intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh lý tiêu hóa

Chia sẻ: Duongbaobao Baobao | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:46

210
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sinh vật đơn bào: Tiêu hóa nội bào nhờ men tiết từ tiêu thể (lyzosome) như : trùng roi, trùng đế giày. Túi tiêu hóa: túi thông với bên ngoài qua một lỗ thủng. Nhờ đó, thức ăn được nhận vào và chất bã được thải ra. Ống tiêu hóa: từ da gai trở lên, ống có thành riêng biệt, thông với bên ngoài qua miệng và hậu môn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh lý tiêu hóa

  1. LOGO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH TÂY Thảo luận sinh lý động vật Sinh lý tiêu hóa Nhóm 9 1
  2. SINH LÝ TIÊU HÓA  Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC Nhóm sinh k2cnsh3 viên thực hiện: NGUYỄN VĂN SINH (TRƯỞNG NHÓM) DƯƠNG TUẤN BẢO (THƯ KÝ) VŨ VĂN VINH                                                                           QUẢN TRỌNG LÂN                                                                            NGUYỄN ĐÌNH CÔNG                                                                            HÀ HUY HUÂN   2
  3. Nội dung 1 Khái quát chung về sự tiêu hóa 2 Ống tiêu hóa và sự tiêu hóa cơ họ c 3 Sự tiêu hóa hóa học 4 Ý nghĩa của sự tiêu hóa 3
  4. 1.  Khái  quát chung về sự tiêu hóa  Sinh vật đơn bào: Tiêu hóa nội bào nhờ men tiết từ tiêu thể (lyzosome) như : trùng roi, trùng đế giày  Túi tiêu hóa: túi thông với bên ngoài qua một lỗ thủng. Nhờ đó, thức ăn được nhận vào và chất bã được thải ra.  Ống tiêu hóa: từ da gai trở lên, ống có thành riêng biệt, thông với bên ngoài qua miệng và hậu môn. 4
  5. Tiêu hóa nội bào ở trùng đế giày 5
  6. Phân chia hệ tiêu hóa Chia làm 2 khu vực:  Khu vực tiêu hóa thức ăn : Gồm ống tiêu hóa để chứa và vận chuyển thức ăn, và tuyến tiêu hóa để tiết dịch tiêu hóa, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng.  Khu vực tích trữ: Gan và mỡ để tích trữ và cung cấp dần thức ăn theo nhu cầu của cơ thể. Sự hấp thu thức ăn qua ống tiêu hóa kéo dài trong 6 giờ đồng hồ trong khi cơ thể tiêu dùng thức ăn liên tục mỗi giờ khoảng 6 kcal. 6
  7.  Chức năng chung của cơ quan tiêu hóa Gồm 3 chức năng chính:  Chế tiết : Các tuyến tiêu hóa sản xuất và bài tiết các dịch thể như nước bọt, dịch vị, dịch tụy...  Vận động : Do cơ trơn của ống tiêu hóa thực hiện để chuyển thức ăn từ phần này sang phần khác của ống tiêu hóa.  Hấp thu : Nhờ màng nhầy ở các bộ phận ống tiêu hóa chuyển các chất dinh dưỡng vào máu. 7
  8. 2. Ống tiêu hóa và sự tiêu hóa cơ học  Khoang miệng: : là khoang mở đầu của ống tiêu hóa, nơi tiếp nhận các dạng vật chất từ môi trường bên ngoài. ở hầu hết các loài động vật thì khoang miệng có cấu tạo chủ yếu là răng, lưỡi, các tuyến nước bọt, hai bên là má, ở các loài khác nhau thì có sồ lương răng và hàm răng khác nhau, ở người trưởng thành có khoảng 32 răng. 8
  9. Tiêu hóa tại khoang miệng  Nhai:  nhờ sự co bóp của cơ nhai và sự vận động phối hợp của lưỡi và má. Ðộng vật ăn thịt, nhai là nhờ sự vận động lên xuống của hàm dưới. Ðộng vật ăn cỏ, lại là sự vận động qua lại của hàm dưới. Bình quân 1 ngày bò sữa nhai 42000 lần.  Tác dụng: có tác dụng nghiền nát thức ăn làm tăng diện tích tiếp súc cúa thức ăn với các men, giúp dễ nuốt thức ăn và tạo phản xạ tiết nước bọt. 9
  10. Động tác nuốt   Động tác nuốt: Sau khi nhai, thức ăn được viên thành viên nhỏ để nuốt; viên thức ăn nằm trên lưỡi, lưỡi thụt lại đưa viên thức ăn vào thực quản qua ngã tư hầu; nhờ có lưỡi gà và tiểu thiệt, thức ăn rơi đúng vào thực quản. Ðộng tác nuốt lúc đầu là phản xạ có điều kiện, khi vào đến ngã tư hầu là phản xạ không điều kiện. 10
  11. Tiêu hóa cơ học tại dạ dày   Dạ dày: là bộ phận phình ra của bộ máy tiêu hóa, thông với thực quản qua tâm vị và với tá tràng qua môn vị .Tùy từng loại động vật mà dạ dày có dung tích khác nhau, có các số lượng ngăn khác nhau. ở người Có dung tích khoảng từ 1 - 2L, lúc đói rộng khoảng 10cm, cao 20cm và là dạ dày đơn có một ngăn. Dây thần khinh chỉ huy hoạt động co bóp của dạ dày gồm 2 dây thần kinh X chạy dọc hai bờ cong của dạ dày. 11
  12. Đóng mở tâm vị và môn vị  Đóng mở tâm vị: Tâm vị không có cơ thắt, mà cơ vòng rất dày. Thức  ăn chạm vào tâm vị, kích thích làm mở tâm vị. Viên thức ăn đi qua,  tâm vị đóng lại. Ngoài ra sự co của cơ hoành cũng hỗ trợ cho thức ăn  đi qua tâm vị.  Đóng mở môn vị : Cơ thắt của môn vị mở dưới tác dụng của dây X, do nồng độ PH ở tá tràng qui định, PH ngả về trung tính-kiềm làm môn vị mở, pH ngả về acid thì môn vị đóng. Dịch mật và dịch tụy có tác dụng trung hòa acid do thức ăn mang theo từ dạ dày xuống tá tràng. Khi môn vị đã đóng, lực co bóp của dạ dày dù rất mạnh thức ăn cũng không thể qua môn vị vào tá tràng. Khi đói môn vị hé mở, khi no thì đóng lại. 12
  13. Cử động của dạ dày  Co bóp trộn : Cứ 15 giây 1 lần, khởi đầu từ vùng thân đẩy thức ăn xuống vùng hang vị và môn vị, rồi lại dồn ngược trở lên. Thức ăn xuống đi theo phía ngoài, trở lên theo đường giữa, co bóp chậm chạp ở đầu bữa ăn và tăng dần ở cuối bữa ăn. Ở vùng thân co bóp làm cho dịch vị thấm sâu vào khối thức ăn, ở vùng hang có tác dụng nghiền nát và nhào trộn.  Co bóp đẩy : sau một số lần co bóp trộn thì lại có một lần co bóp đẩy. Co bóp đẩy còn phụ thuộc vào sự đóng mở môn vị. - ở dạ dày thức ăn được nhào trộn qua nhiều lần để thấm axit và các men tiêu hóa. 13
  14. Dạ dày của động vật nhai lại  Dạ dày của động vật nhai lại:Ở động vật nhai lại (động vật ăn cỏ) dạ dày có cấu tạo gồm 4 ngăn (4 túi) là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Ba túi trước được gọi là dạ dày trước tiêu hoá chủ yếu nhờ hệ vi sinh vật dạ cỏ, còn dạ múi khế có chức năng tiêu hoá hoá học tương tự như ở dạ dày đơn. Thức ăn cũng được nhào trộn một kỹ thông qua co bóp dạ cỏ, hoạt động nhai lại. 14
  15. Động vật nhai lại 15
  16. Tiêu hóa cơ học tại ruột non  Ruột non gồm: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Ở người sống, ruột non dài 280cm, trong đó tá tràng dài 22cm, hỗng tràng và hồi tràng dài 258cm (hỗng tràng chiếm 2/5). Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng. 16
  17. Niêm mạc ruột non  Niêm mạc ruột non: chứa những hạch bạch huyết đơn độc, nhưng ở hồi tràng , các hạch bạch huyết tụ tập lại thành từng đám gọi là các màng Peyer. Trên toàn bộ ruột non có nhiều tuyến ruột hình ống, gọi là hõm Lieberkuhn .Riêng ở tá tràng còn có thêm những tuyến tá tràng hình ống nang cuộn lại gọi là tuyến Brunner. Thành ruột. non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ trơn: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. Lớp trong cùng là niêm mạc ruột. Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp hình van. Bản thân niêm mạc được bao phủ bằng những nhung mao (mao trạng). Mỗi mm2 niêm mạc có khoảng 20 đến 40 nhung mao. 17
  18. Niêm mạc ruột non 18
  19. Cử động của ruột non  Cử động quả lắc:Là những cử động co rút của những sợi cơ dọc của ruột có tác dụng làm cho các đoạn ruột trườn lên nhanh tránh tình trạng cố định và ứ đọng thức ăn lại một chỗ.  Cử động nhu động: Cử động nhu động là loại cử động phối hợp cả hai loại cơ dọc và cơ vòng và có sự can thiệp rõ rệt của hệ thần kinh, có hướng nhất định từ ruột non dến ruột già, làm cho thức ăn tiến xuống mỗi phút độ 3 cm. 19
  20. Cử động của ruột non  Cử động co vòng từng đoạn Cử động co cơ vòng ruột từng đợt và từng đoạn tại chỗ, cứ 10giây/ 1 lần. Cử động này có tác dụng nhào trộn thức ăn cho nó thấm đều các dịch tiêu hoá và giúp cho quá trình hấp thu tiến hành tốt. Thần kinh nội tại của ruột có tác dụng chi phối nhu động thường xuyên. Điều hoà cử động này là 2 tác dụng của 2 loại sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Sợi giao cảm: ức chế nhu động. Phó giao cảm: Tăng nhu động. • Khi cơ thể bị ngạt CO2 trong máu tăng lên làm nhu động ruột tăng (bị ngạt vì thắt cổ tăng nhu động, phân ra ngoài). • Thức ăn nhiều sợi cellulose kích thích niêm mạc ruột cũng làm tăng nhu động . 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2