intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt môn Học vần

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này là giúp học sinh nhận biết được, đọc được và viết được các nét cơ bản. Dạy học sinh biết ghép các âm thành vần, nắm được vị trí các âm trong vần, biết ghép phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng. Đọc, viết đúng, chính xác âm, vần, tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện viết trên không, viết vở tập viết. Luyện viết trong vở ô li và các môn học khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt môn Học vần

  1.   PHÒNG GD&ĐT TÂN CHÂU CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH D CHÂU PHONG Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc       Châu Phong, ngày 03  tháng 12  năm 2018 BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT  HỌC TỐT MÔN HỌC VẦN    I. Sơ lược lí lịch tác giả. ­ Họ và tên: Lê Thị Ngọc Hà         Nam, nữ: Nữ ­ Ngày tháng năm sinh: 03­07­1977 ­ Nơi thường trú: Hòa Long­ Châu Phong­ Tân Châu­ An Giang ­ Đơn vị công tác: Trường Tiểu học “D” Châu Phong ­ Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp ­ Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ­ Lĩnh vực công tác: Chuyên môn II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:           Trường Tiểu học  “D” Châu Phong nằm trên địa bàn dân cư khá chật hẹp,   đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn chủ yếu làm thuê, làm ruộng và mua   bán nhỏ. Từ  đó có  ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giáo dục của tất cả  giáo   viên khối lớp một nói chung và lớp 1D nói riêng. Tuy nhiên, giáo viên trong khối  có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và rất nhiệt tình trong công tác, biết vận   dụng có sáng tạo trong thực tiễn và biến cái khó thành điều kiện vươn lên để  hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu của nhà trường đề ra. * Thuận lợi:    Tổ khối một được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo  cụ thể nhiệm vụ năm học 2018 – 2019.    Cơ sở vật chất được sửa chữa khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ,   khối giảng dạy và hoạt động tốt hơn.    Giáo viên trong tổ nhiệt tình và có trình độ chuyên môn vững vàng có kinh  nghiệm giảng dạy, tích cực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.  Tập thể tổ luôn luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác. ­ 1 ­
  2.    Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức học tập tốt và được trang bị  đầy đủ đồ dùng học tập để phục vụ cho việc học tập trong năm học mới.    Nhiều phụ huynh học sinh đã có chuyển biến trong nhận thức, có quan tâm  đến việc học tập của con em.    Phối hợp với Tổng phụ trách Đội, Đoàn thanh niên giáo dục phẩm chất cho   học sinh; tổ chức các phong trào thi đua. Phối hợp với cha mẹ học sinh để giúp  các em học tập được tốt hơn.    Việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22/2016/BGDĐT  mới ban hành của Bộ  GD& ĐT đã góp phần giảm áp lực về  điểm số  cho học   sinh cũng như phụ huynh học sinh và cả giáo viên, giúp cho việc phát triển khả  năng học tập, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh ngày càng toàn diện   hơn.   * Khó khăn:     Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, cha mẹ phải buôn bán  từ sáng đến tối không có thời gian kèm cặp con em mình nên ảnh hưởng rất lớn  đến việc học của các em.        Việc giảng dạy môn Tiếng Việt các lớp đầu cấp còn gặp nhiều khó khăn,  một số em lớp 1 chưa qua mẫu giáo gây khó khăn trong giảng dạy.    Một số phụ huynh học sinh làm ăn xa dắt theo con em phải nghỉ học nhiều   ngày làm  ảnh hưởng việc nâng chất lượng học tập của học sinh toàn trường.   Hơn nữa trường nằm  ở  địa bàn vùng nông thôn kinh tế  gia đình học sinh gặp   nhiều khó khăn nên các em thường theo cha mẹ  rời khỏi địa phương, làm  ảnh   hưởng đến chất lượng học tập và duy trì sĩ số. Công tác vận động phụ  huynh học sinh tham gia mua bảo hiểm y tế theo   chỉ tiêu đề ra gặp nhiều khó khăn vì hoàn cảnh gia đình học sinh đa số khó khăn. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:    Đối với học sinh trong quá trình hình thành và phát triển thì trường học  chính là nơi các em chính thức học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc.           Trong những năm gần đây, việc rèn đọc và luyện chữ  viết cho học sinh   tiểu học được Bộ  Giáo Dục, Sở  Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là Ban  Giám Hiệu Trường Tiểu học D Châu Phong, các thầy cô và các bậc phụ  huynh  rất quan tâm. Chính vì vậy mục tiêu của việc rèn đọc, viết cho học sinh lớp Một   là rất quan trọng. Vì có đọc được, viết được các em mới học tốt các môn học   khác và là nền tảng để học tốt ở những lớp trên. ­ 2 ­
  3.           Do mới  vào lớp Một nên học sinh chưa quen nền nếp học tập trong nhà  trường hoặc do bản tính chậm chạp chậm phát triển. Một số em chưa qua mẫu   giáo, khi mới vào lớp Một tâm trạng lo sợ nên không tiếp thu bài được. Trình độ  học sinh không đều nhau nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc rèn đọc,  viết cho các em.          Một số em do ham chơi chỉ lo làm việc riêng trong giờ học ít chú ý nghe bài   giảng không chịu học bài trong lớp, từ đó ngày càng tạo nhiều lỗ hỏng. Cho nên   các em không theo kịp chương trình, sinh ra chán nản dẫn đến học chưa hoàn   thành. Các em còn thích chơi hơn thích học, thường thì gia đình các em này có  cuộc sống khó khăn cha mẹ phải lo làm thuê kiếm sống.           Một số học sinh học trước quên sau, không nhớ hết âm, không biết ghép   âm vần thành tiếng. Một số  em chưa có ý thức trong học tập, trình độ  học sinh   trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển tốt, tiếp thu nhanh vẫn   còn một số em yếu về thể chất, phát triển chậm về trí nhớ.           Gia đình phải vất vả lo chạy cái ăn, cái mặc hàng ngày nên thiếu thời gian  quan tâm con cái học ở nhà. Nhiều cha mẹ sợ con cái mình học thua bạn nên có   đôi khi làm bài giùm ở nhà gây khó khăn trong công tác giảng dạy của giáo viên           Mỗi giáo viên lớp Một đều được trang bị đầy đủ tranh ảnh theo sách giáo   khoa và bộ chữ dạy Học vần để các em dễ dàng liên tưởng khi đọc, viết. từ đó  giúp các em đọc tốt và viết chữ rõ ràng, phù hợp và viết đẹp hơn.           Do đó muốn nâng cao chất lượng học tập cho học sinh chưa hoàn thành  lớp một đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp thiết thực. Ngoài việc đầu tư  cho quá trình lên lớp của giáo viên thì việc tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh   đọc yếu và viết chậm là điều kiện cần thiết không thể thiếu.              Còn nặng nề về cung cấp kiến thức, chưa chú ý đến việc  tạo điều kiện  giúp cho học sinh tự tìm tòi tiếp thu kiến thức. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến.           Để  tổ  chức các hoạt động dạy học trên lớp một cách có hiệu quả  người  giáo viên cần lựa chọn, vận dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với   mục đích và nhiệm vụ  từng bài học, đảm bảo cho các em phát triển khả  năng   quan sát nhanh, luyện tập thói quen biết phân tích, so sánh, tổng hợp và bước  đầu biết phán đoán những sự vật, hiện tượng đơn giản có liên quan đến bài học,   gần gũi xung quanh các em.           Rèn học sinh học tốt môn Học vần không phải là một sớm một chiều mà  cần phải là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục và diễn ra  ở  nhiều môi   trường khác nhau. Riêng tôi luôn trăn trở và suy nghĩ nhiều cách để giúp học sinh  làm sao thích đọc, thích viết, đọc lưu loát rõ ràng, viết đúng mẫu chữ, viết đều,  viết đẹp để  đáp ứng được sự  đi lên của xã hội. Để  thực hiện được những ước  ­ 3 ­
  4. mơ  như  vậy việc trau dồi những kiến thức cho giáo viên và học sinh về  đọc  đúng, viết đẹp trong trường tiểu học là quá trình đòi hỏi phải có sự  nỗ  lực của  bản thân người học. Một quá trình rèn luyện thường xuyên nó đòi hỏi tính cần  cù, kiên trì, chịu khó cao. 3. Nội dung sáng kiến  3.1. Tiến trình thực hiện: Với sáng kiến này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc rèn đọc,viết cho học  sinh để  tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy Học vần được tốt hơn. Để  đạt  được mục đích như mong muốn, tôi đã thực hiện như sau:      ­ Giúp học sinh nhận biết được, đọc được và viết được các nét cơ bản.      ­ Dạy học sinh biết ghép các âm thành vần, nắm được vị trí các âm trong  vần, biết ghép phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng.      ­ Đọc, viết đúng, chính xác âm, vần, tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng.      ­ Luyện viết trên không, viết vở tập viết.      ­ Luyện viết trong vở ô li và các môn học khác.   3.2. Thời gian thực hiện:   Năm học 2017 – 2018 và học kì I năm học 2018­ 2019  3.3. Biện pháp tổ chức. Chúng ta biết rằng rèn đọc, viết cho học sinh lớp Một  ở  phân môn Học  vần sẽ đặt nền móng cơ bản “khởi nguồn cho mọi khởi nguồn” cho toàn bộ quá  trình học tập và rèn luyện và quan trọng hơn là rèn kĩ năng đọc, kĩ năng viết, kĩ  năng nghe nói để các em nói, viết rõ ràng thành câu là giúp các em có tính kiên trì,  cần cù, chịu khó. Vì vậy, để  nâng cao chất lượng học tập của lớp nhằm giúp  học sinh  học tốt  phân môn Học vần mỗi giáo viên phải biết vận dụng các  phương pháp dạy học một cách linh hoạt, lựa chọn những phương pháp đặc   trưng cho từng tiết học sao cho hợp lí nhất, khơi dậy tinh thần học hỏi, tính  đồng đội của lớp.   3.3.1. Biện pháp 1: Ổn định và xây dựng nến nếp của lớp ­ 4 ­
  5.         ­ Ngay từ đầu năm học, sau khi tiếp nhận học sinh. Tôi liên hệ đề xuất với  phụ huynh mua sắm đầy đủ cho các em như: vở học, sách giáo khoa, và các dụng  cụ học tập : bảng con, bông phấn, viết, thước, … Tôi thường xuyên kiểm tra vở,   sách và dụng cụ  học tập của các em (khoảng trước một tuần khi thực học ).   Những học sinh mang sách vở  vào trước tôi bao bìa dán nhãn và ghi tên cho các   em để được thống nhất về vở sạch, chữ đẹp. Việc làm này cũng mất nhiều thời  gian để chăm sóc cho các em từng việc nhỏ nhằm để tạo nền nếp trong học tập   sau này. Có thực hiện tốt được khâu chuẩn bị  này thì buổi học đầu tiên các em   mới có đầy đủ sách, vở, dụng cụ học tập tạo điều kiện cho các em học tập tốt   hơn.         ­ Phân chia tổ trực nhật, phân công cán sự lớp, tập cho các em xếp hàng ra   vào lớp. Hướng dẫn các em cách xưng hô với bạn, với thầy cô giáo ở trường và   với người lớn tuổi,…hướng dẫn cách đưa tay phát biểu, cách sử dụng bảng con,  nhận dạng lại chữ cái đã học ở mẫu giáo.           Nói chung trong thời gian đầu năm, chuẩn bị trước khi vào học chính thức   một tuần tôi cố gắng thực hiện hoàn tất các nền nếp cần thiết cho lớp. Nên khi   đã ổn định xong nền nếp của lớp tôi tiến hành họp phụ huynh đầu năm để thông  tin về chương trình năm học của các em. Hướng dẫn cách kiểm tra con em học  tập ở nhà, thống nhất giờ đến trường và yêu cầu phụ  huynh đưa con đến đúng  giờ, giúp các em thực hiện tốt nội quy của học sinh. Sau  đó tôi xây dựng kế  hoạch dạy học của lớp và thông qua phụ huynh thống nhất thực hiện.           * Khảo sát đầu năm:           Một phần các em mới vào đầu năm học, các em đã qua mẫu giáo hoặc các   em được gia đình hướng dẫn trước nên các em này biết đọc, biết viết.Còn phần   lớn các em không biết đọc và viết, các em chưa quen với môi trường lớp học.   cho nên tôi tiến hành khảo sát để nắm lại toàn bộ các em và có hướng để hướng   dẫn các em sau này.           Việc khảo sát được tôi tiến hành từng em một và khảo sát thật cụ  thể.   Trong quá trình khảo sát, theo kinh nghiệm các năm vừa qua tôi thấy luôn có các  em đối tượng như sau:            +Nhóm 1: Trong nhóm này các em đều biết đọc, biết viết thành thạo, có   những em nghe đọc và viết luôn được những từ khó. Đối với nhóm này giáo viên  chủ nhiệm thật nhẹ nhàng hướng dẫn các em trong năm học.            Ví dụ: Từ “ hươu sao” khi đọc các em không cần phải đánh vần mà đọc   trơn nhanh, viết một cách thành thạo, chính xác.           +Nhóm 2:  Các em biết đọc nhưng không biết viết.             Ví dụ: Tiếng “ghi” các em đọc: gh ­ i ­ ghi, khi viết các em lại viết: g ­ i –   gi.           +Nhóm 3:  Các em biết viết nhưng không biết đọc. ­ 5 ­
  6.              Ví dụ: Từ  “ lưu loát” khi viết các em viết đúng mẫu, đúng độ  cao mà   không đọc được đánh vần rất lâu.           +Nhóm 4:  Các em biết đọc, biết viết nhưng còn chậm.             Ví dụ: Từ “xôn xao” phải đánh vần khi đọc: x ­ ôn ­ xôn, x ­ ao ­ xao       xôn xao, viết không đúng mẫu, sai độ cao.            +Nhóm 5: Nhóm các em không biết đọc, không biết viết ( Do các em chưa   đi học mẫu giáo cũng như  việc dạy  ở  gia đình không được cha mẹ  quan tâm   hoặc do cha mẹ không biết chữ )            Ví dụ: Từ “ con cò” các em không nhận được mặt chữ khi đọc, viết còn   nghuệch ngoạc không ra chữ.             +Nhóm 6: Nhóm các em do trí não chậm phát triển, ít tiếp thu được bài.   3.3.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu về gia đình học sinh            Ngay từ  đầu năm học, sau khi  ổn định nền nếp lớp, khảo sát các em tôi   tiến hành tìm hiểu về  gia đình các em. Tôi tiếp xúc tận nhà của tất cả  các em.  Từ  đó tôi nắm bắt hết hoàn cảnh gia đình từng em một. Qua việc tìm hiểu của  mình đối với từng em giáo viên sẽ có sự định hình dễ dàng trong quá trình hướng  dẫn giáo dục các em.  Một số  gia đình khá giả, nhưng cha mẹ  lo làm đôi khi  chiều chuộng con cái quá mức, chỉ biết cho tiền đi học mỗi ngày mà chẳng quan  tâm đến việc học của chúng. Nhiều gia đình lại có suy nghĩ dạy học là trách  nhiệm của thầy cô  ở  trường gia đình không cần phải lo. Có một số  ít gia đình  cha mẹ không biết đọc, biết viết và cũng không cần quan tâm đến việc học của   con. Có gia đình cũng rất quan tâm đến việc học của con trẻ nhưng do việc học   hiện nay cải cách theo chương trình mới, cách dạy ráp vần cũng khác trước nên  cũng khó khăn trong việc dạy thêm ở nhà. VD: Cách dạy đánh vần lúc trước tiếng “ngan” đánh vần là: a ­ n ­ an ­ ng  ­ an ­ ngan          Cách dạy đánh vần hiện nay tiếng “ngan” đánh vần là: ng ­ an ­ ngan           Trước đây tôi nhờ gia đình kèm thêm cho các em ngoài giờ lên lớp để giúp  các em có điều kiện học tập tốt hơn. Nhưng trong lớp học có những thành phần   khác nhau một số  em thuộc gia đình khá giả  có đủ  điều kiện học tập và luôn  được quan tâm trong việc học giúp các em học tập tốt hơn; một số con em gia   đình nghèo phải đối mặt với trăm công nghìn việc mưu sinh trong cuộc sống, ít   quan tâm đến việc học của con; một số  gia đình bất hạnh hơn là do cha mẹ  li  hôn, cha mẹ không còn sống hoặc đi làm ăn xa, các em sống nhờ vào cô bác, ông   bà, người thân xung quanh,…   3.3.3. Biện pháp 3: Vai trò của giáo viên và cách hướng dẫn trong việc   luyện đọc, viết cho học sinh. ­ 6 ­
  7.  3.3.3.1. Hướng dẫn cách luyện đọc cho học sinh.          ­ Ở lớp tôi đặc biệt quan tâm đến đến đối tượng học sinh đọc chưa hoàn  thành. Thường xuyên khuyến khích động viên kịp thời khi thấy các em có sự tiến   bộ  trong học tập dù là tiến bộ  nhỏ. Phối hợp với phụ  huynh yêu cầu gia đình  quan tâm đến con cái mình hơn, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở  kiểm tra việc   học của con em mình kịp thời quan tâm giúp đỡ để các em học tập tốt hơn.            ­ Tiếng Việt chúng ta rất giàu đẹp và phong phú được chứng minh qua   cách đọc hằng ngày. Có tiếng đọc cao, đọc thấp, đọc nhấn giọng, đọc dài, đọc  ngắn,…Cho nên giáo viên cần chú trọng cách phát âm. Trong bộ  chữ  cái Tiếng  Việt mỗi chữ đều có cách đọc khác nhau:            Chúng ta chia làm hai phần: Nguyên âm và phụ âm.           +Nguyên âm: luồng hơi ra nhẹ nhàng, đa số tròn môi…           +Phụ âm: Phát âm hơi nặng, luồng hơi ra thường bị cản : cản môi ( p, v,   b, m) cản lưỡi, răng, cản răng và lưỡi (r, t, s, l, x, n, …) hoặc phải cong lưỡi (r,   tr, s, …) Trong quá trình hướng dẫn giáo viên cần tỉ  mỉ  đối với từng em có sự  chỉnh sửa khi các em đọc sai.            Có những em do tính bẩm sinh bị ngọng, đớt, nói lấp. Giáo viên cần hết   sức bình tĩnh nhẹ  nhàng uốn nắn sửa chữa từ  từ  cho các em đọc tiếng, đọc từ,   đọc câu. Hướng dẫn các em phát âm, tiến tới giáo viên cho các em đọc tiếng,   đọc từ, đọc câu. Hướng dẫn các em đọc diễn cảm, giáo dục các em lòng yêu   thích tiếng Việt từ đó các em sẽ đọc tốt hơn.           Quá trình hướng dẫn sửa chữa phát âm kéo dài xuyên suốt đến hết năm  học, nếu giáo viên có tính kiên trì nhẫn  nại thì chắc chắn các em sẽ có kết quả  tốt ở cuối năm.           Quan trọng một điều là các em không nhận diện được mặt chữ. Đọc rồi   lại quên, đọc lẫn lộn giữa chữ này với chữ kia,…Gặp trường hợp này giáo viên   phải hết sức cố gắng dạy các em sao cho các em nhận diện được mặt chữ. Giáo   viên có thể hướng dẫn các em bằng cách sau:           +Liên tưởng: cho các em biết chữ cái này giống với cái gì?           ­Ví dụ: chữ cái e: bánh xe, trái me, con ve, … chữ cái b: quả bóng, em bé,  bìa bao,…chữ  cái c: con cá, con cò, cây viết, …Mỗi vật đều có cái tên. Cái tên   của nó gắn liền với 29 chữ cái và 11 phụ âm trong chương trình lớp Một.           +Sưu tầm: Giáo viên hướng dẫn xung quanh ta đâu đâu cũng có chữ, có  chữ các em học rồi, có chữ các em chưa học. Để mau thuộc và nhớ lâu các em đi  đâu, làm gì nếu thấy chữ mà mình học rồi thì phát hiện và đọc.           ­Ví dụ : ở các khẩu hiệu trường, bảng hiệu, ba nô, …              Cho các em thi tìm tiếng, từ có âm vần vừa học. Từ những hình thức này   giúp các em khắc sâu các chữ vào bộ nhớ tên các vật dụng xung quanh. ­ 7 ­
  8.           Cho các em thảo luận nhóm 2 hoặc nhóm 4: Quan sát tranh đọc thầm câu  ứng dụng (đối với những bài học âm, vần) để  những từ  không đọc được hay  phát âm chưa chuẩn xác có thể bạn trong nhóm sẽ chỉnh sửa cho mình. Bên cạnh   đó trong những giờ ra chơi tôi kết hợp mượn truyện tranh ở thư viện cho các em  đọc và trao đổi với nhau về nội dung câu chuyện. hằng ngày trên lớp tôi sắp xếp  các em này ngồi ở dãy bàn nơi thuận tiện việc chú ý đến các em.           Trong giờ luyện đọc hoặc thảo luận tôi có thể  xuống kèm mà không ảnh  hưởng đến các em khác, hơn nữa tôi sắp kế  các em chưa hoàn thành thường là   học sinh hoàn thành hoặc hoàn thành tốt để  trong lúc học nhóm có thể  nhờ  các   em này kèm thêm cho các em đọc nhất là phân môn “học vần “ ở học kì I và đầu   học kì II để khi qua phần tập đọc các em có đầy đủ  kiến thức để  nhận biết và  đọc tốt hơn.          Bên cạnh đó tôi photo bảng chữ cái, phụ âm và các vần trong chương trình  lớp Một để các em dễ học, dễ nhớ. Đầu tiên tôi cho các em học thuộc lòng bảng   chữ cái và phụ âm ( kèm theo phần học âm trong sách giáo khoa ) các vần ( kèm  theo phần học vần trong sách giáo khoa  ). Học sinh hoàn thành và hoàn thành  thốt học theo chương trình sách giáo khoa các em có thể bắt kịp rất nhanh chóng.  Nhưng đối với học sinh chưa hoàn thành các em rất chậm và trí nhớ  cũng kém  nên ít bắt kịp bạn bè. Nhờ vào bảng hệ thống này có thể giúp các em ôn lại kiến  thức mình đã học tùy theo từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh chưa thuộc  chữ  cái và phụ  âm tôi cho các em dựa vào bảng vừa học vừa viết ra bảng con   hoặc cho các em chơi đố  nhau tìm chữ  cái và phụ  âm. Đối với học sinh chưa  thuộc vần giáo viên cũng có thể áp dụng biện pháp này, sau đó cho học sinh kết   hợp chữ cái hoặc phụ âm với vần đã học,… Ngoài ra còn kết hợp với phụ huynh  dựa vào bảng chữ  cái để  biết chương trình lớp Một bao gồm những gì? Thông  qua đó có thể rèn tiếp cho các em đọc yếu khi học ở nhà hay vào đầu giờ chiều  mỗi buổi học kết hợp tuyên dương khen thưởng những em đã thuộc, động viên  khuyến khích những em chưa thuộc. BẢNG HỆ THỐNG 29 CHỮ CÁI, 11 PHỤ ÂM VÀ 126 VẦN ĐàHỌC  TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP MỘT ia, ua­ưa / oi­ai, ôi­ơi, ui­ưi, a  ă  â  b  c  d  đ  e  ê  g  h  i  k  l  m  n  uôi­ươi, ay­ây / eo­ao, au­âu,iu­êu,  o  ô  ơ  p  q  r  s  t  u  ư  v  x  y  iêu­yêu, ưu­ươu / on­ an, ân­ăn, ôn­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ơn, en­ên, in­un,iên­ yên, th  ch  kh  tr  qu gh  ngh  ph  ng  nh   uôn­ươn / ong­ông, ăng­âng, gi  ung­ưng, eng­iêng, uông­ương, ang­anh, inh­ênh / ­ 8 ­
  9. om­am, ăm­âm, ôm ơm, em­êm, im­um, iêm­yêm, uôm­ươm /ot­at, ăt­ ât, ôt­ơt, et­êt, ut­ưt,it­iêt, uôt­ươt / oc­ac, ăc­âc, uc­ưc, ôc­uôc, iêc­ươc, ach,ich­êch /  op­ap, ăp­âp, ôp­ơp, ep­êp, ip­up,  iêp­ươp / oa­oe, oai­oay, oan­oăn,  oang­oăng, oanh­oach, oat­oăt / uê­uy,ươ­uya,uân­uyên, uât­uyêt,  uynh­uych.            Ở đầu giờ  chiều thay vì 1 giờ  30 phút vào học tôi cho các em này đi sớm  hơn để có thời gian kèm riêng cho các em ( hoặc nhờ những em hoàn thành kèm  cho các em đọc, đánh vần ). Trong tiết dạy tạo không khí vui vẻ, thoải mái để  các em học tập tránh sử  dụng hình thức phạt đối với học sinh. Qua giữa kì I tôi  tiến hành mượn truyện tranh  ở  thư  viện để  các em đọc vào đầu giờ  chiều và  những lúc ra chơi. Sau khi đọc có thể  cho học sinh kể  lại câu chuyện mình đã  đọc cho các bạn nghe. Từ đó khuyến khích các em ham đọc hơn, đọc được nhiều  câu chuyện những từ ngữ nào chưa đọc được các em cũng cố gắng đánh vần để  đọc được và tìm hiểu cốt truyện  ( phần này tôi khuyến khích khen thưởng bằng nhiều hình thức sau khi học sinh   kể xong câu chuyện mà mình đã đọc ).           Ngoài ra, bản thân tôi còn nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy phù  hợp với đối tượng học sinh yếu, không bỏ  các em bên lề  lớp học, nhằm khơi  dậy sự ham thích học tập của các em. Do vậy giáo viên cần nắm vững các quan  điểm dạy học, dạy học giao tiếp, dạy học tích hợp, tích cực hóa các hoạt động   học tập của học sinh nhằm thực hiện tốt các yêu cầu dạy kĩ năng sử dụng Tiếng  Việt của học sinh ( nghe, nói, đọc, viết ) đặc biệt là phương pháp theo chủ động,  sáng tạo của học sinh. Cụ thể cách đọc như sau :           +Thao tác đọc ( tư thế, cách đọc sách vở, cách đưa mắt đọc,…)           + Phát âm các âm, đánh vần thông thường và một vài vần khó .           +Đọc trơn tiếng, từ, cụm từ, câu, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.          Điều đặc biệt đối với giáo viên tiểu học là phải rèn giọng nói chuẩn xác,  phù  hợp với từng  âm, vần ( chẳng hạn như  :  r/d/gi;  ch/tr;  x/s;  an/ang,  …)  hướng dẫn học sinh cách đọc, phát âm chuẩn xác, rèn cho học sinh phát huy tính   tích cực ( đối với vần dễ đọc nên gọi các em đọc mẫu, gọi những em khác nhận  xét, sau đó giáo viên chốt lại cách đọc đúng ). Đọc bài tại lớp là điều hết sức cần  thiết đối với học sinh tiểu học (  đặc biệt là những học sinh chưa hoàn thành  ). Vì đây là tiền đề cho học sinh đọc lưu loát sau này. Giáo viên cần hướng dẫn   ­ 9 ­
  10. cách đọc, tạo không khí nhẹ nhàng, giúp học sinh đọc yếu mạnh dạn, tự tin hơn  khi đọc bài.           Để giờ dạy học vần được nhẹ nhàng đem lại hiệu quả cao, giáo viên cần   phải thực hiện quy trình một cách linh hoạt. Cần chú trọng đến hình thức đọc cá   nhân, toàn bộ học sinh trong lớp em nào cũng được đọc một lần ( riêng học sinh  chưa hoàn thành thì đọc nhiều lần ).  Ở  bước đọc đồng thanh cũng không kém  phần quan trọng vì giúp học sinh chưa hoàn thành đọc theo các bạn, từ  đó biết   cách đọc âm vần mới. Bên cạnh đó cần kết hợp thi đua theo tổ, dãy bàn, …các   em sẽ cố gắng đọc thuộc âm vần mới để được tuyên dương.            Ngoài ra giáo viên còn phải chú ý khai thác nội dung tranh(  ảnh), vật thật  liên quan đến âm, vần, vừa được học nhằm khắc sâu trí nhớ  của những em đọc  yếu. Đặc biệt hơn nữa cần cho những em đọc yếu so sánh âm, vần đã học để  khơi gợi kiến thức cũ, nhằm giúp các em nhớ lại kiến thức cũ và thuộc bài nhiều  hơn.           Tuy nhiên việc rèn cho học sinh đọc yếu không chỉ tập trung vào đọc âm   vần mà rèn đọc trơn nhiều hơn để giúp học sinh đọc tốt hơn phần tập đọc  ( vào   đầu tuần 23 ở học kì II ) và học tốt các phân môn khác.    3.3.3.2. Hướng dẫn cách luyện viết. Dựa vào nét chữ  đồng dạng với đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự  rèn   các chữ còn lại, chú ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản. *. Những điều kiện chuẩn bị cho việc luyện viết :  Để rèn chữ viết cho  học sinh, trước hết mỗi giáo viên cần đảm bảo những nguyên tắc, phương pháp,   điều kiện cho việc luyện viết chữ đẹp.           *.Về nguyên tắc:           Đảm bảo sự phối hợp thống nhất các bộ phận trong cơ thể tham gia viết   chữ. Khi viết, cùng một lúc nhiều bộ phận của cơ thể hoạt động với nhau.           Các em phải nắm được tư thế ngồi, cách chọn bút, cách để vở, cách cầm   bút khi viết.  .           Nguyên tắc cọi trọng dạy luyện viết chữ  đẹp là dạy hình thành một kỹ  năng. Việc rèn luyện kỹ  năng đòi hỏi phải tri giác chính xác sản phẩm, nắm   vững các thao tác kỹ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác đó. Khi rèn luyện  kỹ  năng viết chữ, học sinh phải nắm được hình dáng, đặc điểm, quy trình viết  từng chữ cái và từng nhóm chữ cái. Sự luyện tập phải liên tục, nhiều lần, lặp đi  lặp lại để  khắc sâu vào trí nhớ  học sinh. Để  hình thành kỹ  năng viết cho học   sinh, quá trình dạy luyện viết chữ đẹp cho học sinh phải trải qua hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: Hình thành và xây dựng biểu tượng chữ viết giúp các em   nắm được hình dáng, kích thước, quy trình viết từng chữ cái. ­ 10 ­
  11. + Giai đoạn 2: Hướng dẫn các em luyện viết các chữ cái, liên kết các chữ  cái để luyện từ, câu ứng dụng. *. Về phương pháp:  ­ Nhóm phương pháp dùng lời, gây hứng thú học sinh. Dạy luyện viết chữ  đẹp cho học sinh, điều quan trọng là phải gây hưng thú cho học sinh. Khi các em  chưa hoàn thành thích chữ đẹp thì các em sẽ say mê và rèn chữ viết cho đẹp. Khi  đã gây được hứng thú cho học sinh, các em sẽ thích rèn viết chữ đẹp, lúc này ta  cung cấp các bài tập để học sinh rèn kĩ năng viết.  ­ Nhóm phương pháp trực quan. Khi dạy chữ viết, việc đưa dụng cụ  trực  quan là chữ viết mẫu in sẵn từng chữ cái, bảng chữ cái là việc làm để cung cấp   cho học sinh biểu tượng về chữ viết, chưa cung cấp được kĩ năng viết. Nếu là  trực quan chữ viết của giáo viên viết mẫu thì càng giá trị  hơn, học sinh dễ  tiếp   thu biểu tượng chữ  viết hơn. Giáo viên vừa viết vừa phân tích được từng nét  chữ hoặc từng kỹ thuật nối các con chữ. Chữ viết mẫu của giáo viên còn có tác   dụng tạo niềm tin cho học sinh, tạo điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền  mạch.    Nhóm phương pháp luyện tập thực hành. Đây là một phương pháp quan  trọng. Tập viết chữ  có tính chất thực hành. Phải thường xuyên nhắc nhở  học  sinh ở mọi lúc, mọi nơi, không chỉ ở phân môn tập viết mà còn ở tất cả các môn   học khác, môn nào cũng cần chữ  viết để  ghi nội dung bài. Có nhiều hình thức   cho học sinh thực hành: + Tập viết trên bảng lớp. + Tập viết trên bảng con của học sinh. + Tập viết trong vở tập viết. + Tập viết trong vở ô li và các môn học khác. Khi luyện tập thực hành, để  giảm số  lượng bài tập và các bài tập được   lặp lại nhiều lần ta có thể chia nhóm chữ để rèn: Căn cứ vào đặc điểm của từng  chữ  cái, căn cứ  vào các nét đồng dạng giữa các chữ, căn cứ  vào kích thước quy  trình viết, chúng ta có thể chia các nhóm chữ như sau: * Chữ thường: có thể chia làm 4 nhóm Nhóm 1: Nhóm chữ có nét tương đồng là nét cong: o. ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q Nhóm 2: Nhóm chữ  có nét tương đồng là nét khuyết trên và nét khuyết   dưới: h, k, l, b, g, y. ­ 11 ­
  12. Nhóm 3: Nhóm chữ có nét tương đồng là nét hất (sổ) và nét móc: i, t, u, ư,  p, n, m. Nhóm 4:  Nhóm chữ  có nét tương đồng là nét cong (khó),nét móc, nét có  vòng xoắn: r, s, v, c, e, ê, x. Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm.   Dựa vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự rèn các chữ  còn lại, chú ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản.     3.3.4. Biện pháp 4: Một số quy ước khi dạy luyện viết. Muốn dạy luyện viết chữ đẹp điều quan trọng nhất là giáo viên cần phải   quy ước cho học sinh nắm vững các đường kẻ và các nét cơ bản.        Nét thẳng đứng:                                    Nét cong phải:       Nét thẳng ngang:                           Nét cong trái:         Nét xiên phải:                                  Nét cong kín:         Nét xiên trái                                          Nét khuyết trên:                    Nét móc trên:                                       Nét khuyết dưới:     Nét móc dưới:                                  Nét móc hai đầu:    Trình độ học sinh không đều nhau nên gặp khó khăn trong việc rèn các em   học tập, đặc biệt là trong phần rèn chữ viết. *  Một số  lỗi sai cơ  bản: Viết thiếu nét, viết thừa nét, viết sai nét, viết   không đúng khoảng cách, đặt sai dấu, không đúng mẫu chữ, cỡ chữ, sai lỗi chính  tả, không đúng cách trình bày. ­ 12 ­
  13. * Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục. ­ Lỗi viết thiếu nét: Lỗi này do thói quen của học sinh chưa viết hết các  nét chữ  đã dừng lại. Cần nhắc nhở thường xuyên để  tạo thói quen viết hết nét   và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho học sinh viết thêm nét cho đủ nét ở  ngay những chữ  học sinh vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết  trước chữ nào còn thiếu thì thêm nét vào cho đủ và cho tập viết lại ngay..    Lỗi thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu,  nét đầu học sinh viết không đúng, dừng điểm vượt quá quy định. Cách khắc   phục là giáo viên phải hướng dẫn lại quy trình viết chữ đó.    Lỗi sai nét: Lỗi này thường do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần  ngồi bút, khi viết biên độ  dao động của ngồi bút ngắn, đầu ngồi bút di chuyển  không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo làm sai nét. Cách khắc phục là nhắc  học sinh cầm bút cho đúng. Khi viết các ngón tay cử động linh hoạt phối họp với   cử động của cổ tay và cánh tay. Lỗi viết không đúng khoảng cách: Lỗi này thường sai với những học sinh   viết thường hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp  học sinh viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách chữ là một đơn  vị chữ, khoảng cách giữa các con chữ thay đổi theo từng nét chữ  khoảng ½ đến  ¼ đơn vị chữ. Viết liền mạch xong chữ mới đánh dấu chữ và ghi dấu thanh. Ví dụ: Viết chữ  :  cần­ hướng dẫn học sinh viết:   can­ liền mạch, xong  mới viết dấu “^” và dấu huyền­ cần.    Sai về  dấu chữ, dấu thanh: Đánh dấu chữ  và ghi dấu thanh nhỏ  bằng ½   đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ  hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.    Sai lỗi chính tả: Lỗi này do phương ngữ  của các em và cách phát âm sai  hoặc không nắm được quy tắc chính tả.    Sai về cách trình bày: Do học sinh chưa nắm được cách trình bày của từng  thể  loại thơ  hoặc văn xuôi. Cần giúp các em viết đúng thể  loại thơ  hoặc văn   xuôi. Ngoài ra, việc viết lướt bút và nhấn bút sẽ thể hiện rõ thanh đậm và tạo ra  đặc tính riêng biệt của người viết. Để rèn chữ viết đẹp cho học sinh trong thời  gian ngắn nhất mà đạt hiệu quả cao nhất, ta cần chú ý những chỗ nào (nét chữ,   kĩ thuật) học sinh đã đạt được rồi thì không phải rèn nữa mà bồi dưỡng cho học  sinh những điểm yếu và thiếu. ­ 13 ­
  14. 3.3.5. Biện pháp 5: Luyện viết bảng con, tập viết và vở ô li. *Quy ước đường kẻ bảng con. Để giúp học sinh viết bảng con đúng mẫu và đẹp trước tiên, giáo viên cần   hướng dẫn học sinh nhớ  các đường kẻ  trong bảng con và trong vở  tập viết.  Việc này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy viết chữ. 1. Đường kẻ ngang trên  Viết bảng con  2. Đường kẻ ngang giữa  3. Đường kẻ ngang   4. Đường kẻ ngang dưới  Có những chữ  cái viết thường cao hơn một đơn vị  được xác định bằng  đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới: s, r, t. Có những chữ cái cao 2 đơn vị rưỡi được xác định bằng đường kẻ  ngang  trên, đường kẻ ngang giữa và đường kẻ ngang dưới: k, b, g, h, y.        ☻Vở tập viết và vở ô li: Vở tập viết của các em đã có sẵn đường kẻ, giáo viên cần hướng dẫn để  các em nắm được một số quy ước về cách gọi. Giúp học sinh củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản: + Từ  những nét cơ  bản này, các chữ  cái sẽ  được tạo thành. Với một số  kinh nghiệm bản thân cùng với sự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy:   nếu học sinh viết nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là  điều không thể tránh khỏi. Vì vậy tôi sẽ cũng cố lại cho các em cách viết các nét  cơ bản. Chú ý điểm đặt bút, dừng bút.   ●  Chẳng hạn với nét  khuyết trên, nét khuyết dưới là nét khuyết lưng  thẳng, đầu nét tròn và hình giọt lệ có trong các chữ cái: b, l, h, g, y Học sinh viết sai thường mắc các lỗi sau: bị vuông đầu; bị gù lưng. Để  viết đẹp nét khuyết cần chỉ  rõ cho học sinh thấy điểm gặp nhau của   nét khuyết trên và nét khuyết dưới. Đặc biệt cho học sinh luyện viết kĩ hai nét   này. Chú ý luyện cho học viết hình giọt lệ, chữ viết các em sẽ tiến bộ rõ rệt. ●  Với nét tròn, học sinh thường viết nét tròn quá cỡ, viết méo mó. Vậy  muốn các em viết được nét tròn đẹp, giáo viên cần chỉ  cho học sinh thấy: nét  tròn đẹp có hình dáng tròn trịa nhưng thon nhỏ  về  hai đầu. Có thể  dùng hình  tượng quả  trứng để  ví với nét tròn đẹp. Cho học sinh sửa dần, giáo viên nhắc  ­ 14 ­
  15. nhở kịp thời sẽ giúp các em có được nét tròn như  mong muốn, có trong các chữ  cái: o, a, d, p          ● Với nét móc, có trong các chữ cái:  i, t, u, p, n, m nét móc đẹp là nét  móc viết ngay ngắn, đều nét, đầu nét móc không quá to, không quá nhọn sửa nét  móc cho học sinh cần gắn với từng chữ cụ thể. + Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ  khó viết, tôi  thường cho các em luyện viết  ở trên bảng con nhiều, đến khi nào học sinh viết   tương đối đồng đều thì lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết bảng  xấu, chậm, tôi thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết đúng. + Để thuận tiện trong việc giảng dạy tôi chia các chữ cái thành các nhóm  để giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, tìm ra những điểm giống nhau  và khác nhau. Từ đó, học sinh nắm chắc được cách viết và các em sẽ viết được   chuẩn hơn. Vì vậy, tôi cho các em luyện theo cách viết theo nhóm trong các tiết  hướng dẫn viết. ♠  Giáo viên hướng dẫn viết có hai dạng : 1) Viết chữ to : độ cao 5 dòng li đối với các chữ như:h, k, l, b,  …2 dòng li  đối với các chữ :i, a, e, u, …4 dòng li đối với các chữ như d, p, đ,…3 dòng li đối  với chữ t. 2) Viết chữ nhỏ : độ cao 2,5 dòng li đối với các chữ như:h, k, l, b,…1 dòng  li đối với các chữ :i, a, e, u, …2 dòng li đối với các chữ như d, p, đ,…1,5 dòng li   đối với chữ t. Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm.   Dựa vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự rèn các chữ  còn lại, chú ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản. Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ,  tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau.Từ  đó, học sinh nắm chắc được  cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy, tôi cũng cho các  em luyện thêm cách viết theo nhóm trong các tiết hướng dẫn học.        * Hướng dẫn viết nối nét:    Khi học sinh viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ cũng  rất quan trọng. Học sinh biết cách nối chữ  thì bài viết mới rõ ràng đều và đẹp   được. Hơn nữa, đảm bảo được tốc độ viết ở các lớp trên.    Ngoài ra, giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh viết đúng khoảng cách các   con chữ không viết sát quá hoặc xa quá đều không được. ­ 15 ­
  16.    Dấu thanh không viết quá to, quá nhỏ  mà phải viết đúng vị  trí. Thực tế  trong những năm dạy lớp Một tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng các dấu   thanh viết quá cao,  ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ  viết. Tôi nhắc nhở  học  sinh viết vừa phải gần chữ  nhưng không được viết dính vào chữ. Những em  thường viết sai vị  trí dấu tôi thường gọi lên bảng viết nhiều lần để  các bạn  nhận xét.    Với học sinh lớp Một, thường hiếu  động, thiếu kiên trì nên nhiều em  không tự giác khi viết bài. Các em muốn viết thật nhanh cho hết bài để chơi. Để  khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh. Viết từng dòng theo lệnh của   cô. Nhờ  vậy, tránh được tình trạng viết nhanh, viết  ẩu trong quá trình viết của  học sinh. Đặc biệt với những em viết đẹp, có nhiều cố gắng thì tôi chấm điểm  động viên, đồng thời tuyên dương trước lớp để các em khác nhìn vào noi theo.    Việc củng cố bài của giáo viên cũng góp phần rất quan trọng để tạo hứng  thú cho học sinh. Giáo viên tiến hành theo cách sau để thu hút học sinh đến với   các giờ tập viết. + Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn và bài viết của mình để  các em  nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa. + Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu. +  Tổ  chức chơi một số  trò chơi để  tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học   sinh: Thi viết chữ đẹp, thi viết nhanh + Sau khi học sinh viết xong bài, giáo viên cần nhận xét ngay một số  vở,  sửa lỗi sai cho học sinh, tuyên dương những bài viết tốt. Với những bài viết chưa đẹp, viết  ẩu thì ngoài việc kèm thêm  ở  lớp, tôi  cũng trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của em đó trao đổi và cùng tìm ra hướng giải   quyết hay thống nhất cách dạy nhằm giúp học sinh tiến bộ  hơn. Việc làm này  cùng với sự chỉ bảo của tôi ở trên lớp, mà những em viết xấu, viết ẩu ở lớp tôi   hiện nay có tiến bộ nhiều hơn. ♣  Rèn kĩ năng trình bày:   Để bài viết đẹp cần có sự trình bày đẹp, khoa học.           Trình bày theo mẫu: Nên trình bày như trong vở tập viết. Học sinh có thể  dựa vào mẫu để điều chỉnh cỡ chữ, khoảng cách để viết thẳng cột với mẫu. Nói tóm lại, rèn kỹ  năng viết chữ  phải đòi hỏi cả  một quá trình. Vì vậy  đòi hỏi học sinh phải kiên trì, cố gắng và có hứng thú luyện chữ. Chính vì vậy,  giáo viên cần tạo môi trường thi đua, học hỏi, tạo không khí luyện viết chữ đẹp  trong lớp bằng cách tuyên dương, động viên khuyến khích kịp thời. ­ 16 ­
  17.      3.3.6. Biện pháp 6: Dạy phân môn Học vần phải được kết hợp với các môn   học khác. Để  học sinh đọc đúng và viết đúng thì giáo viên phải kết hợp việc dạy­   học  với các môn học khác. Học sinh không chỉ đọc đúng, viết đúng mà cần phải   đọc thành thạo, lưu loát, viết đúng mẫu, viết đẹp  ở  tất cả  các loại vở. Muốn   viết đẹp thì cần phải nắm được kĩ thuật viết. Muốn viết đúng, không sai thì cần   phải đọc đúng, đọc hiểu. Vì vậy trong quá trình dạy học cần phải rèn cho học   sinh không những viết thạo mà còn phải đọc thông. Để  làm được điều này khi  dạy các giờ  Tập viết, Học vần, Tập đọc, Chính tả  tôi luôn hướng dẫn các em   phát âm đúng, sửa sai cho các em. Giúp các em đọc đúng, hiểu đúng những từ  ngữ địa phương hoặc những tiếng, những từ khó. IV. Hiệu quả đạt được. * Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến. Trước khi áp dụng sáng kiến, các em đọc rất chậm, chưa nhận dạng được   mặt chữ, học trước quên sau, không nhớ hết âm, không biết ghép âm vần thành  tiếng, chưa biết đánh vần để  đọc thành tiếng, chữ  viết còn sai rất nhiều sai về  độ cao, khoảng cách của các con chữ, giữa tiếng với tiếng, viết chưa ngay hàng,  chữ  viết chưa đều còn viết nghuệch ngoạc. Vở chưa được bảo quản cẩn thận,  còn vẽ bậy, viết bậy nhiều trong vở. Chưa có ý thức trong việc rèn chữ viết.   Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy rằng: chất lượng đọc, viết của   học sinh nói chung được nâng lên rất nhiều, học sinh it đánh vần, đọc nhanh, trôi  chảy, viết đúng mẫu, đúng độ  cao, khoảng cách, viết đảm bảo tốc độ, kĩ thuật   viết được các em vận dụng nhiều, nhiều em viết chữ rất đẹp và đều. Phụ huynh  ngày càng quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh và rất tự hào khi thấy   con em mình tiến bộ như vậy   Qua quá trình rèn luyện miệt mài và phối hợp khéo léo các biện pháp trên  tôi thấy học sinh lớp tôi trong hai năm qua đều tiến bộ  rõ rệt, đạt kết quả  khả  quan trong các kì thi. * Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về  thực trạng, tìm ra các biện pháp  khắc phục và áp dụng thực hiện trong phạm vi lớp 1D tôi chủ nhiệm.Tôi thật sự  hài lòng về  kết quả  thu được, các em thực sự  tiến bộ  hơn trước nhiều. So với  thời gian đầu nhiều em đã biết đọc, viết thành thạo, lưu loát. Kĩ năng đọc, viết  được nâng lên rõ rệt có tiến bộ rất nhiều. Các em thích học và ngày càng say mê  học nhiều hơn.. ­ 17 ­
  18. Đây là kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến, kết quả như sau: Kết quả cuối học kì I năm học 2017­2018: Tổng  Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành số học  Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ sinh 26 5 19,2% 18 69,2% 3 11,6% Kết quả cuối học kì II năm học 2017­2018: Tổng  Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành số học  Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ sinh 26 5 19,2% 21 80,8% 0 0% Kết quả từ đầu năm đến tháng 12 năm học 2018­2019: Tổng  Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành số học  Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ sinh 21 5 23,8% 13 61,9% 3 14,3% Với kết quả trên cho thấy việc áp dụng đúng phương pháp trong dạy học   phần lớn đa số học sinh đều đạt kết quả tốt. V. Mức độ ảnh hưởng Trong thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy sáng kiến này có thể  áp dụng   rộng rãi cho tất cả  các giáo viên  ở  các trường tiểu học nói chung và giáo viên   trường tiểu học “D” Châu Phong nói riêng nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến  việc các em chưa biết đọc, chưa biết viết với quyết tâm khắc phục tháo gỡ  những khó khăn, vướng mắc đó để học sinh của chúng ta ngày một nắm vững và  dễ dàng viết được tốt hơn. Khi các em đọc thông, viết thạo trong phân môn Học vần lớp Một, các em   sẽ có đủ kiến thức hơn, có nhiều kĩ năng hơn để đọc, viết các phân môn khác ở  lớp trên. VI. Kết luận. Không có phương pháp dạy học nào là tối  ưu hay vạn năng, chỉ  có lòng  nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người giáo viên với nghề  nghiệp là mang  ­ 18 ­
  19. lại hiệu quả cao trong giảng dạy, là chìa khóa vàng tri thức để mở ra cho các em   cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đó là vinh dự và trách nhiệm của   người giáo viên. Để  đạt được hiệu quả  cao trong việc rèn đọc, viết cho học sinh  ở  phân  môn Học vần thì người giáo viên phải nghiên cứu kĩ các phương pháp dạy học,   các hình thức dạy học, các kĩ năng đọc đúng, viết đúng tạo điều kiện cho mỗi cá  nhân học sinh bộc lộ và phát triển khả năng của mình. Để  gặt hái được nhiều thành công trong quá trình rèn đọc, viết thì giáo   viên cần rèn cho học sinh phải có lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện  để các em ngày càng đọc thông, viết thạo. Rèn đọc, viết cho học sinh lớp Một  ở phân môn Học vần không thể nóng  vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ  mỉ, kiên trì và chịu khó nhưng cũng  rất cương quyết để hình thành cho các em một phương pháp tư duy độc lập. Đó  là tư  duy khoa học, tư  duy sáng tạo, tư  duy logic. Rèn cho các em đức tính cần  cù, chịu khó, trong khi luyện đọc, viết. Trên đây là một số vấn đề mà tôi đã áp dụng trong việc dạy Học vần lớp  Một, không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các cấp lãnh đạo, các đồng   nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến, để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và   mong muốn được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp trong trường Tiểu học “D”   Châu Phong nói chung và bản thân tôi nói riêng ngày càng giúp cho học sinh đọc,   viết viết tốt hơn.      Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.                                                                                                                                                                            Người viết sáng kiến                      Lê Thị Ngọc Hà Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến ­ 19 ­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2