intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Chia sẻ: Dung Hoang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm với mục tiêu nâng cao chất lượng khi dạy phân môn Luyện từ và câu; học sinh dề dàng phân biệt câu, chữ và tiếng giữa các từ trong câu, nhận biết câu trong quá trình học và làm bài tập cũng như việc lựa chọn, sử dụng các từ để đặt câu theo đúng mục đích nói.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

  1. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 Phần thứ nhất: Mở đầu 2 I.Đặt vấn đề 2 II. Mục đích nghiên cứu 2 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 3 I. Cơ sở lí luận của vấn đề 3 II. Thực trạng vấn đề 3 III. Các giải pháp giải quyết vấn đề 5 IV. Tính mới của giải pháp  15 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16 III. Kết luận, kiến nghị 17 Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 20 Tài liệu tham khảo 19 Người thực hiện: Lê Hoài Vân1
  2. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi Người thực hiện: Lê Hoài Vân2
  3. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Có ý kiến cho rằng: “Mỗi âm thanh, mỗi từ  ngữ, mỗi quy tắc trong   Tiếng Việt đều là di sản quý báu mà ông cha ta đã để  lại. Những di sản đó  giúp mỗi người chúng ta có hiểu biết, có nhân cáchđồng thời nuôi dưỡngcho   cả dân tộc trường tồn và phát triển…”. Tiếng Việt đóng một vai trò rất quan   trọng trong mỗi con người và nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người từ thuở  bé. Không chỉ  dừng lại  ở  đó, Tiếng Việt còn là một môn học cần thiết   nhất trong bậc Tiểu học, học Tiếng Việt sẽ giúp cho học sinh hình thành và  phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ học được  cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng cảm xúc của mình một cách chính xác và  biểu cảm. Để  có được điều đó thì đòi hỏi học sinh phải có vốn từ  và khả  năng trau dồi vốn từ thông qua từng hoạt động học và giao tiếp. Qua quá trình giảng dạy lớp 2 nói chung và môn Tiếng Việt lớp 2 nói   riêng tôi nhận thấy rằng: Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 giúp học sinh   hình thành kỹ  năng nghe, nói, đọc, viết, kỹ  năng thực hành giao tiếp cụ  thể.   Nội dung tài liệu tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính cập   nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học trong thời đại mới  hiện nay.  Hơn nữa, từ  là một công cụ  để  cấu thành ngôn ngữ, để  các em hiểu   được nghĩa của từ  đã khó, còn phải biết dùng từ  như  thế  nào cho đúng ngữ  pháp, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp lại càng khó hơn.  Xuất phát từ thực tế từ năm học 2016 – 2017, tôi nhận thấy rằng để các  em nắm vững phân môn Luyện từ và câu là điều hết sức quan trọng. Làm nền   móng vững chắc cho việc tiếp thu các kiến thức cao hơn  ở  lớp học trên. Vì   vậy trong năm học 2017 – 2018, để  khắc phục những khó khăn mà học sinh   đang mắc phải, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp mở rộng vốn từ  cho   học   sinh   lớp   Hai   Trường   Nguyễn   Văn   Trỗi” để   giúp   tôi   và   đồng  nghiệp cùng tháo gỡ  những khó khăn cũng như  những băn khoăn, trăn trở  trong quá trình giảng dạy nhằm phát huy khả  năng sử  dụng vốn từ  của học   sinh.  II. Mục đích nghiên cứu Nhiệm vụ học tập, nhu cầu khám phá những cái mới, nhu cầu giao tiếp  buộc học sinh phải tăng cường vốn từ. Một trẻ em có vốn từ  phong phú sẽ  dễ  dàng tiếp thu bài giảng, tiếp thu kiến thức mới, luôn hoạt ngôn, tự  tin  trong giao tiếp. Nhưng ngược lại, chỉ với một vốn từ nghèo nàn, các em sẽ tự  ti, khó khăn trong giao tiếp. Dần dần sinh ra mặc cảm,  ảnh hưởng đến chất  Người thực hiện: Lê Hoài Vân3
  4. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi lượng học tập. Vì thế, làm giàu vốn từ là một trong những nội dung cần thiết   nhất ở lứa tuổi tiểu học. Qua quá trình giảng dạy và học tập tôi đã hiểu được những cơ  sở  lí  luận trong công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là chất lượng dạy và học phân  môn Luyện từ  và câu lớp 2. Tôi đã tìm hiểu những biện pháp thực tế  trong  quá trình giảng dạy phân môn quan trọng này, nhằm nâng cao chất lượng cho   học sinh. Nhưng trong quá trình dạy, tôi nhận ra học sinh rất khó khăn trong   việc phân biệt câu, chữ và tiếng giữa các từ trong câu, nhận biết câu trong quá  trình học và làm bài tập cũng như  việc lựa chọn, sử  dụng các từ  để  đặt câu   theo đúng mục đích nói. Mặc khác, nhiệm vụ mà giáo viên luôn đặt lên hàng đầu là làm sao để  nâng cao chất lượng khi dạy phân môn Luyện từ và câu. Có giảng dạy tốt thì  chất lượng học sinh mới được nâng cao. Kết quả  học tập của các em là câu   trả  lời chính xác nhất đối với giáo viên trong quá trình truyền đạt kiến thức   đến học sinh. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần truyền đạt hết  sức mình để các em tiếp thu bài một cách hiệu quả. Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề  Để có một tiết học tốt trên lớp đã khó nhưng để đạt một tiết Luyện từ  và câu còn khó hơn nhiều. Học sinh lớp 2 mới làm quen với phân môn này nên   sẽ  có nhiều yếu tố  khiến các em phải quan tâm. Trong chương trình học, có  những bài bao gồm mở rộng vốn từ và dùng từ  đặt câu thì rất phức tạp.Mỗi  bài trong tiết Luyện từ và câu đều có những đặc điểm riêng. Giáo viên phải   lựa chọn phương pháp sao cho linh hoạt, phải làm chủ  được nội dung tiết  dạy.  Trong quá trình giao tiếp nhiều khi các em dùng từ  đặt câu chưa được  chính xác, còn lủng củng, chưa phù hợp với hoàn cảnh vì các em còn nhỏ, tư  duy chưa phát triển cao, các em còn trong tình trạng nghĩ gì nói nấy. Chưa có   sự  lựa chọn khi dùng từ, câu cho thích hợp, chưa có sự  trao chuốt trong cách  dùng từ, câu trong các câu nói. Chính vì vậy cần có sự  hướng dẫn của giáo  viên để các em phát triển theo hướng tích cực.  Không có phương pháp nào là “vạn năng”, là “tuyệt đối” hiệu quả với   từng đối tượng học sinh, phù hợp với mọi quá trình dạy. Chỉ  có sự  tìm tòi   sáng tạo, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới phát huy được tính  tích cực của mỗi học sinh và đạt được sự thành công qua mỗi bài dạy. Vốn từ  các em trở  nên đa dạng, phong phú khi các em phát huy được tính tích cực,  độc lập, sáng tạo, tinh thần hợp tác làm việc, cùng với sự  nhiệt tình của  người giáo viên sẽ mang lại kết quả hoàn hảo nhất.  II.Thực trạng vấn đề Người thực hiện: Lê Hoài Vân4
  5. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi 1. Thuận lợi Trường   Tiểu   học   Nguyễn   Văn   Trỗi   là   một   trong   những   trường   có  truyền thống hiếu học, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, trang thiết bị đồ  dùng dạy học cần thiết luôn đầy đủ cho giáo viên và học sinh. Ban giám hiệu luôn quan tâm tới việc chỉ đạo đổi mới phương pháp và  các hình thức dạy học, đặt công tác bồi dưỡng cho giáo viên lên hàng đầu.  Giáo viên tích cực học hỏi để  tìm ra các phương pháp dạy học mới,   lấy học sinh làm trung tâm. Lớp tôi chủ  nhiệm được học 9 buổi trên tuần nên giáo viên có nhiều   thời gian để bồi dưỡng kiến thức cho học sinh. Đa số học sinh ngoan ngoãn,  biết vâng lời thầy cô giáo. 2. Khó khăn Ở  lớp 1 trong quá trình học Công nghệ  Tiếng Việt các em được học   nghiêng về ngữ âm, nhiệm vụ chính của các em là đọc, chưa cần hiểu nhiều  về  nghĩa. Nhưng lên lớp 2 các em phải tiếp thu thêm một khối kiến thức   khổng  lồ đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. Chính vì thế các em còn bỡ  ngỡ, lúng túng trong quá trình học cũng là điều dễ hiểu. Trong thực tế giảng dạy và qua các lần thao giảng, bản thân tôi nhận   thấy các hình thức tổ chức dạy học trong phân môn Luyện từ và câu còn đơn  điệu, rập khuôn máy móc theo sách hướng dẫn, ít có tính đổi mới, sáng tạo  nên học sinh chưa hứng thú, giờ học trở  nên nặng nề, bắt buộc dẫn đến chất  lượng của tiết học chưa cao. Qua kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy và quan sát thực tế, tôi  nhận thấy rằng học sinh khi học Luyện từ  và câu thường mắc phải những   nhược điểm sau: ­ Về từ: Học sinh tìm từ còn sai yêu cầu, hiểu nghĩa từ còn mơ hồ, phát  hiện từ loại chậm, số lượng từ tìm được ít, còn nhầm lẫn giữa s/x, r/d/gi. ­ Về  câu: Đặt câu theo mẫu còn nhầm lẫn, chưa rõ nghĩa, còn thừa  hoặc thiếu. Giao tiếp với nhau thiếu chủ  ­ vị, chưa có hình  ảnh và sắc thái  cảm xúc. Từ những thực trạng tôi đã nêu trên, vào cuối năm học 2016 ­2017 tôi cho  các em làm một bài khảo sát chất lượng và nhận được kết quả không như mong  đợi: Xếp loại Số lượng Tỉ lệ Nhận xét Hoàn thành         3 10% Vốn từ  phong phú, vận dụngtốt vốn từ  tốt trong giao tiếp. Người thực hiện: Lê Hoài Vân5
  6. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi Hoàn thành 15 50% Vốn từ chỉ dừng lại ở mức cơ bản, hiểu   được nội dung nhưng vận dụng vốn từ  trong giao tiếp còn hạn chế Chưa hoàn  12 40% Vốn từ quá ít, không biết sử dụng từ để  thành giao tiếp. Với những cơ sở lí luận và căn cứ vào thực tiễn như đã nêu trên, từ đầu  năm  học 2017 – 2018, tôi đi sâu vào khả năng phân biệt từ và câu, khả  năng   nhận biết từ và cách dùng từ để đặt câu của học sinh lớp 2, qua đó thấy được  những  ưu điểm và tồn tại trong quá trình học để  tìm ra các giải pháp, nhằm   khắc phục những tồn tại mà học sinh đang mắc phải. Để  nâng cao chất   lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh tiểu học nói chung   và học sinh lớp 2 nói riêng. III.Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2, từ những mong muốn giúp học sinh có   được vốn từ phong phú và phong thái tự tin trong giao tiếp. Tôi đã mạnh dạn   đưa ra những giải pháp sau: ­ Giải pháp: Tăng cường vốn từ cho học sinh qua các dạng bài tập. ­ Giải pháp: Giúp học sinh tích cực khi học Luyện từ và câu. ­ Giải pháp: Tìm từ qua các câu đố theo chủ điểm. 1. Tăng cường vốn từ cho học sinhqua các dạng bài tập Trong chương trình học Luyện từ  và câu lớp 2, các dạng bài tập chủ  yếu là tìm từ, đối đáp và đặt câu theo mẫu. Tuy nhiên các dạng bài tập này  trong tài liệu hướng dẫn thường rập khuôn, máy mócvà được biên soạn trong   phạm vi mọi đối tượng học sinh đều có khả  năng làm được. Nên học sinh  khó có thể  mở  rộng vốn từ  cho mình. Vì vậy, tôi đã dựa vào các dạng bài  tậpđể  phân hóa thêm nhiều hoạt động, với mong muốn học sinh sẽ  tích lũy   được một nguồn vốn từ phong phú. Trong giải pháp này, tôi xây dựng ba biện  pháp: 1.1. Hướng dẫn cho học sinh sử  dụng các mẹo để  tránh lẫn lộn giữa  vần s/x, r/d/gi khi tìm từ Trong quá trình tìm từ, đặt câu, đối với học sinh lớp 2 việc phân biệt   giữa các phụ âm đầu như s/x , r/d/gikhông phải là việc đơn giản, mặt khác do  giọng nói đặc trưng của từng vùng miền nên ngôn ngữ  nói của các em sẽ  mang tính địa phương và sẽ  mang luôn cả  đặc trưng đó vào ngôn ngữ  viết.   Dẫn đến các từ, các câu các em tìm được hầu hết là bị sai. Ví dụ: Học sinh làm hoạt động [5. Tr 85] bài 6C tài liệu Hướng dẫn   học Tiếng Việt 2 tập 2A. Yêu cầu của hoạt động là: Tìm từ có tiếng bắt đầu  Người thực hiện: Lê Hoài Vân6
  7. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi bằng s/x. Nhưng qua quan sát bài làm, tôi thấy học sinh còn nhầm lẫn  s/xrất  nhiều. Hình 1: Bài làm của học sinh còn nhầm lẫn giữa s/x Để  khắc phục những lỗi mắc phải đó tôi đã hướng dẫn học sinh qua   các bước ­ Bước 1: Sửa sai bài làm cho học sinh ­ Bước 2:. Tôi yêu cầu các em tiếp tục tìm từ  có tiếng bắt đầu bằng   s/xtheo nhóm. Tiếp theo tôi nhận xét bài làm của các nhóm và đưa các từ đúng  lên bảng chính và cùng học sinh tìm thêm nhiều từ  có chứa tiếng bắt đầu   bằng s/x. ­ Bước 3: Dẫn dắt và chỉ  ra cho học sinh các mẹo để  kết hợp với âm  s/x: + Mẹo kết hợp âm đệm:S không đi với các vần oa, oe, uê, oăn chỉ có x  là đi với các vần này.    Ví dụ: Xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xòa tay, xoen   xoét, xuề  xòa, xuyên qua…Nhưng vẫn có một số  trường hợp ngoại lệ  tôi đã  lưu ý cho học sinh như rà soát, kiểm soát, soạn bài và những trường hợp điệp  âm đầu trong từ láy: suýt soát, sờ soạng, sột soạt… +Mẹo láy âm:S không láy âm với các âm đầu khác, chỉ có x mới có khả  năng này. Ví dụ như: Lì xì, xích mích, lộn xộn, loăn xoăn, bờm xờm… +  Tên các đồ  dùng liên quan đến công việc nấu nướng, ăn uống, các  loại thức ănthường viết với  x  như:  Xôi, xà lách, xúc xích, lạp xưởng, cái   xoong, que xiên…nhưng vẫn có một số  trường hợp ngoại lệ như   cây sả, sợi   mì… Người thực hiện: Lê Hoài Vân7
  8. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi +  Đa số  các danh từ  chỉ  đồ  vật, cây cối, đại từ    đều viết với   snhư:   Sông, suối, ông sư, bà sãi, cây sung, sầu riêng, cấy sồi, cây sim, hoa sen, hoa   súng, cái sọt, sợ  dây, ông sao, khẩu súng…Nhưng trong trường hợp này vẫn  có một số từ ngoại lệ như: cây xoan, cây xoài, dây xích, cái xẻng, mùa xuân… Tương tự đối với các bài tập tìm từ  có chứa tiếng bắt đầu bằng  d/r/gi  tôi cũng hướng dẫn học sinh với phương pháp trên: ­ Đối với  d/r/gi: + Mẹo về  âm đệm: Chỉ  có  d  mới kết hợp với âm đệm, còn  r  và  gi  không kết hợp với các vần này như: Hậu duệ, kiểm duyệt, duy nhất, duy trì  nhưng có một trường hợp ngoại lệ là roa trong cu – roa.   + Mẹo run rẩy – rừng rực: Những từ  láy điệp âm đầu r chỉ  sự  rung   động  ở  nhiều cung bậc khác nhau, những sắc thái, ánh sáng tươi, chói như:  Rả  rích, rì rào,răng rắc, rầm rập, rón rén,rập rình, run rẩy, rung rinh, rạo   rực, rực rỡ, rạng rỡ, rói rói, rừng rực… Sau một thời gian nắm được các mẹo kết hợp này, trong những hoạt   động sau các em tiến bộ  hơn rất nhiều. Không còn nhầm lẫn khi tìm từ  có  chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, r/d/gi, và từ  các em tìm được phong phú và đa  dạng hơn.  Hình 2: Bài làm của học sinh sau khi nắm được mẹo kết hợp với âm s/x 1.2. Mở rộng vốn từ qua dạng bài tập hỏi ­ đáp Học sinh muốn sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ được những suy nghĩ, cảm  xúc của bản thân với người xung quanh, thì đòi hỏi các em cần một vốn ngôn  ngữ  nhất định, trong đó có vốn từ. Vốn từ  càng phong phú, các em càng thể  hiện được một cách chính xác, đầy đủ  và tinh tế  những những điều mình   Người thực hiện: Lê Hoài Vân8
  9. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi muốn bày tỏ. Qua đó sẽ  nâng cao được hiệu quả  giao tiếp. Chất lượng của   một cuộc giao tiếp luôn luôn tỉ lệ thuận với vốn từ của các em. Chính vì vậy,   làm phong phú vốn từ  cho các em là một hoạt động rất quan trọng và cần   thiết. Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 2, phần lớn là dạng bài tập hỏi   ­ đáp, đối ­ đáp theo tình huống. Đây là dạng bài tập nhằm củng cố  vốn từ  cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn, tự  tin hơn trong giao tiếp. Nên tôi đã  dựa vào thế mạnh của dạng bài tập này và đưa ra các hoạt động phân hóa để  trau dồi thêm vốn từ, kỹ năng đối thoại cho các em.  Ví dụ 1: Trong hoạt động [4. Tr 20], bài 11A, tài liệu Hướng dẫn học  Tiếng Việt 2, tập 1B, nhiệm vụ của học sinh là đối đáp về tác dụng của các  đồ vật và nội dung của cuộc trò chyện trong tài liệu hướng dẫn là: ­ Học sinh A: Cái ghế dùng để làm gì? ­ Học sinh B: Cái ghế dùng để ngồi. Nhưng nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì cuộc đối đáp sẽ không thú  vị và không thể khai thác được sự sáng tạo của học sinh trong  khi dùng các  cụm từ, các câu để đối đáp. Nên tôi đã hướng dẫn học sinh mở rộng cuộc trò  chuyện dựa trên nội dung sẵn có để cuộc trò chuyện sinh động, sôi nổi hơn. ­ Học sinh A: Vậy bạn có biết chiếc ghế này được làm bằng gì không? ­ Học sinh B: Chiếc ghế này làm từ gỗ và được đôi bàn tay khéo léo  của thợ mộc làm ra đấy. ­ Học sinh A: Những người thợ mộc giỏi quá! Họ làm ra những chiếc  ghế đẹp thế này chắc vất vả lắm. ­ Học sinh B: Nên khi sử dụng  những chiếc ghế này, mình phải biết  giữ gìn chúng nhé! Qua nhiều tiết học như vậy thì chắc chắn các em sẽ tích lũy dần cho  mình không những là một vốn từ phong phú mà còn là kỹ năng chững chạc  trong giao tiếp, ứng xử nơi công cộng. Ví dụ  2: Yêu cầu của hoạt động [5.tr16], bài 19B, tài liệu Hướng dẫn  học Tiếng Việt 2, tập 2A làhọc sinh đóng vai và đáp lời trong tình huống chị  phụ trách Đội nói chuyện với các em nhỏ.  Khi thực hiện yêu cầu này, tôi không chọn học sinh trong lớp đóng vai   chị phụ trách Đội mà tôi nhờ một học sinh lớp 5 tham gia hoạt động cùng các  học sinh trong lớp. Nội dung  đối đáp theo trong tài liệu hướng dẫn là: ­ Chị phụ trách Đội: Chào các em ­ Các bạn học sinh: Chúng em chào chị ạ! Người thực hiện: Lê Hoài Vân9
  10. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi ­ Chị  phụ  trách Đội: Chị  tên là Hương, chị  được cử  phụ  trách sao của  các em. ­ Các bạn học sinh: Ôi ! thích quá! Sau khi đối đáp hết nội dung có sẵn trong bài, tôi gợi mở, hướng dẫn   các em  thay thế  các câu phong phú hơn những vẫn giữ  được nghĩa của bản   gốc để cuộc trò chuyện sôi nổi, lí thú hơn. Để  hoạt động này mang lại hiệu  quả, tôi tiến hành mở  rộng vốn từ  bằng việc gợi ý cho học sinh một số  từ  cho câu nói thêm sinh động, lôi cuốn người nghe nhưng vẫn không làm mất đi  nghĩa của câu muốn nói. Đối với phương pháp dạy này, bước quan trọng để  tạo hiệu quả cho giờ dạy chính là hướng dẫn cho học sinh hiểu nghĩa của câu   và tìm được, nếu học sinh chưa tìm được câu tương ứng thì tôi sẽ gợi mở và   cung cấp để học sinh tìm được câu thay thế phù hợp nhất. Chẳng hạn như: ­ Chị  phụ  trách Đội: Chị  lại được gặp các em trong tiết sinh hoạt sao  tuần này rồi! ­ Các bạn học sinh: Chúng em rất vui khi được gặp lại chị ạ! ­ Chị  phụ  trách Đội: Chị  cũng rất vui, các em còn nhớ  chị  tên gì không  nào? ­ Các bạn học sinh: Dạ có ạ! Chị tên là Hương. Chị được cô Tổng phụ  trách cử xuống sinh hoạt Sao với chúng em ạ! … Người thực hiện: Lê Hoài Vân10
  11. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi                      Hình 3: Học sinh lớp 5 tham gia đóng vai cùng các em Qua cuộc trò chuyện trên, khi giao tiếp với chị lớp 5 các em sẽ mạnh  dạn hơn, không còn rập khuôn, máy móc theo nội dung bài học nữa mà chủ  động xử lí các tình huống  nhạy bén, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt Sao, tôi cũng đưa ra các tình  huống theo chủ điểm trong tháng để các em đóng vai với nhau. Qua đó sẽ giúp   các em mạnh dạn, tự  tin hơn. Đồng thời, rèn luyện cho các em kỹ  năng lễ  phép, biết cách xưng hô hợp lí, dùng câu đầy đủ khi giao tiếp.  1.3 Tăng cường vốn từ của học sinh qua dạng bài tập đặt câu theo mẫu Ở lớp 2, học sinh bước đầu chập chững làm quen với việc đặt câu theo  mẫu thật sự  rất mới mẻ  và hơi khó khăn. Tuy nhiên với sự  thông minh và   ham học hỏi, cộng với sự  hướng dẫn của giáo viên thì học sinh vẫn hoàn  thành được nội dung học của mình theo mẫu đưa ra. Nhưng nếu như học sinh  chỉ  đặt câu dừng lại  ở  mức độ  đó thì vô tình dẫn các em rơi vào tình trạng   máy móc, thiếu sáng tạo. Câu văn mà các em đặt khô khan và sáo rỗng, không  có cảm xúc. Người thực hiện: Lê Hoài Vân11
  12. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi Luyện tập đặt câu giúp các em nắm vững được cấu trúc của câu để  vận dụng tốt vào giao tiếp, nhưng làm thế nào để thu hút sự chú ý người nghe  và để người nghe hiểu được hết nội dung mình muốn truyền tải mới là việc   khó. Vì vậy, tôi đã chú ý đến việc trau dồi vốn từ cho các em ngay từ đầu. Và  để làm tốt được đều này tôi đã đựa vào dạng bài tập đặt câu theo mẫu “Ai là   gì?”, “Ai thế nào?”, “Ai làm gì?” để bổ sung thêm vốn từ cho các em. Ví dụ: Khi dạy dạng bài tập đặt câu theo mẫu “Ai làm gì?”, tôi thấy  hầu hết học sinh đều đặt được câu theo mẫu nhưng câu văn của các em chưa  có hình ảnh, chưa có sự  sáng tạo. Khi dạy đến hoạt động [4. Tr46], bài 13A,   tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 2, tập 1B với các câu và điền từng bộ  phận của mỗi câu vào bảng theo mẫu: a. Cậu bé nhìn lên tán lá. b. Cậu bé òa khóc. c. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi. d. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa đẹp mê hồn. Ai? (nhóm 1) Làm gì? (nhóm 2) Cậu bé  nhìn lên tán lá. Cậu bé òa khóc. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa  cúc đại đóa đẹp mê hồn. Với yêu cầu này của bài tập, tôi thấy học sinh đều hoàn thành, nhưng   với mong muốn học sinh của mình tích lũy thêm được nhiều vốn từ. Tôi đã  tiếp tục thực hiện theo các bước sau: ­ Bước 1: Yêu cầu học sinh đặt thêm các câu theo mẫu “Ai làm gì?” Đa  số mọi học sinh đều đặt được và những câu các em tìm được là: + Bạn Hoa làm bài tập. + Con hổ có bộ lông rất đẹp. + Bà em nhai trầu. Người thực hiện: Lê Hoài Vân12
  13. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi + Học sinh đang học thể dục.  Bước 2: Sau đó, tôi yêu cầu các em tiếp tục chia các câu vừa đặt được  vào tiếp trong ô ở phần bài tập. Ai? (nhóm 1) Làm gì? (nhóm 2) Cậu bé  nhìn lên tán lá. Cậu bé òa khóc. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa  cúc đại đóa đẹp mê hồn. Bạn Hoa làm bài tập. Con hổ có bộ lông rất đẹp. Bà em nhai trầu. Học sinh đang học thể dục. Tiếp đến tôi đưa ra câu hỏi cho học sinh:  + Bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?” là những từ thuộc nhóm nào? + Học sinh trả lời: Nhóm 1 + Bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì? là những từ thuộc nhóm nào? + Học sinh trả lời: Nhóm 2 Sau khi các em trả lời tốt các câu hỏi trên, tôi cho các em trực tiếp vận  dụng để  nối các từ   ở  nhóm 1 và các cụm từ   ở  nhóm 2 để  tạo thành câu có   nghĩa. Ví dụ:  + Cậu bé làm bài tập. +Bà em đem hạt gieo trồng khắp nơi. + Học sinh làm bài tập. + Con hổ nhìn lên tán lá. Tôi thấy học sinh của mình rất hào hứng khi ghép câu. Từ những câu có  sẵn, các em đã cắt, ghép được vô số  câu khác với câu mẫu nhưng vẫn giữ  đúng nghĩa, đúng cấu trúc câu. Để  thử  xem học sinh của mình có nắm được   bài hay không, tôi đưa ra câu trước lớp là “Con hổ  đang học thể  dục” thì cả  lớp cười  ồ lên thích thú và cho rằng câu tôi vừa sắp xếp được là chưa hợp lí  và sai nghĩa. Qua hoạt động này, sẽ giúp các em sàng lọc để dùng từ  đặt câu  Người thực hiện: Lê Hoài Vân13
  14. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi chính xác, hợp lí và có nghĩa. Hơn thế  nữa trong hoạt động này những học   sinh đạt mức chưa hoàn thành cũng sắp xếp được rất nhiều câu có nghĩa. ­ Bước 4: Sau khi học sinh đã nắm chắc được mẫu câu “Ai làm gì”. Tôi  muốn câu văn của các em có hình ảnh và giàu cảm xúc hơn.  Câu văn có hình  ảnh là câu văn mà ngoài hai bộ  phận chính làm nòng  cốt còn có thêm một số  bộ  phận phụ  đi kèm mà  ở  các lớp học trên có khái  niệm định ngữ và bổ ngữ. Mục đích hướng cho học sinh đặt câu có hình ảnh,  có sắc thái  biểu cảm, là bước đầu giúp các em cảm nhận được lời nói của   mình đối với người nghe. Quay trở lại với những câu các em vừa tìm và sắp   xếp được, tôi tiếp tục khai thác học sinh bằng các câu hỏi, cụ thể như: Từ câu:Học sinh đang học thể dục. Bạn nào hãy thêm một số từ nữa để  câu văn này hay hơn? Các em rất sôi nổi trình bày ý kiến của mình như: + Học sinh đang học thể dục, tiết học rất vui. + Học sinh đang học thể dục, các bạn học rất tích cực. + Hôm nay là thứ hai, học sinh đang học thể dục. Hoặc với câu:Con hổ có bộ lông rất đẹp. Tôi cũng hướng dẫn như trên  và thu thập được rất nhiều câu từ học sinh + Con hổ có bộ lông rất đẹp, nó có màu vàng và đen. +Con hổ có bộ lông rất đẹp, nó là chúa tể rừng xanh. + Con hổ có bộ lông rất đẹp, trông nó mới oai vệ làm sao! Với cách khai thác như  trên, tôi đã giúp học sinh đặt được vô số  câu  được chuyển thể từ những câu theo mẫu. Rõ ràng những câu văn các em vừa  hình thành đều mang hình  ảnh và sắc thái cảm xúc. Nhưng thực tế, tôi thấy  những câu văn như  thế  này được đặt chủ  yếu từ  những học sinh đạt mức   hoàn thành tốt. Nhưng tôi tin rằng, với sự kiên trì và khai thác một cách khéo   léo, thì dần dần học sinh đạt mức hoàn thành và chưa hoàn thành cũng sẽ đặt  được những câu như vậy Đối với mẫu câu “Ai là gì?” và “Ai thế nào”. Tôi cũng hướng dẫn học   sinh theo phương pháp trên và mang lại hiệu quả  rất tốt. Tuy nhiên, muốn  biện pháp này đạt được hiệu quả, giáo viên cần có sự kiên trì, nhẫn nại, chịu  khó trong một thời gian dài mới mang lại thành công.   3. Giúp học sinh tích cực khi học Luyện từ và câu Như chúng đã biết, hứng thú là tiền đề của sự  tự  giác. Hứng thú và tự  giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Nếu giáo viên khơi gợi được sự hứng   thú và tự giác của học sinh thì các em sẽ phát huy được tính tích cực một cách   triệt để nhất. Trong giải pháp này, tôi đưa ra 2 biện pháp: Người thực hiện: Lê Hoài Vân14
  15. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi   3.1. Biện pháp điều chỉnh các hoạt động để học sinh tích cực học tập Các hoạt động tìm từ  trong tài liệu hướng dẫn, yêu cầu đưa ra thường   là các nhóm tìm các từ ngữ và viết vào bảng nhóm, nhưng trong quá trình quan  sát các em hoạt động. Qua nhiều tiết học tôi thấy người làm việc chính là các   nhóm trưởng, các em rất tích cực khi tìm từ nhưng bên cạnh đó một số thành   viên trong nhóm lại  ỷ lại không hoạt động. Vì thế tôi đã điều chỉnh các hoạt  động này thành hình thức thi trước lớp,để tất cả học sinh cùng cố gắng, từ đó  phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong mỗi học sinh. Ví  dụ:  Ở hoạt động [1.tr 108] bài 26B, tài liệu Hướng dẫn học Tiếng  Việt lớp 2 tập 2C. Yêu cầu của hoạt động là viết vào bảng nhóm các loài cá  chứa tiếng bắt đầu bằng  tr  hoặc  ch. Tôi đã điều chỉnh các hoạt động này  thành hoạt động thi trước lớp và chia lớp thành hai đội có số  lượng và trình  độ  đồng đều với nhau, sau đó từng bạn của hai đội sẽ  lên bảng lớp viết các  từ  mình tìm được (từ  vừa tìm không giống với các từ  đội bạn đã tìm được  trước đó). Sau đó giáo viên sẽ tính số  từ hợp lệ của cả hai đội, đội có nhiều  từ đúng  hơn sẽ có quyền đưa ra yêu cầu dành cho đội kia. Hình 4 và 5:  Học sinh rất tích cực khi tham gia thi tìm từ Sau khi tổ  chức hoạt động như  vậy, tôi thấy các em rất hào hứng khi  tham gia, các em không còn nói chuyện riêng mà cố gắng tìm từ cho mình. Từ  đó khả năng tìm từ của các em được phát triển, không còn thụ động, dựa dẫm   vào nhóm trưởng, qua đó cũng rèn luyện cho các em tính đoàn kết và trách   nhiệm của mình đối với tập thể. 3.2. Biện pháp tăng cường vốn từ cho học sinh bằng phương pháp trực  quan Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn nghèo nàn, cách dùng từ  của các em rất hạn chế, chưa phù hợp với mục đích giao tiếp. Vì thế  tôi cố  gắng bổ sung một số vốn từ cho học sinh giúp các em phân tích, lựa chọn từ  ngữ sao cho hợp lí. Trong quá trình dạy Luyện từ và câu, tôi thường xuyên sử  dụng đồ dùng trực quan để hướng dẫn học sinh.  Người thực hiện: Lê Hoài Vân15
  16. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí  luận dạy học,   nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm. Trên  cơ sở trực tiếp quan sát các đồ dùng trực quan minh họa cho sự vật. Đồ  dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ  kỹ,   hiểu sâu các hình ảnh. Qua quan sát vật thật, học sinh sẽ phối hợp nhiều giác   quan để quan sát sự vật, hiện tượng, từ đó hình ảnh sẽ được giữ lại đặc biệt,  vững chắc trong trí nhớ, giúp các em hứng thú trong học tập, phát triển khả  năng tập trung, sự tò mò, khám phá, khai thác tối đa tính tự  lực, tích cực của   học sinh. Kỹ năng quan sát rất cần thiết trong việc mở rộng vốn từ cho học sinh.   Học sinh có thể  quan sát theo sự  hướng dẫn của giáo viên hoặc tự  tìm tòi,   quan sát khi chuẩn bị  bài  ở  nhà. Khi sử  dụng phương pháp này, tôi chuẩn bị  thật kỹ đồ dùng cần sử dụng để tập trung sự chú ý của học sinh, bên cạnh đó   tôi cũng dùng phương pháp gợi mở để  dần dần dẫn dắt các em tìm được từ  theo đúng yêu cầu.  Ví dụ: Khi dạy hoạt động [1.tr 26], tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt   2 tập 2B, yêu cầu học sinh kể  tên các bộ  phận của cây. Tôi đã sử  dụng  phương pháp dạy học trực quan. Hình 6: Sử dụng vật thật để học sinh hình dung rõ hơn các bộ phận của cây Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát: Tôi chuẩn bị một cây có đầy đủ  bộ phận để học sinh nắm rõ đặc điểm chung của cây.  Người thực hiện: Lê Hoài Vân16
  17. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi Bước 2: Xác định mục đích quan sát: Sau khi yêu cầu học sinh quan sát   tổng thể cây, tôi hướng dẫn học sinh quan sát từ dưới lên trên của cây. Bước 3: Báo cáo kết quả  sau quan sát: Các nhóm sẽ  báo cáo kết quả  thảo luận của mình sau khi quan sát cây, nếu các em trả  lời chưa chính xác   hoặc còn thiếu các bộ phận của cây tôi sẽ gợi mở cho các em bằng những câu  hỏi như  “Bộ  phận nào của cây nằm trong lòng đất, hút chất dinh dưỡng từ  dưới đất lên để  nuôi sống cây? Bộ  phận nào to khỏe nhất của cây, gần tiếp   giáp với đất? Lá mọc ra từ bộ phận này của cây?...Thì chắc chắn học sinh sẽ  biết được đó là rễ cây, thân cây, cành cây… Bước 4: Chốt lại kết quả học sinh vừa quan sát được: Dựa trên kết quả  vừa tìm được, tôi cùng học sinh củng cố  lại một lần nữa bằng cách chỉ  vào  từng bộ phận của cây thật để học sinh khắc sâu hơn kiến thức vừa được lĩnh  hội. Để  dạy tốt phương pháp này, bản thân tôi cần hướng dẫn học sinh   quan sát nhiều đối tượng khác nhau: bức tranh, con vật, cây cối đồ  vật thật.   Khi các em biết quan sát tức là các em biết sử  dụng các giác quan để  nhận  biết vật mình đang quan sát có hình dạng, màu sắc như thế nào. Khi quan sát,   đầu tiên các em phải nhận định được mình đang quan sát cái gì? đồ  vật gì?   con gì?...tiếp đến phải biết nhìn theo nhiều góc độ  khác nhau để  tìm hiểu rõ  về đối tượng mình đang quan sát.Cuối cùng là diễn đạt những điều quan sát  được bằng ngôn ngữ có tính tạo hình. Sau khi sử  dụng phương pháp trực quan để  học sinh mở  rộng vốn từ,  tôi thấy các em rất hào hứng khi học tập, thích được khám phá ra những khái   niệm cụ  thể  về  đối tượng được quan sát, các em đã tìm được và khắc sâu   những từ ngữ mới mà các em chưa được dùng tới bao giờ. 4. Biện pháp tìm từ qua các câu đố theo chủ điểm Chương trình Tiếng Việt lớp 2 được phân bố theo các chủ điểm, đó là:  Em là học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn   trong nhà, bốn mùa, chim chóc, muông thú, sông biển, cây cối, Bác Hồ, nhân   dân. Qua mỗi chủ điểm được học, để khắc sâu hơn kiến thức cho các em, tôi   đã chuẩn bị và sưu tầm các câu đố  liên quan đến nội dung các em vừa được  học để  các em tự  suy luận ra câu trả  lời từ  đó kiến thức sẽ  được khắc sâu  hơn. Ví dụ: Sau khi các em học xong chủ điểm “cây cối”. Tôi đã đưa ra câu   đố cho các em như:                             Cây gì thẳng tắp trước nhà?                      Trái ngon dành tặng riêng bà, bà ơi.         (Là cây cau) Người thực hiện: Lê Hoài Vân17
  18. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi Hè về hoa đỏ như son Hè đi thay áo xanh non mượt mà Bao cánh tay tỏa rộng ra Như vẫy như đón bạn ta tới trường?                                      (Là cây hoa phượng) Có múi bằng số cánh sao Có trong cổ tích ai nào đoán ra?                                      (Là cây khế) Học sinh sẽ làm việc nhóm hoặc cá nhân để tìm ra câu trả lời chính xác  nhất, tôi thấy các em rất sôi nổi, hào hứng khi tham gia hoạt động này. Qua đó  sẽ trao dồi thêm tư  duy tìm tòi, học hỏi, khắc sâu hơn kiến thức cho các em,   bồi dưỡng năng lực hiểu từ  chính xác, khoa học, tích cực hóa vốn từ, hình  thành và củng cố kỹ năng sử  dụng từ. Không những thế, ở  những chủ điểm  sau các em còn chủ động trong việc tìm câu đố, nhờ thêm sự trợ giúp của phụ  huynh tìm các câu đố  để  lên lớp trao đổi với các bạn. Nhờ  đó ngân hàng câu  đố  của lớp ngày càng đa dạng, phong phú giúp các em nắm vững hơn kiến  thức mình đã được học.           IV. Tính mới của giải pháp Với một người giáo viên tâm huyết với nghề, việc nâng cao chất lượng  dạy và học nói chung và việc mở rộng vốn từ cho học sinh nói riêng là nhiệm   vụ  được đặt lên hàng đầu, nên trong đề  tài này điều tôi mong muốn là học   sinh của mình có được vốn từ phong phú, đa dạng, sử dụng từ ngữ chính xác,  linh hoạt để các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Qua nhiều năm giảng dạy, từ  những khó khăn mà bản thân cùng học  sinh đang gặp phải, tôi đã xây dựng các giải pháp để cải thiện vốn từ còn hạn   chế  của học sinh, để  các em thấy hứng thú và yêu thích khi học phân môn  Luyện từ và câu. Ở  đề  tài này, tôi xây dựng 3 giải pháp, trong đó có một số  giải pháp   mới mà bản thân tôi đã xây dựng và thực hiện như sau: Tôi đưa giải pháp “Tăng cường vốn từ  cho học sinh qua các dạng bài  tập” vào đề tài, vì tôi hiểu việc mở rộng vốn từ cho học sinh không dừng lại   ở  việc cho học sinh nắm lí thuyết, mà còn phải nắm được những kỹ  năng,   hiểu biết và quy tắt sử dụng từ Tiếng Việt. Vì thế học sinh phải có giai đoạn  thực hành thông qua các dạng bài tập. Qua bài tập, giáo viên sẽ đưa học sinh   vào những hoạt động thực tiễn được tính toán và sắp xếp hợp lí. Có như  thế  mới giúp học sinh đạt tới những kỹ năng nhất định. Như tâm lí học hiện đại  đã kết luận: Chỉ trong hoạt động thì kỹ năng mới hình thành và phát triển. Người thực hiện: Lê Hoài Vân18
  19. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi Tôi đã đưagiải pháp “Tìm từ  qua các câu đố  theo chủ  điểm” vào quá   trình giảng dạy và đã mang lại hiệu quả rất tốt.Vì câu đố  là một kiểu ẩn dụ  hay. Khi các em cố  gắng suy nghĩ để  tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi,   đây là yếu tố  kích thích bộ  não của các em làm việc, liên tưởng nhiều hơn   đến các sự  vật và hiện tượng xung quanh mình. Nếu được định hướng rõ  ràng, học sinh sẽ học được cách tư duy tiến bộ, sáng tạo, tạo tiền đề học tập  ở các cấp độ cao hơn. Câu đố tiếng Việt còn làm cho các em thêm yêu quý tiếng mẹ đẻ, hiểu   thêm sựphong phú, hấp dẫn, đa nghĩa của Tiếng Việt, từ đó góp phần bảo vệ  sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Vì vậy, theo tôi đưa câu đố vào bài học trong phân môn Luyện từ và câu  nói riêng và tất cả các môn học nói chung là một phương pháp dạy học lí thú  làm cho học sinh sảng khoái, thay đổi hoạt động học tập của học sinh, kích   thích sự  liên tưởng, suy đoán làm cho tiết học sinh động, có ý nghĩa hơn. Từ  đó các em nhớ lâu hơn, sâu sắc hơn kiến thức trong bài học. Trong giải pháp “Giúp học sinh tích cực khi học Luyện từ và câu”.Với  mục đích chú trọng tổ  chức tốt các hoạt động để  tăng tính tự  giác, phát huy   tính chủ động tích cực của học sinh để các em chiếm lĩnh kiến thức một cách  có hiệu quả  nhất. Và đây là giải pháp hỗ  trợ  cho hai giải pháp trên để  quá   trình thực hiện được tốt hơn. V. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm Qua quá trình dạy học sinh lớp 2D năm học 2017 – 2018, Trường Tiểu  học Nguyễn Văn Trỗi, bản thân tôi đã vận dụng những giải pháp nêu trên và   đạt được những kết quả cụ thể:  ­ Giáo viên lên lớp tự tin, nắm vững kiến thức, nội dung của bài học.  Hướng dẫn các hoạt động cho học sinh rõ ràng, mạch lạc. ­ Học sinh học tập tích cực, biết vận dụng kiến thức của tiết học vào  thực tiễn cuộc sống. Kết quả  học tập nói chung và kết quả  học phân môn  Luyện từ và câu cũng như  việc mở rộng vốn từ cho học sinh nói riêng được   nâng lên thấy rõ. Các em đã tự  lựa chọn cho mình vốn từ  phù hợp khi giao  tiếp, khả  năng, sử  dụng khá thành thạo trong giao tiếp, kỹ  năng nói của các   em diễn đạt rất mạch lạc, phong phú, tự  nhiên. Câu văn của các em ít từ sai   hơn, xuất hiện nhiều câu văn hay, thậm chí có những từ ngữ  rất trừu tượng,  thú vị gây sự thu hút cho người đọc, người nghe. Điều đó đã chứng tỏ vốn từ  của các em được nâng lên, các em biết sử dụng vốn từ một cách hợp lí hơn,   sinh động hơn. Tạo cho các em sự hứng thú, sảng khoái, ham thích trong học   tập…Đó là cái đích mà người làm giáo dục mong muốn được hướng tới. Người thực hiện: Lê Hoài Vân19
  20. Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai Trường TH Nguyễn Văn  Trỗi Và để  chứng minh cho sự  tiến bộ  của các em, tôi lại tiến hành một   cuộc khảo sát vào cuối học kì II năm học 2017 – 2018 và mang lại kết quả rất   khả quan : Xếp loại Số lượng Tỉ lệ Nhận xét Hoàn thành  10 33,3% Vốn từ  phong phú, vận dụngtốt vốn từ  tốt trong giao tiếp. Hoàn thành 17 56,7% Vốn từ  chỉ  dừng lại  ở mức cơ  bản, hiểu  được nội dung nhưng vận dụng vốn từ  trong giao tiếp còn hạn chế Chưa hoàn  3 10% Vốn từ  quá ít, không biết sử  dụng từ  để  thành giao tiếp. Qua bảng khảo sát vào cuối năm học 2017­2018.So với cuối năm học  2016 ­2017, có thể nhận thấy rằng, sau khi áp dụng các giải pháp, khả năng sử  dụng vốn từ của các em tăng lên rõ rệt. Số học sinh hoàn thành tốt từ 10% đã   tăng lên 33,3%. Số  học sinh hoàn thành từ  50% lên đến 56,7%. Số  học sinh  chưa hoàn thành  40% giảm chỉ còn 10%. Vậythiết nghĩ, nếu áp dụng các biện  pháp  trên   một  cách   nhuần  nhuyễn   vào  việc  dạy  Luyện   từ  và  câu   thì   sau  chương trình lớp 2, học sinh sẽ có một vốn từ  khá phong phú, việc sử  dụng   từ cũng nhạy bén và linh hoạt hơn. Tạo tiền đề để các em học tốt môn Tiếng   Việt ở các lớp học trên. Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận Đứng trước vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và  câu, tôi thấy việc hướng dẫn các em hiểu rõ phân môn Luyện từ và câu là hết   sức cần thiết. Học Tiếng Việt không chỉ học những tri thức về ngôn ngữ mà  quan trọng hơn là bồi dưỡng các kỹ  năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh,   giúp các em biết sử dụng vốn từ vào giao tiếp, tư duy vào các hoạt động của   cuộc sống. Dạy Tiếng Việt chính là dạy cho các em cách tổ  chức giao tiếp  bằng ngôn ngữ. Mỗi một câu học sinh biết sử dụng từ ngữ thành thạo, là một   dịp để các em có thêm kiến thức và kĩ năng chủ động tham dự vào cuộc sống  văn hóa thường ngày. Vấn đề  mở  rộng vốn từ  cho học sinh phải được thực hiện trên nhiều  phương diện. Trong đó giáo viên là người giữ vai trò quan trọng nhất, phải là  người thật sự yêu nghề, luôn tâm huyết với học sinh của mình. Luôn tìm tòi,  linh hoạt trong mọi tiết dạy mà lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức  lớp học sao cho đảm bảo tính vừa sức của học sinh, tạo cho tiết học hứng thú  và bổ ích.  Người thực hiện: Lê Hoài Vân20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2