intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng cho giáo viên trường Tiểu học Hoàng Lâu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giáo viên chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng cho giáo viên trường Tiểu học Hoàng Lâu

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LÂU =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: Một số  biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng cho giáo  viên trường TH Hoàng Lâu Tác giả sáng kiến: Đỗ Thị Thanh Hà Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hoàng Lâu – Hoàng Lâu – Tam  Dương – Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0985738704.  Email: dothithanhha19@gmail.com                                                             Hoàng Lâu, năm 2019 1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu  Dạy học là quá trình điều khiển hoạt động học tập của học sinh nhằm thực   hiện các mục tiêu dạy học làm cho học sinh tích cực và chiếm lĩnh tri thức, hình  thành những phẩm chất, nhân cách và năng lực phù hợp với nhu cầu ngày một cao  của xã hội hiện đại. Soạn giáo án và cách thức dạy học là một khâu đột phá quan trọng để  đổi  mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Để  việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên bao giờ  cũng dành một thời gian thích  đáng để thiết kế bài. Muốn dạy học có kết quả cần thiết kế chu đáo bài học. Khi  thiết kế bài học cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá trình dạy học   như: Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu, hứng thú, các phương tiện kỹ thuật đồ  dùng trực quan, cơ  sở  vật chất trường lớp... Từ  đó có định hướng rõ rệt để  xác  định những tiêu chí cụ thể cần đạt cũng như sự lựa chọn phương pháp phù hợp để  đạt được mục tiêu bài dạy. Xuất phát từ nội dung bài học người giáo viên cần phát   hiện những hoạt động liên hệ với nội dung đó, rồi căn cứ vào mục tiêu của bài để  chọn ra một số hoạt động cho học sinh thực hiện, nhằm phát hiện kiến thức mới   hoặc luyện tập các kĩ năng. Kết quả một giờ dạy không những phụ thuộc khá nhiều vào sự chuẩn bị bài   dạy mà còn phụ  thuộc vào nhiều yếu tố  khách quan khác nhau cũng như  yếu tố  chủ quan không thể tránh khỏi. Đó chính là phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sự tự  tin, tính sáng tạo trong sử lý các tình huống sư phạm... Trong một vài năm trở lại đây xu hướng đổi mới công tác soạn giảng ngày càng  trở nên cần thiết. Một trở ngại không nhỏ cản trở quá trình đổi mới việc soạn giáo  án và thực hiện giờ  dạy trên lớp chính là do thói quen ngại đổi mới của một bộ  phận giáo viên. Thực tế trong trường TH Hoàng Lâu còn nhiều giáo viên tiểu học  muốn giữ  nền nếp soạn giáo án theo cách truyền thống mà ở  đó giáo án chỉ  là sự  ghi chép lại nội dung đã có ở sách giáo khoa mà không đưa ra các phương pháp dạy  học thích ứng với từng giai đoạn học tập của học sinh. Sự lựa chọn phương pháp  giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn do thói quen dễ dãi trong soạn giảng, trình độ  giáo viên còn bất cập. Hiện tượng thầy giảng trò nghe vẫn còn phổ  biến, từ  đó   2
  3. chất lượng giờ  giảng cho hiệu quả  thấp, không gây được hứng thú cũng như  óc  sáng tạo, tích cực hoạt động của trò. Điều này dẫn đến chất lượng học tập của  học sinh chưa được cao, học sinh tiếp nhận tri thức một cách thụ động, kiến thức  không sâu, thiếu tính bền vững.  Năm học 2018­2019, năm học tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận của Hội   nghị Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào   tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị   trường định hướng xã hội chủ  nghĩa và hội nhập quốc tế”.   Năm học thứ  hai  thực hiện  đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư  30/2014/TT­BGDĐT và năm  thứ nhất  thực hiện  Thông tư số 22/2016/TT­BGDĐT. Đây cũng là năm học thứ ba  huyện Tam Dương triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ  giáo dục theo   văn bản số  321/PGDĐT­GDTH ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Sở  GD&ĐT Vĩnh  Phúc về việc hướng dẫn dạy học Tiếng Việt lớp 1­ Công nghệ giáo dục năm học  2016­2017. Phòng GD&ĐT cần đổi mới mạnh mẽ  công tác quản lý, chương trình,  phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; quan tâm phát triển và  nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh thi đua   “Dạy tốt ­ Học tốt”  để  nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện . Là một cán bộ  quản lý trường tiểu học tôi đã đặt ra nhiệm vụ cần tìm ra những giải pháp để nâng   cao chất lượng thiết kế  bài soạn và giờ  dạy là vấn đề  cấp bách phải giải quyết,  giúp cho giáo viên của nhà trường nói riêng, giáo viên huyện Tam Dương nói chung  đổi mới tư duy trong công tác soạn giảng của mình đem lại hiệu quả thiết thực phù  hợp với trình độ nhận thức của học sinh giai đoạn hiện nay nhằm từng bước nâng  cao hiệu quả giáo dục trong mỗi nhà trường cũng như cấp tiểu học.  Chính vì lý do đó tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng   cao chất lượng soạn giảng cho giáo viên  trường TH  Hoàng Lâu.”  để  nghiên  cứu, áp dụng vào công tác quản lý ở đơn vị, mong góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp   giáo dục của xã Hoàng Lâu nói riêng và huyện Tam Dương nói chung. 2. Tên sáng kiến: Một số  biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng  ở   trường tiểu học Hoàng Lâu 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Hà 3
  4. ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến:Trường Tiểu học Hoàng Lâu – Tam Dương –  Vĩnh Phúc ­ Số điện thoại: 0985738704; Email: dothithanhha19@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Thanh Hà 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tìm ra những tồn tại của giáo viên TH huyện Tam Dương trong công tác  chuẩn bị bài, hướng khắc phục những tồn tại đó để nâng cao chất lượng bài soạn.  Phát hiện và tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng những sáng kiến, kinh   nghiệm trong quá trình chuẩn bị bài phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp   nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ở bậc học nền móng. Giúp GV thực hiện tốt chương trình cấp Tiểu học. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác soạn bài. Giáo viên chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá  hoạt động của học sinh, giáo viên đóng vai trò người tổ  chức hoạt động của học   sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ  mình và   được phát triển.  6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/9/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ­ Về  nội dung của sáng kiến:  Đánh giá thực trạng công tác soạn giảng  trong nhà trường; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng soạn giảng cho giáo  viên; ứng dụng sáng kiến vào thực tế và hiệu quả đạt được.  ­ Các giải pháp: Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng căn cứ vào sự tín nhiệm của các đoàn thể,   giáo viên bổ nhiệm tổ trưởng, phó tổ trưởng và giao nhiệm vụ cụ thể.  Công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy được triển khai trưc tiếp từ ban giám  hiệu tới tổ  trưởng chuyên môn. Trong quản lý chỉ  đạo xây dựng kế  hoạch giảng   dạy, một mặt phải phát huy vai trò tự chủ sáng tạo của tổ đồng thời phải chỉ đạo   sát sao theo kế hoạch chung của toàn trường. Căn cứ để xây dựng kế hoạch giảng  dạy là phân phối chương trình và thời khoá biểu hàng ngày trong tuần. Bên cạnh đó   là các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường hoặc các nội dung khác do phòng  4
  5. GD&ĐT chỉ đạo. Từ đó, các tổ  chuyên môn sẽ  bàn bạc và xây dựng kế  hoạch lên   lớp hàng ngày sao cho đúng chương trình và thời khoá biểu, đồng thời vạch kế  hoạch sử  dụng đồ  dùng dạy học cho từng tiết học căn cứ  vào danh mục đồ  dùng  dạy học hàng tuần do cán bộ  thiết bị  trường lập. Những vấn đề  đó (sau khi lập  xong kế  hoạch) được Ban giám hiệu ký duyệt trước một tuần và các thành viên  trong tổ thực hiện.  Hằng tuần, hằng tháng Ban Giám hiệu kiểm tra dưới nhiều hình thức như  đột xuất, có báo trước, định kỳ  sau đó rút kinh nghiệm cụ  thể  đến từng giáo viên  việc thiết kế bài soạn một cách chính xác, đảm bảo tính hệ thống kiến thức, đảm  bảo mục tiêu từng bài học, tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp cho  từng nội dung bài học, có tính định hướng trước cho học sinh chuẩn bị học tập. Tham khảo bài soạn của đồng nghiệp trong trường, trong huyện, trên mạng  internet để học tập kinh nghiệm. Tổ  chức chuyên đề, hội thi về  thiết kế  bài soạn, khen thưởng những giáo  viên có sáng kiến hay, giáo án tốt.  Khuyến khích đưa công nghệ  thông tin vào soạn giảng, chỉ  đạo giáo viên  tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng E­learning. ­ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:  Sáng kiến bước  đầu  được  áp dụng  ở  trường tiểu học trong huyện Tam   Dương (TH Hoàng Lâu) sau đó dự kiến sẽ triển khai rộng rãi tới tất cả các trường  tiểu học trong toàn huyện. Từ  các giải pháp nêu trên, sáng kiến được áp dụng cụ  thể trong các bước sau:   Xây dựng các giờ dạy mẫu. Ban   giám   hiệu   chỉ   đạo   giáo   viên   cốt   cán,   thông   thường   là   tổ   trưởng   tổ  chuyên môn cùng xây dựng các giờ dạy có chất lượng, làm mẫu cho giáo viên dự  giờ. Tiến hành rút kinh nghiệm, đánh giá những mặt tích cực về phương pháp dạy  học, về nội dung và phong thái của giáo viên. Từ những giờ dạy mẫu này, sau khi  đã thử nghiệm thì tiến hành nhân rộng ra toàn khối, toàn trường. Việc xây dựng giờ  dạy mẫu được tiến hành công phu, từ việc chọn bài dạy, tổ chức thiết kế bài soạn,  cân nhắc phương pháp giảng dạy nào phù hợp với đối tượng học sinh, cách sử  5
  6. dụng đồ  dùng trực quan... Có như  vậy giờ  dạy mẫu mới thành công và đem lại   hiệu quả khi triển khai đại trà. Bài soạn tốt là tiền đề cho tiết dạy có hiệu quả nên bài giảng phải đảm bảo  các khâu sau: ­ Nội dung phải chính xác khoa học, có tính hệ thống, trọng tâm, có liên hệ  thực tế, có tính giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh mà giáo viên dạy. ­ Phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, nội dung của bài lên lớp, biết  kết hợp tốt các hoạt động dạy và học. ­ Phương tiện và thiết bị dạy học phù hợp với nội dung bài giảng, tạo hình   ảnh trực quan, dễ tiếp thu cho học sinh. Trình bày bảng hợp lý, chữ viết và nói rõ  ràng, có nhấn mạnh kiến thức cần thiết, hình vẽ chuẩn xác. ­ Tổ  chức thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý,  hướng dẫn học sinh tham gia vào bài giảng tích cực, chủ động. Biết tạo ra các tình  huống để học sinh tham gia giải quyết vấn đề một cách hứng thú. ­ Kết quả bài giảng phải đạt được là đa số học sinh nắm được bài, biết vận   dụng vào một số bài tập. ­ Để  làm tốt các phần việc trên công việc đầu tiên giáo viên cần biết kiểu  bài dạy từ đó có cách soạn bài cho phù hợp. Ví dụ bài dạy lý thuyết về khái niệm,  công thức, bài dạy bài tập, ôn tập chương, ôn tập cuối học kỳ.  ­ Nếu bài dạy khái niệm mở  đầu thì giáo viên cần tìm hiểu khái niệm này  xuất hiện do đâu, hoàn cảnh nào, tác giả  là ai, hướng khái niệm đó giải quyết  những vấn đề gì... có như vậy giáo viên tạo được phương hướng học của học sinh   về khái niệm đó. ­ Nếu bài dạy bài tập, giáo viên cần nắm chắc các dạng toán của phần kiến  thức đó từ  đó chế  biến, tổng hợp lại tạo ra các bài toán mới có tính bao quát, hệ  thống, dễ nhớ và vận dụng. Giáo viên cần phân biệt chữa bài tập cho học sinh với   dạy học sinh làm bài tập. Nếu là bài tập tiết 1 thì cần ôn lại kiến thức đã học như  thế  nào, chọn những nội dung bài tập nào trong sách giáo khoa, sách bài tập để  chữa cho học sinh. Sau mỗi loại bài tập đã giải quyết cần rút ra được điều gì, căn   cứ  vào đặc điểm nào để  đề  ra đường lối giải của loại bài toán đó. Giải xong bài  toán nên hướng dẫn học sinh cách đặc biệt hóa, khái quát hóa để được các bài toán  6
  7. mới, xếp nhóm các bài toán lại với nhau tạo ra công cụ tư duy toán về sau. Đối với   học sinh chưa hoàn thành môn học, giáo viên cần phải nêu rõ từng bước giải bài  toán. Nếu là bài dạy hỗn hợp giữa lý thuyết và bài tập thì phải chú ý bài tập làm  rõ lý thuyết và lý thuyết tạo nên cách giải bài tập, do đó bài tập phải đan xen trong  khi dạy lý thuyết.  Nếu là dạng bài luyện tập chung thì giáo viên hướng dẫn học sinh cách tổng   kết lý thuyết ở nhà, tổng hợp các dạng toán đã học. Khi dạy giáo viên cần tích hợp   lại bằng bài toán có tính chất tổng hợp cho học sinh để ôn tập. Chú ý giáo viên cần   đưa ra được các tình huống học sinh hay hiểu nhầm, hiểu sai khi giải bài để các em  rút kinh nghiệm. Giáo viên phải biết tạo ra các phản ví dụ cho học sinh nhận biết bài học sâu   sắc hơn, nhất là các bài về khái niệm mới. Giáo viên nên thay đổi hoặc bổ sung, thêm bớt nội dung bài dạy cho phù hợp   với mục tiêu đã đề ra. Phải hiểu rõ kiến thức dạy thì giáo viên sẽ biết dạy cái gì và   dạy như thế nào. Giáo viên cần hỏi học sinh câu nào, hỏi như thế nào để  làm nổi  bất kiến thức cần dạy. Kiến thức nào cần thuyết trình, kiến thức nào cần phát  vấn, kiến thức nào để  học sinh tranh luận có hiệu quả  hơn. Giáo viên cần chỉ  ra  kiến thức khi học sinh vận dụng hay gặp sai sót, nhầm lẫn để  các em biết phòng   tránh. Để  nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên cần điều chỉnh dung lượng   kiến thức cho phù hợp, quá trình nhận thức của học sinh phải đảm bảo từ  trực  quan đến trừu tượng, từ cụ thể đến khái quát và từ  khái quát về cụ thể. Để  có bài  giảng tốt, giáo viên cần trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp, tăng cường nghiên  cứu sách báo, các phương tiện thông tin khác; GV cần ghi chép lại cẩn thận những   phát hiện hay, bài giảng tốt trong giáo án để lần sau giảng tốt hơn và chia sẻ được  với đồng nghiệp. Giáo viên cần phải cập nhật thông tin về  giảng dạy, kiến thức nâng cao và thay   đổi ở trong nước cũng như trên thế giới. Phải đặt giáo viên vào hoàn cảnh của học   sinh thì mới có thể xem xét về mức độ nhận biết, tiếp thu bài có được không nếu   cần ta thay đổi cách tiếp cận khác cho tốt hơn. Giáo viên cần lắng nghe ý kiến  7
  8. phản hồi lại từ  phía học sinh để  điều chỉnh cách soạn và giảng dạy cho phù hợp   hơn cho học sinh. Tăng cường dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên.  Để nâng cao chất lượng giờ dạy một công việc quan trọng của nhà trường  là tăng cường công tác thanh kiểm tra chuyên môn. Trong đó dự  giờ thường xuyên  các đối tượng giáo viên đặc biệt là những giáo viên yếu tay nghề là công việc có ý  nghĩa quyết định. Việc dự  giờ  được tiến hành theo kế  hoạch hằng tháng, hằng  tuần một cách thường xuyên sẽ giúp giáo viên đứng lớp trước hết có tâm thế vững   vàng, bởi không ít giáo viên khi có người dự thì dễ bị lúng túng, quan trọng hơn là   giúp giáo viên có ý thức chuẩn bị bài tốt, tự tin và có cố  gắng trong việc áp dụng  các phương pháp mới phát huy tính tích cực của học sinh, sau dự  giờ  đều có rút  kinh nghiệm để chỉ rõ nhược điểm để khắc phục sửa chữa. Tăng cường cơ  sở  vật chất, thiết bị  dạy học và trang thiết bị  dạy học   trong giờ lên lớp. Việc đầu tư  cơ  sở  vật chất, đảm bảo điều kiện ghế  ngồi, ánh sáng... cho   học sinh góp phần quan trọng không nhỏ  giúp nâng cao chất lượng giảng dạy nói  chung và từng bài học nói riêng. Từ  năm học 2010­ 2011, nhà trường đã có đủ  số  phòng học đạt quy cách về  diện tích, ánh sáng. Nhờ  đó việc triển khai học nhóm,  học cá nhân trong các giờ  dạy rất thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng giảng   dạy đặc biệt việc mua sắm thêm thiết bị đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng trực  quan trong từng tiết học được chỉ  đạo sát sao. Ngoài đồ  dùng được cấp phát nhà  trường vận động giáo viên tham gia cuộc thi đồ  dùng tự  làm để  dùng chung. Nhà   trường định kỳ  và đột xuất kiểm tra việc sử  dụng đồ  dùng trên lớp. Các lớp học   được trang bị đầy đủ mỗi lớp một tủ thiết bị để giáo viên để đồ dùng dạy học. Tổ  chức các phong trào thi đua, phát huy vai trò của các đoàn thể  trong   việc nâng cao chất lượng dạy học. Công đoàn và Đoàn thanh niên có vai trò rất lớn trong việc động viên các  đoàn viên của mình tham gia xây dựng tập thể và nâng cao chất lượng chuyên môn.   Thông qua các đợt thi đua, nhà trường phối hợp với Công đoàn – Chi đoàn tạo ra  những đợt thi đua sôi nổi, tạo không khí phấn khởi hào hứng trong cán bộ  giáo  viên, qua đó ý thức chuẩn bị bài dạy, ý thức trách nhiệm trong giờ dạy được nâng   lên rõ rệt đã có tác động to lớn đến chất lượng chuyên môn nói chung và chất   8
  9. lượng từng giờ  dạy nói riêng. Tiếng nói chung của tập thể  bao giờ  cũng lôi cuốn  được mọi người tham gia khi đó trở thành phong trào tốt thì hiệu quả cao. 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu và xác định mục tiêu bài giảng. Tổ  chuyên môn được giao nhiệm vụ  nghiên cứu, lên kế  hoạch thống nhất  cách xác định mục tiêu cho các môn học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và  đảm bảo sát với yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng chung do Bộ Giáo dục và  Đào tạo ban hành. Trước hết các tổ chuyên môn sinh hoạt 1 lần/tuần, ở đó tài liệu   yêu cầu cơ  bản về  kiến thức và kỹ  năng của các môn học được triển khai đến   từng thành viên, các cuộc họp tổ  có đại diện ban giám hiệu dự  để  có ý kiến chỉ  đạo cụ thể và kịp thời. Từ đó giúp giáo viên chỉnh lại mục tiêu trong sách giáo viên  để phù hợp với tình hình học sinh trong lớp mình và đảm bảo yêu cầu cơ  bản tối   thiểu so với mặt bằng chung. Ví dụ: Một số bài chính tả so sánh phân biệt các phụ  âm v/d  ở  địa phương học sinh thường không mắc lỗi thì đồng thời chỉnh cả  nội   dung và mục tiêu để dạy cho học sinh những cặp phụ âm hay mắc lỗi hơn như tr/  ch, s/ x... (hay gặp ở lớp 4,5). Để  thực hiện tốt bài giảng, GV cần xác định đúng mục đích và yêu cầu bài   giảng. Có như vậy khi chuẩn bị giáo án mới thấy cần tập trung thời gian, phương   pháp nào là hợp lý với nội dung nào. Mục đích là cái cuối cùng phải đạt được, là   nhiệm vụ của GV khi lên lớp, là cái mà học sinh cần đạt được sau mỗi bài giảng.  Mục đích mang tính khái quát, khó định lượng, đánh giá ngay được nhưng lại là cái  hướng cho học sinh phải đạt tới. Mục đích trong các bài giảng bao gồm các tri  thức, kỹ  năng, kinh nghiệm nghề  nghiệp mà học sinh cần phải có. Đối với bài   giảng lý thuyết, mục đích chính là trang bị kiến thức. Đối với bài giảng thực hành,   mục đích chính là rèn luyện kỹ năng Chuẩn bị đồ dùng dạy học Để  chất lượng bài giảng tốt ngoài những nội dung trên, giáo viên còn phải   chuẩn bị các phương tiện ­ thiết bị dạy học. Đây là khâu chuẩn bị  cần thiết trong   khi tiến hành giảng dạy để minh họa chính xác cho nội dung bài giảng làm cho học   sinh dễ  khắc sâu kiến thức hơn. Giáo viên cần xác định nguồn tư  liệu thông tin  phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Các thông tin thu thập cần phải sàng lọc,  cấu trúc lại cho người học sử dụng thuận tiện, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng. 9
  10. Thông nhât cach trinh bay bai soan. ́ ́ ́ ̀ ̀ ̀ ̣ Thống nhất về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài soạn. Với những   giáo viên khá giỏi, dạy lâu năm thì yêu cầu bài soạn khác với những giáo viên mới  ra trường. Hinh th ̀ ưc trinh bay bai soan phai phù h ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ ợp với nội dung bài dạy. Từ đâu ̀  ̣ ̀ ương ch năm hoc nha tr ̀ ỉ đạo tổ  chuyên môn thống nhất xây dựng câu truc bai soan ́ ́ ̀ ̣   cho tưng môn hoc. Nh ̀ ̣ ơ đo moi bai soan cua giao viên trong tr ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ường đêu theo môt câu ̀ ̣ ́  truc thông nhât, chât l ́ ́ ́ ́ ượng bai soan đ ̀ ̣ ược nâng lên môt b ̣ ước gop phân vao nâng cao ́ ̀ ̀   ́ ượng day hoc. Bài so chât l ̣ ̣ ạn được thống nhất theo các bước sau: Bước 1: Ổn định lớp (1 đến 2 phút tính cho một tiết giảng). Bước này thực hiện 2 nội dung: ­ Kiểm tra số lượng học sinh ở tiết dạy  ­ Nhắc nhở những điều cần thiết. Việc kiểm tra số  lượng là một nội dung quản lý số  lượng học sinh có đi học   chuyên cần không? Vì vậy, bước này giáo viên  làm thường xuyên và nghiêm túc, vì   nó  ảnh hưởng đến nề  nếp học tập của học sinh, giúp cho GVCN biết được tình   hình học tập của lớp. (Tuy nhiên việc kiểm tra đầu giờ nên tránh những biểu hiện   quá nguyên tắc, khô khan làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa thầy và trò làm cho  quá trình tiếp thu bài của học sinh không thoả mái). Bước 2: Kiểm tra bài cũ (Thời gian 5 dến 7 phút tính cho một tiết học). Nội dung kiểm tra là những kiến thức của bài trước, tốt nhất là phần trọng  tâm. Nhờ kiểm tra bài cũ giúp cho học sinh củng cố và nắm chắc phần cốt lõi để  tiếp thu bài sau. Kiểm tra bài cũ có những tác dụng to lớn sau đây: ­ Quản lý chất lượng và ý thức tự học của học sinh ­ Rèn ngôn ngữ cho học sinh ­ Giúp học sinh chuyển nhanh trạng thái chú ý sang bài mới. Tóm lại, bước kiểm tra bài cũ tuy thời gian rất ít nhưng mang lại nhiều lợi ích to  lớn, vì vậy giáo viên phải nắm được ý nghĩa đó để thực hiện bước có chất lượng. Bước 3: Giảng bài mới (từ 3/4 đến 4/5 thời gian lên lớp) Đây là bước quan trọng nhất phản ánh trực tiếp kết quả giảng dạy của mỗi   giáo viên. Sự thành công trong một bài giảng của mỗi giáo viên đều được thể hiện   10
  11. ở  bước này. Vì vậy, khi biên soạn giáo án giáo viên phải tập trung trí tuệ  và thời   gian. Khi soạn giáo án ở bước này giáo viên tập trung vào các nội dung: 1. Nội dung bài giảng Nội dung bài giảng trong giáo án chỉ  là những nội dung chính (tiêu đề) và   phần cốt lõi, trọng tâm của bài. Giáo viên không chép lại đề cương   bài giảng vào  giáo án, vì muốn soạn giáo án thì điều kiện đầu tiên giáo viên phải nhuần nhuyễn   về kiến thức. 2.  Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với kiến thức và đối tượng học   sinh Đây là phần khó nhất và mất nhiều thời gian nhất khi tiến hành soạn giáo án.   Khi giảng dạy  ở  mỗi đơn vị  kiến thức phải lựa chọn một số  phương pháp giảng   dạy cơ bản, sắp xếp nó theo thứ tự diễn biến của thời gian và nội dung bài giảng.   Giáo viên cần dự  kiến cấu trúc, phương pháp dạy cho phù hợp với mục tiêu, nội   dung. Trong mỗi nội dung sử dụng phương pháp nào là chủ yếu, tiến trình bài học   nên bắt đầu từ đâu, cần lựa chọn hình thức dạy học nào? 3. Phân bố thời gian cho từng bước và từng nội dung bài giảng Để phân bố thời gian hợp lý, đây là kỹ năng mà giáo viên phải thường xuyên   rút kinh nghiệm, có như thế các giáo án sau mới chuẩn hoá dần về thời gian. Cần  chú ý các nội dung như đặt vấn đề, chuyển tiếp vấn đề không có quỹ thời gian, đó   chỉ  là hoạt động bổ  trợ  cho bài giảng, giáo viên không nên phân bố  thời gian cho  những phần đó làm ảnh hưởng tới các phần khác. Cần ưu tiên cho phần trọng tâm   của bài. Tránh hiện tượng dàn trải làm loãng trọng tâm. Bước 4: Tổng kết bài (thời gian 5 đến 7 phút tính cho một tiết giảng) Việc tổng kết bài nhằm mục đích làm rõ trọng tâm của bài giúp cho học sinh  định hướng trong quá trình tự  học, luyện tập và biết đi sâu vào phần cốt lõi của   bài. Nhờ  phần tổng kết bài giáo viên sẽ  khắc sâu thêm kiến thức vào tâm trí của  học sinh.  (Đối với bài thực hành thông qua hệ  thống bài giúp cho học sinh biết   được bước nào là cơ bản quyết định sự hình thành kỹ năng). Để bước tổng kết bài  thành công giáo viên cần chuẩn bị trước những nội dung cần được tổng kết. Tránh  tình trạng hệ thống hoá theo trình tự diễn biến của bài học, làm cho học sinh không  biết đâu là phần cốt lõi sẽ   ảnh hưởng tới quá trình tự  học của học sinh sau này.   11
  12. Trong phương pháp giảng dạy mới phần tổng kết bài nên có phần lượng giá (1  đến 2 phút) để  sơ  bộ  đánh giá kết quả  tiếp thu bài mới của học sinh. Hình thức   đánh giá có thể dùng phiếu kiểm tra nhanh với những câu hỏi có nhiều cách trả lời   sẵn để  học sinh lựa chọn câu trả  lời đúng. phần này sẽ  được giới thiệu kỹ  về  phương pháp đánh giá chất lượng giảng dạy. Bước 5: Dặn dò (từ 2 đến 3 phút) Phần dặn dò về nhà nhằm giúp cho học sinh rèn luyện và nắm vững những  phần cơ  bản của bài, ôn lại kiến thức trọng tâm, vận dụng những kiến thức để  giải thích thực tiễn làm cho kiến thức sâu hơn.    Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. ̉ ̣        Kiêm tra viêc thống nhất cách soạn của từng môn học ở  từng khối lớp. Các   dạng bài soạn: giờ  kiến thức mới, giờ  ôn tập, kiểm tra, thực hành. Tuỳ  từng tiết   dạy  chọn câu hỏi phù hợp, xác định kiến thức trọng tâm của bài cần khắc sâu, rèn kỹ  năng và đồ dùng dạy học phải chuẩn bị.            Để  quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị  giờ  lên lớp của giáo viên, Ban   ́ ệu đã chọn các hình thức kiểm tra:  giam hi ­ Kiểm tra đột xuất.  ­ Kiểm tra trước giờ lên lớp.            ­ Kiểm tra sau dự giờ.  ­ Kiểm tra định kỳ cùng khối trưởng chuyên môn. ­ Kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn. ̉ ­ Kiêm tra đồ dùng trực quan cho giờ dạy. ­ Trang thiết bị cho giờ dạy.        ­ Giờ học ngoài trời (Địa điểm học, kế hoạch quản lý học sinh 9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:  9.1. Đánh giá thực trạng của các nhà trường khi chưa áp dụng sáng kiến: * Về trình độ 12
  13. Trường có 32 CB, GV, NV trong đó có 27 giáo viên trực tiếp giảng dạy các  môn học. Trình độ chuyên môn của giáo viên như sau: Trườn Trình độ g tiểu  Tổng số GV Ghi chú Trung  Đại  học CĐSP cấp  học Hoàng  SL 27 0 8 19 Lâu Tỉ lệ % 100 0 29,6 70,4       * Về độ tuổi:  Trường tiểu  TSGV Độ tuổi học Dưới 31 Từ 31­35 Từ 36­40 Từ 41­45 Từ 46­50 Từ 51­55 Hoàng Lâu 27 4 7 6  4 5 1 Qua số liệu điều tra cho thấy, giáo viên của trường, độ  tuổi dưới 45 chiếm  đại đa số,  ở  tuổi này hầu hết giáo viên tiếp thu nhanh phương pháp nhưng kinh  nghiệm giảng dạy còn hạn chế, chưa áp dụng dạy học linh hoạt với từng đối   tượng học sinh. Kết quả các tiết dạy được xếp loại tốt những năm gần đây chưa   cao, chất lượng đại trà chưa đồng đều ở một số khối lớp. *  Chất lượng soạn giảng: 100% giáo viên thực hiện soạn bài và lên lớp đúng chương trình thời khóa  biểu, đảm bảo thời gian các tiết học. Tư cách tác phong đĩnh đạc, trang phục gọn   gàng, lịch sự. Việc này có tác dụng tới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo   cho các em có nề nếp tốt. Giáo viên đủ bài soạn, không nhầm lẫn kiến thức, không  13
  14. cắt xén chương trình, đủ  các bước lên lớp, trình bày sạch sẽ, có hệ thống câu hỏi   gợi mở hướng dẫn học sinh. Còn một số giáo viên chưa quan tâm đến việc thiết kế bài soạn nên nội dung   sơ lược, chưa chú ý đúng mức đến phương pháp dạy học đặc thù đối với từng đối   tượng học sinh. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng còn hạn chế, số lượng bài   giảng điện tử còn ít, chất lượng chưa cao. ­ Đánh giá phân loại hồ sơ cuối năm học 2015­2016: Tổng  Xếp loại số HS  Trường tiểu  giáo án  Ghi  học được  Tốt Tỉ lệ  Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ chú xếp  loại Hoàng Lâu 25 8 32 % 10 40 % 7  28% ­ Đánh giá xếp loại giờ dạy cuối năm học 2015­2016: Tổng số giờ  Xếp loại Trường tiểu  Ghi  dạy được  học Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ chú kiểm tra  Hoàng Lâu 35 15 42,9 % 12 34,3 % 8 22,8% ­ Đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp GVTH cuối năm học 2015­2016: Tổng số  Xếp loại Trường tiểu  giáo viên  Ghi  học được  Xuất Tỉ  chú Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB xếp loại sắc lệ 14
  15. Hoàng Lâu 25 11 44%  14 56% ­  Kết quả xếp loại giáo dục học sinh năm học 2015–2016 Sự hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh Trường  Năng lực Phẩm chất Tiểu học TS Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt HS SL % Nữ SL % Nữ SL % Nữ SL % Nữ Hoàng Lâu 621 621 100 198 0 0 0 621 100 198 0 0 0 Kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng TSH Hoàn thành Chưa hoàn thành Ghi  Môn S SL % Nữ SL % Nữ chú Tiếng Việt 621 621 100 198 0 0 0 Toán 621 621 100 198 0 0 0 TNXH (KH) 621 621 100 198 0 0 0 LS&ĐL 621 621 100 198 0 0 0 Ngoại ngữ 621 621 100 198 0 0 0 Tin học 621 621 100 198 0 0 0 Đạo đức 621 621 100 198 0 0 0 Âm nhạc 621 621 100 198 0 0 0 Mĩ thuật 621 621 100 198 0 0 0 Thủ công,/Kĩ thuật 621 621 100 198 0 0 0 15
  16. Thể dục 621 621 100 198 0 0 0 9.2. Đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến * Đánh giá xếp loại hồ sơ giữa kì II năm học 2015­2016 Tổng số  Xếp loại Trường tiểu  HS giáo  Ghi  học án được  Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ chú xếp loại Hoàng Lâu 25 15 60% 10 40 % * Đánh giá xếp loại giờ dạy giữa kì II năm học 2015­2016: Tổng số giờ  Xếp loại Trường tiểu  dạy được  Ghi  học kiểm tra  Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ chú đánh giá Hoàng Lâu 37 20 54,1% 12 32,4% 5 13,5% So vơi năm hoc 2015­2016, sô hô s ́ ̣ ́ ̀ ơ  và số  giờ  dạy xêp loai t ́ ̣ ốt đều tăng;   không có hồ sơ xếp loại trung bình; số giờ dạy trung bình giảm. G iáo viên đã nắm  vững được kiến thức, biến kiến thức thành tài sản, vốn riêng của mình từ đó nắm   được phần chính, phần phụ, phần khái quát, phần cụ thể, phần kiến thức cần thiết  cho thực tế, những kiến thức trọng tâm, những kiến thức khó và những kiến thức   có liên quan đến những bài học sau này và chất lượng bài soạn đã được nâng cao.  Năm học 2016–2017 nhà trường có nhiều giáo viên tham gia thiết kế  bài  giảng E­learning tham dự  "cuộc thi thiết kế  bài giảng E­learning" do Phòng Giáo   dục và Đào tạo tổ chức. Nhiều giáo viên đã đưa công nghệ  thông tin vào công tác   soạn giảng, số  bài dạy trình chiếu trên Powerpoint tăng cả  về  số  lượng và chất  lượng. Nhờ chất lượng công tác soạn giảng được nâng lên rõ rệt đã góp phần nâng   cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.  Cụ thể chất lượng giáo dục học kỳ I năm học 2016­2017 như sau: Sự hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh 16
  17. Năng lực Phẩm chất T Khố TS Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt T i HS SL % Nữ SL % Nữ SL % Nữ SL % Nữ 1 1 138 138 100 62 0 138 100 62 2 2 124 124 100 58 0 124 100 58 3 3 161 161 100 74 0 161 100 74 4 4 135 135 100 61 0 135 100 61 5 5 133 133 100 64 0 133 100 64 TT 691 691 100 319 0 691 100 319 Kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng TSH Hoàn thành Chưa hoàn thành Môn Ghi chú S SL % Nữ SL % Nữ Tiếng Việt 691 687 99.4 317 4 0.5 2 Toán 691 691 100 319 0 0 0 TNXH (KH) 691 691 100 319 0 0 0 LS&ĐL 691 691 100 319 0 0 0 Ngoại ngữ 691 676 97.8 313 15 2.1 6 Tin học 691 691 100 319 0 0 0 17
  18. Đạo đức 691 691 100 319 0 0 0 Âm nhạc 691 691 100 319 0 0 0 Mĩ thuật 691 691 100 319 0 0 0 TC/Kĩ thuật 691 691 100 319 0 0 0 Thể dục 691 691 100 319 0 0 0 Như vậy, vấn đề  được cải tiến trong Sáng kiến kinh nghiệm này là nâng  cao kĩ năng soạn giảng cho giáo viên. Kĩ năng soạn giảng gồm nhiều kĩ năng bộ  phận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là các kĩ năng: ­ Kĩ năng xác định mục tiêu bài dạy. ­ Kĩ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy. ­ Kĩ năng xác định nguồn gốc thông ti2n phục vụ cho hoạt động dạy học (tài  liệu tham khảo). ­ Kĩ năng xác định chiến lược hoạt động dạy học cho phù hợp (phương pháp  dạy học). Sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên nắm một cách chắc chắn: thành công  của hoạt động dạy học phụ thuộc nhiều vào kĩ năng soạn bài. Muốn dạy tốt trước   hết phải soạn bài tốt. Từ đó mỗi giáo viên cần hình thành hệ thống tri thức kĩ năng   về  chuyên môn nghiệp vụ  để  có cơ  sở  xây dựng mục tiêu, nội dung và phương   pháp dạy học; tăng cường các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng  cao chất lượng dạy học trong nhà trường 10. Danh sách tổ chức đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu  Số  Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Đỗ Thị Thanh Hà  Trường TH Hoàng Lâu ­  Công tác soạn giảng  Tam Dương ­ Vĩnh Phúc trong trường Tiểu học 18
  19. Hoàng Lâu, ngày 6 tháng 3 năm 2019 Hoàng Lâu, ngày 6 tháng 3 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Đỗ Thị Thanh Hà 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2