intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet

Chia sẻ: Phan Thanh Thảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua nghiên cứu và thực tế bồi dưỡng giúp giáo viên hiểu và nắm vững những điểm chính về nội dung, phương pháp bồi dưỡng “giải toán Violympic”. Trên cơ sở đó phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua việc rèn kỹ năng giải Toán. Từ đó khai thác các hoạt động của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet

Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> TT NỘI DUNG Trang<br /> <br /> 1 Mục lục 1<br /> 2 A. Phần mở đầu 2<br /> 3 I. Lý do chọn đề tài 2<br /> 4 II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3<br /> 5 1.Mục tiêu 3<br /> 6 2. Nhiệm vụ 3<br /> 7 III. Đối tượng nghiên cứu 3<br /> 8 IV. Giới hạn của đề tài 3<br /> 9 V. Phương pháp nghiên cứu 3<br /> 10 B.Phần nội dung 4<br /> 11 I. Cơ sở lý luận 4<br /> 12 II. Thực trạng 4<br /> 13 1. Thuận lợi 4<br /> 14 2. Khó khăn 4<br /> 15 III. Nội dung và hình thức của giải pháp 4<br /> 16 1. Mục tiêu giải pháp 4<br /> 17 2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp 4<br /> 18 3. Hiệu quả ứng dụng 16<br /> 19 C. Phần kết luận và kiến nghị 17<br /> 20 I. Kết luận 17<br /> 21 II. Kiến nghị 17<br /> 22 D . Tài liệu tham khảo 19<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> A. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> I. Lí do chọn đề tài<br /> Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào <br /> giảng dạy và học tập là việc làm quan trọng và ý nghĩa. Bởi vậy có thể  nói <br /> việc sử dụng Internet là một phương thức học tập mới, một cách tiếp cận tiến  <br /> bộ  để  các em có thể  tự  đánh giá năng lực học tập của mình. Đồng thời đây <br /> cũng là một sân chơi trí tuệ, lành mạnh, lý tưởng để các em được giao lưu học  <br /> tập ở tất cả các môn học, trong đó môn giải toán qua mạng trong thời gian qua  <br /> đã thu hút rất nhiều học sinh tích cực tham gia.<br /> Hưởng  ứng phong trào giải toán qua mạng của Bộ giáo dục và đào tạo,  <br /> những năm gần đây, các em học sinh toàn Quốc đã  khắc phục khó khăn, tích <br /> cực tập luyện qua các vòng thi như: cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và Quốc <br /> gia. Nhờ vậy mà rất nhiều học sinh đã đăng kí là thành viên của chương trình <br /> giải toán qua mạng. Các em đã quan tâm, yêu thích, mày mò giải được nhiều  <br /> vòng tự luyện. Song để kết quả việc giải toán qua mạng được tốt hơn, vị thế <br /> cùng vai trò, trách nhiệm của người thầy lại không thể thiếu được. Trong rất  <br /> nhiều yếu tố; rất nhiều điều kiện; rất nhiều môn học,  nhiều nội dung để  có  <br /> trò giỏi, thầy giỏi thì nội dung dạy Toán  ở  Tiểu học với tư cách là một phân  <br /> môn   “công   cụ”   có   quan  hệ   khăng   khít  với   tất  cả   các   môn  học   khác  trong  <br /> trường.   Học tốt môn Toán không những giúp cho học sinh nắm chắc kiến <br /> thức, kỹ năng cơ  bản về  khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn tạo điều  <br /> kiện cho học sinh học tốt các môn học khác thông qua rèn kỹ năng cũng như áp <br /> dụng vào trong đời sống sản xuất. Như lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng <br /> nói: “Dù các bạn phục vụ ở ngành nào thì kiến thức toán học cũng rất cần cho  <br /> các bạn”. Một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của việc dạy <br /> học Toán là: <br />        Phát triển ở học sinh mọi khả năng, năng lực học toán, trên cơ sở đó mà <br /> phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán, góp phần tích cực vào nhiệm vụ <br /> “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” phục vụ đất nước.<br />        Bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán có một vị trí quan trọng trong chương  <br /> trình môn toán bậc Tiểu học. Giải toán Violympic là một sân chơi lớn mà <br /> không phải thầy cô, học sinh nào cũng có thể vào được. Đây là mạch kiến thức <br /> khó, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh khi học tập. Vậy phải <br /> 2<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> có một “giải pháp mới” để học sinh học tốt mạch kiến thức này ? Đặc biệt là <br /> với đối tượng học sinh giỏi lớp 4­5. Đây là một vấn đề  tôi thấy rất phức tạp.  <br /> Vì khi bồi dưỡng “Giải toán Violympic” cho học sinh đặc biệt là học sinh giỏi  <br /> lớp 4­5 không ít giáo viên còn lúng túng về kiến thức và phương pháp dạy học <br /> nên chưa phát huy tối đa tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh; chưa  <br /> hướng dẫn học sinh tìm nhiều cách giải và chọn cách giải hay vì thế chưa kích <br /> thích được sự  ham mê trong giải toán của học sinh, đặc biệt là học sinh năng <br /> khiếu. Bài giải của học sinh còn mang tính áp đặt, đơn điệu, khuôn mẫu… làm <br /> cho học sinh tiếp thu bài một cách thụ động. <br /> Nhận thức được mục đích và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học <br /> sinh giỏi  “Giải toán Violympic; Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Tiểu học, xuất <br /> phát từ  nhiệm vụ  của dạy ­ học Toán là trang bị  cho học sinh một hệ  thống  <br /> kiến thức toán học và kỹ  năng cơ  bản cần thiết cho việc học  ở lớp tiếp theo; <br /> Xuất phát từ  những thực tế  đã nêu trên. Để  phát huy năng lực tư  duy, bồi  <br /> dưỡng trí thông minh cho học sinh từ các lớp 4­5 làm nền tảng vững chắc cho  <br /> các lớp tiếp theo. Vì thế  bản thân tôi chọn đề  tài: Biện pháp bồi dưỡng học  <br /> sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet, nhằm cùng bạn bè đồng nghiệp tìm hiểu <br /> và đưa ra một số  biện pháp, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần  <br /> nâng cao hiệu quả trong các hội thi cũng như chất lượng học tập của học sinh.<br />  <br /> II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.<br /> 1.Mục tiêu<br /> Qua nghiên cứu và thực tế  bồi dưỡng giúp giáo viên hiểu và nắm vững <br /> những   điểm   chính   về   nội   dung,   phương   pháp   bồi   dưỡng   “giải   toán <br /> Violympic”. Trên cơ sở đó phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua việc  <br /> rèn kỹ năng giải Toán. Từ đó khai thác các hoạt động của học sinh theo hướng  <br /> phát huy tính tích cực, sáng tạo.<br /> 2. Nhiệm vụ<br /> ­ Tìm tòi tài liệu, tư liệu, truy cập Internet,…<br /> ­ Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học, chương trình môn <br /> toán  ở  Tiểu học nói chung và chương trình giải toán trên mạng Internet nói <br /> riêng.<br /> ­ Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy.<br /> III. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet<br /> IV. Giới hạn của đề tài<br /> <br /> 3<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> Bồi dưỡng học sinh giỏi  “giải toán Violympic” trong chương trình lớp  <br /> 4­5 trên nền kiến thức cơ  bản thông qua một số  phương pháp, thủ  thuật giải  <br /> toán. Giúp giáo viên nâng cao năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi cho học sinh  <br /> một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo đáp ứng nhu cầu chất lượng học sinh  <br /> giỏi Toán lớp 4, 5 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. T ừ năm học 2014­<br /> 2015 đến nay.<br /> V. Phương pháp nghiên cứu<br /> ­ Phương pháp phân tích­ tổng hợp tài liệu.<br /> ­ Phương pháp điều tra.<br /> ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br /> ­Phương pháp khảo nghiệm.<br /> ­ Phương pháp thống kê toán học.<br /> <br /> B. PHẦN NỘI DUNG<br /> I. Cơ sở lí luận<br /> Những năm gần đây Bộ  Giáo Dục đã chỉ  đạo cuộc thi giải Toán trên <br /> mạng Internet  cho học sinh phổ thông nhằm đào tạo bồi dưỡng nhân tài; đẩy <br /> mạnh  ứng dụng công nghệ  thông tin trong dạy và học tại các trường  phổ <br /> thông; tạo ra sân chơi trực tuyến môn Toán cho học sinh, tạo điều kiện cho các <br /> em tiếp cận và sử  dụng Internet là một phương thức học tập, học sinh được <br /> luyện tập và tự  đánh giá năng lực học tập môn Toán; tạo ra môi trường thân <br /> thiện, lành mạnh để học sinh tích cực giao lưu, học tập; tăng cường đầu tư cơ <br /> sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là phòng máy có kết nối Internet.<br />   Về  mục đính, nội dung và thể  lệ  của việc bồi dưỡng giải Toán trên  <br /> Internet, chúng ta đã thực hiện quyết  định số  3486/QĐ – BGDĐT, ngày 14 <br /> tháng 9 năm 2016, về  ban hành Thể  lệ   cuộc thi giải Toán, Vật lí qua Internet <br /> dành cho học sinh phổ  thông. Cùng công văn số  230/ PGDĐT­ CNTT ngày 2 <br /> tháng 12 năm 2016. V/v Hướng dẫn tổ  chức vòng thi các cấp Cuộc thi giải  <br /> Toán bằng Tiếng Anh, Tiếng Việt và Vật lí qua mạng Internet năm học 2016­<br /> 2017. Để  nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để  đào tạo bồi dưỡng <br /> nhân tài cho đất nước, việc bồi dưỡng học sinh giỏi Toán ngay từ  cấp Tiểu <br /> học là rất cần thiết đặc biệt là lứa tuổi học sinh lớp 4, lớp 5. Bản thân tôi luôn <br /> được nhà trường tin tưởng giao cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nên tôi đã <br /> giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm để làm sao việc  <br /> bồi dưỡng đem lại hiệu quả.<br /> <br /> II. Thực trạng vấn nghiên cứu<br /> 4<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> 1.Thuận lợi<br /> ­   Được   sự   quan   tâm   của   các   cấp   lãnh   đạo,   của   Ban   giám   hiệu   nhà <br /> trường, của các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học <br /> sinh: Trang bị một phòng máy hiện đại, đường truyền Internet ổn định .<br /> ­ Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề.<br /> ­ Từ việc giải toán trên máy vi tính học sinh tiếp thu đựợc rất nhiều kiến <br /> thức toán học và rèn được nhiều thao tác kĩ năng khi sử dụng máy vi tính. Học  <br /> sinh được khám phá và làm chủ  máy vi tính, tạo tính sáng tạo, hứng khởi cho  <br /> các em mỗi khi học giải toán qua mạng.<br /> 2.Khó khăn<br /> ­ Khi chưa có kinh nghiệm, giáo viên bồi dưỡng đều phải tự  soạn thảo <br /> chương trình bồi dưỡng  theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ  quan, tự <br /> nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu nên hết sức khó khăn, vất vả.<br /> ­ Việc truyền thụ kiến thức cho học sinh còn gượng ép, máy móc. Học  <br /> sinh tiếp thu bài còn mang tính thụ động, gò ép.<br /> ­ Phòng máy của nhà trường ít máy, số lượng học sinh tham gia thi đông <br /> nên hạn chế việc tổ chức cho học sinh thực hành trên máy.<br /> ­ Ở nhà các em không có máy tính vì thế việc học của học sinh hoàn toàn <br /> ở trường cũng gây khó khăn cho việc bồi dưỡng.<br /> ­ Hiệu quả số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi còn <br /> thấp.<br /> III. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br /> 1. Mục tiêu của giải pháp<br /> ­ Nhằm phát hiện, bồi dưỡng,  động viên kịp thời những học sinh có  <br /> thành tích cao trong học tập. Tạo điều kiện để học sinh thể hiện khả năng vận <br /> dụng, tư duy sáng tạo các kiến thức đã học trong chương trình, tạo sân chơi bổ <br /> ích giúp học sinh tự  tin, phát huy  được khả  năng tư  duy, giúp học sinh được <br /> giao lưu học hỏi lẫn nhau.<br /> ­ Đây là một sân chơi bổ ích được đánh giá là sân chơi trí tuệ, góp phần <br /> rèn luyện kĩ năng giải toán, lòng yêu thích môn toán và góp phần rèn luyện kĩ <br /> năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh. Rõ ràng sân chơi  <br /> này mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả.<br /> ­ Sân chơi giải toán Violympic này đã được triển khai rộng khắp trên <br /> toàn quốc, nếu biết sử  dụng nó làm phương tiện học tập thì nó sẽ  mang lại  <br /> nhiều lợi ích thiết thực. Sân chơi này chắc chắn sẽ tiếp tục đón nhận sự đồng <br /> tình của thiếu nhi, các giáo viên và các bậc phụ huynh trong cả nước .<br /> 2.Nội dung và cách thực hiện các giải pháp<br /> 5<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> Ngay từ đầu năm học sau khi khảo sát học sinh đầu năm lập danh sách  <br /> đội tuyển trình Ban giám hiệu sau đó thực hiện ôn tập theo lịch m ỗi tuần từ 2 <br /> đến 3 buổi. Lập ít nhất 2 nick tập luyện cho mỗi học sinh.<br /> ­ GV bồi dưỡng bám sát từng vòng thi Violimpic của HS bằng cách:<br /> +Tự đăng nhập và tự giải từng vòng thi.<br /> + Ghi lại những bài toán khó trong từng vòng.<br /> + Phân loại những bài toán khó trên thành từng dạng.<br /> +Tổ  chức HS ôn luyện theo từng dạng ngay trên lớp học (để  tránh mất <br /> thời<br /> gian, GV sẽ phô tô đề cho HS làm trên giấy).<br />           + Sau đó tổ chức HS thi tại phòng máy.<br /> +   Theo   dõi   HS   trong   quá   trình   thi   và   kết   quả   HS   thi   ở   mỗi   vòng.<br /> + GV phát hiện những kiến thức HS còn hổng và tiếp tục bồi dưỡng  <br /> thêm<br /> cho HS vào buổi thứ hai của tuần đó.<br /> + Ngoài ra, GV bồi dưỡng phối hợp với GVCN ôn luyện thêm cho học <br /> sinh<br />  những kiến thức đó vào những tiết luyện buổi chiều.<br />     Sau đây là một số biện pháp, giải pháp cụ thể:<br /> 1.1.Giải pháp 1:<br /> * Cách làm để hoàn thành vòng thi.<br />    Để  hoàn thành vòng thi (  ở  các vòng tự  luyện) các em phải đạt ít nhất  <br /> 75% tổng số  điểm trong vòng thi tức là phải đạt từ  225 điểm trở  lên. Trong <br /> một vòng thi có 3 bài, mỗi bài có giá trị 100 điểm và phải hoàn thành trong thời  <br /> gian 20 phút. ở mỗi vòng thi đều có một bài là 20 ô số, hoặc là chọn cặp bằng  <br /> nhau, hoặc là chọn giá trị  tăng dần. Để  lấy 100 điểm  ở  bài thi không khó  <br /> (không được chọn sai quá 3 lần) các em hãy kẻ  trước 20 ô số  rồi  ấn vào thi, <br /> nhập các giá trị  số  hoặc các phép tính vào các ô sau đó chọn dạng, chọn kết  <br /> quả trước vào các ô số rồi đưa vào nhập máy. Bài thi thứ hai là giải nhanh các <br /> bài toán nâng cao trong chương trình đã học, có những bài toán rất lạ  và khó. <br /> Vậy các em hãy đọc hết một lượt các bài toán và giải trước các bài toán mà các <br /> em đã hiểu và giải được để lấy điểm. Thời gian còn lại mới tư duy đến các bài  <br /> toán lạ và tiếp tục hoàn thành cho đến khi hết thời gian cho phép. Bài thi thứ ba  <br /> là kiểu bài “Vượt chướng ngại vật”. Các em phải vượt qua 3/5 chướng ngại  <br /> vật của bài thi mới hoàn thành, các chướng ngại vật ở đây là giải các bài toán <br /> rất khó. Cách để vượt qua các chướng ngại vật là khi gặp một bài toán mà các  <br /> <br /> <br /> 6<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> em không hiểu gì về  bài toán đó thì chọn giải pháp “bỏ  qua” để  tìm một bài <br /> khác hiểu hơn.<br /> * Cách làm để có nick cao điểm nhất.<br /> Theo tâm lý của các em luôn muốn tên của mình đứng  ở  ngôi vị  đầu <br /> trang tổng hợp các nick giải toán của khối mình, trường mình mà để  có tên  <br /> mình đứng ngôi đầu danh sách thì nick của em đó phải là cao điểm nhất, thời <br /> gian hoàn thành của nick đó ít nhất. Muốn vậy, các em phải lập nhiều nick  <br /> ( khoảng 10 nick ) và chọn một nick chính. Khi lần lượt vào thi các nick thì đến <br /> nick chính hầu như  cách giải và đáp án các bài toán đã nhớ  hoàn toàn, bởi thế <br /> vòng thi của nick đó sẽ cho kết quả cao nhất và ít thời gian nhất.<br /> * Cách làm để hoàn thành bài thi mà tốn ít thời gian.<br /> Trong mỗi vòng thi có một bài thi là 20 ô số  như đã nói ở trên, mỗi ô số <br /> là một giá trị số hoặc một phép tính, có khi là một biểu thức. Vậy để tốn ít thời <br /> gian cho bài thi này các em hãy đưa về  cùng dạng (cùng tử  số, cùng mẫu số,  <br /> cùng hỗn số, cùng số thập phân...) nếu là để so sánh chọn giá trị tăng dần. Dựa  <br /> vào các tính chất ( rút gọn, quy đồng nhanh, nhẩm kết quả  theo chữ  số  tận  <br /> cùng,...) nếu là để chọn cặp bằng nhau. Ở bài thi này sau khi chọn đúng và còn <br /> 3 cặp ô số thì dùng cách chọn ngẫu nhiên để kết thúc sớm. <br /> Ban tổ  chức hội thi các cấp không cho thí sinh mang máy tính cầm tay <br /> vào phòng thi theo điều lệ. Đối với học sinh giỏi, khi đã tìm ra được hướng  <br /> giải thì phần còn lại chỉ là thời gian, còn đã không tìm được hướng giải thì thời <br /> gian   chỉ   là   vô   vị.   Hướng   dẫn   các   em   sử   dụng   “công   cụ”   trong   giải   Toán <br /> ViOlympic là điều cần thiết vì ở đó cần nhập kết quả đúng và nhanh. Khi các <br /> em đã tìm được cách giải cho một bài toán thì máy tính cầm tay là công cụ đắc <br /> lực để giúp các em kết thúc sớm bài toán đó dành thời gian còn lại cho các bài  <br /> toán sau, vậy tại sao các em không lấy công cụ đó trên màn hình máy tính.<br /> Vào Start / programs / accssories / calculator.<br /> 1.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán  trong một <br /> vòng thi.<br /> * Kiểu bài “Chọn cặp bằng nhau”<br /> Để  hoàn thành bài tập này ngoài kiến thức toán học vững chắc, cần <br /> hướng dẫn các em có kĩ năng nhẩm nhanh các ô chứa phép tính, ô cần rút gọn, <br /> chuyển từ hỗn số  về  phân số, chuyển từ  tỉ  số  phần trăm về  phân số, chuyển  <br /> đổi   về   cùng   đơn   vị   đo,   nhân   chia   nhẩm   với   10;   100;   1000...với   0,1;   0,01;  <br /> 0,001...phát hiện tính chất một số  nhân một tổng, một số  nhân một hiệu, tính <br /> chất chữ  số  tận cùng, tính giá trị  phần trăm của một số, nhân chia số  đo thời <br /> gian... <br /> 7<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> Hướng dẫn các em nhẩm nhanh các ô có thể để xóa bớt các ô trong tổng <br /> số  20 ô của bài toán làm giảm bớt sự  căng thẳng thần kinh khi nhìn 20 ô đầy <br /> những phép tính và những con số đủ các loại đơn vị đo.<br /> Với những ô chứa phép tính phức tạp cần tính nháp chính xác trước khi <br /> chọn cặp bằng nhau. <br /> Trong trường hợp còn 3 cặp cuối cùng thì cho phép chọn ngẫu nhiên để <br /> kết thúc bài thi.( trường hợp chưa chọn sai lần nào)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> * Kiểu bài “ Chọn giá trị tăng dần”<br /> Ở kiểu bài này hướng dẫn các em kẻ sẵn 20 ô số, nhập hết các giá trị số <br /> hoặc các phép tính vào ô số. Hướng dẫn các em vận dụng tính chất so sánh hai <br /> số  tự  nhiên, hai số  thập phân, hai phân số, hai hỗn số,   hai đơn vị  đo trong  <br /> bảng; Tính giá trị số; ... để lựa chọn những giá trị nhỏ hơn. VD: hai phân số có <br /> tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.<br /> Với những ô không cùng đơn vị  đo, không cùng giá trị  thì phải đưa về <br /> cùng đơn vị  đo. Những ô chứa phép tính cần tính nháp chính xác trước khi  <br /> chọn. <br /> Trong trường hợp còn 3 ô cuối cùng thì cho phép chọn ngẫu nhiên để kết <br /> thúc bài thi.( trường hợp chưa chọn sai lần nào)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 8<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> * Kiểu bài “Đừng để tiền rơi”; “Đập dế”; <br /> Kiểu bài này cùng dạng với kiểu bài “Tìm cặp bằng nhau” Vận dụng các <br /> kĩ năng tính nhẩm, ước lượng, rút gọn, quy đồng mẫu, quy đồng tử, đổi đơn vị <br /> đo... để hoàn thành bài tập này. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> * Kiểu bài “ Điền số  vào chỗ  chấm”. “Mười hai con giáp”.   Đây là <br /> các kiểu bài có cùng đặc điểm là giải các bài toán có lời văn liên quan đến 23  <br /> 9<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> dạng toán ở Tiểu học từ cơ bản đến nâng cao hoặc vận dụng các tính chất của <br /> Toán học để  hoàn thành bài thi. Một số  bài toán lạ  và khó hiểu sẽ  được đưa <br /> vào chuyên đề để quý bạn đọc tham khảo.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> 1.3.Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán cụ  thể  theo  <br /> từng dạng.<br /> Trong rất nhiều tài liệu hướng dẫn học sinh giỏi giải toán  ở  Tiểu học <br /> thì  nội  dung bồi dưỡng  giải toán Violympic  đã được  cụ  thể  trong tài liệu <br /> “Hướng dẫn giải chi tiết toán violympic lớp 4­5”. Tuy nhiên vẫn còn một số <br /> dạng bài mà tài liệu chưa đưa ra hết, chưa đáp  ứng cái mà người dạy, người <br /> học cần đến, đó là: Hướng tiếp cận, các lưu ý, các kiến thức cần nhớ, các  <br /> hướng dẫn cụ  thể, dễ  hiểu. Vậy cá nhân tôi mạo muội đưa ra các dạng mà <br /> chủ quan người viết đề tài  muốn đem đến cho độc giả điều mà họ cần. <br /> * Tìm số trung bình cộng khó.<br /> Kiến thức cần nhớ.<br /> Nếu có ba số  a,b,c và số  chưa biết y mà y lớn hơn TBC của cả  4 số <br /> a,b,c,y là n đơn vị thì TBC của cả 4 số là ( a + b + c + n ) : 3 <br /> Hay (a + b + c + y ) : 4 = ( a + b + c + n ) : 3<br /> Nếu có ba số  a,b,c và số  chưa biết y mà y bé hơn TBC của cả  4 số <br /> a,b,c,y là n đơn vị thì TBC của cả 4 số là ( a + b + c ­ n ) : 3 <br />            Hay (a + b + c + y ) : 4 = ( a + b + c ­ n ) : 3<br /> Bài 1 :  Tìm số tự nhiên B ; Biết B lớn hơn  TBC của B và các số 98 ; 125 là  <br /> 19 đơn vị ? <br /> Hướng tiếp cận : Vẽ sơ đồ biểu thị bài toán.<br /> Hai số  98 và 125 phải bù cho B là 19 rồi chia cho 2 để  được số  trung  <br /> bình cộng.<br /> *** TBC của 3 số là : ( 98 + 125 + 19 ) : 2 = 121 .  <br />                                   Vậy B là : 121 + 19 = 140<br /> Bài 2 : Tìm số tự nhiên C ; biết C bé hơn  TBC của C và các số 68; 72 ; 99 là  <br /> 14 đơn vị ?<br /> *** TBC của 3 số là : [ ( 68 + 72 + 99 ) – 14 ] : 3 = 75<br /> Vậy C là : 75 – 14 =   61 <br /> <br /> * Dạng tìm số các số hạng, tìm số hạng thứ n trong dãy số cách đều.<br /> Công thức tính :  <br /> Số các số hạng của dãy = ( Số cuối – số đầu) : khoảng cách + 1.<br /> Số cuối dãy = Số đầu + khoảng cách x ( n – 1)<br /> Số đầu dãy = Số cuối – khoảng cách x ( n – 1)<br />  VD 1: Cho dãy số 1 , 3 , 5 , 7,… 2015. Dãy này có bao nhiêu chữ số ?<br /> Hướng tiếp cận:  Để tìm số chữ số ta :<br /> + Tìm xem trong dãy có bao nhiêu số hạng.<br /> 11<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> + Trong số các số đó có bao nhiêu số có 1 , 2 , 3 , 4,…chữ số.<br /> VD 2 : Cho dãy số 30 , 32 , 34,… Hỏi số hạng thứ 2014 là số nào ?<br /> HD : Số hạng thứ 2014 = 30 + 2 x ( 2014 – 1).<br /> VD 3 :  Môt day phô co 20 nha.<br /> ̣ ̃ ́ ́ ̀ Sô nh ̉ ̀ ược lanh la cac s<br /> ́ à cua 20 nha đ ̃ ̀ ́ ố<br /> ̃ ́ ́ ̉ ̉ ́ ̀ ̉<br /> chăn liên tiêp . Biêt tông cua 20 sô nha cua day phô đo la 980. Hay cho<br /> ̃ ́ ́ ̀ ̃<br /> biêt  ̀ ̀ ́ ̀ ̉<br /> ́ sô nha đâu tiên va sô nha cuôi cung cua day phô đo?<br /> ̀ ̀ ̃ ́ ́<br /> Cách giải: Tìm TB 1 số nhà: 980 : 20 = 49<br /> Tìm tổng của số nhà đầu và số nhà cuối: 49 X2 = 98<br /> Tìm hiệu giữa số nhà cuối và số nhà đầu ( 20­1) x 2 = 38 <br /> Tìm số nhà đầu: ( 98 – 38) : 2 = 30<br /> Tìm số nhà cuối: 30 + 38 = 68<br /> Giải trên mạng: Tìm TB 1 số nhà : 980 : 20 = 49<br /> Tìm số nhà đầu: 49 – ( 20 – 1)  = 30<br /> Tìm số nhà cuối: 49 + 19 = 68<br /> <br /> * Dạng tìm số tự nhiên.<br /> HD:  Ở  dạng toán này cần hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo thập <br /> phân của số, quy luật viết số nhỏ nhất, lớn nhất, ước số, bội số...<br /> Bài 1 :Tìm số có hai chữ số biết số đó bằng 9 lần tổng các chữ số của nó ?<br /> Giải theo phân tích cấu tạo số.<br /> ab = 9 x (a + b) ;   a x 10 + b = 9 x a + 9 x b ;  a x 10 – a x 9 = b x 9 – b x 1.<br /> a = b x 8  Suy ra  b = 1 và a = 8.    Số phải tìm là 81.<br /> Bài 2 :   Tìm số tự nhiên bé nhất sao cho khi chia số  đó cho 2, 3, 4, 5 và 6 thì <br /> được số dư lần lượt là 1, 2, 3, 4 và 5 ?<br /> HD : Gọi số đó là A ta có (A + 1) chia hết cho cả 2, 3, 4, 5 và 6 mà số 60  <br /> là nhỏ nhất chia hết cho các số đó nên số phải tìm là 60 – 1 = 59.<br /> Bài 3 :    Tìm số  tự  nhiên bé nhất viết bởi các chữ  số  khác nhau mà tổng các <br /> chữ số bằng 25 ?<br /> HD : Số bé nhất là số có ít chữ số nhất. Để có ít chữ số nhất thì chữ số <br /> cuối cùng là lớn nhất. suy luận như trên ta có số 1789.<br /> <br /> * Dạng tìm hai số tự nhiên, hai số thập phân.<br /> Dạng này thường liên quan đến toán Tổng – tỉ, Hiệu – tỉ mà thương là tỉ <br /> số. <br /> Bài 1:  Tìm 2 số tự nhiên biết số lớn chia cho số bé được thương là 3 dư  41 và  <br /> tổng của hai số đó là  425  ?     <br /> ­ Ta có số bé bằng 1 phần ; số lớn 3 phần (số thương)   <br /> 12<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br />   ­ Số bé = ( Tổng ­ số dư )  : số phần                          <br /> ­ Số lớn = Số bé x Thương + số dư                           <br /> Bài 2 : Tìm 2 số tự nhiên biết số lớn chia cho số bé được thương là 2 dư 9 và <br /> hiệu của hai số đó là 57 ?   <br /> ­ Ta có số bé bằng 1 phần ; số lớn 2 phần (số thương)   <br /> ­ Số bé = ( Hiệu ­ số dư )  : số phần                             <br /> ­ Số lớn = Số bé x Thương + số dư                             <br /> Bài 3:  Tìm 2 số biết thương của chúng bằng hiệu của chúng và bằng 1,25 ? <br /> 125<br />    ­ Đổi số thương ra phân số thập phân , rút gọn tối giản. Đổi 1,25 =   <br /> 100<br /> 5<br /> =   <br /> 4<br />    ­ Vậy số bé = 4 phần, số lớn 5 phần ( Toán hiệu­ tỉ)       <br />    ­ Số lớn = ( Hiệu : hiệu số phần ) x phần số lớn      <br />    ­ Số bé = Số lớn ­ hiệu                                                    <br /> Bài 4: Tìm 2 số có tổng của chúng bằng 280 và thương chúng là 0,6 ? <br /> 6<br />    Đổi số thương ra phân số thập phân , rút gọn tối giản.   Đổi 0,6 =   = <br /> 10<br /> 3<br /> 5<br />    ­ Vậy số bé = 3 phần, số lớn 5 phần ( Toán tổng­ tỉ)<br />    ­ Số lớn = ( Tổng : tổng số phần ) x phần số lớn       <br />    ­ Số bé = Tổng ­   số lớn  <br />   *  Dạng dấu hiệu số.<br /> Bài 1: Tìm hai số tự nhiên có tổng là 2013 và giữa chúng có 20 số tự nhiên khác <br /> ?<br /> ­ Hiệu của 2 số đó là : 20 x 1 + 1 = 21<br /> Bài 2 : Tìm hai số có tổng bằng 2011 và giữa chúng có tất cả 9 số chẵn ?<br /> ­ Hiệu của 2 số đó là : 9 x 2 + 1 = 19<br /> Bài 3 : Tìm hai số chẵn có tổng bằng 210 và giữa chúng có 18 số chẵn khác?<br /> ­ Hiệu của 2 số đó là : 18 x 2 + 2 = 38<br /> * Từ  các bài toán trên ta nhận ra một điều: Nếu Tổng là số  lẻ  thì Hiệu <br /> phải lẻ (+1) để (lẻ ­ lẻ) = chẵn chia hết cho 2, còn Tổng chẵn thì Hiệu chẵn (+ <br /> 2) để (chẵn – chẵn ) = chẵn chia hết cho 2.<br /> 51<br /> Bài 4 : Tìm một phân số có mẫu số hơn tử số 52 đơn vị và bằng phân số <br /> 85<br /> <br /> <br /> <br /> 13<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> 51 3<br /> ­ Rút gọn     =   (giải theo toán hiệu­ tỉ   ­ Tử  số  3 phần , mẫu số  5  <br /> 85 5<br /> phần) Phân số  này không có dấu hiệu chia hết nên để  rút gọn được ta <br /> dùng “Thủ<br /> thuật” rút gọn phân số khó như sau: Lấy mẫu số trừ cho tử số được 34. rút gọn <br /> 34 cho 2 bằng 17. Như vậy 51 và 85 cùng chia hết cho 17.<br /> *  Dạng dấu tỉ số.<br /> Đây là dạng toán phổ biến nhất trong ViÔlympic Toán Tiểu học vì đó là <br /> dạng Toán mà học sinh phải huy động tối đa năng lực tư duy, phân tích và tổng <br /> hợp để tìm ra được tỉ số của bài toán trước khi giải bài toán. Cũng ở dạng này <br /> nhiều thầy cô, phụ huynh và học sinh đành chịu thua trước những bài toán lạ.<br /> Bài 1: Cho hai số có hiệu bằng 32. Biết số bé bằng 60% trung bình cộng hai số <br /> .Tìm số lớn ? <br /> 3 3<br /> ­ Ta suy luận: Số  bé bằng  trung bình cộng hai số  hay số  bé bằng <br /> 5 10<br /> 3<br /> tổng hai số, suy ra số bé bằng   số lớn . ( Giải theo toán hiệu ­ tỉ )<br /> 7<br /> 1<br /> Bài 2 : Tổng của 2 số  là 1008 . Nếu lấy số  thứ  nhất nhân với   , số  thứ  hai <br /> 3<br /> 1<br /> nhân   thì tích của chúng bằng nhau . Tìm 2 số đó ? <br /> 5<br /> ­ Ta lấy mẫu số  nhân thứ  nhất làm tử và lấy mẫu số  nhân thứ  hai làm <br /> mẫ u  <br /> 3<br /> ­Ta có : số thứ nhất = số thứ hai ( Giải theo toán tổng ­ tỉ ) <br /> 5<br /> Bài 3 : Tìm hai số  tự nhiên biết hiệu  của chúng  là 68 . Nếu lấy số  thứ nhất  <br /> 1 1<br /> chia cho   , số thứ hai chia    thì kết quả của chúng bằng nhau  ? <br /> 4 5<br /> 1 1<br /> ­ Ta thấy chia cho  tức là nhân cho 4, chia  tức là nhân cho 5.<br /> 4 5<br /> 5<br /> ­Ta có : số thứ nhất = số thứ hai ( Giải theo toán hiệu ­ tỉ ) <br /> 4<br /> Bài 4 :  Cho 3 số có tổng 181,66. Biết nếu đem số thứ nhất nhân với 2 ; Số thứ <br /> hai nhân với 3 ; Số  thứ  ba nhân với 5 thì ba kết quả  bằng nhau. Tìm số  thứ <br /> hai ?<br /> HD : Bài toán dễ  nhầm lẫn ba số  có tổng số  phần là( 2 + 3 + 5 =10  <br /> phần). ở đây ta phải tìm một (bội số) chia hết cho 2 ; 3 và 5 ( số 30). <br /> Như vậy ST I có 30 : 2 = 15 phần ; ST II có 30 : 3 = 10 phần và ST III có <br /> 30 : 5 = 6 phần. <br /> 14<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> Tổng có ( 15 + 10 + 6 ) = 31 phần.<br /> * Dạng (Công việc chung) cùng làm, cùng chảy.<br />   Kiến thức cần nhớ.<br /> a. Loại toán này cũng thể hiện rõ mối quan hệ đại lượng (cùng chiều) và <br /> (ngược chiều) trong các tình huống phức tạp hơn bài toán về quy tắc tam suất.<br /> b. Chú ý :<br /> ­ Ta có thể  hiểu 1 công việc như  là 1 đơn vị. Do đó có thể  biểu thị  1 <br /> công việc thành nhiều phần bằng nhau (phù hợp với các điều kiện của bài <br /> toán) để thuận tiện cho việc tính toán.<br /> ­ Sử dụng phân số được coi là thương của phép chia hai số tự nhiên.<br /> Bài 1 : Người thứ nhất làm một mình xong công việc trong 24 ngày. Người thứ <br /> hai làm một mình xong công việc dó trong 12 ngày. Cả hai người cùng làm thì <br /> mất bao nhiêu ngày ? <br /> 1<br /> HD : Người thứ nhất 1 ngày làm được 1 : 24 =  công việc. Người thứ <br /> 24<br /> 1<br /> hai 1 ngày làm được 1 : 12 = <br /> công việc. Cả  hai người trong một ngày làm <br /> 12<br /> 1 1 1 1<br /> được   +  = công việc. Số  ngày để  hai người cùng làm xong là 1 :  = 8 <br /> 24 12 8 8<br /> ngày.<br /> Bài 2 : Nếu mở cả hai vòi thì sau 2 giờ  bể đầy. Nếu mở một vòi thứ  nhất thì  <br /> sau 3 giờ bể đầy. Hỏi nếu chỉ mở vòi thứ hai thì bao lâu bể đầy ? <br /> 1<br /> HD : Cả  hai vòi 1 giờ  chảy được 1 : 2 =  bể. Vòi thứ nhất 1 giờ chảy <br /> 2<br /> 1 1 1 1<br /> được 1: 3 =  bể. Vòi thứ  hai trong 1 giờ chảy được   ­   =   bể.   Mở  vòi <br /> 3 2 3 6<br /> 1<br /> thứ hai thì bể đầy sau số giờ là 1 :  = 6 giờ .<br /> 6<br /> * Dạng bài về dấu hiệu chia hết:<br /> Dạng1:  Tìm chữ số chưa biết theo dấu hiệu chia hết<br /> VD: Thay a, b trong số 2014ab bởi chữ số thích hợp để số này đồng thời  <br /> chia hết cho 2; 5 và 9.<br /> HD: Số 2014ab đồng thời chia hét cho 2 và 5 nên b = 0. Số này chia hết  <br /> cho 9 nên tổng các chữ  sô của nó chia hết cho 9. Vậy (2 + 0 + 1 + 4 + 0 + a)  <br /> chia hết cho 9 hay 7 + a chia hết cho 9 nên a = 2.<br /> Dạng2:   Tìm số tự nhiên theo dấu hiệu chia hết.<br /> VD: Một số nhân với 9 được kết quả là 18064807*. Hãy tìm số đó?<br /> <br /> 15<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> HD: Số 18064807* chia hết cho 9 nên (1  + 8 + 0 + 6 + 4 +  8 + 0 + 7 + *)  <br /> chia hết cho 9, hay 34 + * chia hết cho 9 suy ra *= 2. Số cần tìm là: 180648072 : <br /> 9 =  20072008.<br /> Dạng3:   Các bài toán có lời văn:<br /> VD: An mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo để về lớp liên hoan. An đưa cho <br /> cô bán hàng 4 tờ mỗi tờ 50 000 đồng và được trả lại 72 000 đồng. Hỏi cô bán <br /> hàng trả tiền đúng hay sai?<br /> HD: Vì số 12 và 18 đều chia hết cho 3 nên số tiền mua 18 gói bánh và 12 <br /> gói kẹo phải là số chia hết cho 3. Số tiền mua hàng của An là : 4 x 50 000 – 72 <br /> 000 = 128 000 đồng. Vì số  128 000 không chia hết cho 3 nên cô bán hàng tính  <br /> sai.<br /> * Dạng toán chuyển động đều<br />  Kiến thức cần nhớ :<br /> *Thời gian đi  =  Thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).<br /> * Thời gian đến = Thời gian khởi hành + thời gian đi +thời gian nghỉ (nếu có).<br /> *Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có ).<br /> *Quãng đường đi được (trong cùng một thời gian) tỉ lệ thuận với vận tốc.<br /> *Vận tốc và thời gian (đi cùng một quãng đường) tỉ lệ nghịch với nhau.<br /> Dạng hai động tử chạy ngược chiều :<br /> Thời gian gặp nhau = Quãng đường : Tổng vận tốc .<br /> Quãng đường = thời gian gặp nhau x Tổng vận tốc.<br /> Dạng hai động tử chạy cùng chiều :<br /> Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : Hiệu hai vận tốc.<br /> Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau.<br /> Dạng chuyển động trên dòng nước:<br /> Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng nước.<br /> Vận tốc ngược dòng = vận tốc của vật  ­  vận tốc dòng nước.<br /> Vận tốc của vật = (Vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng.) : 2<br /> Vận tốc dòng nước =  Vận tốc xuôi dòng ­ vận tốc ngược dòng.) : 2<br /> Dạng chuyển động có chiều dài đáng kể:<br /> *Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một cột điện thì:<br /> Thời gian chạy qua cột điện  =  L : vận tốc đoàn tàu.<br /> **Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một cái cầu có chiều dài d thì:<br /> Thời gian chạy qua cái cầu = (L + d) : Vận tốc đoàn tàu.<br /> ***Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều :<br /> Thời gian đi qua nhau = cả quảng đường : Tổng vận tốc. <br /> ****Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một ô tô đang chạy cùng chiều :<br /> 16<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> Thời gian đi qua nhau = cả quảng đường : Hiệu vận tốc. <br /> * Dạng toán liên quan tới tỉ số phần trăm:<br /> Ngoài 3 dang toán liên quan đến tỉ  số  phần trăm đã học trong chương  <br /> trình thì Toán ViÔlympic còn có một số dạng được nâng cao hơn hoặc áp dụng <br /> trong cuộc sống như sau.<br />  Bài 1 : Nếu giảm độ  dài cạnh của một hình vuông đi 10 % thì diện tích của <br /> hình đó giảm đi bao nhiêu phần trăm ?    (giảm thì lấy 100 trừ đi số cho giảm )<br /> ­ Diện tích giảm là : a x a x 100% ­ a x 90% x a x 90%     ( giảm thì a x a  <br /> x 100 đứng trước ) =         1   ­     0,9 x  0,9  = 0,19 x 100 = 19%<br />  Bài 2  : Nếu tăng độ dài cạnh của một hình vuông thêm 10 % thì diện tích của  <br /> hình đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm ?(Tăng thì lấy 100 trừ  đi cho số  cho  <br /> tăng) <br /> ­ Diện tích tăng là : a x 110% x a x 110% ­  a x a x 100%   (Tăng thì a x a  <br /> x 100 đứng sau )     =       1,1  x       1,1    ­       1      =  0,21 x 100 = 21%<br /> Bài 3 : Nếu giảm số C  đi 37,5 % của nó thì ta được số D . Hỏi phải tăng số D <br /> thêm  bao nhiêu phần trăm để được số C ? <br /> ­ Ta có : D = C x ( 100% ­ 37,5 % ) = C x 62,5%<br /> 100 160<br /> Vậy  C = D : 62,5% =D :   = D x   = 1,6 x 100 = 160 %<br /> 160 100<br />             Số D phải  tăng thêm là : 160% ­ 100% = 60%<br /> * Dạng bài hình học<br /> Một số lưu ý:<br /> ­ Hai tam giác có diện tích bằng nhau khi chúng có đáy bằng nhau (hoặc <br /> đáy chung), chiều cao bằng nhau (hoặc chung chiều cao).<br /> ­ Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì chiều cao của 2 tam giác  ứng  <br /> với 2 cạnh đắy bằng nhau đó cũng bằng nhau.<br /> ­ Hai hình tròn có bán kính (hoặc đường kính) gấp nhau bao nhiêu lần thì <br /> chu vi của chúng cũng gấp nhau bấy nhiêu lần.<br /> Hướng tiếp cận: Với dạng bài hình học cần rèn cho học sinh có kĩ năng <br /> vẽ  hình, vẽ  thêm các đoạn thẳng để  có hình mới, cắt ghép hình và các kiến <br /> thức về lật ngược công thức để tìm yếu tố chưa biết của bài toán.<br /> VD1:  Vận dụng kĩ năng vẽ hình, vẽ thêm đoạn thẳng để  có hình mới , <br /> kiến thức lật ngược công thức để tìm ẩn số.<br /> Một hình thang có diện tích là 361,8 m2. Hiệu hai đáy là 13,5m. Tính mỗi <br /> đáy,   biết   rằng   tăng   đáy   lớn   5,6m   thì   diện   tích   tăng   thêm   33,6m2..(Bài   toán <br /> Violympic vòng 13/2014).<br /> <br /> 17<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> HD: Ở bài toán này cần hướng dẫn các em biết vẽ hình theo đề toán, lật <br /> ngược công thức tính diện tích tam giác để tìm chiều cao, lật ngược công thức  <br /> tính diện tích hình thang để tìm tổng hai đáy và cuối cùng vận dụng công thức <br /> tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu để tìm mỗi đáy.<br /> Giải:<br /> Chiều cao hình thang là:  Diện tích tăng x 2 :  Đáy tăng  = 12m.<br /> Tổng hai đáy hình thang là:   Diện tích hình thang x 2 :   chiều cao =  <br /> 60,3m.<br /> Đáy bé hình thang là: (60,3 – 13,5 ) : 2 = 23,4m.<br /> Đáy lớn  hình thang là: 60,3 – 23,4 = 36,9m.<br /> 3. Hiệu quả khi áp dụng<br /> Qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán qua Internet, tôi thấy <br /> được một số kết quả như sau:<br /> ­ Cán bộ quản lý: Có thêm một số kinh nghiệm trong công tác này:  công  <br /> tác tổ chức chỉ đạo thực hiện.<br /> ­ Đội ngũ giáo viên: Vận dụng được một số thao tác trên máy thành thạo <br /> hơn về  sử  dụng máy tính, có kiến thức và kĩ năng vững vàng hơn khi hướng <br /> dẫn học sinh giải toán.<br /> ­ Học sinh: Học sinh có kĩ năng tính toán, khắc sâu được kiến thức môn  <br /> học chất lượng môn học của các em cũng tiến bộ hơn. Phấn khởi vì những gì <br /> đạt được qua đợt tham gia giải toán này (sự  tự  tin bản thân, tích cực học tập,  <br /> thân thiện hơn với trường học, thầy cô, bạn bè trong và ngoài nhà trường qua  <br /> giao lưu  ở  sân chơi, phát huy được năng khiếu Toán học và kĩ năng sử  dụng  <br /> máy tính cũng như kĩ năng giải toán...)<br /> ­ Đối với trường: Tạo được uy tín cao hơn đối với lãnh đạo địa phương  <br /> cũng như đối với Cha mẹ học sinh, với các trường bạn góp phần nâng cao chất  <br /> lượng giáo dục của huyện nhà. <br /> ­ Phát huy được chủ  trương xã hội hóa giáo dục: các đoàn thể, Cha mẹ <br /> học sinh đã hỗ trợ tích cực cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục.<br /> Kết quả  cụ  thể  về  số  lượng và chất lượng qua các năm học đạt được  <br /> như sau<br /> <br /> Năm học Khối Số HS Đạt cấp  Đạt  Đạt  Thi cấp <br /> dự thi trường cấp  cấp  quốc <br /> Huyện tỉnh gia<br /> 2014 ­ 2015 4 7 6 4 2<br /> 5 8 7 5 3 1<br /> 18<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> 2015­ 2016 4 9 8 4 2<br /> 5 8 6 4 3<br /> 2016 ­ 2017 4 17 16 4 3<br /> 5 11 9 2 2<br /> <br /> <br /> C. Phần kết luận, kiến nghị <br /> I.Kết luận<br /> Để việc bồi dưỡng học sinh giải Toán trên Internet đạt hiệu quả, trước  <br /> hết phải đề  cập đến việc giảng dạy kiến thức cơ  bản và kiến thức nâng cao <br /> từ  trong các buổi học chính khóa. Có như  vậy mới làm nền móng vững chắc <br /> cho việc tiếp thu kiến thức cao hơn, từ đó rèn thao tác nhanh nhẹn, chính xác, <br /> thông minh trong tính toán. Nếu các em bước vào vòng thi sau yếu tố kiến thức  <br /> là yếu tố  về  thời gian được tính để  xếp giải. Bởi vậy người giáo viên phải  <br /> trang bị cho các em không những về kiến thức mà còn trang bị cho các em tính  <br /> quyết đoán để  xử  lí tình huống trong khi thi. Chính vì thế, vai trò của người <br /> giáo viên trong việc hướng dẫn là vô cung quan trọng, đòi hỏi người giáo viên <br /> phải có lòng đam mê và nhiệt tình với công việc, đồng thời phải có kiến thức  <br /> vững vàng, phương pháp linh hoạt và làm thế nào để hướng dẫn học sinh xác  <br /> định hướng giải quyết các bài toán khó, muốn làm được việc này giáo viên <br /> phải thường xuyên tham khảo tài liệu hướng dẫn các chuyên đề  bồi dưỡng  <br /> học sinh giỏi, cập nhật thông tin từng vòng thi để có cơ  sở nghiên cứu thực tế <br /> các dạng toán và có cách giải cho phù hợp. Để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả thì  <br /> cần rất nhiều yếu tố, vì vậy chúng ta  cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể <br /> sau:<br /> Làm tốt khâu lựa chọn đội ngũ học sinh có tố  chất thông minh, có tinh  <br /> thần học tập tốt, thành lập đội tuyển dự thi ngay từ đầu năm học.<br /> Giáo viên bồi dưỡng phải đăng kí thành viên Violympic với tư  cách là <br /> học sinh để  thường xuyên cập nhật đề  thi từng vòng từ  hệ  thống để  nghiên <br /> cứu giáo án phù hợp cho các em.<br /> Khi hướng dẫn các em làm bài cần chỉ ra cho các em tự mình nhận dạng <br /> các  bài toán trên cơ sở đó mà áp dụng các quy tắc để  thực hiện nhanh các bài <br /> tập. <br /> Giáo viên phải biết tải và cài đặt phần mền tự luyện của Violympic để <br /> giúp các em có thể làm bất cứ thời gian nào.<br /> II.Kiến nghị:<br /> * Đối với nhà trường: <br /> 19<br /> Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />  Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br /> Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br /> <br /> <br /> ­Phổ  biến nội dung, ý nghĩa và lợi ích của cuộc thi cho tất cả học sinh, <br /> phụ  huynh để  hưởng  ứng và đưa ra nội dung này vào tiêu chí thi đua đối với <br /> giáo viên.<br /> ­ Hướng dẫn cụ thể cách đăng kí thành viên, cách tham gia thi và cho học  <br /> sinh thi thử ngay .<br /> ­Thành lập hội đồng tư vấn về giải toán trên Internet, các thành viên hội <br /> đồng đăng kí thành viên và tham gia thi dưới danh nghĩa là học sinh của khối <br /> lớp mình đang dạy để  chủ  động khai thác kiến thức và tư  vấn giúp đỡ  học <br /> sinh, phụ huynh khi cần.<br /> ­ Qua mỗi vòng thi, cập nhật thông tin về kết quả thi của các em để đánh <br /> giá, khen ngợi, động viên các em tiếp tục tham gia thi<br />    ­ Tổ chức nghiêm túc kì thi cấp trường.<br /> * Đối với phụ huynh có con tham gia thi:<br />            Cần quan tâm tạo điều kiện hơn về  mặt thời gian trong các buổi bồi  <br /> dưỡng để  các em tham gia  đầy đủ  cũng như  trang bị  máy móc có kết nối  <br /> Internet ở nhà để các em chủ động trong các vòng thi tự luyện.<br /> Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi, bản thân tôi đã áp dụng vá <br /> rút ra trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4­5  giải toán Violympic. <br /> Nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa hoàn chỉnh. Rất mong các <br /> đồng chí, đồng nghiệp tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để đề tài được hoàn <br /> chỉnh và khả thi hơn.<br /> <br /> Ea Bông, ngày 20 tháng 3 năm 2017 <br /> Người viết <br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                             Lương Thị Thanh Hương<br /> <br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> 1. Các vòng thi Violympic năm học 2014­2015 đến năm học 20136­2017.<br /> 2. Tự luyện Violympic Toán 4; Toán 5 của Nhà xuất bản Giáo dục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2