intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

116
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là phương pháp thảo luận nhóm giúp GV có điều kiện bổ sung và mở rộng những kiến thức. Giúp GV đánh giá sự tiếp thu và trình độ tư duy của HS. GV có điều kiện trực tiếp uốn nắn những tri thức sai lệch, không chuẩn xác và định hướng kiến thức cần thiết cho HS. Thảo luận nhóm còn là nơi áp dụng và kiểm nghiệm tính đúng đắn của những phương pháp giảng dạy và học tập có tính đặc thù của môn học, cũng như đối với phần, chương, mục của bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức

  1. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức MỤC LỤC Nội dung Trang I. Đặt vấn đề 1 II. Giải quyết vấn đề 4 1. Thực trạng của vấn đề 4 2. Các biện pháp để giải quyết vấn đề 6 2.1. Thế nào là phương pháp thảo luận nhóm 6 2.2. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm 7 2.3. Nội dung và thời gian thảo luận nhóm 9 2.4. Các bước tiến hành và các biện pháp tiến hành thảo 10 luận nhóm 2.5. Vai trò của giáo viên và nhóm trưởng 18 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19 III. Kết luận và kiến nghị 21 1. Kết luận 21 2. Những ý kiến đề xuất 22 1 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  2. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong Nghị quyết "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được thông qua tại Hội nghị T.Ư 8 (Khóa XI) đặt ra những yêu cầu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết lần này xác định "giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân". Như vậy cũng đồng nghĩa chuyển từ một nền giáo dục giúp người học "học được cái gì" sang học thì phải "làm được cái gì". Nói cách khác là giáo dục con người phải có cả kiến thức, kỹ năng và vận dụng được vào trong thực tiễn. Luật Giáo dục, Điều 28.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, phát huy tính sáng tạo và hứng thú học tập cho HS". Trong giảng giạy truyền thống thường dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm và suy nghĩ của HS vào những lối mòn định sẵn, chúng ta đào tạo ra khá nhiều con người giỏi ghi nhớ nhưng lại kém khả năng sáng tạo và tư duy độc lập, khi va chạm với thực tế thì tỏ ra khá vụng về, lúng túng. Thực tế đòi hỏi giáo dục phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng theo hướng thiết thực để có thể theo kịp với tốc độ phát triển như vũ bão của thời đại. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Do vậy, phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của GV ở nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định, vì người GV dù có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đến đâu 1 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  3. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức đi nữa nếu không sử dụng đúng phương pháp giảng dạy thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả sẽ không đạt được như mục tiêu đề ra trong tiết học. Chính vì vậy để HS phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc học thì cần đẩy mạnh việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” thông qua những phương pháp dạy học tích cực. Đặc biệt phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp được yêu thích và được sử dụng thường xuyên trong hoạt động dạy học tích cực. Khi một vấn đề được đem ra thảo luận trách nhiệm nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề sẽ được thông qua trong nhóm. Mặc dù, vấn đề được giải quyết đúng hay sai trước khi có nhận xét của nhóm khác và sau cùng là của GV thì vấn đề đó đương nhiên đã tạo sự chú ý và cố gắng tìm hiểu ở mỗi thành viên. Từ đó, việc học tập sẽ mang lại kết quả tốt hơn, tránh HS chỉ biết ngồi nghe GV một cách thụ động. Đặc biệt, các nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của GV làm cho những thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn,…ít nhiều sẽ bị loại trừ. Động lực trong nhóm sẽ được phát huy và những động lực tiềm tàng ở mỗi cá nhân có dịp được bộc lộ. Thảo luận nhóm sẽ diễn ra sự giao lưu giữa các HS. Thông thường thì trong một nhóm trình độ HS không khi nào tuyệt đối bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những HS khá hơn những HS còn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho HS học tập lẫn nhau (học thầy không tày học bạn) và khi được GV tổng kết giải đáp HS sẽ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn. Phương pháp thảo luận nhóm một mặt chú trọng phát huy tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo của HS; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác giữa các HS, có sự kết hợp năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở HS trong quá trình học tập. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm, GV cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị 2 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  4. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức thế của mỗi HS trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm cho HS. Tin học là một môn khoa học công nghệ xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật chủ yếu là máy tính điện tử. Có những kiến thức của môn học khá trừu tượng, khó hiểu mà thời lượng học chỉ có 2 tiết/ tuần nên các em không có nhiều thời gian cho môn học này. Nhiều học sinh chỉ thấy học tin để vui trước mắt nhưng quên đi cái lâu dài và kiến thức chưa được khắc sâu. Do vây, đối với môn tin học việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy cũng mang lại hiệu quả rất tích cực. Là giáo viên đã tham gia giảng dạy môn tin học nhiều năm ở trường tiểu học, qua thực tế dự giờ ở trường, qua trao đổi, dự giờ với đồng nghiệp, qua khảo sát chất lượng học Tin học của HS, tôi đã rút ra được phương pháp giúp nâng cao chất lượng môn tin học. Đó là: Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức 3 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  5. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề: 1.1. Thuận lợi: Trong những năm vừa qua, Phòng GD&ĐT Việt Trì nói chung, Trường Tiểu học Tân Đức nói riêng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm đổi mới phương pháp dạy học đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Đa số GV trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. Sau khi được trang bị kiến thức về phương pháp dạy học tích cực, một số GV đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình soạn bài và lên lớp. Tuy tin học là một môn học mới và là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ lớp 3 và mua sắm trang thiết bị cho việc dạy và học môn tin học. Đối với bộ môn tin học nhận được quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, của thầy cô và đặc biệt sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh. Giáo viên được đào tạo chính quy về tin học, có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp. Có thể nói, những thuận lợi trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của GV và HS nhà trường. 1.2. Khó khăn: Trong chương trình Tin học có những bài liên hệ từ thực tế rất nhiều. Nếu chỉ dạy suôn theo SGK HS cảm thấy rất thụ động, đòi hỏi người thầy phải linh hoạt vận dụng phương pháp dạy học sao cho làm sáng tỏ vấn đề, khám phá những tri thức mới có liên quan, tạo sự tích cực trong HS, làm cho tiết học trở nên hứng thú hơn. Tuy nhiên thời lượng dạy tin học hiện nay chỉ có 2 tiết/tuần, thời gian dành cho HS hoạt động trong một tiết học còn hạn chế, hình thức hoạt động chưa nhiều chủ yếu thầy giảng - trò nghe, HS chưa chủ động, tích cực xây dựng bài. Mà tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, hoạt động nhận thức của 4 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  6. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn hiện hơn, tuy nhiên phòng học tin học hiện nay của trường cũng chưa thể đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp tích cực mà đang từng bước khắc phục dần theo kế hoạch. Bên cạnh đó các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy tính với các em còn hạn chế. Để nắm bắt tình hình học tập môn tin học của HS lớp 5 tôi đã theo dõi quá trình học của các em thấy chất lượng còn chưa cao, phần lớn các em chưa hiểu thực chất vấn đề. Các em rất hứng thú với phần thực hành, sử dụng máy tính khá thành thạo, soạn thảo nhanh, vẽ đẹp … nhưng phần lý thuyết các em hầu như không chú trọng đến. Ngay đầu năm học 2016-2017 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của các em khối 5 và đi sâu vào nghiên cứu. 1.3. Kết quả thực tế khảo sát đầu năm: Kết quả khảo sát đầu năm học 2016-2017 Điểm Điểm Điểm Điểm dưới Khối TSHS 9-10 7-8 5-6 5 TS % TS % TS % TS % 5 49 13 26,5 16 32,7 18 36,7 2 4,1 Kết quả khảo sát của khối 5 về mặt bằng kết quả như vậy là chưa cao, vẫn còn có 2 bài dưới điểm 5, như vậy là chưa hoàn thành môn học. Từ những vấn đề nêu trên tôi đã tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục những tồn tại trong việc dạy và học. Nguyên nhân lớn là GV chưa tìm ra phương pháp tối ưu để áp dụng vào trong bài dạy, truyền thụ kiến thức phải mang tính vừa sức, phù hợp với đặc trưng bộ môn để các em có thể hiểu được bản chất của vấn đề. 5 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  7. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức Thiết bị dạy học còn thiếu nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, nhiều em học yếu hơn hầu như rất ngại thực hành nên khi ngồi chung máy với các bạn khác các em cũng ít tập trung vào bài học. Vậy làm sao để HS lớp 5 học tốt môn tin học? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp cũng như cách thức tổ chức dạy học của GV. 2. Các biện pháp để giải quyết vấn đề: 2.1. Thế nào là phương pháp “Thảo luận nhóm”: Thảo luận nhóm: Là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên chia lớp thành những nhóm nhỏ(GV có thể chia lớp thành nhóm 2 hoặc 4, hoặc 6 ... không nên chia nhóm lẻ) học sinh được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích: phát huy tinh thần hiểu biết, hợp tác, thi đua và đoàn kết giữa các thành viên trong lớp. + Nhóm nhỏ được sử dụng khi khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu tích cực của mọi thành viên trong lớp. + Trong nhóm nhỏ học sinh có cơ hội tham gia nhiều hơn. + Các thành viên cũng tự nhiên và tự tin hơn khi tham gia bàn luận trong nhóm nhỏ hơn là nhóm lớn, khắc phục được tâm lý rụt rè, e ngại. 6 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  8. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức + Nhóm nhỏ được sử dụng khi vấn đề đưa ra cần được bàn luận sâu và kỹ lưỡng, dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm để đánh giá hay có ý tưởng sáng tạo mới. Phương pháp thảo luận nhóm đã phát huy được tính tích cực và sáng tạo của HS. Phương pháp này tạo môi trường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể đã được phát huy cũng như vai trò hoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm. 2.2. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm giúp GV có điều kiện bổ sung và mở rộng những kiến thức. Giúp GV đánh giá sự tiếp thu và trình độ tư duy của HS. GV có điều kiện trực tiếp uốn nắn những tri thức sai lệch, không chuẩn xác và định hướng kiến thức cần thiết cho HS. Thảo luận nhóm còn là nơi áp dụng và kiểm nghiệm tính đúng đắn của những phương pháp giảng dạy và học tập có tính đặc thù của môn học, cũng như đối với phần, chương, mục của bài giảng. Có rất nhiều cách thức khác nhau để GV có thể nâng cao hiệu quả của những tiết thảo luận, nếu như GV là người có tâm huyết, được đào tạo tốt, nắm chắc quy trình và có biện pháp tổ chức thảo luận có thể phát huy tối đa mặt tích cực của phương pháp thảo luận nhóm, nó là phương pháp có nhiều ưu việt phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh và khả năng thực thi cao hơn so với các phương pháp khác. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp này trong giảng dạy môn tin học, theo tôi, GV cần phải: Thứ nhất: Hiểu được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình thảo luận nhóm, bao gồm: + Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa GV và HS + Nguyên tắc đảm bảo hài hòa giữa các hình thức dạy và học. + Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống. + Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế. + Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện. 7 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  9. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức Thứ hai: Xây dựng quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm. Theo tôi quy trình này là một hệ thống bao gồm: 3 giai đoạn, 10 bước được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Sơ đồ tích hợp quá trình dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm Giai Bước Giáo viên Học sinh đoạn 1 Xác định mục tiêu bài Xác định nhiệm vụ bài Lập 2 Xây dựng thiết kế nội dung Nghiên cứu nội dung kế hoạch Lựa chọn phương pháp, phương Chọn phương pháp, 3 thảo luận tiện phương tiện Thành lập nhóm,giao nhiệm vụ Gia nhập nhóm, nhận 4 Thực nhiệm vụ, tự nghiên cứu 5 Tổ chức thảo luận theo cặp hiện nội Hợp tác với bạn 6 Tổ chức thảo luận trong nhóm dung thảo Hợp tác với bạn trong nhóm 7 Tổ chức thảo luận giữa các nhóm luận Tham gia thảo luận lớp 8 Trọng tài, cố vấn, kiểm tra Tự kiểm tra, đánh giá Tổng kết, nhận xét, Tóm tắt rút ra kết luận, 9 Tổng kết, đánh giá chung kinh nghiệm đánh giá Giao nhiệm vụ cho Tiếp nhận nhiệm vụ 10 bài học mới Thứ ba: Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hoạt động nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm thành công hay không còn tùy thuộc vào sự chuẩn bị của GV và HS. Nếu GV chuẩn bị tốt, dự kiến được tình huống xảy ra và có những biện pháp xử lí kịp thời cũng như có sự hợp tác từ HS thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại kết quả cao. Vì vậy, trước khi lên lớp, cần chuẩn bị tốt các nội dung sau: + Đối với GV:  Mục tiêu của hoạt động nhóm bài học này là gì? 8 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  10. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức  Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì?  Nên chia lớp ra làm mấy nhóm?  Hoạt động này có phù hợp với HS trong nhóm không?  Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian?  HS tham gia có thu được lợi ích từ hoạt động này không?  Thiết bị dạy học cần dùng là những thiết bị gì?  Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết.  HS phải chuẩn bị những gì?  Soạn giáo án cho phù hợp với việc thảo luận nhóm.  Chuẩn bị những phương án dự bị… + Đối với HS:  Thuộc bài cũ và chuẩn bị trước bài mới (Xem SGK)  Làm những bài tập của giờ học lần trước (Nếu có)  Chuẩn bị đồ dùng học tập cần thiết mà GV đã dặn dò…  Chuẩn bị bài thuyết trình về vấn đề mà GV đã dặn trước (Đối với trưởng nhóm) - HS làm việc này chỉ khi nội dung thảo luận xoay quanh vấn đề lớn cần nhiều thời gian. 2.3. Nội dung và thời gian thảo luận nhóm: - Nội dung thảo luận: Các nhóm có thể thảo luận nội dung giống hoặc khác nhau. - Thời gian thảo luận: GV căn cứ vào nội dung bài học cũng như đặc điểm của lớp học. Ví dụ: Sau khi học xong: Bài 6: Thực hành tổng hợp Bài 2 ( trang 123 SGK cùng học tin học quyển 3) Nôi dung thảo luận: Viết chương trình gồm một số thủ tục để tạo ra hình trang trí theo mẫu. 9 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  11. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức Để làm được bài tập này, GV cho HS thảo luận nhóm 4 và chia việc cho từng HS cụ thể như: Thủ tục 1: Vẽ hình vuông với câu lệnh Repeat 4[FD 50 T 90] Thủ tục 2: Vẽ tam giác: Repeat 3 [FD 50 RT 120] Thủ tục 4: Vẽ ngôi nhà: dùng hai thủ tục 1 và 2 trong thân thủ tục 3. Thủ tục 4: Vẽ vành bánh xe (lặp 12 lần thủ tục 3). Thời gian thảo luận: Các nhóm thảo luận trong 05 phút. Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày và vẽ hình trên máy tính chiếu cho các nhóm khác quan sát 2.4. Các bước tiến hành và các biện pháp thảo luận nhóm:  Bước 1: Chuẩn bị thảo luận nhóm - GV yêu cầu HS nghiên cứu trước bài học và chuẩn bị nội dung phát biểu. - GV hướng dẫn cách thực hiện, phân bổ thời gian hợp lý. - GV giải đáp thắc mắc của HS trước khi chính thức đi vào hoạt động. Đồng thời, ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng hoặc máy chiếu…  Bước 2: Tiến hành thảo luận nhóm Khi tiến hành thảo luận nhóm GV có thể phân chia nhóm dựa trên: số lượng, đặc điểm của HS hay chủ đề bài học. Hoặc theo một tiêu chuẩn nào đó của bài học hoặc cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên: theo số điểm danh, theo giới tính, theo vị trí ngồi… GV giao câu hỏi cho từng nhóm (Có thể chiếu lên máy chiếu, viết lên bảng phụ, viết vào giấy giao cho từng nhóm…) sau đó hướng dẫn HS cách thực hiện, phân bố thời gian hợp lí, giải đáp thắc mắc của HS trước khi chính thức đi 10 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  12. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức vào hoạt động, đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng, máy chiếu hay thiết bị khác… Trong một tiết dạy GV có thể chọn một trong số các biện pháp chia nhóm sau đây (Tuỳ theo đặc điểm của lớp và và nội dung bài học). Bản thân tôi đã áp dụng linh hoạt các biện pháp tùy theo bài học như sau: Biện pháp 1: Chia nhóm theo tổ ( Nhóm lớn) Nhóm này được xây dựng dựa trên các tổ đã được chia sẵn trên lớp để thảo luận các vấn đề GV giao cho các nhóm (Tùy theo đặc điểm của lớp mà có các nhóm tương ứng, thông thường trong lớp học có 3 tổ do đó GV sẽ chia làm 3 nhóm để thảo luận). Sau khi các nhóm thảo luận sẽ cử đại diện trình ý kiến của nhóm cho cả lớp, sau đó các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. Cuối cùng, GV nhận xét, kết luận ý kiến của từng nhóm. Ví dụ: Trong bài: Bài 5: Thực hành tổng hợp ( Trang 32 - SGK Cùng học tin học quyển 3) Yêu cầu: Thực hiện phối hợp các công cụ có sẵn của phần mềm paint để vẽ các hình theo mẫu 11 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  13. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức Cách thực hiện: - GV cụ thể hoá, chi tiết các hoạt động và giao nhiệm vụ cho các cá nhân và nhóm thực hiện nội dung bài thực hành + Bước 1. Quan sát hình ảnh bức tranh mẫu + Bước 2. Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện vẽ một bức tranh  Nhóm 1: Thực hiện vẽ tranh theo mẫu h 44  Nhóm 2: Thực hiện vẽ tranh theo mẫu h 45  Nhóm 3: Thực hiện vẽ tranh theo mẫu h 46 + Bước 3. Cuối giờ, mỗi nhóm cử đại diện trình bày nội dung bài vẽ + Bước 4. Toàn lớp bình chọn nhóm có bài vẽ đẹp nhất Biện pháp 2: Chia nhóm theo vị trí ngồi Những học sinh ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm, ví dụ nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6… Với cách này có thể kê 2 bàn quay lại thành một nhóm để thảo luận 12 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  14. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Cách chia nhóm này dễ thực hiện nhưng để đảm bảo các nhóm cân bằng về trình độ nhận thức, giới tính … GV có thể cho đổi chỗ ngồi trước khi chia nhóm. Yêu cầu nhóm sau trình bày không được lặp lại ý của nhóm trước. Ví dụ: Trong bài: Bài 3: viết chữ lên hình vẽ Phần 3. Hai kiểu viết chữ lên tranh (Trang 26 – SGK Cùng học tin học quyển 3) Cách thực hiện: - GV cho các nhóm cùng thảo luận nội dung: So sánh sự giống và khác nhau khi viết chữ lên tranh sử dụng biểu tượng trong suốt và không trong suốt - GV chỉ định nhóm bất kỳ trình bày ý kiến + Nhóm 1: Nêu sự giống nhau Hiển thị nội dung chữ viết giống nhau + Nhóm 2: Trình bày sự khác nhau Nếu chọn biểu tượng trong suốt khung chữ sẽ trở nên không màu và trong suốt. 13 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  15. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức Nếu chọn biểu tượng không trong suốt màu khung chữ sẽ là màu nền. Khung chữ có màu nền sẽ che khuất phần tranh ở phía sau. Biện pháp 3. Chia nhóm theo sở thích Cách này thực hiện dựa trên việc các HS tự do lựa chọn để tạo thành một nhóm và GV sẽ giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm sẽ thực hiện một nhiệm vụ khác nhau trong một thời gian nhất định. GV cho các nhóm thời gian về nhà hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình Đại diện của mỗi nhóm sẽ trình bày trong tiết học sau. Ví dụ: Sau khi học: Bài 4: Thế giới hình học trong Logo (Chương 6: Thế giới logo - SGK cùng học tin học quyển 3) Cách thực hiện: - GV chia nhóm HS quan sát hình, nghiên cứu và tìm ra cách viết chương trình để tạo ra các hình trang trí trong bài tập B2 (SGK/ Trang 116 – Cùng học tin học quyển 3).  Nhóm 1: Viết chương trình để tạo tạo ra hình trang trí a)  Nhóm 2: Viết chương trình để tạo tạo ra hình trang trí b)  Nhóm 3: Viết chương trình để tạo tạo ra hình trang trí c) a) - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày và thực hiện các lệnh vẽ trên máy. + Nhóm 1: to hinha Setpensize [5 5] Setpc 4 RT 45 Repeat 4 [Repeat 4 [FD 50 RT 90] RT 90] Repeat 4 [Repeat 4 [FD 100 RT 90] RT 90] end 14 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  16. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức + Nhóm 2: to hinhb Setpc 1 RT 45 Repeat 3 [FD 100 LT 360/3] LT 30 PU FD 20 LT 30 PD Repeat 3 [FD 65 RT 120] RT 30 PU BK 20 PD end to bonghoa5canh Repeat 5 [hinhb RT 57] End + Nhóm 3: to hinhc Setpensize [5 5] Setpc 1 FD 50 BK 25 LT 30 FD 25 BK 25 RT 60 FD 25 BK 25 LT 30 BK 25 end to hoatuyet Repeat 6 [RT 360/6 hinhb] end Biện pháp 4. Chia nhóm đánh giá, nhận xét Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình, nhận xét và đánh giá ý kiến trình bày của nhóm còn lại. Ví dụ: Trong bài: Bài 4: Trau chuốt hình vẽ (Nội dung 3. Lật và quay hình vẽ, trang 30 - SGK Cùng học tin học quyển 3) Cách thực hiện: - GV cho các nhóm thảo luận theo các nội dung sau:  Nhóm 1: Nêu các bước thực hiện lật và quay hình vẽ B1: Dùng công cụ chọn để chọn hình B2: Chọn Image Flip/ Rotate…. B3: Chọn kiểu lật hoặc quay mà em muốn thực hiện 15 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  17. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức  Nhóm 2: Giải thích kết quả làm việc khi chọn lựa các kiểu lật hoặc quay hình vẽ mà paint có thể thực hiện Kết quả các kiểu lật quay hình vẽ mà paint có thể thực hiện + Flip horizontal: Lật theo chiều nằm ngang ( H.41a) + Flip vertical: lật theo chiều thẳng đứng (H.41b) + Rotate by angle:quay một góc 900(H.41c) hoặc 1800 hoặc 2700  Nhóm 3: Nhận xét, bổ sung cho nhóm 1 khi nhóm 1 trình bày ý của mình xong.  Nhóm 4: Nhận xét, bổ sung cho nhóm 2 khi nhóm 2 trình bày ý của mình xong. Biện pháp 5. Giảng - Viết - Thảo luận GV cho câu hỏi có các phương án lựa chọn. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra các phương án đúng/sai và yêu cầu HS giải thích tại sao chọn phương án đó (cách này áp dụng thực hiện vào phần củng cố sau mỗi bài học). Mỗi HS có một phương án trả lời. Cách thực hiện: 16 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  18. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức Ví dụ: Sau khi tìm hiểu bài 4 Trau chuốt hình vẽ (trang 28 - SGK Cùng học tin học quyển 3). Để kiểm tra lại khả năng tiếp thu bài của học sinh, giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi ngắn: Câu 1: Khi hình vẽ đang được phóng to em có thực hiện được thao tác viết chữ không? A. có C. không Câu 2: Để hiện lưới ô vuông, em cần phóng to hình vẽ lên ít nhất mấy lần? A. 1 lần C. 3 lần B.2 lần D. 4 lần - HS đưa ra phương án trả lời của mình, giải thích lí do chọn phương án đó. GV gọi các bạn khác nhận xét. - Cuối cùng, GV tổ chức thảo luận để kiểm tra đưa ra câu trả lời đúng. Bước 3: Kết thúc hoạt động nhóm - Cá nhân hoặc đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp (có thể trình bày dưới hình thức nói, thực hành hoặc kết hợp cả hai). Sau khi đại diện các nhóm trình bày, GV cho cả lớp góp ý. - Các thành viên trong lớp phát biểu bổ sung hoặc tranh luận đúng sai và trao đổi ý kiến chung có liên quan tới nội dung vừa trình bày. - GV tóm tắt lại tất cả các điểm chính và làm rõ bất kì điểm nào còn khác nhau về ý kiến. - GV chốt lại các ý kiến đưa ra định hướng đúng những vấn đề HS cần nhớ sau khi thảo luận. - GV nhận xét, hệ thống hóa những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu đã đặt ra. - GV cho HS ghi chép vào tập. Lưu ý: Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: Bằng lời, đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ to…có thể do một HS thay mặt nhóm trình bày, có thể nhiều HS trình bày mỗi HS một đoạn nối tiếp nhau ... 17 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  19. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức 2.5. Vai trò của giáo viên và nhóm trưởng:  Vai trò của giáo viên: Thứ nhất: Khi HS tiến hành thảo luận, GV chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm để có thể can thiệp kịp thời mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy. Thứ hai: Trong tiết học, GV phải chú ý nhận biết bầu không khí xem các nhóm hoạt động “thật” hay “giả”. Thứ ba: GV cần có sự điều chỉnh kịp thời để khi vấn đề GV đặt ra lại là nguyên nhân gây nên sự thay đổi không khí hoạt động của nhóm. Nếu vấn đề quá khó, HS không đủ khả năng giải quyết, hoặc ngược lại, nếu vấn đề quá dễ sẽ khiến HS không có gì phải làm. Cả hai trường hợp này đều có thể làm giảm đi độ “nóng” của bầu không khí trong lớp. Thứ tư: GV cần khen ngợi, khuyến khích và gợi ý cho HS trong quá trình thảo luận nếu thật sự cần thiết. Thứ năm: GV định rõ lượng thời gian hoạt động nhóm cụ thể và nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời gian đã quy định. Thứ sáu: GV cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến HS trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu GV xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm. Đối với những vấn đề nhạy cảm thường có những tình huống mà HS sẽ cảm thấy bối rối, ngại ngùng khi phải nói trước mặt GV, trong trường hợp này GV có thể quyết định tránh không xen vào hoạt động của nhóm khi thảo luận.  Vai trò của nhóm trưởng: Thứ nhất: Có khả năng tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, hướng dẫn các thành viên trong nhóm thảo luận đúng với nội dung được giao. Thứ hai: Linh hoạt và nhạy bén, có khả năng điều động tất cả các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào thảo luận; theo dõi; biết lắng nghe ý kiến đóng góp thảo luận của các thành viên trong nhóm mình, động viên khuyến khích 18 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
  20. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức những bạn ít nói, rụt rè phát huy tính năng động, sáng tạo của các bạn trong nhóm. Như vậy, vai trò của nhóm trưởng rất quan trọng vì vậy trong quá trình giảng dạy GV cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng HS để lựa chọn các nhóm trưởng cho thích hợp. Tuy nhiên, nhóm trưởng không phải là người quyết định hết tất cả cho buổi thảo luận. 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua một thời gian áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong quá trình giảng dạy bộ môn tin học lớp 5 tôi thấy có hiệu quả rõ rệt, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của từng HS trong mỗi tiết học. Giúp hình thành khả năng giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, trao đổi, giúp đỡ, hoà nhập cộng đồng. Đồng thời, khắc phục được tính rụt rè, nhút nhát, ngại đám đông ở HS. Phương pháp này giúp HS mổ xẻ được chi tiết của bài học rồi cùng nhau rút ra được các quan điểm chung và ý nghĩa của bài học nên HS sẽ khắc sâu và nhớ lâu hơn. Kết quả học tập được nâng lên rõ rệt. Trong quá trình dạy tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng và kết quả thu được như sau: Kết quả cuối năm học 2016 – 2017 Điểm Điểm Điểm Điểm dưới Khối TSHS 9-10 7-8 5-6 5 TS % TS % TS % TS % 5 49 17 34,7% 24 49% 8 16,3 0 0 Qua kiểm tra khảo sát lần này đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm học tôi thấy chất lượng môn tin học của lớp 5 đạt kết quả cao hơn. 100% HS hoàn thành môn học. HS đã học tốt phần lý thuyết hơn, kiến thức được khắc sâu hơn, một số HS yếu đã chủ động hơn, tích cực tham gia vào hoạt động với các bạn trong nhóm, các em có những hiểu biết cơ bản để áp dụng vào giờ thực hành. 19 Tạ Thị Thúy Hằng – Việt Trì – Phú Thọ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2