intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát âm đúng có vai trò và vị trí quan trọng học môn Tiếng Việt, giúp cho học sinh không viết sai chính tả đặc biệt là tự tin trong giao tiếp. Học xong chương trình lớp Một các em phải đọc thông viết thạo. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương

  1. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học Tiểu học có một vị trí đặc  biệt,  là nền móng cho mọi sự phát triển về sau. Chương trình ở bậc học này  rất chú trọng giáo dục Tiếng Việt cho học sinh, giúp học sinh đạt được 4 kỹ  năng: nghe, đọc, nói và viết.  Ở lớp Một, việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh có ý nghĩa hết sức   quan trọng. Nếu kỹ  năng này được rèn luyện tốt, các em sẽ  thuận lợi trong  việc phát triển tư  duy, hiểu được nghĩa của từ, câu, đoạn văn, bài văn mình  vừa đọc; từ đó, cảm  nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, đồng thời  hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác, ở lớp Một   các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp  trên các em sẽ  học vững vàng, học tốt hơn. Muốn vậy ngay từ  đầu, các em  phải được luyện phát âm cho đúng. Phát âm đúng có vai trò và vị  trí quan  trọng  học môn Tiếng Việt, giúp cho học sinh không viết sai chính tả đặc biệt  là tự  tin trong giao tiếp. Học xong chương trình lớp Một các em phải đọc  thông viết thạo. Song thực tế  hiện nay, đối với học sinh trường Tiểu học   Nguyễn Tri Phương nói chung và lớp học sinh lớp 1B nói riêng còn mắc rất   nhiều lỗi khi phát âm. Thực tế trên đã đặt ra cho các nhà quản lý lẫn giáo viên   không ít băn khoăn, trăn trở, mong muốn thay đổi tình trạng hiện tại nhằm  đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng của giáo dục tiểu học. Là giáo viên nhiều năm được phân công giảng dạy lớp Một, tôi luôn  trăn trở và đã chủ động tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời đưa ra nhiều phương   án giúp học sinh khắc phục những lỗi trong phát âm. Trên cơ  sở  những kết   quả đã đạt được trong những năm qua, tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm   với hi vọng sẽ  đem lại một tham khảo hữu ích cho đồng nghiệp “ Một số   1
  2. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri   Phương” của tôi được hình thành từ những suy nghĩ nói trên. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận + Ở học sinh lớp Một, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, đáp  ứng nhu cầu tiếp nhận và thực hiện các hoạt động mới theo chức năng phát   âm ­ tập đọc.  + Khả năng nhận thức, tư duy, tư tưởng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách  học sinh đang hình thành và phát triển. Học sinh lớp Một hồn nhiên, ngây thơ,  trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, thích khám phá, thường làm  việc độc lập theo hứng thú của mình. Trong mắt các em, thầy cô là hình  tượng mẫu mực, vì vậy, hầu hết mọi điều trẻ  đều nhất nhất nghe theo. Sự  phát triển nhân cách của học sinh lớp Một phụ thuộc phần lớn vào quá trình  dạy học và giáo dục của thầy, cô giáo trong nhà trường. Vì vậy sửa lỗi phát   âm cho học sinh lớp Một là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh tiểu  học trong giai đoạn hiện nay. Nhân cách học sinh tiểu học phát triển đúng  đắn hay lệch lạc phụ  thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong   đó phương tiện chủ  yếu là nghe, nói, đọc, viết có được trong quá trình học   tập. Dạy sửa lỗi phát âm Tiếng Việt chuẩn cho học sinh lớp Một, đòi hỏi  người giáo viên phải phát âm đúng và có phương pháp dạy học phù hợp với  đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Môn Tiếng Việt lớp Một là hệ  thống khái niệm ngữ  âm, được định nghĩa bằng cấu trúc ngữ  âm của tiếng,   gồm: Thanh điệu – Âm đầu – Vần.  ­ Thanh điệu gồm 6 thanh là: thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh   ngã, thanh nặng, thanh ngang.  2
  3. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy ­ Âm đầu: Do các phụ âm đảm nhiệm.  ­ Vần có cấu tạo đầy đủ  gồm: Âm đệm, âm chính, và âm cuối. Trong  đó âm đệm do con chữ /o/ và /u/ đảm nhiệm; âm chính do các nguyên âm đảm   nhiệm (đây là bộ  phận không thể  thiếu của tiếng). Âm cuối do các phụ  âm  (trừ các chữ: l, h, g, ngh; gh, k, kh, th; tr; r, gi, x; s; v ) và các bán nguyên âm: i,   y, u, o đảm nhiệm. Trên cơ  sở  tìm hiểu thực trạng phát âm, đặc biệt là nguyên nhân dẫn   đến việc phát âm sai của học sinh lớp 1B ­ trường TH Nguyễn Tri Phương,   tôi xin báo cáo một số  biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh, nhằm giải  quyết những khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy ­ học, giúp học sinh   sửa lỗi phát âm, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 2. Thực trạng của vấn đề a. Tình hình chung Năm học 2015 – 2016, lớp 1B – trường TH Nguyễn Tri Ph ương, do tôi  chủ nhiệm, có: 19 HS. Trong đó: Nam 06 em – Nữ 13 em; HS đúng độ tuổi có  18 em – HS lớn hơn 1 tuổi: 01 em (lưu ban). 100% các em là đối tượng con em  người Kinh, đa số cùng độ tuổi đã qua lớp mẫu giáo 5 tuổi nên đã nhận được  mặt chữ cái.  Là năm thứ  hai trường TH Nguyễn Tri Phương áp dụng dạy –  học Công nghệ giáo dục đối với môn Tiếng việt lớp 1.  b. Những thuận lợi và khó khăn b1. Thuận lợi * Về phía giáo viên  Được sự  quan tâm và chỉ  đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo về  chuyên  môn. Được tham gia bồi dưỡng tập huấn, cung cấp đủ  tài liệu, phương tiện   để giáo viên nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy. Ban giám hiệu Nhà trường và tổ  chuyên môn thường xuyên tổ  chức thao giảng, dự  giờ  hàng tháng; tổ  chức  3
  4. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy những buổi học chuyên đề  thảo luận về  chuyên môn để  rút ra những ý kiến  hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. Bản thân tôi nhiều năm liền được phân công giảng dạy lớp 1; luôn có ý   thức trách nhiệm và có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy;  sẵn sàng giúp  đỡ  chia  sẻ  với   đồng nghiệp về  chuyên môn cũng như  giúp nhau tháo gỡ  những khó khăn trong giảng dạy. Việc áp dụng dạy học Công nghệ  giáo dục đối với môn Tiếng việt  cũng đã góp phần tích cực trong việc khắc phục, sửa lỗi phát âm cho HS. * Về phía học sinh Vào lớp Một các em đa số  rất ngoan, biết vâng lời cô giáo, thích học  tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng .v.v…. 100% học sinh đã qua lớp Mầm non 5 tuổi nên ít nhiều gì các em cũng  được làm quen với việc học tập trên lớp. * Về phía phụ huynh  Đa số  phụ  huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, không   khoán trắng cho nhà trường và giáo viên; có sự  phối hợp với giáo viên trong   việc nhắc nhở, đôn đốc con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng   học tập và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như  học tập  ở  nhà. b2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình giảng dạy, bản thân  tôi vẫn còn gặp một số khó khăn sau: * Về phía giáo viên Bản thân tôi nói riêng và phần lớn giáo viên dạy khối lớp Một nói   chung là người Nam Trung Bộ, nên phần nào cũng bị ảnh hưởng cách phát âm  của vùng này. Chính vì vậy mà phần nào ảnh hưởng đến việc dạy cách phát  âm cho học sinh. 4
  5. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy * Về phía học sinh Đa số  các em có nguyên quán là người Quảng Nam – Quảng Ngãi –  Bình Định. Môi trường ngôn ngữ địa phương đã ảnh hưởng đến các em từ khi  tập nói đến khi đi học và cả  lúc trưởng thành, và từ  thế  hệ  này đến thế  hệ  khác. Trong gia đình, có người  phát âm chưa chuẩn; ra ngoài xã hội, nhiều  người phát âm chưa chuẩn, nghe lâu, dần dần trở thành thói quen, hình thành  từ trong cấu tạo của bộ máy phát âm, ăn sâu vào huyết quản, đến khi lớn lên  rất khó sửa, thậm chí không thể  sửa được nữa.   Các em thường mắc những  lỗi phát âm như sau: ­   Về   âm   đầu:   Đọc     sai   /tr/  thành   /ch/  ;     đọc   /s/  thành   /x/;   đọc   /d/  thành /gi/; đọc /p/ thành /b/.  ( Em: Bảo Phong, Khánh Loan, Quỳnh Như, ... ) ­ Về  thanh điệu: đọc thanh ngã (~) thành thanh hỏi (?)  ( Em: Gia Bảo,  Hiền Diệu, Thanh Thúy, ... ) ­ Về Vần: Vần có âm đệm: đọc vần /oanh/ thành /anh/, VD: hoạnh họe/hạnh hẹ;  đọc vần /oach/ thành /ach/,VD: kế  hoạch/kế  hạch; đọc vần /oát/ thành /at/,  VD: loạt soạt/lạt sạt;  đọc vần /oay/ thành /ay/, VD: xoay xở/xay xở; đọc  vần /uây/ thành /ây/, VD: khuây khỏa/ khây khả, đọc vần /uya/ thành /ia/, VD:  về khuya/ về khia ( Em: Đồng Đức, Khánh Loan, Bảo Phong, ... ) Vần có âm cuối: đọc /n/ thành /ng/, VD: quả nhãn/ quả nhãng; bàn tán/  bàng táng; lăn xả/lăng xả; Đọc /t/  thành  /c/, VD: hạt dẻ/hạc dẻ; bờ  cát/bờ  các;.... ( Em: Văn Lượng, Bảo Bảo, Đồng Đức, ... )   * Về phía phụ huynh:  Gia đình là một môi trường văn hoá có sức mạnh to lớn trong việc duy   trì cái truyền thống. Vì vậy, sẽ  là một trở  ngại không nhỏ  đối với việc rèn  luyện kĩ năng phát âm của học sinh khi cha mẹ các em phát âm không đúng. 5
  6. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy * Số liệu điều tra học sinh trước khi thực hiện các biện pháp sửa   lỗi: Về âm đầu Về Vần Về thanh điệu Phát âm  Phát âm  Phát âm  Phát âm  Phát âm  Phát âm  đúng sai đúng sai đúng sai SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9 47,3 10 52, 8 42,1 11 57, 12 63, 7 36,8 7 9 2   Trong khuôn khổ  của đề  tài này tôi chỉ  xin báo cáo những biện pháp  giúp các em khắc phục được phần nào lỗi phát âm chưa đúng theo tiếng phổ  thông và có ý thức phát âm đúng trong học tập và giao tiếp  ở  trường chứ  không thể  khắc phục hoàn toàn những lỗi phát âm của các em, vì ngoài thời   gian ở lớp các em lại trở về với thói quen giao tiếp trong cộng đồng.  6
  7. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy 3. Một số giải pháp đã tiến hành: Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, bản thân tôi đã thực hiện một  số giải pháp sau:  a. Hướng dẫn phát âm Như chúng ta đã biết, đối với học sinh lớp Một, các em bắt chước hoàn   toàn theo cách phát âm của giáo viên. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải  thường xuyên rèn luyện cách phát âm chuẩn, đồng thời phải có những hiểu   biết, kinh nghiệm và cả  kỹ  năng hướng dẫn học sinh phát âm; cần dùng lời   nói mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng.   Đối với những âm ­ vần ­ tiếng dễ lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân biệt   cụ thể cách phát âm ( môi ­ răng ­ lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi...). Một vài trường hợp cụ  thể  mà học sinh thường phát âm sai và hướng  dẫn cách sửa: a.1. Đối với sai phụ âm đầu:  + Đọc sai p thành b (VD: pa­nô thành ba ­ nô; pô ­ li ­ me thành bô ­ li ­  me; pi ­ a­ nô thành bi ­ a­ nô);  Âm /p/: Môi mím chặt, sau đó bật môi mạnh cho hơi thoát ra dứt khoát   ngay ở môi. Âm /b/: Môi mím nhẹ. sau đó mở to miệng cho hơi thoát ra từ trong cổ,  hơi có thể kéo dài. + Đọc sai /tr/ thành /ch/:(VD: cá trê thành cá chê; trả giá thành chả giá;  trà mi thành chà mi) Âm /tr/: Cong đầu lưỡi lên chạm vào vòm miệng, mặt lưỡi hơi uốn   xuống (còn gọi là phụ âm quặt lưỡi) luồng hơi bật ra tương đối mạnh, miệng   há.  7
  8. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy Âm /ch/: Mặt lưỡi chạm vào vòm miệng, đầu lưỡi chạm nhẹ vào răng   dưới, giữ  hơi trong khoang miệng. Bật mạnh mặt lưỡi vào vòm miệng và  phát tiếng, miệng há nhẹ. + Đọc sai /s/ thành /x/: (VD: số ghế thành xố ghế; sổ ghi thành xổ ghi ) Âm /s/: cắn nhẹ  hai hàm răng vào nhau, tạo một âm "sì" kéo dài; há  miệng và phát tiếng (chú ý âm "sì" kéo dài liền với việc phát tiếng, không  được đứt quãng)  Âm /x/: Hai môi có chiều hướng căng ra như  muốn cười và tì sát vào  hàm răng , đầu lưỡi tì vào đỉnh đầu răng của hàm dưới ; hơi đưa lên khoang   miệng, tạo âm "xì" kéo dài; bật hơi và phát tiếng. + Đọc sai /gi/ thành /d/: (VD: giỏ xe thành dỏ xe; giá rẻ thành dá rẻ; già  cả thành dà cả… Âm /gi/: Đầu lưỡi uốn lên chạm vào phần lợi của hàm răng trên, miệng   hơi khép. Âm /d/: Đầu lưỡi đưa lên chạm vào lợi  ở  hàm răng trên đẩy hơi ra  miệng há nhẹ. a.2. Đối với các trường hợp học sinh phát âm sai thanh  ngã thành thanh  hỏi: (VD: ngõ nhỏ thành ngỏ nhỏ; đỗ quyên thành đổ quyên; chỗ ngoặt thành  chổ ngoặt; kỹ thuật thành kỷ thuật; dãi nắng thành dải nắng; lũy tre thành lủy   tre;  giãi bày  thành  giải bày;  ngộ  nghĩnh  thành  ngộ  nghỉnh; ngẫm nghĩ  thành  ngẩm nghỉ)  Với những tiếng có thanh hỏi (?): Hướng dẫn học sinh phát âm trầm  hơi luyến giọng, lên cao – kéo dài hơi, có thể  kèm theo động tác ngửa cổ,  hướng mắt lên trên. Với những tiếng có thanh ngã (~): Đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài luyến  giọng – lên cao giọng.  8
  9. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy Đặc biệt giáo viên cung cấp thêm cho học sinh kỹ thuật sửa sai khi phát  âm tiếng có thanh ngã (~) như sau:  Với tiếng mà phần vần chỉ có âm chính, yêu cầu học sinh nhớ quy luật:   Thay thanh ngã bằng thanh nặng vào tiếng, đồng thời thêm thanh sắc vào âm   chính: VD:  ngõ (nhỏ) = ngọ + ó; đỗ (quyên) = độ + ố ; chỗ (ngoặt) = chộ + ố;   kỹ (thuật) = kỵ + ý... Trường hợp tiếng mà phần vần có âm cuối là nguyên âm /u/; /i/, yêu  cầu học sinh:  Thay thanh  ngã  bằng thanh  nặng  vào tiếng, đồng thời thêm   thanh sắc vào âm cuối: VD: dãi (nắng) = dại + í; lũy (tre) = lụy + ý; giãi (bày)  = giại + í... Trường hợp tiếng mà phần vần có âm cuối là  /o/, yêu cầu học sinh:  Thay thanh ngã bằng thanh nặng vào tiếng, đồng thời thêm /ú/ phía sau: VD:  (bộ) não = nạo + ú; (cơn) bão = bạo + ú.... Trường   hợp   tiếng   mà   phần   vần   có   âm   cuối   là   nguyên   âm   đôi   /ia/,   /ua/,/ưa/, yêu cầu học sinh: Thay thanh ngã bằng thanh nặng vào tiếng đồng   thời thêm  /ớ/  phía sau:  VD: (đôi) đũa = đụa +  ớ;   (cái) đĩa = địa +  ớ; Bữa   (cơm) = bựa + ớ Trường hợp tiếng mà phần vần có âm cuối là phụ  âm, yêu cầu học  sinh: Thay thanh ngã bằng thanh nặng vào tiếng đồng thời thêm /ứ/ phía sau:  VD: (ngộ) nghĩnh = nghịnh + ứ; ngẫm (nghĩ) = ngậm + ứ ­ (nghị + í)…. a.3. Đối với các trường hợp sai về âm đầu vần và âm cuối vần:  Giáo viên lưu ý để học sinh khắc sâu: Tất cả những tiếng mà phần vần  có âm đệm đều phải phát âm lượn tròn môi. 9
  10. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy VD: Vần oanh đọc thành anh: Phát âm vần oanh: môi lượn tròn cho hơi  thoát ra không bị  chặn; Vần anh: Phát âm không lượn tròn môi, hơi thoát ra  trên mặt lưỡi. VD: Vần at đọc thành ac: Phát âm vần at: Môi mở  hơi rộng, đưa lưỡi  chạm vào lợi trên. Vần  ac: mở rộng miệng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi. VD: Vần  an  đọc thành  ang: Phát âm vần  an: Môi mở  rộng, đưa lưỡi  chạm vào lợi trên; Vần ang: Mở rộng miệng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi. Ngoài việc hướng dẫn học sinh phát âm đúng bằng cách mô tả kỹ thuật   phát âm, tôi đã yêu cầu học sinh đánh vần những tiếng sai theo cơ  chế  2   bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ. Nếu học sinh vẫn chưa khắc phục   được, tôi yêu cầu các em đưa những tiếng sai vào mô hình 2 phần sau đó phân  tích cấu tạo tiếng để phát âm. Giải pháp "Hướng dẫn phát âm" có vai trò quan trọng giúp cho học sinh  nắm chắc các quy tắc về phân biệt giữa thanh thanh  hỏi (?) và thanh ngã (~);  giữa các tiếng có âm đệm và tiếng không có âm đệm; giữa các tiếng có âm  cuối vần dễ lẫn lộn như đã trình bày qua các ví dụ ở trên, từ đó giúp học sinh   khắc phục được những lỗi cơ bản trong phát âm. b. Giáo viên phát âm mẫu  Giáo viên cố  gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh  phát âm sai ­ viết sai sẽ từng bước được khắc phục. Muốn học sinh phát âm  tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác. Tuy vậy nếu sử dụng phương pháp  làm mẫu không khéo sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng, tiết học sẽ nhàm chán   và sẽ không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Khi vận dụng   phương pháp phát âm mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn cho học sinh kết   hợp cả kỹ  năng nghe và nhìn (nghe tiếng phát âm và quan sát môi – miệng –  10
  11. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy lưỡi của giáo viên) như thế học sinh sẽ phát âm đúng và dễ dàng hơn. Người   giáo viên khi phát âm mẫu không đơn giản chỉ  phát ra âm tiếng mà cần phải  phối hợp cả  kỹ  thuật "hình môi" nhằm hướng dẫn các em chuẩn xác hơn.  Học sinh nếu chỉ nghe mà không nhìn miệng giáo viên đọc thì việc phát âm sẽ  không đạt hiệu quả cao. Giải pháp "Phát âm mẫu của giáo viên" giúp cho học sinh rèn luyện kỹ  năng nghe và quan sát, từ  đó điều chỉnh cách phát âm cho đúng chuẩn theo  mẫu. Đồng thời cũng giúp cho giáo viên tự trau dồi kỹ thuật phát âm của bản   thân, thực sự mẫu mực không bị   ảnh hưởng bởi lỗi phát âm theo vùng miền  như đã nêu trong phần khó khăn của giáo viên. c. Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau Hoạt  động dạy ­ học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ  tương tác giữa giáo viên với học sinh; học sinh với giáo viên và học sinh với   học sinh. Một tiết học diễn ra nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học   sinh thì sẽ trở nên đơn điệu, không phát huy được tính tích cực, chủ động của  học sinh đồng thời bầu không khí sẽ  trở  nên thiếu sự  nhẹ  nhàng, tự  nhiên;  người giáo viên sẽ  không thể  hiện được rõ vai trò là người chỉ  dẫn để  giúp   các em tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. Như vậy sẽ không thực hiện được mục  tiêu đổi mới phương pháp dạy – học; đổi mới cách đánh giá theo tinh thần  của TT30/TT­BGD&ĐT...  Chính vì thế, trong quá trình rèn luyện phát âm cho học sinh, tôi luôn  đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh; chú   trọng rèn cho các em kỹ năng nghe ­ nhận xét ­ sửa sai giúp bạn và tự sửa sai  cho mình. Các em sử dụng kỹ năng ấy thường xuyên trong các tiết học sẽ trở  thành một thói quen, tạo nề nếp học tập tốt. Qua quá trình nghe để nhận xét,  sửa sai giúp bạn,  học sinh tự  điều chỉnh sửa sai được cho mình. Đồng thời   11
  12. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy còn rèn cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao đổi, trình bày   ý kiến, góp phần hình thành năng lực tự  học và giải quyết vấn đề  của học  sinh.  (Học sinh phát hiện và điều chỉnh cách phát âm  cho nhau trong giờ học vần) Thực hiện giải pháp "Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh  lẫn nhau" trong rèn phát âm cho học sinh thường xuyên, sẽ  tạo được không  khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện, đảm bảo được mục tiêu đổi mới phương  pháp dạy ­ học. Đó cũng là cở sở để giáo viên nhận xét ­ đánh giá phẩm chất,  năng lực của học sinh trong đổi mới đánh giá kết quả  học tập của học sinh  theo TT 30/2014/TT­ BGD&ĐT. d. Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh Trong dạy phát âm cho học sinh, khi các em phát âm chưa đúng, phải  điều chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ dễ chán nản, không  muốn luyện tập, khi  ấy giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu  học sinh phát âm nhiều lần. Thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng  những lời khen, lời tuyên dương... Như  vậy, học sinh sẽ  nghĩ rằng mình sẽ  12
  13. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy làm được, sắp làm được... Từ đó, các em sẽ quyết tâm hơn. Trong số học sinh   của lớp có một phần nhỏ học sinh do lười biếng không muốn rèn luyện  (Em:  Đồng Đức, Khánh Loan, Cao Sơn..), nên chỉ  phát âm một cách nhanh chóng,  đại khái cho xong. Với những em học sinh này, tôi đã nghiêm khắc nhắc nhở  để  các em thấy rằng mình có khả  năng học tập tốt, mình cần phải thể  hiện   hết khả năng. Giải pháp "Rèn cho học sinh tính kiên trì" là nhiệm vụ quan trọng. Bản  thân người giáo viên cũng phải rất kiên trì để hình thành tính cách ấy cho học  sinh. Khi có được lòng kiên trì, học sinh sẽ  vượt qua những khó khăn không  chỉ   ở  việc khắc phục lỗi phát âm mà còn hình thành  ở  các một đức tính tốt  biết vượt qua mọi khó khăn trong học tập, trong cuộc sống sau này để đạt tới   cái đích cao nhất.  đ. Quan tâm rèn luyện cho học sinh mọi lúc, mọi nơi: Để giúp cho học sinh phát âm đúng chuẩn, tôi không chỉ hướng dẫn sửa   sai cho các em trong giờ học, môn học (Tiếng Việt) mà còn luôn theo dõi uốn  nắn cho các em trong các tiết học khác, trong giờ  chơi, trong hoạt động tập  thể... Bởi vì những lúc vui chơi là lúc mà các em sử dụng lời nói một cách tự  nhiên nhất. Tôi thường xuyên chú ý – quan sát để phát hiện những lỗi phát âm  của học sinh, kịp thời sửa chữa, từ đó tạo cho học sinh thói quen phát âm đúng   ở bất cứ nơi nào. Quan tâm rèn luyện cho học sinh mọi lúc, mọi nơi là một trong những   giải pháp không kém phần quan trọng trong quá trình sửa lỗi phát âm chọc  sinh. Nếu giáo viên chỉ tập trung rèn và sửa lỗi cho học sinh trong các tiết học  mà quên đi việc uốn nắn kịp thời cho các em trong các hoạt động vui chơi, thì  mọi công sức, nỗ lực cố gắng của giáo viên và học sinh lại trở về với con số  "không". 13
  14. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy (Sửa phát âm cho học sinh trong Hoạt động ngoài giờ lên lớp) 4. Hiệu quả:  Qua một thời gian vận dụng các biện pháp nêu trên với đối tượng  học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương, tôi nhận thấy, thu được  kết quả như sau:  ­ Việc phát âm sai của học sinh đã có những thay đổi tích cực. Các em   có ý thức sửa lỗi và biết cách sửa lỗi mỗi khi phát âm sai. ­ Học sinh biết hợp tác và giúp đỡ  nhau khắc phục kịp thời một số lỗi   phát âm thường gặp về âm đầu; tiếng mà vần có âm đệm và âm cuối là  c/t,   n/ng; và tiếng có thanh ngã (~). Đặc biệt, các em đã rất tự  tin và mạnh dạn  trong học tập.  Như  vậy, những biện pháp sửa lỗi phát âm mà tôi đã áp dụng cho đối   tượng học sinh lớp 1B ­ Trường Tiểu học Nguyễn Tri Ph ương  đã thực sự  phát huy tác dụng và góp phần nâng cao hiệu quả  dạy học môn Tiếng Việt.  Từ việc sửa lỗi để phát âm đúng, các em đã viết đúng chính tả. Kết quả phần  kiểm tra viết chính tả  cuối học kỳ  I vừa qua tại lớp 1B, có: 12/19 học sinh  14
  15. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy đạt điểm 5; 6/19 học sinh đạt điểm 4; 1 học sinh (cá biệt) không viết được   chính tả (HS lưu ban).  *  Số  liệu điều tra học sinh sau khi thực hiện các biện pháp sửa  lỗi: Về âm đầu Về vần Về thanh điệu  Phát âm  Phát âm  Phát âm  Phát âm  Phát âm  Phát âm  đúng sai đúng sai đúng sai SL % SL % SL % SL % SL % SL % 16 84,2 3 15, 15 78,9 4 21, 17 89, 2 10,5 8 1 5 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận ­ Qua quá trình giảng dạy và áp dụng một số biện pháp sửa lỗi phát âm   cho học sinh lớp 1B ­ Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, tôi thấy việc   sửa lỗi phát âm cho học sinh là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Bởi vì học   sinh phát âm đúng sẽ  góp phần giúp các em tự tin trong giao tiếp và học tập,  đồng thời là biểu hiện của việc góp phần giữ  gìn sự  trong sáng của tiếng  Việt.  ­ Với những kết quả đạt được trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh   lớp 1B – Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, tôi nhận thấy: Nếu tất cả  giáo viên  ở  mọi khối lớp trong trường đều quan tâm và vận dụng các biện   pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh, thì không những sẽ dần đẩy lùi được việc   phát âm sai theo chính âm mà còn tạo được những hiệu ứng tốt về phong trào  nói chuẩn Tiếng Việt. Đồng thời sẽ  góp phần không nhỏ  vào việc nâng cao  hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt của toàn trường. 2. Một vài đề xuất 15
  16. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy Để Sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn chỉnh hơn, và có thể nhân rộng  trong toàn trường, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:  ­  Về  phía Nhà trường:   Cần có kế  hoạch tổ  chức những hoạt động   ngoại khóa, những cuộc thi về chủ đề: "Nói và viết đúng chuẩn Tiếng Việt",  từ đó tổng hợp kết quả đánh giá và tuyên dương những tập thể lớp, những cá   nhân trong trường về  "Nói ­ viết đúng chuẩn Tiếng Việt". Có như  vậy hiệu   quả  của việc rèn phát âm đúng cho học sinh mới cao, và phong trào thi đua  của học sinh không chỉ  dừng lại  ở  một lớp mà được phát động trong toàn   trường. ­ Về phía đội ngũ thầy giáo, cô giáo: Muốn sửa lỗi phát âm và nâng cao   năng lực phát âm của học sinh,  trước tiên mỗi giáo viên phải nhận thức rõ vai  trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc phát âm đúng chuẩn; phải tự  hoàn  thiện mình để trở  thành người mẫu mực, là tấm gương sáng trong cách phát  âm, nói năng trước học sinh để các em noi theo. Giáo viên phải thường xuyên  trau dồi kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động và phải có tâm huyết với nghề  nghiệp. Đặc biệt là phải tích luỹ  được vốn kiến thức phong phú về  Tiếng  Việt; thường xuyên nâng cao kỹ năng đọc và phát âm cho bản thân. Trong qua  trình sửa lỗi phát âm cho học sinh đòi hỏi sự khéo léo tinh tế của người thầy.   Làm thế nào để học sinh thấy việc rèn luyện cách phát âm là điều cần thiết,   có lợi cho các em, đồng thời nâng cao trình độ văn hoá cho xã hội. Luyện cách  phát âm cho học sinh Tiểu học, người giáo viên  phải nắm được đặc điểm  tâm lý của các em, có biện pháp khen, chê kịp thời. Khuyến khích các em ham  đọc sách, báo, truyện, những  ấn phẩm bổ  ích để  nâng cao năng lực tự  đọc,  năng lực tư duy, sự hiểu biết về các mặt trong cuộc sống. Đồng thời qua các  hình thức này giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em, giáo viên cần kết hợp  chặt chẽ  với gia đình, xã hội để  dành sự  quan tâm đến HS nhiều hơn. Việc   rèn phát âm cho học sinh phải ở mọi lúc, mọi nơi và liên tục. Tuy nhiên, việc   16
  17. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy áp dụng những biện pháp này vào từng lớp cụ  thể  đòi hỏi phải có sự  linh   hoạt, kiên nhẫn của cả  thầy và trò. Đây là một vấn đề  khó thực hiện song  vẫn làm được nếu có sự  kiên trì, có sự  tìm tòi công phu các biện pháp nhằm  tháo gỡ. Việc sửa lỗi phát âm cho học sinh có đạt kết quả cao hay không còn  phụ  thuộc vào khả  năng, lòng nhiệt tình của mỗi giáo viên.  Tóm lại, thành  công trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh phụ thuộc vào cả thầy và trò.  Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh lớp  1B – Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, sửa sai lỗi phát âm và đã thu  được những kết quả  khả  quan. Vì năng lực có hạn nên sẽ  khó tránh khỏi  những thiếu xót trong khi trình bày. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá của  Hội đồng khoa học Nhà trường và những góp ý của đồng nghiệp để  những  kinh nghiệm của tôi được hoàn hảo và có giá trị vận dụng cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kroong, ngày  tháng 02  năm 2016                                                                   Người viết                                                                                                                                                                                       Ngô Thị Bích Thủy Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của Hội đồng Khoa học cấp trường. ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của Hội đồng Khoa học cấp Thành phố. ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 17
  18. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy IV. MỤC LỤC Tiêu đề Trang I. Đặt vấn đề  1 II. Giải quyết vấn đề: 2­13 1. Cơ sở lý luận 2­3 2.Thực trạng: 3­5 a. Thuận lợi. 3­4 b. Khó khăn 4­5 3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.  5­12 6­9 a. Hướng dẫn phát âm 9 b. Giáo viên phát âm mẫu c. Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau. 10­11 d. Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh. 11 đ. Quan tâm rèn luyện cho học sinh mọi nơi mọi lúc 11­12 4. Hiệu quả đạt được : 12­13 III. Kết luận và đề xuất 13­15 IV.Mục lục 16 V. Tài liệu tham khảo. 17 18
  19. SKKN: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1B – Trường TH Nguyễn Tri Phương Người thực hiện: Ngô Thị Bích Thủy V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.     1. Lê A ­ Thành Thị Yên Nữ ­ Lê Phương Nga ­ Nguyễn Trí ­ Cao Đức   Tiến. “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ” (1996). Giáo trình chính thức đào   tạo Giáo viên Tiểu học hệ Cao đẳng Sư phạm và 12 + 2. NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Bá Minh (chủ  biên). “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư  phạm ” (2007). Dự án phát triển GV Tiểu học, NXB Giáo dục. 3. Cù Đình Tú ­ Hoàng Văn Thung ­ Nguyễn Nguyên Trứ. “Ngữ âm học   tiếng việt hiện đại” (1978), NXB Giáo dục. 4. Sách giáo khoa Tiếng việt 1­ CNGD (2012) 5. Sách thiết kế Tiếng việt 1­ CNGD (2012) 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2