intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh kết quả sau đặt stent ống động mạch có và không phủ thuốc trên bệnh nhân tim bẩm sinh tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày so sánh kích thước mạch máu phổi, tỉ lệ tử vong, tắc và tái hẹp stent ống động mạch sau can thiệp ≥3 tháng giữa hai nhóm stent có và không phủ thuốc trên bệnh tim bẩm sinh tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh kết quả sau đặt stent ống động mạch có và không phủ thuốc trên bệnh nhân tim bẩm sinh tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch tại Bệnh viện Nhi đồng 2

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 SO SÁNH KẾT QUẢ SAU ĐẶT STENT ỐNG ĐỘNG MẠCH CÓ VÀ KHÔNG PHỦ THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH TUẦN HOÀN PHỔI PHỤ THUỘC ỐNG ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Hoàng Quốc Tưởng1, Vũ Minh Phúc1, Nguyễn Minh Trí Việt2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam so sánh kết quả đặt stent ống động mạch có và không phủ thuốc trên bệnh nhân tim bẩm sinh tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch (TBS THPPTÔĐM) ở trẻ em. Mục tiêu: So sánh kích thước mạch máu phổi, tỉ lệ tử vong, tắc và tái hẹp stent ống động mạch (ÔĐM) sau can thiệp ≥3 tháng giữa hai nhóm stent có và không phủ thuốc trên bệnh TBS THPPTÔĐM. Đối tượng và phương pháp nghiện cứu: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trong thời gian từ tháng 01 - 2017 đến 04 - 2020 có 102 ca thoả tiêu chí trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả: sau ≥3 tháng, chỉ số NAKATA và Mc Goon trung bình ở 2 nhóm đặt stent không có sự khác biệt. Tỉ lệ tử vong ở nhóm đặt stent có và không phủ thuốc lần lượt là 5,8% và 4,8%. Tỉ lệ tắc stent ở nhóm đặt stent có và không phủ thuốc lần lượt là 0% và 1,5%. Tỉ lệ tái hẹp sau ≥3 tháng ở ở nhóm đặt stent có và không phủ thuốc lần lượt là 67,6% và 70,5%. Nhóm stent không phủ thuốc xu hướng tái hẹp sớm ở thời điểm 3 - 6 tháng chiếm 51,5% so với nhóm được đặt stent có phủ thuốc là 23,5% ở cùng thời điểm. Kết luận: Nhóm đặt stent không phủ thuốc có xu hướng tái hẹp sớm ở thời điểm 3 - 6 tháng nhiều hơn nhóm được đặt stent có phủ thuốc. Từ khóa: stent ống động mạch, stent phủ thuốc, tim bẩm sinh tuần hoàn phổi phụ thuộc ống ABSTRACT COMPARISION BETWEEN DRUG - ELUTING STENTS AND BARE METAL STENTS FOR STENTING THE DUCTUS ARTERIOSUS IN INFANTS WITH DUCTAL DEPENDENT PULMONARY CIRCULATION Hoang Quoc Tuong, Nguyen Minh Tri Viet, Vu Minh Phuc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 95 - 103 Background: There have been no clinical studies evaluating the use of drug-eluting stents (DES) versus bare metal stents (BMS) for infants who underwent ductus arteriosus stent placement for ductal-dependent pulmonary blood flow in VietNam. We aimed to compare the use of first-generation DES to BMS in infants who underwent ductus arteriosus stenting for duct dependent pulmonary circulation. Objective: the goal is to compare the outcome of infants who underwent ductus arteriosus stenting for ductal-dependent pulmonary blood flow from January 2017 to April 2020 at Department of Cardiology in children Hospital # 2. Method: A retrospective study was performed on 102 patients (68 BMS and 34 DES) who met inclusion criteria. Results: At the time of ≥3 months after stent implantation, according to the NAKATA index, the figures for the DES and BMS group were 350.2 ± 201.4 mm2/m2 and 289.8 ± 128.8 mm2/m2. As for the Mc Goon Index, the Bộ môn Nhi ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 2Bệnh viện Nhi Đồng 2 Tác giả liên lạc: BS. Hoàng Quốc Tưởng ĐT: 0986991466 Email: tuongped@ump.edu.vn Chuyên Đề Nhi Khoa 95
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học value were 1.9 ± 0.4 and 1.8 ± 0.3, respectively. Mortality rates in the DES and BMS group was 5.8% and 4.8%. The rates of stent blockage in the DES and BMS group was 0% and 1.5%. In the group receiving DES, 67.6% of the patients had stent stenosis in comparision to 70.5 % in the BMS group. Between 3 and 6 months after stent implantation. The rate of stent stenosis was 51.5% in BMS as opposed to 23.5% in DES group; p = 0.007. Conclusion: There were no statistically significant differences between those receiving DES and those receiving BMS in the composite outcome of death, stent blockage or stenosis after ≥ 3 months stenting. However, stent stenosis occurs earlier in in the BMS group than DES group during the period from 3 to 6 months after ductus arteriosus stenting. Keywords: stent implantation, drug-eluting stents, duct dependent pulmonary circulation ĐẶT VẤN ĐỀ thuật triệt để sau này(4). Điều trị được nhiều Tim bẩm sinh (TBS) là những dị tật cơ tim, trung tâm trên thế giới áp dụng hiện nay đối với các buồng tim, van tim, vách tim hay mạch máu bệnh tim bẩm sinh có tuần hoàn phổi phụ thuộc lớn xuất hiện từ trong bào thai và tồn tại sau khi ống động mạch là duy trì ÔĐM bằng thuốc sinh. Theo tổ chức y tế thế giới tỉ lệ mắc là 0,5- Prostaglandine E1, sau đó là phẫu thuật tạo 0,8%, không khác biệt về giới, màu da và chủng luồng thông chủ phổi. Prostaglandine E1 là một tộc. Trong đó các TBS nặng cần phải can thiệp loại thuốc hiệu quả để duy trì ÔĐM. Tuy nhiên, bằng phẫu thuật hoặc thông tim chiếm 25% thuốc khá đắt tiền, hiệu quả trong thời gian trong tổng số bệnh nhân có tim bẩm sinh(1). ngắn, nếu sử dụng lâu dài sẽ giảm hiệu quả và Trước đây, các bệnh tim phức tạp nhập viện rất nhiều tác dụng phụ. Vào những năm đầu của trong giai đoạn sơ sinh gần như không thể chữa thập niên 90, đã có một số nghiên cứu trên người khỏi hoặc để lại di chứng rất nặng nề. Tuy nhiên, và súc vật khảo sát việc duy trì ÔĐM bằng cách với những tiến bộ trong việc chẩn đoán tiền sản, đặt stent(5,6). Kết quả đạt được gây ra nhiều tranh các phương pháp điều trị cũng như chăm sóc cãi vì tính khả thi của thủ thuật, biến chứng hậu phẫu, ngày nay nhiều bệnh TBS nặng đã nghiêm trọng bao gồm tử vong do co thắt ÔĐM, được điều trị hiệu quả trong giai đoạn sơ sinh. tăng sinh nội mạch gây tắc stent cũng như hiệu quả thực sự lên sự phát triển của mạch máu Tim bẩm sinh nặng trong giai đoạn sơ sinh phổi. Tuy nhiên với sự cải tiến liên tục theo thời bao gồm nhóm TBS phụ thuộc ống động mạch gian của các dụng cụ như catheter, guidewire, (ÔĐM) và nhóm TBS không phụ thuộc ống stent động mạch vành…. ngày càng có nhiều động mạch. Nhóm phụ thuộc ống được lại nghiên cứu cho kết quả khích lệ về hiệu quả và được chia thành hai nhóm: nhóm có tuần hoàn tính khả thi của phương pháp đặt stent để duy hệ thống phụ thuộc ống động mạch và nhóm trì ống động mạch(7,8,9,10). Nghiên cứu gần đây có tuần hoàn phổi phụ thuộc ÔĐM. Nhóm nhất của Santoro G cho thấy phương pháp điều không lệ thuộc ÔĐM bao gồm thân chung trị này có thể xem như biện pháp thay thế cho động mạch, bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi phẫu thuật tạo luồng thông chủ-phổi(11). Tại Việt về tim toàn phần có tắc nghẽn, bất thường Nam, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ebstein và tứ chứng Fallot kèm không có lá Thanh Hương và Vũ Minh Phúc, tỉ lệ TBS của trẻ van động mạch phổi. sơ sinh nhập viện Nhi đồng 1 là 11,2% trong đó Đối với nhóm phụ thuộc ÔĐM việc chẩn có 16,4% bệnh nhi là TBS tím phức tạp và hầu đoán tiền sản đóng vai trò cực kỳ quan trọng hết cần được can thiệp phẫu thuật tạm thời hoặc trong việc can thiệp ngay sau sinh, giúp làm triệt để ngay giai đoạn sơ sinh. Nghiên cứu mới giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh(2,3). Đối với nhóm này đây của tác giả Nguyễn Minh Trí Việt vào năm việc giữ cho máu lưu thông trong ÔĐM được 2017 cho thấy tỉ lệ đặt thành công stent ÔĐM với xem là điều trị cứu mạng, chuẩn bị cho phẫu loại stent kim loại trần cho tỉ lệ thành công 98% 96 Chuyên Đề Nhi Khoa
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 trên bệnh nhân tim bẩm sinh tuần hoàn phổi (3) Không lỗ van động mạch phổi kèm thông phụ thuộc ống động mạch (TBS THPPTÔĐM)(7). liên thất (TLT); (4) Không lỗ van động mạch phổi Tuy nhiên đa số trường hợp cần can thiệp lại sau kèm theo vách liên thất nguyên vẹn; (5) Tim một ≥3 tháng vì tỉ lệ tái hẹp cao chiếm 64%. Trên thế thất kèm hẹp nặng ĐMP; (6) Tim một thất kèm giới những nghiên cứu đánh giá về kết quả sau không lỗ van ĐMP. đặt stent kim loại trần cũng cho kết quả tương Tiêu chuẩn loại trừ tự(12,13,14). Tuy nhiên những nghiên cứu về stent Hoán vị đại động mạch thường được phẫu có phủ thuốc, hay so sánh hiệu quả giữa stent có thuật triệt để sớm trước 3 tháng, bệnh Ebstein và không phủ thuốc ở bệnh nhi có TBS phụ thể nặng chưa thể phẫu thuật tại trung tâm thuộc ÔĐM ở trẻ em còn rất hạn chế. Ngược lại, chúng tôi, nên thường được chuyển qua Viện có rất nhiều nghiên cứu trên người lớn về việc Tim để theo dõi và phẫu thuật. (Cả 2 bệnh lý đặt stent phủ thuốc ở mạch vành cho thấy hiệu Hoán vị đại động mạch và Ebstein thể nặng quả phòng ngừa tái hẹp so với stent được phẫu thuật triệt để trong 1 tháng đầu nên thường(15,16,17,18). Vì lý do đó, chúng tôi quyết định việc đánh giá hiệu quả đặt stent sau 3 tháng sẽ tiến hành nghiên cứu “So sánh kết quả sau đặt không có data, riêng bệnh Ebstein việc phẫu stent ống động mạch có và không phủ thuốc thuật triệt để chưa được thực hiện ở bệnh viện trên bệnh nhân tim bẩm sinh tuần hoàn phổi (BV) Nhi Đồng 2, tất cả đều chuyển qua Viện phụ thuộc ống động mạch tại bệnh viện Nhi Tim để phẫu thuật nên không đưa 2 bệnh lý này Đồng 2” nhằm khảo sát hiệu quả thực sự của vào nghiên cứu). Vì thế 2 bệnh lý này dù thuộc phương pháp can thiệp này ở trẻ em và trên dân TBS THPPTÔĐM nhưng không nằm trong số Việt Nam. nghiên cứu của chúng tôi. ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Phƣơng pháp nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Thiết lế nghiên cứu BN tim bẩm sinh tuần hoàn phổi phụ thuộc Nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu. ống động mạch được thông tim can thiệp đặt Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu stent ống động mạch từ tháng 01/2017 - 04/2020. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Trí Việt Tiêu chí chọn bệnh năm 2017 tỉ lệ cần can thiệp lại sau 3-6 tháng do Tất cả bệnh nhi tim bẩm sinh tuần hoàn tái hẹp sau đặt stent không phủ thuốc trên trẻ phổi phụ thuộc ống động mạch, được thông TBS THPPTÔĐM tức nhóm 1 là 64%(11). Chúng tim can thiệp đặt stent ống động mạch thành tôi đặt giả thuyết tỉ lệ cần can thiệp do tái hẹp công bao gồm cả những ca được đặt lại stent sau đặt stent có phủ thuốc ≥3 tháng trên trẻ có sớm tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian TBS THPPTÔĐM là 35%. Với alpha 0,05 và độ từ tháng 01/2017 đến tháng 04/2020, thuộc một mạnh: 80%, chúng tôi tính cỡ mẫu như sau: trong sáu bệnh sau: (1) Hẹp khít van động mạch phổi (ĐMP); (2) Thể nặng của tứ chứng Fallot; Chuyên Đề Nhi Khoa 97
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học Kết quả: Cỡ mẫu là 102 trong đó có 68 ca dạng hay gãy stent. Đặt stent ống động mạch nhóm 1 và 34 ca nhóm 2. thành công về mặt lâm sàng khi độ bão hoà oxy Nhóm 1: TBS THPPTÔĐM được đặt stent >80% ngay sau can thiệp, bệnh nhân có thể xuất ÔĐM loại không phủ thuốc. viện sau đó. Nhóm 2: TBS THPPTÔĐM được đặt stent Các ca TBS THPPTÔĐM được đặt stent ÔĐM loại có phủ thuốc. ÔĐM thành công có tái khám ≥3 tháng sẽ được Chọn bắt cặp tương ứng bệnh ở 2 nhóm với bắt cặp tương đồng về tật TBS với tỉ lệ đặt stent tỉ lệ nhóm 1: nhóm 2=2:1. Những bệnh nhân không và có phủ thuốc là 2:1. Sau đó mô tả đặc được đặt stent phủ thuốc ở nhóm 2, được chọn điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước khi đặt stent; ngẫu nhiên không xác suất. Những bệnh nhân mô tả đặc điểm thông tim can thiệp và ngay sau được đặt stent không phủ thuốc ở nhóm 1 sẽ can thiệp. được chọn bắt cặp với bệnh nhân ở nhóm 2 dựa Theo dõi bắt đầu tại thời điểm ≥3 tháng sau trên tật tim bẩm sinh. đặt stent so sánh 2 nhóm stent không và có phủ thuốc cho đến khi bệnh nhi được can thiệp Phương pháp thực hiện lại/phẫu thuật triệt để/hoặc đến tháng 04/2020 Đặt stent ống động mạch thành công về mặt (kết thúc thời điểm nghiên cứu). So sánh về tỉ lệ thủ thuật khi stent phủ được toàn bộ ống động tắc stent, hẹp stent, can thiệp lại và tử vong. mạch, ổn định đúng vị trí sau đó, không bị biến Hình 1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu Biến số nghiên cứu mạch hạn chế trên chụp mạch máu thấy có hiện tượng nội mạc hoá >50% đường kính stent ÔĐM, Tắc stent ÔĐM trên thông tim: khi không ghi bắt buộc phải nong stent ÔĐM lại để cải thiện nhận hình ảnh dòng máu qua ÔĐM trên chụp SpO2 ≥5%. mạch máu. Chỉ định can thiệp lại: Hẹp stent ÔĐM: khi lâm sàng SpO2
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 stent ÔĐM tức là khi lưu lượng qua stent hạn Thống kê: tính tần số, tỉ lệ % cho các biến định chế SpO2
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học So sánh tỉ lệ tử vong, tắc và tái hẹp sau đặt stent Nhóm đặt stent phủ thuốc và không phủ ống động mạch ≥3 tháng giữa hai nhóm stent thuốc có tỉ lệ tử vong và tắc stent như nhau có và không phủ thuốc (Bảng 3). Nhóm đặt stent phủ thuốc tái can thiệp lại Tỉ lệ tái hẹp ở 2 nhóm sau ≥ 3 tháng là như trễ hơn nhóm stent không phủ thuốc. Tỉ lệ tử nhau. Tuy nhiên ở nhóm stent không phủ thuốc vong và tắc stent như nhau (Bảng 2). có khuynh hướng tái hẹp sớm hơn so với nhóm stent có phủ thuốc (Bảng 4). Bảng 2: Đặc điểm tái can thiệp mạch máu sau đặt stent ≥3 tháng Cả 2 nhóm Stent phủ thuốc Stent không phủ Tên biến Phép kiểm P N = 80/102 28/34 thuốc 52/68  2 Can thiệp lại 80 (78,4%) 28 (82,4%) 52 (76,5%) 0,496 Tuổi can thiệp lại (tháng) 6,8 ± 3,3 7,9 ± 3,5 6,2 ± 3,1 t-test 0,029  2 Nong stent ÔĐM 71 (69,6%) 23 (67,7%) 48 (70,6%) 0,761  2 Đặt lại Stent ÔĐM 38 (37,3%) 13 (38,2%) 25 (36,8%) 0,2277  2 Nong van ĐMP 9 (8,8%) 2 (5,9%) 7 (10,3%) 0,459 Nong nhánh ĐMP ĐMP trái 11 (14,7%) 4 (16%) 7 (14%) ĐMP phải 12 (16%) 6 (24%) 6 (12%)  2 0,227 Cả 2 nhánh 14 (1,3%) 1 (4%) 0 (0%) Chỉ số NAKATA 310,9 ± 159,4 350,2 ± 201,4 289,8 ± 128,8 t-test 0,107 Chỉ số Mc Goon 1,9 ± 0,4 1,9 ± 0,4 1,8 ± 0,3 t-test 0,137 Bảng 3: Đặc điểm tử vong, tắc stent sau đặt stent ≥3 tháng Cả 2 nhóm Stent phủ thuốc Stent không phủ Tên biến Phép kiểm P N = 80/102 28/34 thuốc 52/68  2 Tử vong 5 (4,9%) 2 (5,8%) 3 (4,4%) 0,746 Tắc stent 1 (1%) 0 (0%) 1 (1,5%) Bảng 4: So sánh tỉ lệ tái hẹp sau đặt stent ≥3 tháng giữa 2 nhóm stent phủ & không phủ thuốc Stent phủ thuốc Stent không phủ Tên biến Cả 2 nhóm (N=102) Phép kiểm P (N2=34) thuốc (N1=68) Tái hẹp 71 23 (67,6%) 48 (70,5%) ≥ 3 đến < 6 tháng 41 8 (23,5%) 33 (51,5%)  2 0,007 ≥ 6 tháng 30 15 (44,1%) 15 (23,4%) BÀN LUẬN chỉ số NAKATA 250 mm2/m2 cho Matter M cũng cho thấy có sự tăng về chỉ số thấy đủ điều kiện để phẫu thuật cho giai đoạn McGoon sau can thiệp là 1,6 đến 2,8 (trung vị là tiếp theo. Nghiên cứu của Naser BA(20) khi thực 1,87). Điều này hoàn toàn cũng tương đồng hiện đánh giá sự phát triển của hai nhánh ĐMP trong nghiên cứu của chúng tôi. cho cả hai nhóm được đặt stent Ô ĐM và nhóm Có 5 trường hợp tử vong sau thời gian can được phẫu thuật shunt chủ phổi đều cho thấy thiệp ≥3 tháng chiếm 4,9%. 2 trường hợp thuộc 100 Chuyên Đề Nhi Khoa
  7. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 nhóm được đặt stent có phủ thuốc và 3 trường Còn ở thời điểm ≥6 tháng, tỉ lệ tái hẹp cần phải hợp ở nhóm đặt stent không phủ thuốc. Không nong stent ÔĐM ở nhóm được đặt stent có và trường hợp nào tử vong ngay hoặc trong thời không phủ thuốc lần lượt là 65,2% và 31,3%. gian nằm viện sau khi đặt stent. Kết qủa này Như vậy nhóm được đặt stent không phủ thuốc tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn có tỉ lệ tái hẹp và cần nong stent ÔĐM có Minh Trí Việt(7) khi có 2/55 trường hợp tử vong khuynh hướng sớm hơn so với nhóm stent có sau thời gian can thiệp chiếm tỉ lệ 3,6% thực hiện phủ thuốc có ý nghĩa thống kê (p=0,007). Năm tại cùng trung tâm trên dân số nghiên cứu giống 2013, Matter M(14) nghiên cứu trên 33 trẻ sơ sinh nhau. Ở nhóm được đặt stent có phủ thuốc, 1 có TBS với tuần hoàn phổi phụ thuộc ÔĐM đặt trường hợp tim 1 thất - teo phổi, tử vong sau khi stent không phủ thuốc. Trong quá trình theo dõi, phẫu thuật Glenn, 1 trường hợp là không lỗ van ông ghi nhận việc tái hẹp stent và cần can thiệp ĐMP vách liên thất nguyên vẹn, tím nặng và tử lại thường nhất là ở giai đoạn 3-6 tháng. Kết quả vong tại nhà. Ở nhóm được đặt stent không phủ này cũng hoàn toàn tương đồng với những kết thuốc, 1 trường hợp là tứ chứng Fallot và 1 quả trước đó, trong đó sự tăng sinh nội mô trong trường hợp tim một thất teo phổi đều nhập viện lòng stent dẫn đến tình trạng tái hẹp đáng kể sau đó và tử vong vì viêm phổi nặng, nhiễm quanh mốc thời gian 6 tháng là phổ biến nhất, trùng huyết, 1 trường hợp là không lỗ van ĐMP- đòi hỏi cần tái thông hoặc phẫu thuật shunt chủ thông liên thất tử vong tại nhà. Không có sự phổi chiếm 17-25%(21). khác biệt về tỉ lệ tử vong giữa hai nhóm đặt stent trong nghiên cứu của chúng tôi. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ tử vong thấp, đa số không liên quan đến can thiệp. Điều này càng ủng hộ cho việc đặt stent ÔĐM là một phương pháp tạm thời thay thế an toàn và hiệu quả trên nhóm TBS THPPTÔĐM. Chỉ có 1 ca tắc stent vì không thấy lưu lượng qua stent. Ca này nằm trong nhóm stent không phủ thuốc, chiếm 1,5%. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Điều này không tương đồng với việc giảm SpO2 sau can thiệp. Do đó cần phải thêm hình ảnh trên chụp mạch máu để giúp xác định chính xác tình trạng tái hẹp do nội mạc hoá, cần can thiệp nong hoặc đặt lại stent ÔĐM. Tương tự như trong nghiên cứu Nguyễn Minh Hình 2: Thời gian thông tim lại giữa hai nhóm stent có Trí Việt(7) cho thấy 2/3 trường hợp có lưu lượng và không phủ thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi qua stent bình thường, tuy nhiên đến 64% Nghiên cứu trên ống động mạch cho thấy trường hợp có hiện tượng nội mạc hoá hoàn trình nội mạc hoá diễn ra là kết quả của quá toàn cần phải can thiệp lại. Do đó chênh áp qua trình viêm mạn tính, lắng đọng fibrin và gây ra stent ÔĐM ít có giá trị trong việc chẩn đoán tái sự tăng sinh tế báo cơ trơn mạch máu ở cả lớp hẹp stent ÔĐM trên thực tế lâm sàng. nội mạc mạch máu và cả khu vực xung quanh Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho các thanh chống của stent. Ở lớp nội mạc các tế thấy rằng tỉ lệ tái hẹp cần phải nong stent ÔĐM bào cơ trơn mạch máu đã biệt hoá đầy đủ(22). ở thời điểm ≥3-6 tháng ở nhóm được đặt stent có Quá trình nội mạc hoá trong stent làm cho tỉ lệ và không phủ thuốc lần lượt là 34,8% và 68,8%. giữa lòng ống và đường kính của stent nhỏ đi Chuyên Đề Nhi Khoa 101
  8. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học gây hẹp stent dẫn đến không bảo đảm đủ lưu của chúng tôi, khi mà quá trình tái hẹp stent xảy lượng máu lên động mạch phổi, dẫn đến tình ra nhóm stent không có phủ thuốc sớm hơn trạng bệnh nhi sẽ tím nặng hơn. nhóm stent có phủ thuốc, hầu hết ở thời điểm 3- 6 tháng. Trong khi nhóm đặt stent có phủ thuốc có khuynh hướng tái hẹp muộn hơn ≥6 tháng. Hình 3: Sự tăng sinh nội mô trong lòng ống động mạch(22) Hình 4: Hình ảnh so sánh tỉ số đường kính trong lòng ống với đường kính của stent theo thời gian giữa Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện ở stent thường và stent có phủ thuốc(23) người lớn khi so sánh giữa 2 loại stent kim loại trần với stent phủ thuốc trên can thiệp động KẾT LUẬN mạch vành. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy Mức độ giảm SpO2 của nhóm stent phủ rằng có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm stent thuốc ít hơn nhóm stent không phủ thuốc ở thời về tỉ lệ tử vong và sự tái hẹp. Nhóm đặt stent có điểm sau đặt stent ≥3 tháng. Nhóm stent phủ phủ thuốc tỉ lệ tái hẹp thấp và tỉ lệ tử vong thấp thuốc có trị số SpO2 >75% nhiều hơn nhóm stent hơn so với nhóm stent kim loại trần(15,16,17,18). không có phủ thuốc ở thời điểm sau sau đặt Nghiên cứu về stent phủ thuốc ở trẻ em khá ít stent ≥3 tháng. Không có sự khác biệt về kích với số mẫu cũng không nhiều. Năm 2019, thước mạch máu phổi sau đặt stent ≥3 tháng nghiên cứu của Aggarwal V(23) so sánh về hiệu giữa hai nhóm đặt stent có và không phủ thuốc. quả của hai loại stent có và không có phủ thuốc Nhóm đặt stent không phủ thuốc có xu hướng trên 71 bệnh nhi có bệnh TBS với tuần hoàn phổi tái hẹp sớm cần nong stent lại ở thời điểm 3-6 phụ thuộc ống động mạch, trong đó 41 ca được tháng nhiều hơn nhóm được đặt stent có phủ đặt stent kim loại trần và 25 ca đặt stent có phủ thuốc nhưng tỉ lệ tắc stent và tử vong ở 2 nhóm thuốc Sirolimus. Thời gian chụp mạch máu lại sau đặt stent ≥3 tháng là như nhau. Đối với tật trung bình giữa hai nhóm stent có và không có TBS THPPTÔĐM mà thời gian chờ đợi phẫu phủ thuốc là 104 và 88,5 ngày. Tác giả tập trung thuật sửa chữa hoàn toàn ≥6 tháng sau sanh có đánh giá tỉ số giữa lòng ống thật sự và đường thể chọn stent phủ thuốc vì sự tái hẹp xảy ra kính stent ở cả hai nhóm. Kết quả cho thấy ở muộn hơn so với stent không phủ thuốc. nhóm stent có phủ thuốc tỉ số đó là 0,81 so với TÀI LIỆU THAM KHẢO nhóm không có phủ thuốc là 0,5. Giá trị này có ý 1. Hoffman JL, Kaplan S (2002). The incidence of congenital heart nghĩa thống kê (p=0,001). Điều này chứng tỏ quá disease. J Am Coll Cardiol, 39(12):1890-1900. 2. Allison L, Julie SG (2010). The impact of prenatal diagnosis of trình tăng sinh nội mô xảy ra nhanh hơn ở nhóm complex congenital heart disease on neonatal outcomes. Pediatr stent không có phủ thuốc cùng thời điểm so với cardiol, 31(5):587-597. 3. Holland BJ (2015). Prenatal diagnosis of critical congenital heart nhóm stent không phủ thuốc. Điều này cũng disease reduces risk of death from cardiovascular compromise hoàn toàn tương đồng với kết quả nghiên cứu 102 Chuyên Đề Nhi Khoa
  9. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 prior to planned neonatal cardiac surgery: a meta‐analysis. Disease: Early and Midterm Results for a Single Center Ultrasound Obstet Gynecol, 45:631–638. Experience at Children Hospital, Mansoura, Egypt. Pediatric 4. Michael A, Lynn M, David F (2011). Neonatal cardiology. Vol 2, Cardiol, 34:1100–1106. 2nd Edition, pp.1- 289. McGraw Hill. 15. Kasstrati A (2007). Analysis of 14 Trials Comparing Sirolimus- 5. Huang FK, Lin CC, Huang TC, Weng KP, Liu PY, Chen YY, Eluting Stents with Bare-Metal Stents. N Engl Jmed, 356:1030- Wang HP, Ger LP (2013). Reappraisal of the prostaglandin E1 1039. dose for early newborns with patent ductus arteriosus- 16. Bonaa KH (2016). Drug-Eluting or Bare-Metal Stents for dependent pulmonary circulation. Pediatr Neonatol, 54(2):102-6. Coronary Artery Disease. NEJM, 375:1242 -1252. 6. Michael LE (2013). Tricuspid Atresia, Stenosis, Regurgitation, 17. Itatani K, Miyaji K, Nakahata Y (2011). The lower limit of and Uhl’Anomaly “In: De Hugh D. Allen, David J. Driscoll, pulmonary artery index for the extracardiac Fontan circulation. J Robert E. Shaddy, Timothy F. Feltes Moss & Adams’ Heart Thorac Cardiovasc Surg, 142:127 -135. Disease in Infants, Children, and Adolescents: Including the 18. Piccolo R, Bonaa KH, Efthimiou O, et al (2019). Drug-eluting or Fetus and Youg Adult. Vol 1, 8th Edition, pp 877 - 888. Lippincott bare-metal stents for percutaneous coronary intervention: A Wiliams and Wilkins, Wolkers Kluwwer. systematic review and individual patient data meta-analysis of 7. Nguyễn Minh Trí Việt (2018). Đánh giá kết quả ngắn hạn và randomised clinical trials. Lancet, 393 (10190):2503 -2510. trung hạn đặt stent ống động mạch ở bệnh nhân có tim bẩm 19. Odemis E, Haydin S, Guzeltas A, et al (2012). Stent implantation sinh có tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch ở BVNĐ2. Y in the arterial duct of the newborn with duct-dependent học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(4):290 -296. pulmonary circulation: single centre experience from Turkey. 8. Alwi M (2008). Stenting the ductus arteriosus: Case selection, Eur J Cardiothorac Surg, 42:57-60. technique and possible complications. Ann Pediatr Card, 01:38- 20. Nasser BA (2019). Impact of stent of Ductus Arteriosus and 45. Modified Blalock Taussig Shunt on pulmonary arteries growth 9. Alwi M (2009). Initial results and medium term follow up of and second stage surgery in infants with ductus dependent stent implantation of patent ductus arteriosus in duct – pulmonary circulation. Journal of the Saudi Heart Association, 2:09 dependent pulmonary circulation. Journal of the American College – 11. of Cardiology, 44(2):735 –1097. 21. Schneider M, Zartner P, Sidiropoulos A, et al (1998). Stent 10. Alwi M (2012). Stenting the patent ductus arteriosus in duct- implantation of the arterial duct in newborns with duct - dependent pulmonary circulation: techniques, complications dependent circulation. Eur Heart J, 19:1401-1409. and follow-up issues. Future Cardiol, 8 (2):237-50. 22. Matthew JE (2011). Histopathologic Evaluation of Patent Ductus 11. Santoro G, Gaio G, Giugno L (2015). Ten-years, single-center Arteriosus Stents After Hybrid Stage I Palliation. Pediatr Cardiol, experience with arterial duct stenting in duct-dependent 32 (4):413 -417. pulmonary circulation: early results, learning-curve changes, 23. Aggarwal V, Dhillon GS, Penny DJ, Gowda ST, Qureshi AM, et and mid-term outcome. Catheter Cardiovasc Interv, 86(2):249-57. al (2019). Drug-Eluting Stents Compared with Bare Metal Stents 12. Alwi M, Choo KK, Latiff HA, et al (2004). Initial Results and for Stenting the Ductus Arteriosus in Infants with Ductal- Medium-Term Follow-Up of Stent Implantation of Patent Dependent Pulmonary Blood Flow. Am J Cardiol, 124:952-959. Ductus Arteriosus in Duct-Dependent Pulmonary Circulation. J Am Coll Cardiol, 44:438-445. Ngày nhận bài báo: 10/11/2020 13. Hussain A (2008). Midterm outcome of stent Dilatation of Patent ductus Arteriosus in ductal – dependent Pulmonary Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 Circulation. Congenital Heart Disease, 3:241-249. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 14. Matter M, Almarsafawey H, Hafez M, et al (2013). Patent Ductus Arteriosus Stenting in Complex Congenital Heart Chuyên Đề Nhi Khoa 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2