intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay quản lý an toàn hồ chứa nước Cửa Đạt: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay quản lý an toàn hồ chứa nước Cửa Đạt phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Giới thiệu chung về hồ chứa nước Cửa Đạt; vận hành hồ chứa nước Cửa Đạt; kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay quản lý an toàn hồ chứa nước Cửa Đạt: Phần 1

  1. NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG CỤC THỦY LỢI SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN HỒ CHỨA NƯỚC CỬA ĐẠT NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. 2 HỖ TRỢ KỸ THUẬT Vụ An toàn đập - Tổng cục Thủy lợi - Địa chỉ: số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: 0243.733 5710 - Fax: 0243.733 5702 ĐƠN VỊ BIÊN SOẠN Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi - Địa chỉ: số 54, ngõ 102, Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội - Điện thoại: 0243.733 5700 - Fax: 0243.734 1101 DỰ ÁN  Tên dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)  Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)  Chủ đầu tư: Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (CPO)
  3. 3 LỜI NÓI ĐẦU Hồ chứa nước Cửa Đạt là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, liên quan đến an ninh quốc gia cách Thanh Hóa khoảng 60 km về hướng Tây, thuộc địa phận Thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hồ được khởi công xây dựng từ tháng 02/2004 đến tháng 11/2010 bắt đầu đưa vào khai thác sử dụng. Hồ có dung tích 1.45 tỷ m3 nước, diện tích mặt hồ là 30.79km2, lưu vực hồ với diện tích 5.938km2. Hồ Cửa Đạt đã phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu: cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, tạo nguồn tưới, kết hợp phát điện, đẩy mặn, cắt giảm lũ phòng, chống ngập, lụt cho thành phố Thanh Hóa - hạ du sông Mã, bảo vệ tài sản, tính mạng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân hạ du. Biến đổi khí hậu làm mưa lũ, hạn hán, thiếu nước diễn biến cực đoan, bất thường ảnh hưởng đến an toàn và nhiệm vụ cấp nước của hồ chứa. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về điều chỉnh giải pháp quản lý, vận hành đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du. Do vậy, công tác quản lý an toàn hồ chứa nước Cửa Đạt đặc biệt quan trọng. Bằng nguồn lực của Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8), Tổng cục Thủy lợi ban hành Sổ tay quản lý an toàn hồ chứa nước Cửa Đạt nhằm mục đích hướng dẫn Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Cửa Đạt thực hiện quản lý an toàn hồ Cửa Đạt theo Luật Thủy lợi và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong quá trình biên soạn, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi đã cố gắng thu thập kinh nghiệm thực tiễn, các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan, ý kiến của các chuyên gia và nhà khoa học để nâng cao chất lượng Sổ tay. Tuy nhiên, quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện./. TỔNG CỤC THỦY LỢI
  4. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT a Độ mở cửa cống ATCT An toàn công trình ATNĐ Áp thấp nhiệt đới HTTL Hệ thống thủy lợi K Kém MN Mực nước MNHL Mực nước hạ lưu MNTL Mực nước thượng lưu PABV Phương án bảo vệ PAƯPTHKC Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp PAƯPTT Phương án ứng phó thiên tai PCTT, TKCN và Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng PTDS thủ dân sự PTNT Phát triển nông thôn QTBT Quy trình bảo trì QTVH Quy trình vận hành T Tốt TB Trung bình UBND Ủy ban nhân dân Z Mực nước
  5. 5 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................ 4 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 9 1. MỤC TIÊU 9 a) Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 9 b) Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 9 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 10 3. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG SỔ TAY 10 4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA 11 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỒ CHỨA NƯỚC CỬA ĐẠT .......................................................... 15 1.1. Nhiệm vụ của hồ chứa................................................................................. 15 1.2. Công trình đầu mối và thông số cơ bản của hồ chứa nước ......................... 15 1.2.1. Các hạng mục thuộc công trình đầu mối hồ chứa nước Cửa Đạt .................................................................... 15 1.2.1. Thông số kỹ thuật cơ bản của hồ chứa .............................. 16 1.3. Tổ chức quản lý, khai thác hồ chứa ............................................................ 18 1.3.1. Tên đơn vị quản lý hồ chứa ............................................... 18 1.3.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự quản lý vận hành, bộ phận quản lý trực tiếp các hạng mục chính của công trình .......................................................................... 18 1.3.3. Yêu cầu điều kiện năng lực của Công ty Cửa Đạt, cán bộ, công nhân quản lý hồ Cửa Đạt ............................. 19 1.4. Lịch sử quá trình sửa chữa, nâng cấp công trình......................................... 19 1.4.1. Sự cố đứt bu lông hãm trục cối quay cửa van tràn xả lũ (năm 2015) ............................................................... 20 1.4.2. Sạt lở đoạn kè sau cầu Cửa Đạt (năm 2017) ..................... 20 1.4.3. Hỏng lưới chắn rác tuynel Dốc Cáy (năm 2020)............... 21 1.5. Quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với hồ Cửa Đạt ............................................................................................ 22
  6. 6 Chương 2. VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC CỬA ĐẠT ............... 25 2.1. Lập, điều chỉnh, phê duyệt QTVH hồ chứa, QTVH cửa van ...................... 25 2.1.1. Lập, rà soát, điều chỉnh Quy trình vận hành hồ chứa theo định kỳ 5 năm hoặc khi QTVH hồ không còn phù hợp ............................................................ 25 2.1.2. Lập quy trình vận hành cửa van, quy trình vận hành thiết bị đóng mở ....................................................... 26 2.2. Nguyên tắc vận hành hồ Cửa Đạt ............................................................... 27 2.2.1. Nguyên tắc chung .............................................................. 28 2.2.2. Vận hành hồ trong mùa lũ ................................................. 29 2.2.3. Vận hành hồ trong mùa cạn ............................................... 35 2.2.4. Vận hành khi hồ bị sự cố ................................................... 38 2.2.5. Lập kế hoạch cấp nước trong mùa kiệt.............................. 38 2.2.6. Ghi chép nhật ký vận hành ................................................ 38 2.3. Vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế .................................................... 38 2.3.1. Thu thập số liệu khí tượng, thủy văn ................................. 39 2.3.2. Lập phương án vận hành hồ Cửa Đạt theo diễn biến thực tế ........................................................................ 45 2.4. Cơ sở dữ liệu hồ chứa ................................................................................. 50 2.4.1. Quy định về xây dựng và cập nhật hàng năm cơ sở dữ liệu hồ chứa .................................................................. 50 2.4.2. Nội dung cơ sở dữ liệu hồ chứa......................................... 50 Chương 3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC .......................................................... 53 3.1. Quan trắc đập, hồ chứa nước....................................................................... 53 3.1.1. Quan trắc công trình .......................................................... 53 3.1.2. Quan trắc khí tượng thuỷ văn chuyên dùng ...................... 62 3.2. Kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước ............................................ 67 3.2.1. Kiểm tra các hạng mục thuộc các cụm đầu mối ................ 67 3.2.2. Đánh giá an toàn đập qua công tác kiểm tra...................... 73 3.3. Kiểm định an toàn hồ chứa ......................................................................... 89 3.3.1. Chế độ kiểm định .............................................................. 89
  7. 7 3.3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định ................................ 89 3.3.3. Nội dung kiểm định ........................................................... 90 3.3.4 Phương pháp kiểm định đập ............................................... 91 3.3.5 Yêu cầu kiểm định đập ....................................................... 91 3.3.6. Đánh giá tổng hợp an toàn đập .......................................... 91 3.3.7. Báo cáo đánh giá an toàn đập ............................................ 92 Chương 4. BẢO TRÌ, SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC ......................................................... 94 4.1. Lập, điều chỉnh quy trình bảo trì ................................................................. 94 4.1.1. Quy định về lập, điều chỉnh Quy trình bảo trì (QTBT) ............................................................................. 94 4.1.2. Định mức bảo trì ................................................................ 94 4.2. Tổ chức thực hiện bảo trì công trình ........................................................... 95 4.2.1. Lập, trình phê duyệt kế hoạch bảo trì hàng năm ............... 95 4.2.2. Tổ chức thực hiện bảo trì công trình ................................. 96 4.3. Công tác sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa công trình ................................ 98 4.3.1. Lập, trình phê duyệt sửa chữa thường xuyên (Điều 14 Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT) ............... 98 4.3.2. Lập, trình phê duyệt kế hoạch sửa chữa đột xuất, sửa chữa định kỳ (Điều 15 Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT) .................................................. 98 4.3.4. Lập, trình phê duyệt kế hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hồ chứa nước .............................................................. 99 Chương 5. BẢO VỆ HỒ CHỨA NƯỚC ....................................... 100 5.1. Xác định và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Cửa Đạt ..................................................................................................... 100 5.1.1. Xác định phạm vi bảo vệ ................................................. 100 5.1.2. Lập và trình phê duyệt Phương án cắm mốc ................... 100 5.1.3. Tổ chức thực hiện ............................................................ 102 5.1.4. Bàn giao, quản lý mốc giới.............................................. 102 5.1.4. Phạm vi cắm mốc bảo vệ công trình ............................... 103 5.2. Công tác bảo vệ đập, hồ chứa nước .......................................................... 104
  8. 8 5.2.1. Lập, trình phê duyệt phương án bảo vệ ........................... 104 5.2.2. Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ .............................. 104 5.3. Quản lý các hoạt động trong phạm vi đập, hồ chứa nước 105 Chương 6. CÔNG TÁC ỨNG PHÓ THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP .................................................................. 108 6.1. Lập, cập nhật, phê duyệt hàng năm phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp .................................. 108 6.1.1. Phương án ứng phó thiên tai............................................ 108 6.1.2. Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp .................. 109 6.2. Tổ chức thực hiện các phương án ứng phó ............................................... 111 6.2.1. Các công việc thực hiện trước mùa mưa lũ ..................... 111 6.2.2. Phân loại cấp báo động trong ứng phó khẩn cấp ............. 112 6.2.3. Nội dung ứng phó ứng với các cấp báo động .................. 113 6.3. Thiết bị thông tin cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du đập ...................... 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 119
  9. 9 MỞ ĐẦU 1. MỤC TIÊU a) Mục tiêu tổng quát Sổ tay hướng dẫn quản lý hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt Cửa Đạt đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả công trình trong quá trình vận hành khai thác, gồm: - Thực hiện công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và vùng hạ du; - Phát huy hiệu quả khai thác hồ chứa theo nhiệm vụ thiết kế, phục vụ đa mục tiêu, chủ động ứng phó với mưa lũ, thời tiết diễn biến cực đoan. b) Mục tiêu cụ thể (1) Phổ biến đến đơn vị khai thác hồ chứa nước và các cán bộ quản lý trực tiếp hồ đập các văn bản pháp luật, quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật… liên quan đến đánh giá an toàn và công tác quản lý an toàn hồ đập, hồ chứa nước. (2) Hướng dẫn người quản lý trực tiếp và các đối tượng liên quan thực hiện công tác quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, gồm các nội dung sau: - Công tác đánh giá an toàn đập, hồ chứa; công tác vận hành điều tiết hồ chứa; - Công tác bảo trì từng hạng mục công trình; công tác ứng phó thiên tai và ứng phó tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước; ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo đảm an toàn công trình.
  10. 10 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Phạm vi áp dụng: Sổ tay áp dụng cho công trình đầu mối hồ chứa Dầu Tiếng và vùng hạ du trong giai đoạn khai thác. Đối tượng áp dụng: Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên kỹ thuật và cán bộ trực tiếp vận hành công trình thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Cửa Đạt. 3. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG SỔ TAY - Các Luật: Thủy lợi năm 2017; Phòng, chống thiên tai năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều năm 2020; - Các Nghị định của Chính phủ: số 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng - Các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02/5/2019 quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 214/QĐ-TTg ngày 13/02/2018 về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực Sông Mã. - Các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT số 3944/QĐ-BNN-TCTL ngày 16/9/2014 về việc ban hành Quy trình vận hành hồ Cửa Đạt. - Quyết định số 33/QĐ-QLKT-CĐ ngày 03/4/2020 của Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 3 ban hành Quy trình bảo trì hồ chứa nước Cửa Đạt.
  11. 11 - Các Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 8414:2010, Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước. TCVN 11699:2016, Công trình thủy lợi - Đánh giá an toàn đập TCVN 8215:2009, Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối công trình thủy lợi - Các tài liệu tham khảo: Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án WB8 (POM); Sổ tay An toàn đập (Dự án WB3-VWRAP); Sổ tay hướng dẫn kiểm tra nhanh đập đất (Dự án hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Cơ quan phát triển Hoa Kỳ USAID). 4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA An toàn đập, hồ chứa nước là việc thực hiện các biện pháp thiết kế, thi công, quản lý, khai thác nhằm bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước, các công trình có liên quan, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du đập. Công trình thủy lợi đầu mối là công trình thủy lợi ở vị trí khởi đầu của hệ thống tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc công trình ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước. Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước. Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện. Công trình có liên quan là công trình xả nước, công trình lấy nước, tuyến năng lượng, công trình thông thuyền và công trình cho cá đi...
  12. 12 Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với đập, hồ chứa nước sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng (đập, hồ chứa nước); chủ sở hữu đập, hồ chứa, thủy điện là tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng hoặc được chuyển giao sở hữu đập, hồ chứa nước. Chủ quản lý đập, hồ chứa nước thủy lợi là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước thủy lợi. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước là tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. Vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập. Quy trình vận hành (QTVH) hồ chứa là tài liệu kỹ thuật quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, tổ chức thực hiện, nội dung và trình tự vận hành để trữ nước, cấp nước và xả nước trong các trường hợp khác nhau của thời tiết hoặc khi yêu cầu cấp nước thay đổi; đảm bảo công trình làm việc đúng năng lực thiết kế, an toàn cho công trình và hạ du, hài hoà lợi ích giữa các nhu cầu dùng nước. Tình huống khẩn cấp là trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa nước hoặc tác động khác gây mất an toàn cho đập. Kiểm định an toàn đập là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, đánh giá an toàn của đập, hồ chứa nước và các công trình có liên quan đến hồ chứa nước thông qua đo đạc, quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
  13. 13 Hệ thống giám sát vận hành là hệ thống bao gồm thiết bị để kết nối số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, tình hình ngập lụt hạ du đập; camera giám sát vận hành công trình và phần mềm hỗ trợ điều hành đập, hồ chứa nước theo diễn biến thực tế. Quan trắc là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình, máy móc, thiết bị và môi trường xung quanh theo thời gian. Kiểm tra là việc xem xét bằng trực quan hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng nhằm đánh giá hiện trạng của công trình, máy móc, thiết bị. Kiểm định chất lượng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của công trình, máy móc, thiết bị hoặc bộ phận công trình thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp tính toán, phân tích. Bảo dưỡng là hoạt động đơn giản, phải làm hàng ngày hoặc thường xuyên, sử dụng lao động, vật liệu để duy trì sự hoạt động bình thường của công trình và máy móc, thiết bị. Sửa chữa thường xuyên là công việc có tính chất thường xuyên hằng năm, khắc phục những hư hỏng công trình và máy móc, thiết bị nhằm chống xuống cấp, không dẫn đến hư hỏng lớn hơn bảo đảm hoạt động bình thường của tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. Sửa chữa định kỳ là hoạt động theo chu kỳ, khắc phục hư hỏng lớn, thay thế một số bộ phận quan trọng hết tuổi thọ, nếu không được sửa chữa có khả năng gây mất an toàn, hạn chế năng lực phục vụ của công trình và máy móc, thiết bị. Sửa chữa đột xuất là hoạt động khẩn cấp khắc phục sự cố, hư hỏng của công trình, máy móc, thiết bị do tác động của mưa, gió, bão,
  14. 14 lũ, ngập lụt, úng, động đất, va đập, cháy, nổ hoặc những tác động đột xuất khác. Quy trình bảo trì là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì cho công trình và máy móc, thiết bị. Quy trình bảo trì được xây dựng để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
  15. 15 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỒ CHỨA NƯỚC CỬA ĐẠT 1.1. Nhiệm vụ của hồ chứa - Giảm lũ với tuần suất 0,6%, bảo đảm mực nước tại Xuân Khánh không vượt quá 13,71m (lũ lịch sử năm 1962). - Cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng 7,715m3/s. - Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862ha đất canh tác (trong đó Nam sông Chu là 54.031 ha và Bắc sông Chu - Nam sông Mã là 32.831 ha). - Kết hợp phát điện với công suất lắp máy khoảng 97MW. - Bổ sung nước mùa kiệt cho hạ du để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái với lưu lượng Q=30,42m3/s. 1.2. Công trình đầu mối và thông số cơ bản của hồ chứa nước 1.2.1. Các hạng mục thuộc công trình đầu mối hồ chứa nước Cửa Đạt Công trình đầu mối hồ chứa nước Cửa Đạt có 4 cụm công trình chính như Hình 1.1. - Cụm công trình đầu mối đập chính Cửa Đạt có tọa độ địa lý 19,87 vĩ độ Bắc và 105,28o kinh độ Đông. o - Cụm công trình đầu mối Dốc Cáy có tọa độ địa lý 19.96o vĩ độ Bắc và 105,26o kinh độ Đông. - Cụm công trình đầu mối Hón Can có tọa độ địa lý 19.87o vĩ độ Bắc và 105.24o kinh độ Đông. - Cụm công trình đầu mối Bản Trác gồm 2 đoạn đập. Đoạn I có tọa độ địa lý 19.99o vĩ độ Bắc và 105.24o kinh độ Đông. Đoạn II có tọa độ địa lý 19.989o vĩ độ Bắc và 105.25o kinh độ Đông.
  16. 16 a) Cụm đầu mối đập chính b) Cụm đầu mối Dốc Cáy c) Cụm đầu mối Hón Can d) Cụm đầu mối Bản Trác Hình 1.1. Các cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Cửa Đạt 1.2.1. Thông số kỹ thuật cơ bản của hồ chứa a) Tên công trình: Hồ chứa nước Cửa Đạt b) Địa điểm xây dựng: Thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa c) Cấp công trình: Cấp đặc biệt d) Lưu vực 5.938 km2 trong đó có 4.906 km2 thuộc địa phận nước Lào, phần còn lại thuộc tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa. Lưu vực phía thượng lưu đập Hủa Na có 5.345 km2, khu giữa Hủa Na và đập Cửa Đạt là 593 km2. đ) Thông số kỹ thuật chính như sau: - Hồ chứa và lưu vực: Diện tích lưu vực 5.938km2;
  17. 17 Mực nước dâng bình thường (MNDBT) +110,00 m Dung tích ứng với MNDBT 1.220  106m3 Diện tích mặt hồ tại MNDBT 36,4 km2 Diện tích mặt hồ tại MNLN 0,01% 44,7 km2 Mực nước lớn nhất thiết kế (MNLNTK) +119,05 m Mực nước lớn nhất kiểm tra (MNLNKT) +121,33 m Mực nước lớn nhất ứng với tần suất lũ 0,6% +117,64 m - Đập chính: Đập đá đổ bản mặt bê tông dài 987,13m, chiều cao lớn nhất 118,5m và các công trình gia cố bảo vệ hạ lưu đập chính. - Đập phụ Hón Can, chiều cao 37,5m, chiều dài đập 357m. - Đập phụ Dốc Cáy, chiều cao 20,8m, chiều dài đập 242,3m. - Đập phụ Bản Trác, chiều cao 12m, chiều dài đập 115m. - Tràn xả lũ: BTCT có 5 cửa van cung, bề rộng: 5x11=55m. (Chi tiết thông số kỹ thuật của các hạng mục tại Phụ lục 1) X X X X X X X X X X X X X XX X X X X X X X XX X X XX X XX X X XX X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Hình 1.2. Mặt cắt ngang đập chính hồ Cửa Đạt
  18. 18 Hình 1.3. Mặt bằng đập chính hồ Cửa Đạt 1.3. Tổ chức quản lý, khai thác hồ chứa 1.3.1. Tên đơn vị quản lý hồ chứa Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Cửa Đạt (gọi tắt là Công ty Cửa Đạt). 1.3.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự quản lý vận hành, bộ phận quản lý trực tiếp các hạng mục chính của công trình a) Hiện tại, hồ đã được giao cho Công ty Cửa Đạt quản lý. Công ty đang trong quá trình kiện toàn với nguồn nhân lực chủ yếu từ Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Thủy lợi 3 (Ban 3). b) Cơ cấu tổ chức - Trụ sở chính của Công ty: Số 668 Bà Triệu, phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. - Tại Chi nhánh Cửa Đạt trực tiếp quản lý, vận hành hồ chứa, gồm: Tổ Kế toán, Tổ Hành chính, Tổ Cơ điện, Tổ Kế hoạch - Kỹ thuật, Khu vực cụm quản lý đầu mối, Khu vực cụm Dốc Cáy - Bản Trác, Khu vực đập phụ Hón Can.
  19. 19 1.3.3. Yêu cầu điều kiện năng lực của Công ty Cửa Đạt, cán bộ, công nhân quản lý hồ Cửa Đạt a) Đối với Công ty Cửa Đạt - Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP). - Có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ chuyên trách về quản lý công trình; quản lý nước; quản lý kinh tế; bộ phận thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy lợi. Các bộ phận phải bố trí 70% số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp trở lên (theo Điều 7 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP). b) Đối với cá nhân quản lý, vận hành hồ Cửa Đạt Phải có tối thiểu 07 kỹ sư có chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP. 1.4. Lịch sử quá trình sửa chữa, nâng cấp công trình Đập, hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là hồ Cửa Đạt) được khởi công xây dựng từ tháng 02/2004. Công trình được khánh thành đưa vào sử dụng từ ngày 27/11/2010. Bộ Nông nghiệp và PTNT thành lập Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi Cửa Đạt trực thuộc Ban 3 để quản lý công trình. Từ tháng 01/2013, bàn giao cho Công ty TNHH MTV Sông Chu trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý. Từ ngày 01/02/2019 bàn giao lại cho Ban 3 quản lý khai thác theo Luật Thủy lợi năm 2017. Hiện nay, hồ chứa được giao cho Công ty Cửa Đạt quản lý. Từ năm 2010 đến nay, công trình được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên hàng năm và chưa được sửa chữa lớn hay nâng cấp công trình. Một số hư hỏng và giải pháp khắc phục trong giai đoạn quản lý, khai thác như sau:
  20. 20 1.4.1. Sự cố đứt bu lông hãm trục cối quay cửa van tràn xả lũ (năm 2015) a) Mô tả hư hỏng Trong quá trình vận hành kiểm tra thường xuyên, đơn vị quản lý vận hành đã phát hiện các cụm cối quay cửa số 1 (bên phải), số 4 (bên trái), số 5 (bên trái) bị đứt hết các bu lông hãm trục (10 bu lông) nhưng đầu bu lông vẫn ở nguyên vị trí. 7/10 cụm cối quay còn lại của các cửa đều hoạt động bình thường. b) Nguyên nhân hư hỏng Các bu lông bị đứt do hệ số ma sát giữa bạc trong và ngoài, giữa trục với bạc trong của cối quay không đảm bảo yêu cầu thiết kế. Nguyên nhân có thế do sai số chế tạo hoặc sai số sinh ra do quá trình lắp đặt và chưa được khử hết (lớp mỡ bảo vệ trục sau khi chế tạo xong, khi lắp đặt chưa lau sạch và còn dính vào lỗ tai đỡ trục, bề mặt khớp cầu bị dính do để lâu không vận hành,…) làm cho trục cối bị quay khi vận hành cửa, bu lông không chịu được lực cắt do mô men xoay trục gây ra, dẫn đến đứt bu lông. c) Biện pháp xử lý Dùng các biện pháp kỹ thuật để kéo toàn bộ bu lông bị đứt ra ngoài, vận hành cửa van để làm sao vị trí lỗ lắp bu lông của mặt bích và trục cối quay trùng nhau, sau đó tạm thời thay thế bu lông m20 có độ bền 6,8 (bu lông cũ) bằng bu lông m20 có độ bền 8.8 (bu lông mới). Năm 2021 tại các vị trí nêu trên tiếp tục xảy ra hiện tượng đứt gãy toàn bộ bu lông, đơn vị quản lý vận hành tiếp tục khắc phục bằng phương án nêu trên. 1.4.2. Sạt lở đoạn kè sau cầu Cửa Đạt (năm 2017) a) Mô tả sự cố Khu vực gia cố II phía hạ lưu (bở tả) chiều dài kè 700m, mặt kè từ cao trình +35m đến cao trình +40m được bảo vệ bằng các ô bê tông có mái dốc M1.5 ở trong đổ đất trồng cỏ khóa mái đỉnh kè bằng bê tông m20 đổ tại chỗ. Mái bị sạt lở và trôi đất và các tấm bê tông, phần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2