intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh học phát triển (TS Nguyễn Lai Thành) - Chương 2.3

Chia sẻ: Asdfcs Fsdfd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

228
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 2.Sự tạo trứng:Trứng là một tế khổng lồ, là tế bào duy nhất có khả năng phát triển thành một cơ thể mới. . Do phải phát triển gần như độc lập nên trứng có lớp vỏ dày bảo vệ và có rất nhiều chất dự trữ dưới dạng noãn hoàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh học phát triển (TS Nguyễn Lai Thành) - Chương 2.3

  1. Bộ môn Tế bào, Mô, Phôi và Lý sinh Sinh học phát triển Developmental Biology TS. Nguyễn Lai Thành
  2. Chương 2 Sự tạo giao tử ở động vật
  3. Chương 2.3 Sự tạo trứng
  4. Tế bào trứng (noãn bào)  Trứng là một tế khổng lồ, là tế bào duy nhất có khả năng phát triển thành một cơ thể mới.  Do phải phát triển gần như độc lập nên trứng có lớp vỏ dày bảo vệ và có rất nhiều chất dự trữ dưới dạng noãn hoàng.
  5. Ảnh chụp hiển vi trứng người
  6. Sơ đồ trứng chín ở động vật có vú Các tế bào nang ở vành Thoi phân bào ở trung phóng xạ kỳ giảm phân II Khoảng gian màng Thể cực thứ nhất Màng sáng Màng tế bào trứng Mạng lưới axit Hyaluronic
  7. Hình dạng, kích thước trứng  Trứng thường có hình cầu  Động vật có vú và cầu gai: 60-200 m  Cá và ếch: từ 1 - 2 mm  Bò sát và chim trứng có thể có đường kính tới hàng chục cm và cân nặng tới hàng kg.
  8. Noãn hoàng  Các chất dự trữ có trong trứng gọi chung là noãn hoàng. Người ta phân biệt ba loại noãn hoàng:  Noãn hoàng hidrat cacbon Ở dạng các hạt hoặc mảnh glicogen hoặc các polisaccarit khác.  noãn hoàng mỡ Gồm các mảnh hoặc các giọt mỡ.  Noãn hoàng protein Là những tinh thể protein tự do hoặc trong các cấu trúc tinh thể của phiến noãn hoàng.
  9. Các loại trứng theo lượng noãn hoàng – Trứng giàu noãn hoàng (polylecithal): chânkhớp, cá xương, bò sát, chim, động vật có vú đẻ trứng. – Trứng trung noãn hoàng (mesolecithal), thí dụ như ở cá sụn-xương và lưỡng thê.
  10. Các loại trứng theo lượng noãn hoàng – Trứng ít noãn hoàng (oligolecithal): nhuyễn thể, da gai và đa số giun. – Trứng không có noãn hoàng hay trứng vô noãn hoàng (alecithal): động vật có vú đẻ con, một số côn trùng cánh màng kí sinh.
  11. Cơ cấu tổ chức của trứng Sự phân cực.  Noãn hoàng thường tập trung ở phía dưới và cực dưới được gọi là cực thực vật. Noãn bào chất nghèo noãn hoàng thường tập trung ở phía trên và cực trên gọi là cực động vật. Ngoài ra trong quá trình phát triển còn xảy ra sự phân vùng tế bào chất và xuất hiện các loại cơ cấu khác quy định các trục đối xứng của phôi sau này. Lớp tế bào chất dưới vỏ  Một lớp mỏng tế bào chất ngoại vi, ngay dưới màng sinh chất của trứng, có cấu tạo đặc biệt. Lớp này có chứa nhiều hạt mucopolisaccarit (gọi là hạt dưới vỏ), có khả năng hấp thụ nước và trương nở rất mạnh, chúng tham gia tích cực vào quá trình thụ tinh.
  12. Các màng trứng  Có ba loại màng trứng:  Màng trứng thứ nhất được chính tế bào trứng tạo nên.  Màng thứ hai được tạo nên bởi các tế bào nuôi, các nang bào bao quanh trứng.  Màng thứ ba được tạo nên sau khi trứng rụng và là sản phẩm tiết của đường dẫn trứng.
  13. Các kiểu cơ quan tạo trứng Kiểu phân tán Kiểu tập trung  Không có tế bào nuôi  Có tế bào nuôi • Chỉ các nang bào • Có thêm các tế bào nuôi sinh dục
  14.  Kiểu phân tán. Chỉ thấy ở một số loài bọt biển, ruột túi và giun dẹp. Noãn nguyên bào và noãn bào xuất hiện phân tán trong tầng chất keo, nội bì hoặc ngoại bì.  Kiểu tập trung. Thấy ở đa số các loài động vật, quá trình tạo trứng xảy ra trong các tuyến sinh dục chuyên hoá, thường gọi là buồng trứng.
  15.  Kiểu không có tế bào nuôi thường thấy ở da gai và một số nhuyễn thể. Các tế bào trứng phát triển không dựa vào tế bào xung quanh.  Kiểu có tế bào nuôi thường thấy ở đa số loài động vật. Trong buồng trứng noãn bào thường kèm theo những tế bào đặc biệt đóng vai trò dinh dưỡng. Các tế bào này tạo một hay nhiều lớp giống như biểu mô bao lấy noãn bào, thí dụ như ở động vật có vú
  16. Sinh sản noãn nguyên bào • Ở phôi nữ tính, sau khi di cư vào tuyến sinh dục, các tế bào sinh dục nguyên thuỷ trở thành các noãn nguyên bào và bước vào giai đoạn sinh sản.  Giai đoạn này bắt đầu và kết thúc rất sớm ngay trong giai đoạn phát triển phôi.
  17. Sinh sản noãn nguyên bào ở người Developmental Age Feature Day 28 first primordial germ cells observed Week 4-7 germ cell proliferation and migration Week 4-5 (day 28-30) mesonephric tubules form Week 4-5 (day 28-30) mesonephric ducts (Wolffian) forms Week 5 (day 31-35) genital ridge forms from coelomic epithelium thickening Week 6 (day 35-42) germ cells migrate to dorsal mesentry Week 6 (day 38-42) budding indifferent gonad Week 6 (day 40-42) paramesonephric duct (Mullerian) forms Week 7 (day 42-48) germ cells migrate into indifferent gonad Week 7 (day 49) germ cell migration complete Weeks 7-8 gonad recognisable as ovary Months 2-7 Oogonia proliferate in ovary Months 2.5-7 Oocytes initiate meiosis and then arrest
  18. Tăng trưởng noãn bào  Đây là giai đoạn chiếm một khoảng thời gian rất dài. Thí dụ như ở cá thể nữ tính người, giai đoạn này bắt đầu từ tháng phát triển thứ 5-6 trong bụng mẹ cho tới gần lúc rụng trứng. (Based on data from: Hassold, etal., Environ Mol Mutagen 1996. 28: 167-175)
  19. Những biến đổi của nhân noãn bào trong giai đoạn tăng trưởng.  Như ở tinh bào 1, nhân của noãn bào 1 cũng trải qua các giai đoạn đầu của tiền kì Meiose 1 một cách tương tự.  Điểm rất đặc biệt của quá trình tạo noãn là khi bước sang giai đoạn lớn nhiều các nhiễm sắc thể trong lưỡng trị của diplonem chuyển sang giai đoạn mở xoắn và hoạt động tổng hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2