intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi" với mục tiêu giúp học sinh tham gia hoạt động Đội tự nguyện, với tinh thần tự giác cao. Giúp các em cảm thấy thoải mái, thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp, gò bó về thời gian và không gian. Tạo cho các em thêm tự tin hơn về bản thân trước tập thể về những điều mình suy nghĩ, những việc mình có thể làm. Hình thành cho các em những kĩ năng sống cơ bản gần gũi với cuộc sống, có ích cho việc học tập và vui chơi của các em hàng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI *************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi" Gv: Võ Thị Kim Liên Cư Bao: 3/2023 BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk. 2. Nội dung lĩnh vực đề tài:
  2. 2 Hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk mang màu sắc mới, kích thích sự hứng thú tham gia của các em học sinh, đồng thời kế thừa và phát huy những thành quả hoạt động của những năm học trước. 3. Họ và tên: Võ Thị Kim Liên giáo viên - Tổng phụ trách Đội trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk. 4. Nội dung tóm tắt: Ở trường tiểu học, Đội luôn gắn liền với các hoạt động Đội và Sao nhi đồng, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em tự tin tham gia các hoạt động tập thể, từ đó góp phần hình thành trong các em những kĩ năng sống tốt, thiết thực đối với cuộc sống thường ngày và mang lại kết quả cao trong học tập.Tổ chức các hoạt động Đội là lôi cuốn các em học sinh tham gia một cách tự nguyện, tự giác, tích cực các phong trào của Đội, tạo sức mạnh đoàn kết, quyết tâm phấn đấu nâng cao kết quả học tập và chất lượng các hoạt động phong trào của nhà trường. Tham gia các hoạt động Đội là sự trải nghiệm sáng tạo về những suy nghĩ, việc làm hay, mang nhiều ý nghĩa, tạo nền móng nhận thức tích cực ở các em, giúp hình thành nhân cách sống tốt, sống có trách nhiệm và sống để thực hiện trách nhiệm của bản thân trước tập thể. - Các giải pháp có thể áp dụng với hầu hết học sinh tiểu học. - Thời điểm áp dụng đề tài rất phù hợp với thời điểm bắt đầu năm học mới hoặc bất kì thời điểm nào trong năm học của học sinh tiểu học. - Những vấn đề đã được khảo sát, thực nghiệm và đạt được kết quả khả quan. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: " Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng thiếu niên nhi đồng" Khi cất lên lời hát của ca khúc này hẳn không ai có thể quên được tuổi thơ của mình với những tháng ngày được học tập dưới ngôi trường tiểu học thân yêu và được sinh hoạt trong tổ chức của Đội.
  3. 3 Lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm kim chỉ nam soi đường xuyên suốt các hoạt động của Đội trong cả một năm học, Đội TNTP Hồ Chí Minh luôn là tổ chức nòng cốt trong phong trào thiếu nhi, là lực lượng dự bị đông đảo cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sau này. Được Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách, Đội là tổ chức làm tốt nhất vai trò tạo mối liên kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo một môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh, bổ ích cho thiếu nhi trong cả nước. Ở trường tiểu học, Đội luôn gắn liền với các hoạt động Đội và Sao nhi đồng, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em tự tin tham gia các hoạt động tập thể, từ đó góp phần hình thành trong các em những kĩ năng sống tốt, thiết thực đối với cuộc sống thường ngày và mang lại kết quả cao trong học tập. Tổ chức các hoạt động Đội là lôi cuốn các em học sinh tham gia một cách tự nguyện, tự giác, tích cực các phong trào của Đội, tạo sức mạnh đoàn kết, quyết tâm phấn đấu nâng cao kết quả học tập và chất lượng các hoạt động phong trào của nhà trường. Với mong muốn mang đến cho học sinh những khoảng thời gian sinh hoạt, học tập bổ ích, vui tươi, lành mạnh, thật nhiều những cảm xúc, những ký ức đẹp dưới mái trường, đồng thời tạo sự tự tin cần thiết cho các em tham gia các hoạt động tập thể. Hoạt động Đội được nhận định là một trong những lĩnh vực hoạt động không thể thiếu được trong trường phổ thông, đặc biệt là trường tiểu học. Tham gia các hoạt động Độilà sự trải nghiệm sáng tạo về những suy nghĩ, việc làm hay, mang nhiều ý nghĩa, tạo nền móng nhận thức tích cực ở các em, giúp hình thành nhân cách sống tốt, sống có trách nhiệm và sống để thực hiện trách nhiệm của bản thân trước tập thể. Để hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh mang màu sắc mới, kích thích sự hứng thú tham gia của các em học sinh, đồng thời kế thừa và phát huy những thành quả hoạt động của những năm học trước, tôi đã áp dụng vì vậy tôi chọn nội dung "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi"để làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: - Giúp học sinh tham gia hoạt động Đội tự nguyện, với tinh thần tự giác cao. - Giúp các em cảm thấy thoải mái, thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp, gò bó về thời gian và không gian. - Tạo cho các em thêm tự tin hơn về bản thân trước tập thể về những điều mình suy nghĩ, những việc mình có thể làm. - Hình thành cho các em những kĩ năng sống cơ bản gần gũi với cuộc sống, có ích cho việc học tập và vui chơi của các em hàng ngày. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
  4. 4 - Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. 4. Giới hạn của đề tài: - Hoạt động Đội tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. - Năm học 2021-2022. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tham khảo tài liệu. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp lấy và tổng hợp ý kiến. - Phương pháp thực hành thực tế. - Phương pháp xử lý số liệu, phân tích, đánh giá… II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Tổ chức Đội là tổ chức tạo điều kiện, tạo môi trường học tập lành mạnh cho thiếu nhi Việt Nam phát huy tốt những truyền thống quý báu của dân tộc. Tổ chức các hoạt động của Đội là thực hành marketting – xã hội gây dấu ấn trong dư luận xã hội, tranh thủ mọi nguồn kinh phí có thể có để tổ chức các hoạt động phong trào thiết thực, bổ ích nhằm giáo dục kĩ năng sống tốt cho thiếu nhi, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nội dung công tác Đội là thể hiện mục đích của Đội và mục tiêu của nhà trường. Nội dung công tác Đội được thể hiện ở các mặt: Giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức; Giáo dục ý thức trách nhiệm, thái độ trong học tập; Giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp; Giáo dục sức khỏe và vệ sinh; Giáo dục thẩm mỹ; Giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị quốc tế. Kế hoạch hóa, quy trình hóa, xã hội hóa, mô hình hóa, điển hình hóa, dân chủ hóa, cá thể hóa là những phương pháp công tác Đội mà người giáo viên -tổng phụ trách Đội cần có và phấn đấu đạt được. Các hoạt động phong trào của Đội trong một năm học có những đổi mới về phương thức hoạt động Đội nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ mới trên cơ sở bối cảnh mới, điều kiện mới là mục tiêu mà người giáo viên - Tổng phụ trách Đội hướng tới. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức làm tốt vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các chương trình rèn luyện đội viên, sao nhi đồng chăm ngoan. Vai trò của tổ chức Đội được biết đến nhiều hơn khi Đội tổ chức được những phong trào khích lệ tinh thần hăng say hoạt động, phấn đấu nhiều hơn trong học tập và động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên.
  5. 5 Mỗi một năm học, Hội đồng Đội trung ương thường triển khai kế hoạch hoạt động trọng tâm trong công tác Đội, trên cơ sở đó Hội đồng Đội các tỉnh, huyện, thị xã triển khai các chương trình hoạt động cụ thể với từng địa phương. Giáo viên - Tổng phụ trách Đội dựa trên chương trình hoạt động của Hội đồng Đội thị xã triển khaiđể vạch ra các hoạt động cụ thể cho Liên đội mình. Tuy nhiên, do áp lực công việc trong một năm có quá nhiều các hoạt động cần nhà trường phải tham gia, đầu tư về thời gian, tiền bạc nên nhiều trường chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động Đội mà chỉ tập trung vào chuyên môn. Giáo viên - Tổng phụ trách Đội của trường cũng có quá nhiều việc phải lo và bị động về nguồn kinh phí nên cũng chỉ hô khẩu hiệu nhỏ và làm đủ số lượng các phong trào theo yêu cầu, chưa có sự sáng tạo nhất định trong khâu tổ chức nên mặt hạn chế của các hoạt động Đội còn nhiều. Đơn cử như tổ chức phong trào “Kế hoạch nhỏ” là động viên các em thu gom giấy vụn, sách báo cũ không còn sử dụng, vỏ lon bia…nhưng lại rập khuôn phải thu giấy, sách báo chứ không thu bìa coton khiến cho nhiều cha mẹ học sinh gặp không ít khó khăn... mà không tiến hành động viên các em có thể nộp bìa coton nhưng nộp nhiều hơn một chút....Hay phong trào “Hoa điểm tốt”, “Tuần học tốt”: đối với những lớp số lượng học sinh có học lực giỏi rất ít thì làm sao các em có thể tự tin tham gia hoạt động phong trào. Giáo viên - tổng phụ trách Đội phải là người động viên tinh thần cho các có thêm sự phấn đấu. Vì vậy, để tổ chức thành công một trong số các hoạt động Đội, người giáo viên - Tổng phụ trách Đội phải nhạy bén nắm bắt tình hình, đặc điểm cơ bản của đối tượng học sinh trong toàn Liên đội để đưa ra kế hoạch hoạt động với tiêu chí phù hơp, nhằm động viên các em nhiệt tình tham gia. Đây cũng là bài toán nan giải ở một số trường và với không ít giáo viên -Tổng phụ trách Đội. Sức lôi cuốn của các phong trào Đội chưa đủ mạnh nên còn nhiều những em học sinh thờ ơ với hoạt động Đội, tham gia mang tính hình thức và không chú trọng nhiều đến chất lượng và cảm xúc của bản thân. Dấu ấn về tổ chức Đội mờ nhạt không còn đủ lớn khi các em bước sang một cấp học mới. Tại Liên đội trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, do đặc thù của trường là dạy hai buổi trên tuần nên ít có điều kiện tổ chức hoạt động Đội vào các buổi học chính khóa, một số phụ huynh chưa coi trọng vai trò của các hoạt động Đội trong trường học nên không muốn con em tham gia. Ngoài học kiến thức ở trường, nhiều em còn tham gia học nâng cao một số kiến thức bên ngoài nên hạn chế về thời gian và sức khỏe khi tham gia các hoạt động Đội. 3. Các giải pháp: Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là hoạt động mang tính tập thể, giáo dục cho thiếu nhi trong cả nước hiểu về truyền thống vẻ vang của Đội, vai trò to lớn của các hoạt động phong trào Đội trong nhà trường và thực tế cuộc sống ngoài xã hội.
  6. 6 Tham gia sinh hoạt động Đội là rèn cho học sinh tinh thần tự giác, tích cực, tự nguyện làm tốt những công việc được giao với mục tiêu lớn lao là vì sự tiến bộ của đội viên và tập thể. Tổ chức các hoạt động Đội tạo sân chơi lành mạnh cho thiếu nhi, tạo môi trường học tập tốt giúp các em có động lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện về đạo đức theo gương Bác. Tổ chức đan xen các hoạt động phong trào của Đội trong suốt một năm học sẽ tạo cho các em sự thư giãn nhất định sau những giờ học tập căng thẳng, giúp các em có những trải nghiệm hay và hình thành được trong các em những kĩ năng sống cơ bản, bổ ích đối với cuộc sống thường ngày. Tổ chức thường xuyên các hoạt động phong trào Đội tạo sức mạnh gắn kết có hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo mối đoàn kết vững chắc giữa Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh với phụ huynh học sinh, từ đó tìm được tiếng nói chung, sự đồng sức, đồng lòng đưa chất lượng giáo dục và chất lượng các mặt hoạt động khác của nhà trường đi lên. Hoạt động Đội của Liên đội ở mỗi một trường có sôi nổi hay không, nội dung sinh hoạt có phong phú hay không, chất lượng hoạt động có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên -Tổng phụ trách Đội. Ngoài lòng nhiệt tình, yêu nghề yêu trẻ, vui vẻ, hòa nhã với mọi người, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, đôn đốc toàn Liên đội thực hiện đúng, kịp thời các hoạt động của Hội đồng Đội cấp trên triển khai, còn cần có thêm sự sáng tạo cần thiết để tạo nên cái riêng cho hoạt động Đội ở mỗi Liên đội. Để hoạt động Đội vừa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu theo chương trình hoạt động Đội trong suốt năm học, vừa tạo nên sự khác biệt giữa Liên đội này với Liên đội khác, giáo viên -Tổng phụ trách Đội cần thực hiện các giải pháp sau: 3.1.Khảo sát và nắm chắc đặc điểm tình hình Liên Đội ngay từ đầu năm. Việc làm này được giáo viên - Tổng phụ trách Đội tiến hành khi bắt đầu vào năm học mới. Với những ngày đầu năm học, thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể trong tuần, giáo viên tổng phụ trách sẽ tiến hành khảo sát dưới nhiều hình thức để nắm bắt được đặc điểm tình hình của Liên đội: số lượng đội viên - nhi đồng, mặt nổi trội của Liên đội, khả năng tổ chức các hoạt động phong trào Đội, mức độ tham gia, quy mô tổ chức, công tác xã hội hóa giáo dục.... Sau khi tiến hành khảo sát, giáo viên - Tổng phụ trách Đội sẽ khái quát được những thuận lợi và khó khăn của Liên đội trong năm học từ đóxây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế nhằmphát huy những thế mạnh và tìm biện pháp phù hợp để hạn chế khó khăn. 3.2. Xây dựng kế hoạch cụ thể xuyên suốt năm học. Vào đầu năm học, với chương trình hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi mà Hội đồng Đội thị xã triển khai, giáo viên - Tổng phụ trách Đội sẽ căn cứ vào các nội dung chương trình hoạt động lớn để lập chương trình hoạt động Đội cho
  7. 7 Liên đội. Kế hoạch hoạt động này phải có thời gian thực hiện cụ thể cho từng phong trào, đúng theo chủ điểm từng tháng trong năm nhằm phát huy hết tác dụng của mỗi phong trào và cổ vũ thêm tinh thần cho các em học sinh. 3.3.Thành lập và bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho Ban chỉ huy Liên Đội. Một Liên đội muốn hoạt động có hiệu quả cần có một ban chỉ huy Đội giỏi. Đây là đội nhóm nòng cốt trong công tác Đội tại Liên đội. Vào đầu năm học, thông qua việc khảo sát, nắm bắt đặc điểm tình hình của Liên đội, giáo viên - Tổng phụ trách Đội có thể thông qua các giáo viên chủ nhiệm ở các khối lớp để lựa chọn những em có khả năng hoạt động lập danh sách nộp về Liên đội. Với những em đã hoạt động trong ban chỉ huy Đội của năm học trước, biết rõ khả năng hoạt động Đội của các em, giáo viên – Tổng phụ trách Đội sẽ sắp xếp, cơ cấu vào trong ban chỉ huy Đội mới, đồng thời lựa chọn thêm những em học sinh mới trong danh sách giáo viên chủ nhiệm đưa lên trong đại hội Liên đội để tạo tính liên tục, hoạt động có hiệu quả giữa ban chỉ huy Liên – Chi và hoạt động Đội những năm tiếp theo. Sau khi thành lập được ban chỉ huy Liên đội, giáo viên - Tổng phụ trách Đội sẽ thành lập các câu lạc bộ: Văn nghệ, thể dục thể thao, kĩ năng, nghi thức, đội sao đỏ, đội trống, đội tuyên truyền măng non, chữ thập đỏ... . Mỗi đội có các chức danh: đội trưởng, đội phó và các thành viên. Đội trưởng hoặc đội phó ở mỗi câu lạc bộ là những đội viên nòng cốt trong ban chỉ huy Liên đội để triển khai kế hoạch của Liên đội tới các bộ phận nhanh hơn, đồng thời đẩy mạnh việc giám sát, báo cáo tình hình hoạt động trong Liên đội. Thông qua sự phân chia cụ thể từng đội nhóm nòng cốt, giáo viên- Tổng phụ trách Đội tiến hành bồi dưỡng kĩ năng hoạt động Đội cho từng đội nhóm đan xen suốt một năm học. Ví dụ: Bồi dưỡng một số kĩ năng Đội nghi thức. Thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ: Nghiêm: khi nghe khẩu lệnh "nghiêm", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tay thẳng khép sát thân người, bàn tay nắm tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thânngười, hai chân thẳng, khép sát, hai bàn chân tạo thành hình chữ V. Nghỉ: khi nghe khẩu lệnh "nghỉ", hai tay để thẳng thoải mái, chân trái hơi chùng xuống, trọng tâm dồn vào chân phải, khi mỏi có thể đổi chân. Quay bên phải: khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay", sau động lênh "quay" người đứng nghiêm, lấy góp chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía phải một góc 900, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm. Quay bên trái: khi có khẩu lệnh "Bên trái - quay", sau động lênh "quay" người đứng nghiêm, lấy góp chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 900, sau đó rút chân phải lên, trở về tư thế nghiêm. Quay đằng sau: khi có khẩu lệnh "đằng sau - quay", sau động lệnh "quay", lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 1800, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.
  8. 8 Dậm chân tại chỗ: khi có khẩu lệnh "dậm chân - dậm", sau động lệnh "dậm", bắt đầu bằng chân trái theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau. Khi có khẩu lệnh đứng lại - đứng" ( động lệnh "đứng" rơi vào chân phải), đội viên dậm thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm. Chạy tại chỗ: khi có khẩu lệnh "chạy tại chỗ - chạy", sau động lệnh "chạy", bắt đầu bằng chân trái, chay đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí. Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có khẩu lệnh " đứng lại - đứng" (động lệnh "đứng" rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm ba nhịp nữa, dậm chân phải, về tư thế nghiêm. 3.4. Lên kế hoạch và tổ chức nhiều phong trào thi đua trong Liên đội. Hoạt động Đội là sợi dây gắn kết các đội viên - nhi đồng trong Liên đội, là hoạt động tạo nên nhiều mối quan hệ chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, tổ chức nhiều phong trào thi đua trong Liên đội sẽ tạo nên sự đoàn kết, gắn bó giữa các chi Đội với chi Đội, giữa các chi Đội với lớp Nhi đồng, gắn kết Đội với tổ chức Đoàn thanh niên và Công đoàn trường, giữa giáo viên với phụ huynh học sinh và các ban ngành cùng nhân dân ở địa phương. Trong một năm học, tổ chức nhiều phong trào thi đua sẽ có tác dụng tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi thực hiện nhiệm vụ của cả thầy và trò. Các hoạt động phong trào Đội nên tổ chức đan xen cùng với các phong trào thi đua của nhà trường sẽ tạo nên sự nhịp nhàng, hấp dẫn, tính liên tục trong suốt một năm học. Đội viên, nhi đồng sẽ được trải nghiệm những cảm giác hồi hộp, run run, lâng lâng và đầy cảm xúc khi chuẩn bị và tham gia các cuộc thi. Những cảm xúc ấy tạo cảm hứng cho các em thi đua và sáng tạo. Để rồi sau mỗi cuộc thi là niềm hân hoan tiếp tục vào học tập, là sự sáng tạo khi tham gia các phong trào thi đua tiếp theo. Các phong trào thi đua trong một năm học bao gồm: - Phong trào " Hoa điểm tốt". - Phong trào "Tuần học tốt". - Phong trào "Tiết kiệm". - Phong trào " Kế hoạch nhỏ. - Phong trào văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. - Phong trào "Áo trắng tặng bạn". - Phong trào đọc sách. - Phong trào bảo vệ môi trường...
  9. 9 Thực hiên các phong trào là sự lồng ghép, đan xen giữa nhiệm vụ học tập với hoạt động Đội để tạo ra các mối quan hệ gắn bó giữa học tập và rèn luyện theo lời Bác dạy. Với hoạt động trọng tâm là học tập, các phong trào của Đội tổ chức nhằm mục đích khuyến khích tinh thần tự học, tự sáng tạo ở các em, mở rộng nhận thức, tăng niềm vui, tình đoàn kết cùng nhau phấn đấu vươn lên trong học tập. Kết quả của mỗi phong trào thi đua là thang điểm đánh dấu sự trưởng thành của các em, sự lớn lên của hoạt động phong trào Đội cũng như của nhà trường. Ví dụ: Với phong trào "Hoa điểm tốt" "Tuần học tốt" khi tổ chức thực hiện, các em học sinh sẽ thi đua cùng học tập để số điểm tốt của cá nhân tăng lên, số điểm tốt của tổ, nhóm tăng lên và số điểm tốt của lớp tăng lên. Quá trình các em thi đua để đạt điểm tốt sẽ tạo nên không khí học tập sôi nổi trong mỗi Chi đội, đồng thời tạo nên tinh thần thi đua chung trong toàn Liên đội.Thứ tự xếp hạng trong kết quả thống kê mỗi tháng sẽ khẳng định tác dụng của hoạt động Đội với phong trào học tập trong nhà trường và động viên rất tích cực cho học sinh tiếp tục học tập. Ví dụ: Với phong trào “Tiết kiệm", "Kế hoạch nhỏ" giáo viên - Tổng phụ trách Đội sẽ triển khai kế hoạch trước cờ, động viên tinh thần tham gia của các em với việc nêu mục đích to lớn của phong trào: giúp đỡ bạn nghèo và bảo vệ môi trường sống. Tổ chức hoạt động phong trào phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống để tạo nên những thuận lợi trong quá trình thực hiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động phong trào. Ví dụ: Sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, số lượng lon bia trong mỗi gia đình tương đối nhiều, Liên đội có thể tổ chức phong trào "Kế hoạch nhỏ" để các em học sinh thi đua lập thành tích riêng của mình tại lớp, Chi đội và tạo nên thành tích chung trước Liên đội. Việc thu nộp lon bia ở mỗi gia đình sẽ không mấy khó khăn vì đây là việc làm có nhiều ý nghĩa: vừa giúp các em hiểu được những việc nên làm của một người đội viên, nhi đồng, vừa giúp ba mẹ sắp xếp gọn gàng nhà cửa sau Tết, đồng thời lại giúp lớp, Chi đội tham gia có hiệu quả phong trào thi đua. Giảm cảm giác căng thẳng sau mỗi giờ học tại lớp, sáng tạo hơn trong khâu thực hiện nhiệm vụ của mỗi đội viên, nhi đồng cũng là việc làm mà Liên đội trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi quan tâm. Mỗi năm học, tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của từng năm, Liên đội tham mưu với Ban giám hiệu, Công đoàn trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao để tăng thêm niềm vui, sự cộng hưởng cùng Đội tiến bước trên con đường học tập. Đối với trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, hoạt động văn nghệ thường được lồng ghép tổ chức có hiệu quả trong tháng Tri ân các Thầy cô. Bên cạnh những bông hoa điểm tốt về học tập thì phong trào văn nghệ như những nốt nhạc vui hát mãi những lời yêu thương chúc mừng Thầy, Cô giáo. Những năm gần đây, tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, các tiết mục văn nghệ có sự gắn kết giữa giáo viên cùng với học sinh ngày càng nhiều hơn. Điều đó khẳng định hơn
  10. 10 hết chân lý của lời ca khúc" Em yêu trường em" mà mỗi em học sinh khi học tập trong trường tiểu học vẫn hát: "Em yêu trường em Với bao bạn thân Và cô giáo hiền Như yêu quê hương Cắp sách đến trường Trong muôn vàn yêu thương..." HÌNH ẢNH: VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY 20/11 Cũng giống như hoạt động văn nghệ, vào các dịp tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp Liên đội cũng phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức giao lưu bóng đá giữa các Chi đội hoặc với các Liên đội trên địa bàn xã, thị xã tạo động lực cho các em học sinh nam tham gia nhằm rèn luyện sức khỏe và tạo mối đoàn kết trong và ngoài Liên đội. HÌNH ẢNH:HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG
  11. 11 Với tác dụng to lớn của phong trào "Đọc sách",hướng học sinh đến gần hơn với văn hóa đọc, Liên đội đã tham mưu, phối hợp thực hiện "Ngày hội đọc sách" vào những thời điểm khác nhau trong mỗi năm học nhằm khích lệ học sinh yêu thích hơn "Văn hóa đọc", “Đọc sách vì tương lai”. HÌNH ẢNH: NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH
  12. 12 3.5. Phối hợp có hiệu quả với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường và tranh thủ sự ủng hộ từ các nguồn xã hội hóa giáo dục. Tổ chức hoạt động Đội, muốn thành công không phải chỉ có giáo viên - Tổng phụ trách Đội nhiệt tình là đủ mà cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận mới tạo nên sự thành công. Sau khi tham mưu xin ý kiến chỉ đạo, thống nhất của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể, hội phụ huynh học sinh... giáo viên - Tổng phụ trách Đội sẽ xin được triển khai kế hoạch hoạt động trước toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường vừa là để thông qua bản kế hoạch vừa nhấn mạnh sự cần thiết được hỗ trợ của các đoàn thể trong trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, hội phụ huynh học sinh, công tác y tế, bảo vệ… Sau khi thông qua bản kế hoạch, giáo viên -Tổng phụ trách Đội có thể trưng cầu ý kiến của trưởng các bộ phận đoàn thể và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường để hoàn thiện chương trình hoạt động sao cho khâu tổ chức triển khai diễn ra suôn sẻ, không gò bó, ép buộc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện phong trào Đội. Tất cả những ý kiến đóng góp sẽ được tiếp thu, giải đáp, phân tích thuận lợi và hạn chế để đi đến thống nhất chung. Công tác xã hội hóa giáo dục là giải pháp hàng đầu, là phương châm đặt ra tối ưu nhất để có được một kết quả giáo dục tốt nhất. Khi tổ chức hoạt động Đội, muốn phong trào hoạt động tốt thì việc tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường là vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh học sinh sẽ là nguồn động lực để khích lệ con em tham gia tích cực các phong trào, tạo không khí luyện tập vui hơn. Các cấp lãnh đạo địa phương chỉ đạo và có sự quan tâm sâu sát hơn, phân công bố trí các lực lượng hỗ trợ tích cực hơn trong khâu phối hợp bảo vệ để tổ chức tốt phong trào. Những mạnh thường quân hay các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã và bà con nhân dân trong xã hỗ trợ kinh phí, đóng góp sức người, tinh thần tập thể, hưởng ứng sôi nổi, tạo không khí vui vẻ, hân hoan giúp cho phong trào được thành công… Để có được sức mạnh đoàn kết đó, trước khi chuẩn bị tổ chức phong trào, giáo viên -Tổng phụ trách Đội cần xin ý kiến, thống nhất với các bộ phận đoàn thể trong trường, với hội phụ huynh của trường để góp ý, soạn thảo ra một bức thư mời, kêu gọi sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường và xã hội, để thông báo và để truyền tải tới mọi người “thông điệp vàng” mà phong trào muốn đạt được. Ví dụ: Để tổ chức phong trào văn nghệ gây quỹ “Tiếp sức đến trường” trong tháng 12 nhân kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, Liên đội đã tham mưu, phối hợp với ban giám hiệu, Công đoàn trường soạn thảo và gửi tới rất nhiều địa chỉ “xanh” trên địa bàn xã thư kêu gọi sự ủng hộ. 3.6. Nghiêm túc trong công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Tổ chức thực hiện bất kì một hoạt động, một phong trào nào thì tính nghiêm túc, có kỷ luật luôn được đặt ra và là vấn đề được quan tâm nhất.Thực
  13. 13 hiện nhiệm vụ một cách tự giác, có kỷ luật luôn mang lại hiệu quả cao cho mỗi sự kiện được tổ chức. Để chứng minh tính đúng đắn khi tổ chức thực hiện phong trào, người đứng ra chịu trách nhiệm lớn nhất cần lập kế hoạch hoạt động chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, nêu rõ trách nhiệm của từng bộ phân trong suốt quá trình tổ chức, những khó khăn, vướng mắc có thể có và giải pháp khắc phục... Mỗi mắt xích trong quá trình tổ chức thực hiện cần được động viên cố gắng thực hiện tốt vì phong trào chung của nhà trường và của Liên đội. Mỗi khâu cần có người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra, đảm bảo công tác chuẩn bị và diễn ra hoạt động tốt nhất. Sau mỗi hoạt động phong trào Đội cần tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm, tuyên dương, khen thưởng những bộ phận làm tốt, phê bình những bộ phận còn làm chưa tốt, đồng thời động viên, khích lệ tinh thần tham gia của cá nhân và tập thể vào những lần sau. 3.7.Hướng các họat động Đội đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hàng ngàn đời nay truyền thống đó luôn được các thế hệ người dân Việt Nam giữ gìn và phát huy cùng với chiều dài lịch sử của dân tộc. Hoạt động Đội là tổ chức có thể định hướng đội viên, nhi đồng làm tốt được điều này. Gắn hoạt động của tổ chức Đội đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa ở địa phương là giúp các em học sinh tự hào hơn về truyền thống của dân tộc, đồng thời hình thành ở các em trách nhiệm của một người con dân Việt Nam khi được sống và học tập trong nền hòa bình, độc lập. Trong kế hoạch hoạt động đầu năm của Liên đội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa cần được xây dựng một cách cụ thể theo chủ điểm từng tháng. Đối với trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, do đặc trưng riêng của trường là trước khuôn viên trường có Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh của xã Cư Bao nên hoạt động xuyên suốt, quan trọng trong năm là bảo vệ và giữ gìn vệ sinh Đài tưởng niệm. Như một phần không thể thiếu được mỗi tuần, mỗi tháng của các đội viên trong Liên đội, mỗi Chi đội được cắt cử giữ gìn và chăm sóc Đài tưởng niệm định kì như là một nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện thường xuyên. Liên đội sẽ tuyên dương những đội viên, Chi đội tích cực trong công tác bảo tồn di tích văn hóa. Vào mỗi dịp lễ lớn trong năm, Liên đội tổ chức và phối hợp tổ chức dâng hương Đài tưởng niệm, để giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn trong học sinh.
  14. 14 HÌNH ẢNH HỌC SINH DÂNG HƯƠNG TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM Thông qua đó, Liên đội cũng triển khai các phong trào "Áo lụa tặng Bà", "Mùa đông yêu thương" để phát huy tốt truyền thống quý báu của dân tộc. HÌNH ẢNH: Liên đội kết hợp với Đoàn xã thăm và tặng quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Đố ở thôn Sơn lộc 2, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk.
  15. 15 3.8. Tạo điểm nhấn cho hoạt động Đội mỗi năm. Mỗi một năm học, theo như kế hoạch của Hội đồng Đội thị xã, các Liên đội sẽ soạn thảo ra kế hoạch hoạt động cho Liên đội mình trong suốt năm học. Với các chủ điểm từng tháng như nhau, mỗi giáo viên -Tổng phụ trách Đội cần có sự sắp xếp khoa học giữa các hoạt động lớn trong năm với đặc điểm tình hình của Liên đội, sao cho tạo được điểm nhấn, sự khác nhau căn bản giữa các Liên đội trên địa bàn xã và thị xã. Sự tập trung đó phải dựa trên một kế hoạch hoàn chỉnh, dựa trên nhiều những thuận lợi cơ bản và kết quả đem lại nhiều khả quan. Mỗi kế hoạch đề ra trong năm cần xoáy sâu đến những lợi thế khi tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo tính thực tiễn, vừa tạo ra được sự hấp dẫn của hoạt động phong trào.
  16. 16 HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGÀY HỘI: THIẾU NHI VUI KHỎE * Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Với những giải pháp: khảo sát và nắm chắc đặc điểm tình hình Liên đội ngay từ đầu năm, xây dựng kế hoạch cụ thể xuyên suốt năm học, Thành lập và bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho ban chỉ huy Liên đội, lên kế hoạch và tổ chức nhiều phong trào thi đua trong Liên đội, phối hợp có hiệu quả với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tranh thủ sự ủng hộ từ các nguồn xã hội hóa giáo dục, nghiêm túc trong công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá, hướng các hoạt động Đội đến truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" tại địa phương và tạo điểm nhấn cho hoạt động Đội mỗi năm... trong quá trình thực hiện cần có sự sáng tạo, lồng ghép có hiệu quả các giải pháp từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp, tránh chồng chéo trong khâu phân công nhiệm vụ, coi trọng hay xem nhẹ khâu nào. Có như vậy tác dụng của hoạt động Đội trong nhà trường mới thật sự hữu ích, thiết thực đối với học sinh và vai trò của Đội mới đúng như mong muốn của Bác Hồ lúc sinh thời đã từng kỳ vọng “Đội ta lớn lên cùng đất nước”, Đội ta lớn lên cùng với sự trưởng thành của thiếu nhi Việt Nam. 4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng: Tổ chức các hoạt động phong trào Đội tạo sân chơi lành mạnh cho thiếu nhi trong nhà trường, là rèn luyện cho các em những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết để các em áp dụng vào thực tiễn, tự tin trong tập thể, từ đó giúp các em có thêm động lực để học tập.
  17. 17 Tham gia hoạt động phong trào Đội, các em sẽ có những khoảng thời gian cần và đủ để giảm bớt áp lực về học tập, rút ngắn được khoảng cách giữa bạn bè khác lớp, khác trường, tạo nên được mối đoàn kết bền vững cùng nhau phấn đấu vì một thành công chung. Sau khi áp dụng những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong năm học, hoạt động Đội thiếu niên tiền phong của Liên đội Nguyễn Văn Trỗi có phần sôi nổi hơn, số lượng các em thích tham gia hoạt động Đội tăng lên, các lớp nhi đồng và các chi Đội phấn đấu đạt nhiều thành tích đáng biểu dương về hoạt động Đội, kĩ năng hoạt động Đội của đại đa số các em vững vàng hơn, ban chỉ huy Liên đội làm việc có hiệu quả, tiếng vang về thành tích của Liên đội xa hơn, nhiều năm liền Liên đội đạt vững mạnh xuất sắc. Các phong trào do Đội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thành công ngày càng nhiều, nguồn quỹ xây dựng được từ các phong trào để tiếp tục cuộc hành trình “Tiếp sức đến trường” giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập ngày càng tăng. HÌNH ẢNH: LIÊN ĐỘI TẶNG QUÀ “TẾP SỨC ĐƯỜNG DÀI” CHO HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Môi trường trong và ngoài nhà trường được sạch sẽ, thoáng mát hơn, đặc biệt là số em học sinh tham gia các hoạt động phong trào Đội ngày càng nhiều. Điều đó là nguồn động lực để một người giáo viên - Tổng phụ trách Đội như tôi phấn đấu. Kết quả cụ thể của một số hoạt động do Đội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức như sau: - Mua tăm ủng hộ người mù: 375 bó
  18. 18 -Phong trào kế hoạch nhỏ: Năm học 2021-2022 Liên đội thu được 545 kg giấy vụn và 10.204 lon bia. -Phong trào “Vẽ tranh về chủ đề:Ô tô mơ ước” với 210học sinh tham gia. -Phong trào “Nuôi heo đất”: Năm học 2021-2022 Liên đội đã góp được 2880.000đ. * Tham gia phong trào vẽ tranh: “ Ngày hội sắc màu” năm 2021 -Giai đoạn 1: “Vẽ tranh về chủ đề: Bảo vệ sức khỏe và chung tay phòng chống dịch Covid-19” với 142 học sinh tham gia. -Giai đoạn 2:“Vẽ tranh về chủ đề: Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ” với 155 học sinh tham gia. -Giai đoạn 3:“Vẽ tranh về chủ đề: ngôi nhà mơ ước của em” với 172 học sinh tham gia. -Giáo viên Tổng phụ trách Đội và đội viên trong Liên đội tham gia nghiêm túc tham gia tốt các hoạt động do Hội đồng Đội thị xã tổ chức như: HÌNH ẢNH: CHIẾN DỊCH HOA PHƯỢNG ĐỎ III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Hoạt động Đội là hoạt động mang lại nhiều nhất những cảm xúc vui vẻ, hồn nhiên cho học sinh ở độ tuổi thiếu nhi. Môi trường sinh hoạt Đội chủ yếu gói gọn trong khuôn khổ là trường học nên tính lành mạnh, tác dụng tích cực mang lại rất nhiều. Chính vì vậy mà quý bậc phụ huynh vô cùng yên tâm khi con em tham gia vào tổ chức Đội. Người giáo viên- Tổng phụ trách Đội là người gần gũi
  19. 19 nhất với các em, hiểu được nhiều tâm tư tình cảm của các em nên dễ dàng có thể liên kết các em lại thành một tổ chức đoàn kết, vững mạnh, cùng nhau phấn đấu vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại, giáo dục các em học tập và rèn luyện tốt để trở thành con ngoan - trò giỏi - người đội viên tốt. Tham gia các hoạt động Đội các em có điều kiện để học hỏi nhiều điều hay, nhiều kĩ năng sống có ích, tạo cho các em tự tin trong học tập và giao lưu với bạn bè. Vì vậy tổ chức Đội hãy giúp các em làm tốt những điều này bằng việc tổ chức thật nhiều những hoạt động hữu ích để các em có môi trường thực hành đúng, tạo thêm động lực cho các em say mê trong học tập. Hy vọng rằng tổ chức Đội sẽ ngày càng lớn mạnh gom góp ngày càng nhiều những mầm xanh trong vườn ươm “Mầm xanh tương lai” của đất nước. 2. Kiến nghị: Sau khi tiến hành lập kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động Đội, bản thân tôi nhận thấy sức mạnh tập thể là nhân tố quyết định đến sự thành công của các hoạt động Đội. * Đối với nhà trường: Ban giám hiệu trường quan tâm hơn nữa, hỗ trợ về trang thiết bị, thời gian tổ chức, kinh phí tổ chức, thường xuyên giám sát kế hoạch, chỉ đạo kịp thời giúp các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Đội. * Đối vớiHội đồng Đội thị xã: Quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ trang thiết bị, trang bị những kiến thức, kỹ năng cho giáo viên Tổng phụ trách Đội để thức hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Thông qua đề tài này tôi cũng mong muốn được sự góp ý về khâu tổ chức hoạt động, sự góp sức nhiều hơn nữa của các bộ phận đoàn thể để Đội phát huy hết vai trò giáo dục của mình và tạo ra sự phong phú về nội dung cũng như tạo ra nét riêng trong hoạt động Đội trên địa bàn thị xã. Cư Bao, ngày 06 tháng 3năm 2023 Người viết sáng kiến: Võ Thị Kim Liên XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG:
  20. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý luận và nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh – Tài liệu lưu hành nội bộ - DakLak năm 2001. 2. Sổ tay Phụ trách Đội – NXB Thanh niên tháng 12 năm 2004. 3. Sổ tay Phụ trách Đội – NXB Kim Đồng tháng 10 năm 2008.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2