong dạy học môn Khoa học nói chung và Khoa học lớp 4 nói riêng. Từ đó, khơi dậy ở các em sự hứng thú, đam mê môn Khoa học và các môn học khác. Ngoài ra, sáng kiến này còn là tài liệu tham khảo cho các bậc làm cha, làm mẹ trong cách dạy con và kích thích trí thông minh của con, khơi dậy ở các em những khả năng còn “ngủ quên” trong chính con người bé nhỏ của các em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học lớp 4

  1. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn sáng kiến            Khoa học xuất hiện trong hầu hết mọi mặt của cuộc sống, bao gồm   khoa học về  vật lí, hóa học, sinh học, khoa học cuộc sống, khoa học trái  đất… Ở  Việt Nam, khoa học thường được quan tâm  ở  lứa tuổi thanh thiếu  niên, ít ai nghĩ đến, quan tâm đến độ tuổi tiểu học và đặc biệt là học sinh tiểu  học vùng nông thôn. Các cuộc thi sáng tạo khoa học, các bài thí nghiệm…   nghe còn xa vời với các em. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì  độ tuổi tiểu học cần phải được định hướng việc nghiên cứu khoa học vì đây  là độ tuổi có khả năng quan sát, suy luận… vô cùng nhạy bén và chính là nền  tảng vững chắc để tạo điều kiện cho các em có khả năng phát triển năng lực   nghiên cứu, sáng chế khoa học trong tương lai. Tuy nhiên cách nhìn nhận của   giáo viên, cha mẹ học sinh vẫn còn nhiều điều chưa thấu đáo về khoa học nói   chung và học môn Khoa học lớp 4 nói riêng.           Ở lớp 1, 2, 3, các em quen với môn Tự nhiên và Xã hội, lên lớp 4, các   em bắt đầu học môn Khoa học. Những câu hỏi nghe thật bình thường như  “Tại sao có gió?” hay “Mây được hình thành như  thế  nào?”… lại được giải  thích một cách khoa học. Môn Khoa học lớp 4 có rất nhiều nội dung mới mẻ,   thiết thực như  kiến thức về  các chất dinh dưỡng, về  âm thanh, ánh sáng,  nhiệt độ… Vậy làm thế  nào để  học sinh tiểu học – những tâm hồn còn non   nớt tiếp nhận những kiến thức khoa học một cách dễ  dàng và tự  nhiên? Đây   là một câu hỏi không dễ. Tuy nhiên, tôi chắc chắn một điều rằng làm bất cứ  việc gì, học bất cứ  môn nào và đặc biệt là môn Khoa học đều cần có niềm  đam mê. Vậy làm thế  nào để  các em có niềm đam mê với môn Khoa học?  Như  chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc dạy học là đảm bảo tính   cảm xúc và tính tích cực. Điểu đó có nghĩa là trong quá trình dạy học phải gây  cho người học sự hấp dẫn, hứng thú, lòng ham hiểu biết, thôi thúc con người  hành động, cống hiến hết mình góp phần phát triển toàn diện về đạo đức, trí  tuệ, thẩm mĩ, thể chất…  Hứng thú là một thuộc tính tâm lí ­ nhân cách của con người. Hứng thú  có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta   không làm được dưới  ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài  nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính  tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi   dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học  ở tiểu học bằng nhiều con đường (lấy phiếu hỏi từ các cấp quản lí giáo dục,   từ  các giáo viên, các bậc phụ  huynh và học sinh, quan sát và làm các  đo   nghiệm khách quan trên học sinh) đã cho thấy nhiều  học sinh tiểu học không  có hứng thú trong học tập. Điều này vừa được xem như là một biểu hiện vừa  1
  2. được xem như  một nguyên nhân cơ  bản của việc suy giảm chất lượng dạy   học ở tiểu học. Những biện pháp tạo hứng thú trong sáng kiến này xuất phát từ 4 luận   điểm cơ bản: Một là: Hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự   học; tự  hoàn thiện kiến thức và tự  rèn luyện kĩ năng, hai là: Nhiệm vụ  khó   khăn và quan trọng nhất của giáo viên là làm sao cho học sinh thích học, ba  là: Dạy học  ở tiểu học phải làm cho học sinh cảm thấy biết thêm kiến thức   của mỗi bài học ở  mỗi môn học là có thêm những điều bổ  ích, lí thú từ  một   góc nhìn cuộc sống, bốn là: Dạy học môn Khoa học lớp 4 không chỉ giúp học   sinh có đầy đủ kiến thức mà còn thôi thúc, nhen nhóm trong các em niềm đam   mê học các môn học được xem là khô cứng ở  các bậc học tiếp theo và niềm   đam mê sáng tạo khoa học.           Qua những luận điểm đó, tôi đã chọn sáng kiến:  “Một số  biện pháp   giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học lớp 4”  để  tìm hiểu, nghiên cứu  và đã vận dụng trong dạy học môn Khoa học lớp 4 trong những năm gần đây   và đã có nhiều biểu hiện đáng mừng. 1.2. Điểm mới của sáng kiến           Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa   học lớp 4” giúp cho giáo viên nắm được, hệ  thống hóa được trục nội dung,  thấy được đặc điểm, cấu trúc chương trình môn Khoa học lớp 4.           Sáng kiến này sẽ mang đến cho giáo viên một cách nhìn mới trong dạy   học môn Khoa học nói chung và Khoa học lớp 4 nói riêng. Từ đó, khơi dậy ở  các em sự  hứng thú, đam mê môn Khoa học và các môn học khác. Ngoài ra,  sáng kiến này còn là tài liệu tham khảo cho các bậc làm cha, làm mẹ  trong  cách dạy con và kích thích trí thông minh của con, khơi dậy  ở các em những  khả năng còn “ngủ quên” trong chính con người bé nhỏ của các em.             Hứng thú và hứng thú với môn Khoa học là đề  tài mở, có rất nhiều  cách nhìn nhận và rất nhiều phương pháp, giải pháp, biện pháp... Tuy nhiên,  một điểm mới nữa trong sáng kiến của tôi là đi vào nội dung cụ  thể, đưa ra  các biện pháp, cách thức trong từng bài, từng hoạt động, có sự phối hợp chặt   chẽ  giữa các biện pháp của giáo viên và kết hợp với các biện pháp của phụ  huynh nhằm giúp học sinh hứng thú học môn Khoa học, góp phần phát huy   nhiều nhất các năng lực và phẩm chất của học sinh lớp 4. 1.3. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng ­ Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy môn Khoa học lớp 4 tại trường  tiểu học tôi đang dạy. ­ Các biện pháp giúp học sinh lớp 4A tại trường chúng tôi hứng thú với  môn Khoa học lớp 4. 2
  3. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của việc dạy và học môn Khoa học tại trường 2.1.1. Nhà trường ­ Nhà trường chưa có điều kiện để  làm một phòng thí nghiệm, mô hình,   khu vực tham quan… cho học sinh thực hành mỗi khi có thí nghiệm hay hoạt  động dạy học cần tham quan thực tế. ­ Nhà trường ít có những cuộc thi sáng tạo các sản phẩm, mô hình... về  các chủ đề của môn Khoa học. 2.1.2. Giáo viên ­ Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa phát huy hết tính tích cực,   sáng tạo của học sinh. Đôi lúc giáo viên còn làm thay cho học sinh mà đáng lẽ  ra học sinh phải trực tiếp làm thí nghiệm. ­ Giáo viên chưa chuẩn bị  đồ  dùng dạy học đủ  cho các tiết dạy. Nhiều  giáo viên còn dạy “chay” coi nhẹ các thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế. ­ Trong hoạt động nhóm, đôi lúc giáo viên chưa kiểm tra kịp thời những   em thiếu tự  giác trong học tập nên những em này  ỷ  vào bạn và không chịu   học. ­ Giáo viên thường gọi em khá, giỏi làm cho nhanh để  khỏi mất nhiều  thời gian. 2.1.3. Học sinh ­ Trong quá trình học tập, học sinh không chịu tập trung, không chú ý  nghe thầy giáo giảng bài, không chịu sưu tầm vật mẫu để  làm thí nghiệm, ít  phát biểu xây dựng bài. ­ Đa số các em lười đọc sách. Khi giáo viên hỏi các em không chịu trả lời   mà ngồi làm việc riêng, mặc dù đó là những câu hỏi sách giáo khoa. ­ Một số  em ngại tiếp xúc với thầy, cô giáo, “ giấu dốt” mặc dù không  hiểu điều đó nhưng không muốn hỏi, sợ bạn cười... 3
  4. ­ Học sinh lười học bài phần Cung cấp thông tin ở sách giáo khoa và mục  Bạn cần biết, các em không chịu đọc nên không làm bài được. ­ Một số  em xem “nhẹ” môn Khoa học, chủ  yếu là học Toán và Tiếng   Việt.  2.1.4. Phụ huynh ­ Một số phụ huynh đi làm ăn xa để con cho ông, bà ở nhà chăm sóc nên  việc học của các em chủ yếu là phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm. Ở nhà, các   em thiếu sự quan tâm, nhắc nhở và kiểm tra việc học từ phía gia đình. ­ Nhiều phụ huynh mang nặng tư tưởng môn Khoa học là “môn phụ” chủ  yếu là học thật giỏi Toán và Tiếng Việt. Do tư tưởng đó, nên một số em lơ là   môn Khoa học. Kết quả khảo sát sự hứng thú học môn Khoa học đầu năm học 2017  – 2018 như sau: Không thích  Số lượng học  Rất thích môn  Hơi thích môn  môn Khoa  Ghi chú sinh khảo sát Khoa học Khoa học học Học sinh lớp  26 3 7 16 4A Kết quả khảo sát môn Khoa học cuối kì 1 năm học 2017 – 2018 như  sau: Tổn Điểm 1 ­  Điểm 3 ­  Điểm 5 ­  Môn g số  Điểm 7 ­ 8 Điểm 9 ­ 10 2 4 6 HS Khoa  SL % SL % SL % SL % SL % 26 học 0 0 1 3,8 3 11,4 12 46,2 10 38,6 2.2. Giải pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học lớp 4 2.2.1. Tìm hiểu trước nội dung môn Khoa học lớp 4 Tôi luôn suy nghĩ rằng, muốn học sinh có hứng thú với môn Khoa học thì  chính giáo viên phải thích, phải đam mê môn học đó thì mới có đủ sức để “lôi   kéo” các em đến với môn học này. Chính vì thế, khi được phân công dạy lớp  4, tôi tìm tòi và hệ thống lại tất cả nội dung môn Khoa học của cả năm học  4
  5. để nắm bắt và tìm ra nhiều điều thú vị, nhiều khám phá mới để  giúp các em  yêu thích môn học này. Khoa học lớp 4 gồm 3 nội dung chính: Con người và sức khỏe, Vật chất   và năng lượng, Thực vật và động vật. Cụ thể như sau: + Phần Con người và sức khỏe gồm 18 bài trong đó có 1 bài để ôn tập: TT TÊN BÀI Bài 1 Con người cần gì để sống? Bài 2 Trao đổi chất ở người Bài 3 Trao đổi chất ở người (tiếp theo) Bài 4 Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột  đường Bài 5 Vai trò của chất đạm và chất béo Bài 6 Vai trò của vi ­ ta ­ min, chất khoáng và chất xơ Bài 7 Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? Bài 8 Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? Bài 9 Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn Bài 10 Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn Bài 11 Một số cách bảo quản thức ăn Bài 12 Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Bài 13 Phòng bệnh béo phì Bài 14 Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa Bài 15 Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? Bài 16 Ăn uống khi bị bệnh Bài 17 Phòng tránh tai nạn đuối nước Bài 18 – 19 Ôn tập: Con người và sức khỏe + Phần Vật chất và năng lượng gồm 35 bài trong đó có 2 bài ôn tập.  TT TÊN BÀI Bài 20 Nước có những tính chất gì? Bài 21 Ba thể của nước Bài 22 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Bài 23 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Bài 24 Nước cần cho sự sống Bài 25 Nước bị ô nhiễm Bài 26 Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm Bài 27 Một số cách làm sạch nước Bài 28 Bảo vệ nguồn nước Bài 29 Tiết kiệm nước Bài 30 Làm thế nào để biết có không khí? Bài 31 Không khí có những tính chất gì? 5
  6. Bài 32 Không khí gồm những thành phần nào? Bài 33 – 34 Ôn tập và kiểm tra học kì 1 Bài 35 Không khí cần cho sự cháy Bài 36 Không khí cần cho sự sống Bài 37 Tại sao có gió? Bài 38 Gió nhe, gió mạnh. Phòng chống bão Bài 39 Không khí bị ô nhiễm Bài 40 Bảo vệ bầu không khí trong sạch Bài 41 Âm thanh Bài 42 Sự lan truyền âm thanh Bài 43 Âm thanh trong cuộc sống Bài 44 Âm thanh trong cuộc sống (tiếp theo) Bài 45 Ánh sáng Bài 46 Bóng tối Bài 47 Ánh sáng cần cho sự sống Bài 48 Ánh sáng cần cho sự sống (tiếp theo) Bài 49 Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt Bài 50 Nóng, lạnh và nhiệt độ Bài 51 Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp theo) Bài 52 Vật dẫn nhiệt và vật cách điện Bài 53 Các nguồn nhiệt Bài 54 Nhiệt cần cho sự sống Bài 55 – 56 Ôn tập: Vật chất và năng lượng + Phần Thực vật và động vật có 11 bài trong đó có 2 bài ôn tập TT TÊN BÀI Bài 57 Thực vật cần gì để sống? Bài 58 Nhu cầu nước của thực vật Bài 59 Nhu cầu chất khoáng của thực vật Bài 61 Nhu cầu không khí của thực vật Bài 62 Động vật cần gì để sống? Bài 63 Động vật ăn gì để sống? Bài 64 Trao đổi chất ở động vật Bài 65 Quan hệ thức ăn trong tự nhiên Bài 66 Chuỗi thức ăn trong tự nhiên Bài 67 – 68 Ôn tập: Thực vật và động vật Bài 69 – 70 Ôn tập và kiểm tra cuối năm Qua cấu trúc trên, chúng ta thấy nội dung về  Vật chất và năng lượng  chiếm một nửa chương trình môn Khoa học lớp 4. Qua những nội dung tôi đã   nêu ra, chúng ta thấy bước sang lớp 4, các em đã bắt đầu bước vào chặng  đường nghiên cứu khoa học với những vấn đề xung quanh cuộc sống của con   6
  7. người. Đặc biệt là nội dung vật chất và năng lượng có rất nhiều bài cần có   dụng cụ, thiết bị, máy móc, phòng thí nghiệm để  dạy và học. Thật mới mẻ  nhưng cũng có nhiều nội dung khó, cần sự đào sâu suy nghĩ, tìm phương pháp,   biện pháp hay giúp học sinh nắm bắt tất cả các kiến thức khoa học một cách  nhẹ nhàng, tự nhiên mà không bị áp lực.  Nắm được nội dung môn Khoa học lớp 4 giúp giáo viên có cái nhìn tổng   thể, đưa ra những biện pháp hữu hiệu cho việc dạy học môn học này trong  toàn năm học. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 có sự  thay đổi rõ  nét theo chiều hướng tích cực, các bài học đều có tranh ảnh minh họa đẹp, rõ   nét, gắn liền với nội dung bài học và thực tế xung quanh. Giáo viên cần tận   dụng triệt  để  các dữ  liệu của sách, hiểu  được ý đồ  của từng bài. Chính   những việc đó giúp giáo viên có biện pháp “gây nghiền” học sinh trong các  tiết dạy của mình. 2.2.2. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, theo định hướng phát   triển năng lực của học sinh            So với các phương pháp truyền thống như  đọc chép, ngồi chăm chú  nghe giảng thì việc sử  dung các phương pháp dạy học tích cực, theo định  hướng phát triển năng lực áp dụng trong môn Khoa học lớp 4 giúp học sinh  hứng thú hơn nhiều. Chính vì vậy trong các tiết dạy tôi đã linh hoạt vận dụng  các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới theo một cách nhìn mới tức là đưa   học sinh vào trong hoạt động, không phải học sinh chỉ  lĩnh hội đầy đủ  kiến  thức là được mà cần sử dụng, vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ vào   trong hoạt động, trong cuộc sống. Ngoài việc khai thác sự  lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú   của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ  các phương pháp, thủ  pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là   cách tổ  chức dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi, tổ  chức hoạt   động sắm vai, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ  chức dạy học dự  án, tổ  chức dạy học ngoài không gian lớp học… Sau đây, tôi xin trình bày một số  biện pháp theo hướng phát triển năng lực để góp phần tăng thêm hứng thú cho  từng tiết học. 2.2.2.1. Dạy học theo nhóm           Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học đưa học sinh vào môi trường  học tập tích cực. Hoạt động nhóm góp phần hình thành các mối quan hệ qua  lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, tin tưởng, hiểu nhau, đem  lại cho tiết học sôi nổi, đầy hứng thú. Đa số  các tiết dạy tôi đều sử  dụng   biện pháp chia nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6...  Giáo viên cần có sự  chuẩn bị  kĩ  càng từ việc làm thử thí nghiệm trước khi lên lớp đến cách tổ chức, giao việc   để tránh gây lộn xộn, hoặc học sinh không nắm bắt được yêu cầu kiến thức  của lớp học. Muốn vậy, giáo viên cần chú ý: 7
  8.           + Mệnh lệnh đưa ra rõ ràng, ngắn gọn.           + Giao việc cụ thể cho từng nhóm.           + Phân công nhiệm vụ cho các em.  Trong nhóm thường có các thành phần: + Nhóm trưởng: Quản lí chỉ đạo, điều khiển nhóm hoạt động. + Thư kí nhóm: Ghi chép lại kết quả công việc của nhóm sau khi đạt được sự  đồng tình của nhóm. + Báo cáo viên: Trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm. + Các thành viên trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực vào các hoạt  động của nhóm (mỗi nhóm chỉ nên có khoảng 4 đến 6 em). Ví dụ:               Bài 21: Ba thể của nước Hoạt động 2:  Nước ở thể khí           Giáo viên đã yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ  ở trên bàn học sinh: 1   cái cốc, 1 cái đĩa. Giáo viên nêu câu hỏi: Nước tồn tại  ở  những thể  (trạng  thái) nào? Sau đó yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm 4 để làm thí nghiệm,  ghi ra các nhận xét mà học sinh quan sát được. Học sinh đổ một ít nước nóng  vào cốc. Đợi 1 phút rồi thành viên trong nhóm lật đĩa ra. Nhóm trưởng hỏi ý  kiến các thành viên. Các thành viên cho ý kiến và thống nhất để  thư  kí nhóm  ghi lại các ý kiến: “­ Nước bám trên mặt đĩa ­ Do hơi nước nóng bốc lên,   Nhiệt độ  cao làm nước chuyển thành thể  khí”. Trong lúc đó giáo viên xuống   giúp đỡ  các nhóm còn lúng túng. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày. Yêu   cầu các nhóm khác nhận xét. Giáo viên kết luận: Hoạt động 1 giúp chúng ta   thấy được Nước tồn tại  ở  thể  lỏng. Qua thí nghiệm của các nhóm  ở  hoạt   động 2 này, chúng ta thấy Nhiệt độ cao làm nước bay hơi. Đó chính là thể khí  (thể hơi) của nước. 2.2.2.2. Thực hành, thí nghiệm           Qua mục 2.1.1, chúng ta thấy rằng môn Khoa học lớp 4 có số lượng các   tiết thực hành, thí nghiệm rất nhiều. Người xưa từng nói “Trăm nghe không  bằng một thấy” quả thật không sai. Nếu như trước đây, học sinh xem các thí   nghiệm trong sách giáo khoa và phỏng đoán kết quả, tôi nhận thấy tiết học   thật nhàm chán, các thông tin thu được tạo cảm giác “giả  tạo” cho các em.  Học sinh không hề hứng thú với cách dạy này. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn   thay đổi, sắp xếp thời gian, phân bố công việc cho các em thật cụ thể để các   em chuẩn bị  đồ  dùng, thí nghiệm trước khi lên lớp. Các em rất thích thú khi   được chính tay mình làm thí nghiệm. Ví dụ:     Bài : Tại sao có gió (trang 74) Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió. 8
  9. Mục tiêu : Học sinh làm thí nghiệm để  nhận ra không khí chuyển động  tạo thành gió. Giải thích đuợc nguyên nhân gây ra gió. Cách tiến hành: ­ Buớc 1: Tổ chức hướng dẫn. Giáo viên yêu cầu một số nhóm nêu các đồ dùng đã có để làm thí nghiệm  theo sự hướng dẫn của giáo viên.(Tương tự hình 4 trang 74 SGK). + Đặt mẫu hương đã tắt lửa nhưng còn bốc khói duới  ống B, khép kín   hai nửa hộp. Dự đoán khói sẽ bay qua ống nào? Giải thích. + Làm thí nghiệm và quan sát khói để kiểm tra đự đoán khói bay vào ống  nào? + Tiếp tục đặt một cây nến đang cháy dưới ống A, khép kín hai nửa hộp  lại. Dự đoán khói sẽ bay qua ống nào? Giải thích. + Làm thí nghiệm và quan sát khói để kiểm tra đự đoán khói bay vào ống  nào. ­ Bước 2: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo các buớc trên. + Giáo viên hướng dẫn cho các nhóm còn lúng túng. ­ Bước 3: Báo cáo và phân tích kết quả thí nghiệm. + Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích kết quả thí nghiệm như sau: So sánh kết quả  thí nghiệm với dự  đoán ban đầu (giống và khác nhau   như thế nào?) ? Vì sao khi đặt thêm cây nến dưới ống A thì khói bay ra qua ống A? ? Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao? (phần A có không khí   nóng do có ngọn nến cháy). ? Phần nào của hộp có không khí lạnh? Tại sao? (phần B) Khói bay từ  ống B sang  ống A và ra ngoài qua ống A, như vậy khói bay  theo chiều hướng nhiệt độ  không khí như  thế  nào?( Khói bay theo chiều từ   không khí lạnh đến nơi không khí nóng). ? Từ kết quả trên ta rút ra kết luận gì?          Từ kết quả trên cho thấy: không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi  nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển   động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió 2.2.2.3. Đóng vai           Đây là phương pháp thường dùng trong môn Tiếng Việt, tuy nhiên trong   các bài dạy Khoa học, đặc biệt là phần Con người và sức khỏe, tôi thường  9
  10. cho các em đóng vai và hiệu quả thật đáng mừng. Các em rất hào hứng và đưa  ra nhiều cách giải quyết thật sáng tạo và nhớ được kiến thức lâu. Ví dụ: Bài Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng trang 26           Sau khi học xong kiến thức mới, tôi cho các em tình huống rồi yêu cầu   các em đóng vai tập làm bác sĩ: nhóm 1 tư  vấn cho bệnh nhân bị  còi xương,  nhóm 2 tư vấn bệnh nhân bị  mờ  mắt, nhóm 3 tư  vấn cho bệnh nhân bị bướu  cổ, nhóm 4 tư vấn giúp cho bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, nhóm 5 tư vấn giúp   cho bệnh nhân bị thiếu chất đạm, nhóm 6 tư vấn giúp cho bệnh nhân bị thiếu   chất bột đường. Sau khi chuẩn bị, các em phân công người làm bệnh nhân,  người làm bác sĩ, người làm người nhà, thảo luận và đưa ra những lời tư vấn  chữa các bệnh vừa học xong, các em đã tập làm bác sĩ và tư vấn rất sáng tạo,   thêm được nhiều chi tiết hay ngoài các câu trong sách giáo khoa. Giờ học tràn   đầy niềm vui và hứng thú. 2.2.2.4. Tổ chức trò chơi học tập Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được  không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò  chơi học tập có khả  năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em,  kích thích sự  phát triển trí tuệ  của các em. Môn Khoa học lớp 4 cũng không   ngoại lệ. Đa số các tiết học đều có trò chơi phù hợp. Chính những trò chơi đã  đem lại niềm vui học tập. Muốn có một trò chơi vừa vui vừa thực hiện đầy  đủ nhiệm vụ học tập cần suy nghĩ và chuẩn bị luật chơi, cách thức chơi một   cách khoa học. Ví dụ: Bài Vai trò của chất đạm và chất béo (trang 12)           Cuối tiết học, để  củng cố bài, tôi tổ chức trò chơi Ai là Lê Quý Đôn.   Luật chơi là lớp chia thành 2 đội, mỗi đội cử ra 3 bạn để chơi. Giáo viên nêu  câu hỏi và học sinh trả lời bằng cách ghi đáp án vào bảng con, thời gian suy  nghĩ là 10 giây. Học sinh nào trả  lời sai thì học sinh khác trong nhóm đó sẽ  cứu trợ. Sau 10 câu hỏi từ dễ đến khó, nhóm nào trả lời đúng, ít cứu trợ nhất   sẽ giành chiến thắng. Ai trả lời đúng 10 câu hỏi, không cần cứu trợ thì được  đội mũ tặng biệt danh Lê Quý Đôn. Câu hỏi thường thuộc dạng trắc nghiệm  4 đáp án. Câu hỏi 1: Hôm nay, chúng ta học bài gì? A. Chất béo                                    B. Vai trò của chất béo  C. Chất đạm                                   D. Vai trò của chất đạm và chất béo Câu hỏi 2: Thức ăn nào sau đây chứa nhiều chất đạm? A. Cơm                                            B. Bắp cải C. Thịt bò                                        D. Cà rốt Câu hỏi 3: Thức ăn nào sau đây không chứa nhiều chất đạm? 10
  11. A. Đậu phụ                                      B. Tôm C. Đậu nành                                     D. Rau muống Câu hỏi 4: Thức ăn nào sau đây chứa nhiều chất béo? A. Dầu ăn                                         B. Cà chua C. Dứa                                              D. Xoài Câu hỏi 5: Thức ăn nào sau đây không chứa nhiều chất béo? A. Trứng                                           B. Mỡ lợn C. Lạc                                               D. Vừng Câu hỏi 6: Chất đạm giúp gì cho cơ thể của em? A. Cung cấp năng lượng                    B. Duy trì nhiệt độ cơ thể C. Xây dựng và đổi mới cơ thể          D. Hấp thụ các vi – ta ­ min A, D, E, K Câu hỏi 7: Chất béo giúp gì cho cơ thể của em? A. Cung cấp năng lượng                    B. Duy trì nhiệt độ cơ thể C. Xây dựng và đổi mới cơ thể          D. Hấp thụ các vi – ta ­ min A, D, E, K Câu hỏi 8: Có ý kiến cho rằng: Ăn nhiều tôm, cua, cá, thịt càng nhiều càng tốt.  Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? A. Đúng vì đây toàn là thức ăn có nhiều chất bổ.                           B. Sai vì ăn nhiều sẽ thừa đạm gây ra các bệnh nguy hiểm. Câu hỏi 9: Vì sao khi chế biến món Ớt Đà Lạt người ta thường cho thêm dầu   ăn? A. Vì để nhanh béo                               B. Vì dầu ăn giúp hấp thụ vi ta min A C. Vì để dễ ăn                                       C. Vì để cho đẹp Câu hỏi 10: Có ý kiến cho rằng: Ăn nhiều món có nhiều dầu ăn càng tốt cho   sức khỏe. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? A. Đúng vì dầu ăn giúp cơ thể hấp thụ các vi – ta ­ min A, D, E, K B. Sai vì ăn nhiều sẽ dầu ăn gây ra các bệnh nguy hiểm. 2.2.2.5. Dạy học theo các kĩ thuật dạy học tích cực            Hiện nay, theo định hướng mới dạy học phải phát triển năng lực và  phẩm chất người học. Vì vậy, khi dạy Khoa học cần sử dụng nhiều kĩ thuật  dạy học tích cực nhằm giúp học sinh hứng thú, tạo không khí sôi nổi trong  lớp như  kĩ thuật khăn trải bàn, bàn tay nặn bột, KLWH, Đọc tích cực, Viết  tích cực… Sau đây tôi xin đưa ra một tiết dạy vận dụng một số kĩ thuật dạy   học tích cực: 11
  12. Ví dụ: Bài Không khí có những tính chất gì? I. Mục tiêu: ­ Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí:  trong suốt, không màu, không vị, không hình dạng nhất định; không khí có thể  bị nén lại và giãn ra. ­  Nêu được  ví dụ  về  việc  ứng dụng một số  tính chất của không khí trong  đời sống: bơm xe, …. * Kĩ năng sống: thu thập tài liệu, quan sát, hợp tác… * Năng lực: tự học, hợp tác, tìm hiểu tự nhiên II. Chuẩn bị: ­ HS: bóng bay với hình dạng khác nhau, cốc thủy tinh trong, chai nhựa với   các hình dạng khác nhau, bơm kim tiêm. ( Chuẩn bị theo nhóm) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Khởi động KT bài: Làm thế nào để biết có không khí? GV ghi mỗi câu hỏi vào mỗi bông hoa, yêu cầu   học sinh chọn hoa và trả lời câu hỏi.  ­ Tìm VD chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta­ HS tr   ả lời và không khí có trong những chỗ rỗng ở mọi vật. ­ Lớp không khí bao quanh Trái đất được gọi là   gì? * Nhận xét, khen ngợi. B. Bài mới:   Cho học sinh chơi trò chơi Thi thổi bóng. Luật chơi: Lớp chai thành 2 đội, mỗi đội sẽ  thổi  một số  quả  bóng có nhiều hình dạng khác nhau.  Đội   nào   thổi   được   nhiều,   đội   đó   giành   chiến  thắng. * Chúng ta đều biết, trong các quả  bóng này có­ HS tr   ả lời. chứa không khí. Vậy không khí có hình dạng nhất  định không? KL:   Không   khí   không   có   hình   dạng   nhất   định.  12
  13. Vậy   không   khí   còn   có   tính   chất   gì?     Chúng   ta  cùng học bài Không khí có những tính chất gì?  HĐ1: Phát hiện một số tính chất của không khí   *Mục   tiêu:   Sử   dụng   các   giác   quan   và   làm   thí  nghiệm  để nhận biết tính chất của không khí B1: Tình huống xuất phát GV đưa ra trước lớp một chai nhựa trong rỗng,  nút   bịt   kín   và   hỏi:   Làm   thế   nào   để   biết   được  trong chai có không khí hay không? Các cách sau ­ HS theo dõi đây có được không: nhìn, ngửi, nếm, cân lên, ...?   B2: Bộc lộ hiểu biết ban đầu của HS   ­ GV yêu cầu HS : Ghi lại những hiểu biết ban  ­ HS  tìm, ghi l   ại những hiểu  đầu của mình vào vở  ghi chép khoa học về  tínhbi   ết   ban   đầu   của   mình   vào  chất của không khí ; Sau đó thảo luận nhóm 6 ,  vở  ghi chép khoa học, bảng  ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.( Bằng lời nhóm. hoặc hình vẽ). VD: + Có thể  nhìn/, ngửi,/ nếm để  biết được có  KK trong chai hay không vì KK có màu,/ mùi,/ vị. + Có thể cân để biết có KK trong chai hay không. + Không thể  nhìn,/ ngửi,/ nếm để  biết được có  không khí trong chai hay không. + Có thể  dìm chai xuống nước rồi mở  nút chai  ra,.. ­   GV   tập   hợp   thành   các   nhóm   biểu   tượng   ban  ­ HS đề xuất câu hỏi đầu. VD: B3: Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi :+  Không khí có mùi gì? ­         HD HS đề  xuất câu hỏi liên quan đến tính   + Không khí có vị gì? chất của không khí.  + Chúng ta có thể  nhìn thấy    không khí được không?    + Không khí có vị gì?  + Không khí có vị không?  +Chúng ta có thể  bắt được  không khí không?    +   Không   khí   có   giãn   nở  13
  14. không? ­ GV tổng  hợp các câu hỏi phù hợp:   +Chúng ta có thể nuốt được   + Không khí có màu, có mùi, có vị không? không khí không?  + Không khí có thể  bị  nén lại hoặc bị  giãn ra  +Vì sao không khí có nhi   ều  không?    mùi khác nhau?... B4: Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá.  ­ Ghi dự đoán vào vở. ­ Y/C HS viết dự đoán vào vở ­ Nêu dự đoán của em.   ề xuất phương án ­ HD HS đề  xuất phương án tìm tòi, khám phá.­ Đ (HS có thể đề xuất nhiều phương án, GV hướng      (Làm thí nghiệm) dẫn HS lựa chọn phương án: Làm thí nghiệm) ­ Làm thí nghiệm đã đề xuất. ­ Cho HS tiến hành làm thí nghiệm để  kiểm tra  dự đoán:   * Để  trả  lời câu hỏi: Không khí có màu, có mùi,   có  vị  không?   Có   thể  làm  thí   nghiệm:  Sử  dụng  một cốc thủy tinh rỗng. HS tiến hành sờ, ngửi,   quan sát phần rỗng của cốc, HS có thể  dùng thìa  múc không khí trong cốc để nếm.    (HS Kết luận: Không khí trong suốt, không có    màu, không có mùi và không có vị)   GV có thể  xịt nước hoa hoặc dầu gió vào không   khí để  HS hiểu mùi thơm  ấy không phải là mùi   của không khí.   *Để  trả  lời câu hỏi: Không khí có bị  nén lại và  giãn ra không, có thể  làm thí nghiệm: Sử   dụng    chiếc bơm tiêm. Bịt kín đầu dưới của bơm tiêm  bằng 1 ngón tay. Nhấc bittông  lên để  Không khí  tràn vào đầy thân bơm. Dùng tay ấn đầu trên của    chiếc   bơm,   bittông   của   chiếc   bơm   tiêm   sẽ   đi    xuống, thả  tay ra, bittông sẽ  di chuyển về  vị  trí  ban đầu.   ( KL: Không khí bị nén lại và bị giãn ra).  ­ Trình bày thí nghiệm, nêu  kết luận  B5: Kết luận kiến thức   ­ Tổ  chức cho các nhóm báo cáo kết quả  sau khi  đã tiến hành thí nghiệm.   14
  15. Kết   luận   chung : Không   khí  không   màu,   không  mùi, không vị; Không khí không có hình dạng nhất     định; Không khí có thể bị nén lại và bị giãn ra.  HS tự so sánh để khắc sâu. ­ HD HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của  mình ở B2 để khắc sâu kiến thức. HĐ2: Nêu 1 số  ví dụ  về  việc  ứng dụng 1 số  tính   chất của không khí trong đời sống.   ­ Yêu cầu HS thực hiện kĩ thuật trình bày 1 phút   H: Hãy nêu ví dụ  về  việc  ứng dụng một số  tính­ HS nêu   chất của không khí trong đời sống?   VD: Làm bơm kim tiêm, bơm xe, ... C. Củng cố, dặn dò H: ­ Không khí có những tính chất gì ? ­ Yêu cầu HS viết nhanh vào giấy những điều các­ HS nêu.   em vừa học được. ­ HS lấy VD ­   Dặn   HS:   Chuẩn   bị   dụng   cụ   thí   nghiệm   cho  bài Không khí gồm những thành phần nào ? 2.2.2.6. Tổ chức dạy học ngoài trời Dạy học ngoài trời giúp HS tìm hiểu rất nhiều kiến thức, kĩ năng từ  cuộc sống. Dạy học ngoài trời là một hình thức tổ chức dạy học có nhiều lợi  thế để phát triển năng lực giao tiếp cho HS, một năng lực cần thiết cho tất cả  mọi môn học. Dạy học ngoài trời tạo điều kiện để  HS quan sát thiên nhiên,  chơi các trò chơi… nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em.  Ví dụ:    Bài Ánh sáng cần cho sự sống (tiếp theo) (trang 94)           Khi dạy bài này, tôi cho các em ra ngoài trời, các em rất dễ chịu và thích   thú khi được tiếp xúc với không gian thoáng đãng và ánh sáng dưới bóng cây.  2.2.3. Sử dụng các thiết bị, máy móc, đồ dùng trực quan           Đồ dùng trực quan cũng là một phương tiện hỗ trợ hiệu quả giúp  học sinh dễ  tiếp thu kiến thức. Đồ  dùng trực quan phải đảm bảo  tính khoa  học, tính thẫm mĩ và tính sư  phạm thì mới hấp dẫn và mang tính hiệu quả.   Với môn Khoa học, hình ảnh càng sống động, càng thật thì hiệu quả hứng thú  học tập càng cao. Trong các tiết dạy, tôi luôn cố  gắng tìm các hình  ảnh, bài   hát, đoạn video phù hợp nhất cho bài dạy.  Tùy vào thực tế   ở  trường và địa  15
  16. phương để chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp. Một số tiết dạy cần hiệu  ứng âm  thanh, hình ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh. Ví dụ 1: Bài Không khí bị ô nhiễm           Dạy bài này, tôi cho học sinh được xem một đoạn phim thời sự về  thông tin không khí bị ô nhiễm. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vào đồ  dùng dạy học, sử dụng phải đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, dùng xong giáo  viên nên cất ngay để tránh gây mất tập trung cho các em.  Ví dụ 2: Bài Nhiệt cần cho sự sống (trang 108). Học sinh sưu tầm  ảnh về  các loài động vật. Học sinh làm việc theo  nhóm: Phân loại tranh ảnh động vật sưu tầm theo sự phân bố của chúng trên trái  đất như sau: + Động vật sống ở xứ lạnh, băng tuyết quanh năm. + Động vật sống ở vùng ôn đối. + Động vật sống ở sứ lạnh, băng tuyết quanh năm. + Động vật sống ở vùng ôn đối. + Động vật sống ở vùng nhiệt đối. + Động vật sống ở vùng sa mạc. ­ Nhận xét các vùng khí hậu (có nhiều động vật sinh sống hoặc động vật   sinh sống). Trên cơ sở tranh sưu tầm, học sinh tự rút ra kết luận về vai trò của nhiệt  đối với đời sống động vật. Học sinh cần tận dụng tối đa kênh hình và kênh chữ  trong SGK để  làm  tài liệu học tập, vì đây là nguồn tri thức để  các khai thác phát hiện ra kiến   thức mới, ngoài ra nó còn là nhiệm vụ  chỉ  dẫn các hoạt động học tập. Học  sinh cần vận dụng những kiến thức trên sách, báo, trên ti vi,... để  có thêm  những hiểu biết phục vụ cho bài học. (Ví dụ : Khuyến khích các em xem các   chương trình thế giới động vật, các em có thêm những kiến thức phù hợp với   bài   học:   Động   vật   ăn   gì   để   sống?) 2.2.4. Tạo tâm thế bình yên ngay từ lúc bắt đầu tiết học Hứng thú là một thuộc tính tâm lí mang tính đặc thù cá nhân. Hứng thú  có tính lựa chọn. Đối tượng của hứng thú chỉ là những cái cần thiết, có giá trị,   có sức hấp dẫn với cá nhân. Vậy vấn đề  gì thu hút sự  quan tâm, chú ý tìm  hiểu của các em? Trả lời được câu hỏi này nghĩa là người giáo viên đã sống  cùng với đời sống tinh thần của các em, biến đổi những nhiệm vụ  học tập   khô khan phù hợp với những mong muốn, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng (tất  nhiên là phải tích cực, chính đáng) của học sinh. Hứng thú học tập trước hết  16
  17. được tạo ra bằng cách làm cho  học sinh ý thức được lợi ích của việc học để  tạo động cơ học tập. Với mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh   nhận ra tính lợi ích của một nội dung nào đó. Ví dụ khi dạy bài Gió nhẹ, gió   mạnh. Phòng chống bão để  học sinh thấy được ích lợi của việc học bài này   giáo viên cần cho các em hiểu rằng Vấn đề  biến đổi khí hậu đang diễn ra   từng ngày, từng giờ. Miền Trung của chúng ta năm nào cũng gánh chịu hàng  chục cơn bão lớn nhỏ. Vậy chúng ta phải làm gì? Học bài này sẽ giúp các em   hiểu vì sao có bão, phòng chống bão như  thế  nào. Đó chính là những điều lí  thú trong tiết học ngày hôm nay. Bên cạnh đó, tạo không gian lớp học sạch  sẽ,   thoáng   mát,   đẹp   cũng   giúp   hoc   sinh   hứng   thú   hơn. Ví dụ: Sau khi dạy bài Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, học sinh có thể  tập hợp hết những bảng dán hình ảnh các loại thức ăn sưu tầm của học sinh   vào một bảng lớn có phân loại các nhóm thức ăn treo  ở góc học tập của lớp.  Nhờ đó học sinh sẽ luôn nhớ bài học mỗi lần nhìn vào góc học tập và lớp học  sẽ  sinh động hơn. Thỉnh thoảng nên thay đổi không gian trong tiết học cũng  làm tăng hứng thú học tập. 2.2.5 Xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò            Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ  chức dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa  thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức  dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học  sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả  thầy và trò. Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ  vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự  học.  Việc chú trọng vào mặt thành công của trẻ  đòi hỏi giáo viên phải xây  dựng các nhiệm vụ dạy học sao cho bảo đảm để các em có những thành công  chắc chắn đầu tiên chứ  không phải là những “thất bại cay đắng” đầu tiên.  Giáo viên phải thường xuyên tìm hiểu học sinh muốn việc học diễn ra như  thế  nào, cái gì làm các em thích, cái gì làm các em không thích để  có thể  tổ  chức quá trình dạy học như các em mong đợi. Để tạo hứng thú cho học sinh,  người giáo viên tiểu học cần biết tổ  chức quá trình dạy học theo một chiến  lược lạc quan: Chú trọng vào mặt thành công của trẻ. Đồng thời, cần tập cho   mình có một cách nhìn: Học sinh tiểu học em nào cũng ngoan, em nào cũng  giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn, em  kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Giáo viên tiểu học phải có một phẩm  chất đặc biệt, biết cách cư  xử  đặc biệt với học sinh. Đó là thái độ  nâng đỡ,  khích lệ, thông cảm, chú trọng vào mặt thành công của các em. Đó là khả  năng biết tự kiềm chế, khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc  kiên trì tỉ  mỉ. Đó là khả  năng biết tổ  chức quá trình dạy học một cách nhẹ  nhàng tự nhiên không gây căng thẳng cho học sinh. Cũng cần phải biết tỏ  ra  ngạc nhiên, vui sướng, cần phải tôn trọng những sáng tạo của học sinh, dù   rất nhỏ.  17
  18.           Trong mỗi chúng ta, ai cũng có niềm vui hay nỗi buồn thì học sinh cũng   vậy. Mỗi ngày các em đến trường đều mang những tâm trạng khác nhau. Nếu  bài hôm đó khó tiếp thu hay nét mặt các em thể  hiện sự  mệt mỏi. Chính vì   vậy, bên cạnh việc giáo dục có mục đích, tính kỉ luật ý thức trách nhiệm cho  học sinh, chúng ta phải tổ chức cho học sinh có một cuộc sống ở trường thật   hấp dẫn, thoải mái, gần gũi, tạo được nhiều niềm vui, phấn khởi sao cho học   sinh mỗi ngày đến trường có nhiều niềm vui. Học sinh tiểu học rất thích khen  và được khen. Nếu hôm ấy, các em học có tiến bộ, làm bài tập tốt thì tôi tặng  cho các em một lời khen. Chẳng hạn: Con học có tiến bộ, cô rất vui hoặc con   giỏi quá! Con giỏi lắm!...Như vậy, các em sẽ rất thích. Khi các em mắc phải   lỗi lầm hoặc học hành chưa tiến bộ, tôi thường dùng những lời nói nhẹ  nhàng nhằm khuyến khích các em là chính. Tránh chê bai hay dùng những từ  ngữ nặng nề, khó nghe khiến các em sợ hãi, căng thẳng dẫn đến chán học.  2.2.6. Đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra, đánh giá môn Khoa học   lớp 4           Thông tư 30, cùng với thông tư 22 ra đời, giúp tôi hiểu rằng trước đây   một trong những nguyên nhân khiến học sinh không thích học là do cách đánh  giá bằng điểm của chúng ta đúng nhưng chưa vì sự tiến bộ của học sinh một   cách mạnh mẽ. Từ  khi có thông tư  này, tôi đã hiểu và có cách đánh giá học  sinh lạc quan hơn. Hãy khen các em dù sự  tiến bộ  đó là rất nhỏ. Những em  học giỏi cũng khen, những em học trung bình cũng có những điểm đáng khen.  Nghĩa là chúng ta cần giúp hOọc sinh đạt được thành công trong học tập sẽ  tạo ra hứng thú và niềm say mê học tập của học sinh. Chỉ có thành công (chứ  không phải là những thất bại cay đắng), niềm tự hào về thành công, cảm giác   xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thật sự của ham muốn học hỏi. 2.2.7.  Liên hệ, trao đổi với phụ  huynh để  giúp học sinh hứng thú khám   phá khoa học và tích cực tiếp thu kiến thức            Học sinh về nhà tiếp xúc và ảnh hưởng từ sự giáo dục của gia đình rất  nhiều. Vấn đề  là làm cách nào có thể  truyền cảm hứng yêu thích khoa  học cho học sinh? Sau nhiều đắn đo tôi quyết định trao đổi với phụ  huynh một cách chân tình, cởi mở. Và chính sự  mạnh dạn này tôi mới   nhận ra là cha mẹ các em cũng hiểu ra được nhiều điều. Hiện nay công   nghệ thông tin khá hiện đại, tôi chỉ cần viết nội dung rồi gửi mail hoặc   gửi liên kết các bài báo hay cho phụ  huynh tham khảo cũng là một cách  trao đổi. Một số  khác tôi trực tiếp tới nhà và trao đổi các nội dung cần  thiết một cách cô đọng nhất. Tôi xin trình bày một vài nội dung tôi đã  trao đổi với phụ huynh:            Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con thực hành các trải nghiệm gần với   khoa học. Trẻ tiếp cận trải nghiệm này từ khi còn học Tiểu học sẽ giúp con  tò mò, yêu thích tìm hiểu và nuôi dưỡng tinh thần “Em yêu khoa học”. 18
  19.                    Một là, Thay đổi tư  duy tiếp cận khoa học:   Khái niệm “khoa học”  thường gợi cho trẻ  Tiểu học hiểu về  các con số, dữ  liệu, các bài toán  phức tạp hoặc các bảng thiết kế  chi tiết. Chính điều này làm con trẻ  ngán ngại theo đuổi Khoa học. Thậm chí, học sinh các cấp lớn hơn cũng  ngại khoa học vì cách tiếp cận sai lầm này. Với học sinh trong độ  tuổi   Tiểu học, thí nghiệm khoa học, khái niệm khoa học nên “dễ  thương  hóa”, “đơn giản hóa”. Thay cho các con số  khô khan, những thiết bị  thí  nghiệm có vẻ  nghiêm túc, bạn nên cho con tham gia vào các trò chơi.   Bông hoa cúc trắng cắm vào lọ  nước màu, để  qua đêm sẽ  nhuộm màu  hoa là thí nghiệm đơn giản về  hiện tượng thẩm thấu. Hai thanh nam  châm cùng chiều thì đẩy nhau, khác chiều thì hút vào nhau… Có rất  nhiều thí nghiệm vui nhộn và thú vị  mà cha mẹ  có thể  hướng dẫn con   “chơi”. Khoan hãy nhồi cả  tủ  sách khoa học cho trẻ, con sẽ  sợ  và trốn   tránh khoa học. Cứ cho con chơi vui vẻ và tự  nhiên khám phá. Khi khoa  học đủ  hấp dẫn, con sẽ  chủ  động tìm kiếm sách đọc để  lý giải những  thắc mắc của mình. Chính những thay đổi của cha mẹ sẽ góp phần thúc  đẩy học sinh học tốt môn Khoa học tại lớp. Độ tuổi tiểu học rất cần sự  hỏi han, quan tâm của mẹ  cha. Chính vì vậy mà ngay khi vào đầu năm   học, bản thân tôi đã trao đổi ngay với phụ huynh ngay. Nhiều phụ huynh   đã “ngã ngửa” và “học hỏi” thêm nhiều điều về cách tiếp cận khoa học,  đặc biệt là khoa học lớp 4. Có nhiều phụ  huynh muốn phô – tô sách   Khoa học lớp 4 để  bày cho con mình. Từ  đó, tôi nhận thấy mình đã đi  đúng hướng.             19
  20.                      Hai là, “Phòng thí nghiệm” ngay tại nhà: Các công việc nhà như  giặt  giũ, nấu nướng, quét nhà… tất cả đều là khoa học.  Cha mẹ nên cho con  vào bếp cùng mình, vừa dạy con làm bếp vừa truyền đạt kiến thức khoa   học cho con. Trẻ  Tiểu học học hỏi tốt nhất qua các trải nghiệm mắt  thấy tai nghe. Trẻ tự tin quan sát, ngửi, nếm và bắt tay làm giúp con hiểu  về khoa học dễ hơn.            Ví dụ: Khi đặt chiếc chảo nóng lên bếp, nhỏ  vài giọt nước vào lòng  chảo, ít phút sau chảo khô. Vậy những giọt nước đi đâu mất? Đó chính   là sự  bay hơi. Vì sao quần áo phơi ngoài chỗ  thoáng nắng lại mau khô  hơn phơi trong nhà? Vì nhiệt độ  cao hơn thì sự  bay hơi nhanh hơn. Cho  muối vào ly nước lọc và khuấy cho đến khi tan, đó chính là một trong  những tính chất của nước. Khi nấu ăn, tại sao lại dùng miếng vải hay  giấy để bắc nồi lên? Vì đó là những vật cách nhiệt… Chính những phút  giây trò chuyện cùng con, cha mẹ  sẽ  giúp các con nhớ  lâu, thích thú với  công việc và tìm hiểu khoa học.           Ba là, Giải thích khoa học khi đưa con đi chơi: Vào ngày rảnh rỗi hoặc  vào mùa hè, cha mẹ và con cái có thể cùng nhau thực hiện chuyến khám   phá thiên nhiên quanh nhà. Cả  nhà cùng thu thập mẫu đá, mảnh vỏ  sò  hoặc cây cối làm thành bộ  sưu tập thiên nhiên…. Bạn sẽ  thấy thiên   nhiên tác động tích cực đến việc sự  phát triển của trẻ  nhiều thế  nào.  Đưa con đến vườn bách thảo, cha mẹ  có thể  chỉ  cho con hiểu về  quá  trình quang hợp của cây xanh. Con sẽ  hào hứng khám phá đời sống các   loại côn trùng, các loại thực vật trong thế giới tự nhiên. Bạn cũng có thể  đưa con cùng đến các triển lãm khoa học, hoặc các hội trại sáng tạo. Tất  cả  sẽ  góp phần giúp con hứng thú với khoa học. Trẻ  con có động lực  học và chơi khi có bạn bè chơi cùng. Cha mẹ  có thể  tổ  chức cho con   khám phá bên ngoài cùng bạn bè, anh chị  em, trẻ  càng vui và hào hứng  hơn.            Bốn là, Bồi đắp tư  duy sáng tạo cho con: Chấp nhận sự sáng tạo của  con, cha mẹ  gần như  phải chấp nhận sự… quái dị  và lập dị, nghĩa là   không hề  giống ai.  Đồng hành cùng con, bất chấp những  ý kiến trái  chiều của những người xung quanh, miễn sao việc sáng tạo của con   không gây hại cho ai. Trẻ  dần dà sẽ  biết kết hợp thao tác quan sát với  phân tích, liên tưởng, khái quát và đưa ra được những phương án giải  quyết vấn đề hợp lí và khôn ngoan.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2