intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn do Orientia tsutsugamushi tsutsugamushi và Rickettsia được điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện TWQĐ 108 (01/2014 - 6/2019)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng có giá trị phân biệt ở bệnh nhân (BN) nhiễm khuẩn do Orientia tsutsugamushi và Rickettsia phân lập được. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả ca bệnh trên 50 BN được chẩn đoán sốt do Orientia tsutsugamushi và 38 BN được chẩn đoán sốt do Rickettsia điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện TWQĐ 108.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn do Orientia tsutsugamushi tsutsugamushi và Rickettsia được điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện TWQĐ 108 (01/2014 - 6/2019)

  1. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2020 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN DO ORIENTIA TSUTSUGAMUSHI TSUTSUGAMUSHI VÀ RICKETTSIA ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 VÀ BỆNH VIỆN TWQĐ 108 (01/2014 - 6/2019) Nguyễn Hoàng Thành1, Phạm Văn Chung2, Hoàng Tiến Tuyên1 TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng có giá trị phân biệt ở bệnh nhân (BN) nhiễm khuẩn do Orientia tsutsugamushi và Rickettsia phân lập được. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả ca bệnh trên 50 BN được chẩn đoán sốt do Orientia tsutsugamushi và 38 BN được chẩn đoán sốt do Rickettsia điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện TWQĐ 108. Kết quả: BN nhiễm Rickettsia phân bố nhiều hơn ở thành thị (68,4%); ngược lại, BN nhiễm khuẩn do Orientia tsutsugamushi phân bố nhiều hơn ở khu vực ngoài thành thị (64%); BN nhiễm khuẩn do Orientia tsutsugamushi phơi nhiễm với đồng ruộng và gặp ở bộ đội dã ngoại cao hơn có ý nghĩa thống kê so với BN nhiễm khuẩn do Rickettsia (p < 0,05). BN nhiễm khuẩn do Rickettsia có thời gian nhập viện sau khi bị bệnh > 1 tuần nhiều hơn nhóm Orientia tsutsugamushi. Tổn thương da - niêm mạc, hệ võng nội mô gặp nhiều hơn ở nhóm Orientia tsutsugamushi với tỷ lệ vết loét điển hình 70%, xung huyết da 60%; BN Rickettsia có tỷ lệ ban dát sẩn cao hơn (39,5%); triệu chứng hô hấp gặp nhiều hơn ở nhóm Orientia tsutsugamushi với tỷ lệ ran nổ 36%. Giá trị bạch cầu 4 - 10 G/l ở nhóm Orientia tsutsugamushi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm Rickettsia; mức tăng PCT ở nhóm Orientia tsutsugamushi nhiều hơn nhóm Rickettsia; tràn dịch màng phổi ở nhóm Orientia tsutsugamushi là 30,8%, ở nhóm Rickettsia là 8,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Việc so sánh các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN nhiễm khuẩn do Orientia tsutsugamushi và Rickettsia giúp định hướng chẩn đoán sớm, từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời, hạn chế tử vong. * Từ khóa: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng; Orientia tsutsugamushi; Rickettsia. 1 Bộ môn - Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y 2 Bệnh viện TWQĐ 108 Người phản hồi: Nguyễn Hoàng Thành (hoangthanh27081991hvqy@gmail.com) Ngày nhận bài: 14/8/2020 Ngày bài báo được đăng: 23/9/2020 25
  2. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2020 Comparison of Clinical and Subclinical Characteristics in Patient with Infection Caused by Orientia Tsutsugamushi and Rickettsia at Military Hospital 103 and Central Military Hospital 108 (01/2014 - 6/2019) Summary Objectives: To identify some clinical and subclinical features that distinguish between infectious patients isolated by Orientia tsutsugamushi and Rickettsia. Subjects and methods: Retrospective combined prospective, descriptive cases in 50 patients diagnosed fever caused by Orientia tsutsugamushi and 38 patients diagnosed fever caused by Rickettsia were treated at 103 Military Hospital and 108 Central Military Hospital. Results: Patients with Rickettsia infection were more prevalent in urban areas (68.4%); in contrast, infections caused by Orientia tsutsugamushi was distributed more in outside urban areas (64%); the incidence of patients with infections caused by Orientia tsutsugamushi exposed at field and picnic soldiers were significantly higher than those infected with Rickettsia (p < 0.05). The number of patients infected with Rickettsia whose hospitalization lasted more than 1 week were higher than the Orientia tsutsugamushi group. Skin - mucosal lesions, endothelial system were common in Orientia tsutsugamushi group with typical ulcer (70%), congested skin (60%), Rickettsia patients had higher rate of maculopapular rash (39.5%); respiratory symptoms were more common in the Orientia tsutsugamushi group with explosive rale 36%. The leukocyte values of 4 - 10 G/L in the group of infections caused by Orientia tsutsugamushi were significantly higher than those of Rickettsia group; the increase in PCT of Rickettsia group was lower than that of Orientia tsutsugamushi group; patients with uremia increased in the Orientia tsutsugamushi group more than the Rickettsia group; pleural effusion in the Orientia tsutsugamushi group 30.8% of the corresponding damage on Rickettsia group 8.8%, the difference was statistically significant with p < 0.05. Conclusion: The comparison of clinical and subclinical characteristics of patients with infection caused by Orientia tsutsugamushi and Rickettsia will help physicians diagnose and treat timely to reduce the cost of treatment and limit deaths. * Keywords: Clinical and subclinical characteristics; Orientia tsutsugamushi; Rickettsia. ĐẶT VẤN ĐỀ bệnh chưa thực hiện được tại nhiều cơ Rickettsiaceae là họ trực khuẩn gram sở y tế vì hạn chế về phương tiện xét âm ký sinh bắt buộc nội bào, gồm 2 chi nghiệm. Do đó, chẩn đoán bệnh do lớn là Orientia tsutsugamushi và Rickettsia. Rickettsiaceae gặp rất nhiều khó khăn. Rickettsiosis là bệnh lây truyền thông qua Việc so sánh các đặc điểm lâm sàng, cận trung gian truyền bệnh là các động vật lâm sàng ở BN nhiễm khuẩn do Orientia chân đốt như mò, ve, mạt, bọ chét; với tsutsugamushi và Rickettsia giúp định biểu hiện lâm sàng đa dạng, triệu chứng hướng chẩn đoán sớm, từ đó có kế nổi bật: Sốt cao, giãn mạch, ban dát sẩn, hoạch điều trị kịp thời, hạn chế tử vong. vết loét, sưng hạch và trạng thái Typhos. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi Các tác nhân gây bệnh trên không thể tiến hành nghiên cứu này nhằm: So sánh nuôi cấy ở môi trường thông thường, một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong khi phương pháp sinh học phân tử ở BN nhiễm khuẩn do Orientia tsutsugamushi có giá trị để chẩn đoán xác định mầm và Rickettsia. 26
  3. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2020 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP - Hồi cứu 62 BN nhiễm khuẩn do NGHIÊN CỨU Orientia tsutsugamushi và Rickettsia nhập viện điều trị từ 01/2014 - 5/2018. 1. Đối tượng nghiên cứu - Tiến cứu 26 BN nhiễm khuẩn do 88 BN, trong đó 50 BN nhiễm khuẩn Orientia tsutsugamushi và Rickettsia do Orientia tsutsugamushi và 38 BN nhập viện điều trị từ 6/2018 - 6/2019. nhiễm khuẩn do Rickettsia được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y Thu thập số liệu qua bệnh án lưu trữ, 103 và Viện Lâm sàng các bệnh Truyền tất cả bệnh án nghiên cứu được đăng ký nhiễm, Bệnh viện TWQĐ 108 từ 01/2014 theo mẫu biểu thống nhất. - 6/2019. * Nội dung nghiên cứu: * Tiêu chuẩn lựa chọn: - Đặc điểm chung của BN nhiễm khuẩn Bệnh nhân đáp ứng tiêu chí của Trung do Rickettsiaceae; so sánh đặc điểm của tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) đối với 2 nhóm về phân bố theo nhóm tuổi, giới, khu vực thành thị, tiền sử bệnh, tiền sử bệnh Tick - Borne Rickettsia - 2008 [5]: hoạt động phơi nhiễm với các yếu tố nguy - Sốt > 380C và có ít nhất một trong cơ gây bệnh. các triệu chứng: Nhức đầu, đau cơ, sẩn, - So sánh triệu chứng lâm sàng giữa 2 nổi mề đay, thiếu máu, giảm bạch cầu, nhóm: Đặc điểm sốt (thời gian sốt trước giảm tiểu cầu hoặc tăng enzyme gan nhập viện, khởi phát, tính chất, nhiệt độ bất kỳ. cao nhất), da - niêm mạc, đặc điểm vết - Phát hiện ADN của chi Orientia loét, tụt huyết áp, tần số thở, gan to, lách tsutsugamushi hoặc Rickettsia trong mẫu to, ran tại phổi, tràn dịch ổ bụng, thay đổi máu hoặc vết loét của BN thông qua xét về ý thức, dấu hiệu màng não. nghiệm PCR. - Tìm hiểu sự khác biệt các chỉ số cận * Tiêu chuẩn loại trừ: lâm sàng giữa 2 nhóm: Số lượng bạch - Bệnh nhân mang thai, cho con bú, cầu (G/l); % neutrophil; hemoglobin (g/l); < 15 tuổi. tiểu cầu (G/l); CRP (mg/l); PCT (ng/ml); tỷ lệ prothrombin (%); bilirubin toàn phần - Đồng nhiễm với các tác nhân khác (µmol/l); albumin (g/l); enzyme gan AST, như sốt xuất huyết, virus viêm gan, HIV, ALT (IU/l); ure máu (mmol/l); creatinin sốt rét, sởi, rubbella. máu (µmol/l); biến đổi thành phần sinh - Bệnh nhân đã được hóa trị liệu điều hóa nước tiểu (hồng cầu niệu, bạch cầu trị bất kỳ bệnh ung thư nào. niệu, protein niệu); thay đổi trên X quang 2. Phương pháp nghiên cứu tim phổi; siêu âm màng phổi. Mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu và * Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS tiến cứu. 22.0. 27
  4. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2020 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. So sánh đặc điểm dịch tễ học Bảng 1: So sánh đặc điểm dịch tễ học. Orientia tsutsugamushi Rickettsia Tổng Đặc điểm p n (%) n (%) n (%) Tuổi trung bình 52,1 ± 17,9 49,5 ± 14,5 > 0,05 51 ± 16,5 Nhóm tuổi 15 - 60 32/50 (64,0) 26/38 (68,4) > 0,05 58/88 (65,9) Giới tính nam 31/50 (62,0) 24/38 (63,2) > 0,05 55/88 (62,5) Khu vực thành thị 18/50 (36,0) 26/38 (68,4) < 0,05 44/88 (50,0) Có bệnh lý nền 18/50 (36,0) 12/38 (31,6) > 0,05 30/88 (34,1) Tiền sử Điều trị tuyến trước 23/50 (46,0) 8/38 (21,1) > 0,05 31/88 (35,2) bệnh Dùng kháng sinh tuyến trước 25/50 (50,0) 14/38 (36,8) > 0,05 39/88 (44,3) Hoàn cảnh Làm ruộng vườn 28/50 (56,0) 12/38 (31,6) < 0,05 40/88 (45,5) nhiễm Bộ đội dã ngoại 12/50 (24,0) 7/38 (18,4) < 0,05 19/88 (21,6) Tuổi trung bình của BN nhóm Orientia thị (64%); sự khác biệt có ý nghĩa thống tsutsugamushi cao hơn nhóm Rickettsia; kê (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu về nơi nhóm tuổi < 60 chiếm đa số (58 BN = 65,9%), cư trú của chúng tôi khác biệt so với nam gấp đôi nữ; khác biệt chưa có ý nghiên cứu của Vũ Minh Điền và Phạm nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p > 0,05). Thị Thanh Thủy do BN của chúng tôi chủ Chênh lệch về giới ở BN sốt mò của yếu ở các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh chúng tôi tương tự nghiên cứu của Lê Bắc Trung Bộ [2, 3]. Văn An (nam 61%, nữ 39%) [1]. Tỷ lệ Bệnh nhân nhóm Orientia tsutsugamushi nam/nữ ở BN sốt mò của chúng tôi khác và nhóm Rickettsia có bệnh lý nền, được biệt so với nghiên cứu của Vũ Minh Điền điều trị tuyến trước và được dùng kháng (nam 55,2%, nữ 44,8%) và Phạm Thị sinh tại tuyến trước, sự khác biệt không Thanh Thủy (nam 50,6%, nữ 49,4%). có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). BN nhóm Theo chúng tôi, tỷ lệ nam/nữ phản ánh sự khác biệt về yếu tố phơi nhiễm cũng như Orientia tsutsugamushi phơi nhiễm với quần thể BN được điều trị tại cơ sở đồng ruộng và ở bộ đội dã ngoại cao hơn nghiên cứu [2, 3]. BN sốt do Rickettsia có ý nghĩa thống kê so với nhóm Rickettsia phân bố nhiều hơn ở thành thị (68,4%); (p < 0,05). Kết quả này tương đồng với ngược lại, BN sốt do Orientia tsutsugamushi nghiên cứu của Vũ Minh Điền (48,5%) và phân bố nhiều hơn ở khu vực ngoài thành Lê Văn An (46,8%) [1, 2]. 28
  5. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2020 2. So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Bảng 2: So sánh các triệu chứng lâm sàng. Orientia Đặc điểm tsutsugamushi Rickettsia p Tổng n (%) n (%) n (%) > 7 ngày 26/50 (48,0) 9/38 (76,3) < 0,05 35/88 (43,1) Sốt trước nhập viện X ± SD (ngày) 8,9 ± 5,25 5,81 ± 2,57 < 0,05 7,61 ± 4,55 Đột ngột 49/50 (98,0) 38/38 (100,0) > 0,05 87/88 (98,9) Sốt nóng 50/50 (100,0) 38/38 (100,0) > 0,05 88/88 (100,0) Sốt Sốt gai rét 42/50 (84,0) 27/38 (71,1) > 0,05 69/88 (78,4) Nhiệt độ cao nhất 39,4 ± 0,53 39,45 ± 0,39 > 0,05 39,42 ± 0,46 Xung huyết 30/50 (60,0) 12/38 (31,6) < 0,05 42/88 (47,7) Da niêm Ban dát sẩn 10/50 (20,0) 15/38 (39,5) < 0,05 25/88 (28,4) mạc Ban xuất huyết 1/50 (2,0) 0/38 (0,0) 1/88 (1,1) Vết loét điển hình 35/50 (70,0) 1/38 (2,6) < 0,05 36/88 (40,9) Vết loét 1 vết loét 35/35 (100,0) 1/1 (100,0) > 0,05 36/36 (100,0) Mạch nhiệt phân ly 3/50 (6,0) 0/38 (0,0) 3/88 (3,4) Tuần hoàn Tụt huyết áp 4/50 (8,0) 0/38 (0,0) 4/88 (4,5) Tần số thở 20,27 ± 2,63 18,81 ± 1,27 < 0,05 19,64 ± 2,04 Tần số thở > 25 chu kỳ/phút 3/50 (6,0) 1/38 (2,6) > 0,05 4/88 (4,5) Hô hấp Ran nổ 18/50 (36,0) 6/38 (15,8) < 0,05 24/88 (27,3) Gan to 5/50 (10,0) 3/38 (7,9) > 0,05 8/88 (9,1) Tiêu hóa Lách to 4/50 (8,0) 4/38 (10,5) > 0,05 8/88 (9,1) Tràn dịch ổ bụng 4/50 (8,0) 0/38 (0,0) 4/88 (5,5) Rối loạn ý thức 8/50 (16,0) 0/38 (0,0) 8/88 (9,1) Thần kinh Viêm màng não 5/50 (10,0) 4/38 (10,5) > 0,05 9/88 (10,2) Số lượng BN nhóm Rickettsia có thời gian nhập viện sau khi bị bệnh > 1 tuần nhiều hơn nhóm Orientia tsutsugamushi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy: Thời gian bị bệnh trung bình trước nhập viện là 10,3 ± 4,2 ngày, trong đó 23,1% nhập viện trong tuần đầu và 76,9% nhập viện trong tuần thứ 2 hoặc muộn hơn. Sự khác biệt này do nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe đã nâng cao, điều kiện tiếp cận với các cơ sở y tế cũng dễ dàng hơn, do đó thời gian nhập viện sau khởi phát sốt ngắn hơn trước đây [3]. Trên 98% BN nhóm Orientia tsutsugamushi và nhóm Rickettsia có khởi phát sốt đột ngột với tính chất sốt nóng chiếm 100%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 29
  6. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2020 2 nhóm (p > 0,05). Tỷ lệ BN khởi phát sốt đột ngột của chúng tôi cao hơn của Vũ Minh Điền là 71,9% và Phạm Thị Thanh Thủy là 64,9%. Sự khác biệt này có thể do thời điểm BN vào viện ở các nghiên cứu khác nhau, bên cạnh đó đặc điểm sốt được xác định trên cơ sở hỏi tiền sử và báo cáo của BN nên thông tin thường mang tính chủ quan [2, 3]. Tổn thương da - niêm mạc, hệ võng nội mô gặp nhiều hơn ở nhóm sốt do Orientia tsutsugamushi với tỷ lệ vết loét điển hình 70%, xung huyết da 60%, BN nhóm Rickettsia có tỷ lệ ban dát sẩn cao hơn (39,5%); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy cũng như của A Aouam và CS (không phát hiện vết loét ở BN sốt phát ban chuột). Điều này chứng tỏ vết loét là triệu chứng có giá trị chẩn đoán phân biệt 2 nhóm bệnh [3, 4]. Tỷ lệ BN ban dát sẩn của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy và các tác giả nước ngoài với nhận định: Tần suất phát ban dao động từ 20% trong nghiên cứu ở Thái Lan đến 54% trong nghiên cứu ở Texas của Taylor JP và CS [6]. Triệu chứng hô hấp gặp nhiều hơn ở nhóm Orientia tsutsugamushi với tỷ lệ ran nổ 36% có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), tương tự nghiên cứu của Vũ Minh Điền là 38,9% [2]. Bảng 3: So sánh các chỉ số cận lâm sàng. Orientia Rickettsia Tổng Đặc điểm tsutsugamushi p n (%) n (%) n (%) Bạch cầu từ 4 - 10 G/l 25/50 (50,0) 30/38 (78,9) < 0,05 55/88 (62,5) Công thức Bạch cầu N > 70% 22/50 (44,0) 25/38 (65,8) > 0,05 47/88 (53,4) máu Hb < 120 g/l 17/50 (34,0) 7/38 (18,4) > 0,05 24/88 (27,3) Tiểu cầu < 150 G/l 35/50 (70,0) 29/38 (76,3) > 0,05 64/88 (72,7) Marker 10< CRP ≤ 50 (mg/l) 3/12 (25,0) 1/2 (50,0) > 0,05 4/14 (28,6) viêm 2 ≤ PCT ≤ 10 (ng/ml) 10/26 (38,5) 1/22 (4,5) < 0,05 11/48 (22,9) Prothrombin < 70% 2/14 (14,3) 0/12 (0,0) 2/26 (5,2) Bilirubin toàn phần > 17 µmol/l 14/46 (30,4) 10/34 (29,4) > 0,05 24/80 (30,0) Chức năng Albumin < 35 g/l 27/37 (73,0) 13/23 (56,5) > 0,05 40/60 (66,7) gan AST > 200 U/l 15/50 (30,0) 8/38 (21,0) > 0,05 23/88 (26,1) ALT > 200 U/l 12/50 (24,0) 5/38 (13,2) > 0,05 17/88 (19,3) Ure > 7,5 mmol/l 10/49 (20,4) 2/36 (5,6) < 0,05 10/85 (11,8) Creatinin > 100 µmol/l 4/49 (8,2) 2/36 (5,6) > 0,05 6/85 (7,1) Chức năng Hồng cầu niệu 12/31 (38,7) 10/28 (35,7) > 0,05 22/59 (42,3) thận Bạch cầu niệu 3/31 (9,7) 3/28 (10,7) > 0,05 6/59 (11,5) Protein niệu 16/31 (51,6) 15/28 (53,6) > 0,05 31/59 (59,6) Chẩn đoán X quang có viêm phổi 21/46 (45,7) 11/33 (33,3) > 0,05 32/79 (40,5) hình ảnh Siêu âm có dịch màng phổi 12/39 (30,8) 3/34 (8,8) < 0,05 15/73 (20,5) 30
  7. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2020 Giá trị bạch cầu 4 - 10 G/l ở nhóm tăng enzyme gan cao hơn nhóm Rickettsia, Orientia tsutsugamushi cao hơn có ý tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa nghĩa thống kê so với nhóm Rickettsia thống kê (p > 0,05). Như vậy, rối loạn (p < 0,05). Các vi khuẩn thuộc họ chức năng gan là biểu hiện rất phổ biến Rickettsiaceae được biết đến là tác nhân trong sốt do Orientia tsutsugamushi. ký sinh bắt buộc nội bào nên đa số BN có Do đó, Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh Mỹ giá trị bạch cầu bình thường. Giảm tiểu (CDC) đã lấy tăng enzyme gan là 1 trong cầu ở 2 nhóm với tỷ lệ lần lượt 70% và những tiêu chí nghi ngờ BN sốt do 76,3%; tương đương nghiên cứu của Vũ Rickettsiaceae. Minh Điền là 63% và 76,9%, tác giả cũng Tăng ure huyết ở nhóm Orientia không ghi nhận sự khác nhau giữa 2 tsutsugamushi gặp nhiều hơn nhóm nhóm BN [2]. BN nhóm Orientia Rickettsia có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). tsutsugamushi có tỷ lệ thiếu máu cao hơn Kết quả biến đổi ure của chúng tôi cao (34%), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý hơn của Vũ Minh Điền (18,4% và 7,7%), nghĩa thống kê (p > 0,05). Thiếu máu trong sốt do Orientia tsutsugamushi đã nhưng thấp hơn của Hamaguchi (36,4% được một số nghiên cứu đề cập với tỷ lệ và 21,1%) [2, 7]. cao hơn (nghiên cứu của Vũ Minh Điền là Biểu hiện tràn dịch màng phổi ở nhóm 44,2% [2]). Orientia tsutsugamushi là 30,8%, ở nhóm Mức tăng PCT của nhóm Rickettsia Rickettsia là 8,8%, sự khác biệt có ý thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ BN có nhóm Orientia tsutsugamushi (p < 0,05). tràn dịch màng phổi của chúng tôi cao PCT có giá trị trong phân biệt 2 mầm hơn của Vũ Minh Điền (nhóm sốt mò: bệnh trong khi các đặc điểm lâm sàng 27,5%; nhóm sốt chuột: 8,3%) [2]. khác không rõ ràng, đặc biệt trên BN không có vết loét. Nghiên cứu của chúng KẾT LUẬN tôi là một trong số ít nghiên cứu đề cập đến giá trị của PCT trong bệnh do Nắm được đặc điểm lâm sàng, cận Rickettsiaceae và khác biệt đáng kể giữa lâm sàng ở BN nhiễm khuẩn do Orientia bệnh do Rickettsiaceae và nhiễm virus tsutsugamushi và Rickettsia giúp định hướng cấp tính khác. chẩn đoán sớm, từ đó có kế hoạch điều Giảm albumin máu ở nhóm Orientia trị kịp thời, hạn chế tử vong. tsutsugamushi (73%) cao hơn nhóm Rickettsia là 56,5%. Tăng bilirubin máu TÀI LIỆU THAM KHảO gặp 30% ở cả 2 nhóm. Thời gian 1. Lê Văn An. Nghiên cứu về lâm sàng và prothrombin kéo dài không phổ biến ở cả dịch tễ học và chẩn đoán bệnh sốt mò bằng 2 nhóm. Tăng enzyme gan > 200 U/l là kỹ thuật khuếch đại gen ở bệnh nhân điều trị triệu chứng thường gặp ở cả 2 nhóm; tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y học nhóm Orientia tsutsugamushi có mức Thực hành 2008; 521:68-73. 31
  8. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2020 2. Vũ Minh Điền. Đặc điểm lâm sàng, cận 5. CDC. Tick-born Rickettsial disease case lâm sàng và kết quả điều trị bệnh do report. Centers for Disease Control and Rickettsia tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Prevention (CDC) 2008. ương (3/2015 - 3/2018). Luận án Tiến sĩ Y 6. Taylor JP, Dumler JS, Walker DH, et al. học. Trường Đại học Y Hà Nội 2019. Clinical and laboratory features of murine 3. Phạm Thị Thanh Thủy. Nghiên cứu đặc typhus in South Texas, 1980 through 1987. điểm lâm sàng, phương pháp chẩn đoán và JAMA 1991; 266(10):1365-1370. điều trị bệnh sốt mò. Luận án Tiến sĩ Y học. 7. Hamaguchi S, Cuong NC, Tra DT, et Trường Đại học Y Hà Nội 2007. al. Clinical and epidemiological characteristics 4. Toumi A, Aouam A, Brahim HB, et al. of scrub typhus and murine typhus among Epidemiological, clinical and laboratory hospitalized patients with acute features of murine typhus in central Tunisia. undifferentiated fever in northern Vietnam. Medecine et Maladies Infectieuses 2015; The American Journal of Tropical Medicine 45(4):124-127. and Hygiene 2015; 92(5):972-978. Số đặc biệt Chào mừng Kỷ niệm 65 năm Ngày Truyền thống Bộ môn - Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y (20/2/1956 - 20/2/2021) 32
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2