intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỰ HÒA NHẬP XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

Chia sẻ: TRẦN THỊ PHƯƠNG DUNG | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

124
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này.Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỰ HÒA NHẬP XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

  1. SỰ HÒA NHẬP XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ 1. VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra c ủa c ải đ ể nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ 11 của diễn đàn APEC diễn ra vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng đ ịnh, Ðảng, Nhà n ước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế. Ch ủ t ịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân t ộc, ph ụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đ ất nước, ph ụ n ữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật.... Vai trò c ủa ph ụ n ữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đ ất nước ngày càng to đẹp và đàng hoàng hơn. Đảng, Bác Hồ phong tặng phụ nữ Việt Nam tám ch ữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đ ảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi mới đất nước không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là s ự thừa nhận và đánh giá vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam. Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng r ộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân… Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu s ắc và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam. Trong xu thế hội nhập và phát triển Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đ ất nước trên con đường CNH – HĐH hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là đ ộng l ực thúc đ ẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền, là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo, người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời. 1
  2. Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích c ực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động … Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặc của người phụ nữ là không thể thiếu nh ư ngành d ệt, may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ… Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Chỉ cần điểm qua một vài con số: Hiện có tới 33,1% đ ại biểu nữ trong Quốc hội (khóa XII) - cao nhất ở châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới; số phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%. Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; ti ến sĩ 25,69%. Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính tới gần 30%. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm s ố đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh t ế. Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới. Đây là những con số sinh động, là bằng chứng chứng minh hiệu quả của những chính sách l ớn c ủa Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển. Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật quy đ ịnh phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và tài sản. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình hình thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Đặc biệt, hệ thống các ban Vì sự tiến bộ c ủa ph ụ n ữ đã được thành lập ở 45 bộ, ngành và toàn bộ 64 tỉnh, thành phố. Mạng l ưới cán b ộ t ư vấn v ề gi ới ho ạt động hiệu quả, hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được tăng cường, Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2007. 2. NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI KHÓ KHĂN CỦA PHỤ NỮ HIỆN NAY Bất bình đẳng Ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn khá lớn, một bộ phận nam giới vẫn cho rằng: sinh ra là phận gái thì phải phục tùng đàn ông trên cả hai phương diện gia đình và xã hội. - Trong phân công lao động gia đình: Trong xã hội phụ quyền, phụ nữ bị hạn chế không được tham gia các công việc xã hội không có nghĩa là họ chỉ làm việc trong gia đình. Họ vẫn phải làm các công việc như nam giới như làm ruộng, buôn bán, dịch vụ…nhưng không được công nhận là tham gia công việc xã hội. Đặc biệt phụ nữ bị hạn chế trong những hoạt động lãnh đạo và trí tuệ. Phụ nữ chỉ được học để phục vụ chồng, con và nh ững người thân trong gia đình mà không được thi thố ngoài xã hội. Hiện tượng “ Gà mái gáy thay gà tr ống”, “Gái goá lo việc triều đình” là tối kỵ. Những phụ nữ là vợ vua chúa khi chồng chết trẻ, được phụ tá cho con trai là vua trẻ con nhưng chỉ được phép “buông rèm chấp chính” nghĩa là ngồi ở đàng sau chiếc rèm để phán quyết việc công mà không công khai trước mặt bá quan. Hiện tượng này không chỉ hàm ý khinh 2
  3. miệt sâu sắc nhân cách và trí tuệ của phụ nữ mà còn kìm hãm năng lực của họ trên cương vị lãnh đạo để phục vụ đất nước. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra xã hội học của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ tiến hành năm 2002 thì trong gia đình hiện nay, người vợ là người làm chính các công vi ệc nhà. Tỷ lệ này đặc biệt cao trong các công việc như: Nấu ăn: 77.8%; mua thực phẩm: 86.9%; gi ặt quần áo: 77.6%; chăm sóc con cái: 43.4%. Người đàn ông có tham gia vào các công việc gia đình nh ưng v ới t ỷ l ệ rất thấp, chỉ chiếm dưới 5%. Như vậy, phần lớn công việc gia đình vẫn do người vợ đ ảm đ ương. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các vùng nông thôn và thành phố. Nếu như những người vợ ở nông thôn làm việc nhà với tỷ lệ: Nấu ăn: 80.1%; mua thực phẩm: 89.3%; giặt quần áo: 82.8%; chăm sóc con: 51.4% thì những người vợ ở thành phố làm các công việc trên với tỷ lệ tương ứng là: 74.3% / 80.9% / 56.9% / 31.3%. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy những người vợ nông thôn làm việc nhà với tỷ lệ cao hơn hẳn so với những người vợ ở thành phố. Nghĩa là sự bất bình đẳng giới trong công việc gia đình có sự chênh lệch giữa các khu vực… Vẫn theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ thì thời gian làm việc của người vợ ít nhất là ba giờ trở lên mỗi ngày, chiếm 64.5%, trong khi đó tỷ lệ này ở người chồng là 14%. Chúng ta hãy thử làm một phép tính đơn giản, nếu mỗi ngày người phụ nữ bỏ ra từ 3 đ ến 10 tiếng cho công việc gia đình thì trong suốt cuộc đời họ sẽ mất 2/3 quãng đ ời vào nh ững công vi ệc “không tên” đó. Bằng tất cả những số liệu trên đây, chúng ta có thể thấy rõ bất bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình giữa nam giới và phụ nữ, giữa người vợ và người chồng vẫn đang tồn tại đậm nét ở các gia đình Việt Nam. Sự bất bình đẳng giới này khôg phải lúc nào cũng dễ nhận thấy bởi lẽ hàng ngàn đời này mọi người đều nhìn nhận việc tề gia nội chợ được gắn liền với người phụ nữ, đó là nghĩa vụ, trách nhiệm của người phụ nữ đối với gia đình. Chính sự nhìn nhận này đã làm cho nỗi vất vả, c ơ c ực c ủa phụ nữ ngày nay đang bị nhân đôi. Người phụ nữ cùng tham gia lao động xã hội như nam giới nhưng lại là người “nghệ sĩ độc diễn” trên sân khấu gia đình. - Trong việc làm: Thời gian qua, Việt Nam có nhiều nỗ lực để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Báo cáo phát triển con người năm 2010 được LHQ công bố đánh giá Việt Nam có chỉ số bất bình đẳng giới đứng thứ 58/138 quốc gia, cao hơn một số nước trong khu vực. Theo Trưởng đại diện cơ quan phụ nữ LHQ tại Việt Nam (UN Women), đồng chủ trì nhóm Điều phối chương trình giới của LHQ, ở Việt Nam, sự mất cân bằng ngày càng tăng trong việc ti ếp cận c ủa ph ụ nữ với thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ cao hơn, có sự bất bình đẳng giới trong việc làm và ngành nghề. Giá trị văn hóa và các cơ hội kinh tế cùng với du l ịch đã t ạo nh ững vai trò mới cho phụ nữ nhưng những định kiến xã hội về quan hệ giới vẫn tiếp tục được duy trì… Ở Việt Nam, số nam giới làm cán bộ quản lý cao hơn năm lần so với nữ giới. Các gia đình mong muốn có con trai, đặc biệt là con đầu lòng, đây là một trong các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ phá thai nữ rất cao ở Việt Nam, và sự mất cân bằng giới tính. Theo thống kê mới nhất, tỷ lệ trẻ em nam/nữ hiện tại là 3
  4. 120/100, dự báo đến năm 2030, sẽ mất cân bằng giới tính trong hôn nhân (thừa nam thi ếu n ữ). Còn nhiều phụ nữ phải làm trong các ngành nghề độc hại không phù hợp. - Trong giáo dục: Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về tỷ lệ học sinh nam - nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp (Báo cáo Quốc gia của Việt Nam, tháng 8-2005 đã khẳng định điều này). Trong các kỳ tuyển sinh vào cao đẳng, đại học nhiều thủ khoa là học sinh nữ, nhiều sinh viên nữ tốt nghiệp nhận bằng cử nhân với thành tích xuất s ắc, th ủ khoa…. Tuy nhiên, thực chất bình đẳng giới trong GD&DT còn nhiều vấn đề cần xem xét. Về khách quan, việc nhìn nhận vai trò của nữ giáo viên chưa đúng, nhiều Hiệu trưởng không muốn nhận giáo viên là nữ vì sợ liên quan đến chế độ nghỉ sinh nở, con đau ốm ảnh hưởng đến việc giảng dạy, hoặc khi đề bạt, cử đi học còn e dè trong việc chọn nữ giáo viên. Trẻ em gái ít cơ hội đ ược đ ến tr ường so với nam giới. Nếu tính trung bình cho tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29% so với nam giới, số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với nam giới và tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của nữ thấp hơn tương ứng là 9%, 28% và 49% so với nam. Về chủ quan, nhiều chị em chưa thoát ra khỏi tâm lí tự ti, an phận, không cần phấn đ ấu, không chịu khó học tập để nâng cao trình độ, chưa nhận thức hết vai trò và chưa thay đổi cách nhìn mới về chính mình. Mặt khác, các chính sách trong GD&ĐT ngoài ảnh hưởng chung đối với xã hội còn có ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới. Ví dụ, việc tăng giảm học phí ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của trẻ em gái. Bởi vì trẻ em gái có nguy cơ bị buộc nghỉ học cao hơn bé trai khi điều kiện gia đình khó khăn. Có thể nói rằng bình đẳng giới trong giáo dục có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của đ ất nước. Vì vậy, có một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ. Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát từ việc bình đẳng giới trong giáo dục. Bạo hành gia đình Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTT&DL) cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ của các Sở VHTT&DL cả nước, chỉ tính 9 tháng đầu năm 2011 đã có 33.904 vụ BLGĐ. Cũng theo bà, mặc dù có đến gần 34.000 vụ BLGĐ nhưng mới chỉ xử lý đ ược 4.185 v ụ. Hi ện v ẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập trong việc giải quyết dứt điểm các vụ bạo lực này. Theo Dân số - Gia đình và Trẻ em, 30% số phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng cưỡng bức bằng nhiều hình thức do người chồng gây ra.Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc và Tổng c ục Th ống kê thì 58% phụ nữ Việt Nam là nạn nhân của bạo lực gia đình. Nhiều vụ bạo hành thương tâm diễn ra, để lại di chứng rất nặng nề cho người phụ nữ. Phụ nữ phải đối mặt với bạo lực gia đình có nguyên nhân sâu xa là đ ịnh kiến về gi ới ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Những nạn nhân bị bạo lực, nhất là phụ nữ đang phải chịu một loạt các vấn đề sức khỏe và thu hẹp khả năng tham gia vào đời sống xã hội. Nhưng không ph ải ai cũng dám 4
  5. đứng lên kêu cứu và đòi quyền bình đẳng. Gần một nửa số phụ nữ bị bạo hành chưa từng kể với ai về hành vi bạo lực của chồng; 87% phụ nữ từng bị chồng đánh chưa từng tìm đến bất kỳ cơ quan tổ chức nào để nhận sự giúp đỡ. Rào cản lại chính từ nạn nhân. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy bạo lực gia đình là một vấn đ ề khá phức t ạp và có nhi ều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Qua trưng cầu ý kiến các hộ gia đình cho thấy bốn nguyên nhân được các gia đình lựa chọn nhiều nhất là gia đình có người cờ bạc rượu chè (81.1 %), gia đình nghèo đói, thiếu việc làm (75.7%), gia đình coi nhẹ việc giáo dục nề nếp gia phong (69.7%) và có người ngoại tình (69.5%). Đối với một số nguyên nhân khác cũng có tỷ lệ người trả lời trên 60 % như ghen tuông thái quá, gia đình không quan tâm đến nhau, ông bà cha mẹ không gương mẫu để con cháu noi theo, con cháu không hiếu thảo. Đối với các nguyên nhân trên 50 % người trả lời như người vợ hay nói nhiều, con cái bỏ bê học hành, tư tưỏng trọng nam khinh nữ. Các nguyên nhân khác như thói quen đàn ông, s ức kho ẻ, tình dục không phù hợp chiếm tỷ lệ dưới 40 %. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra thảo luận xung quanh vấn đề bạo lực gia đình, tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, nhận thấy một trong những nguyên nhân cơ bản là tình trạng bất bình đẳng giới. Có thể thấy điều này biểu hiện ngay trong nhận thức và hành vi của những người trong cuộc. Đối với những người chồng gây ra bạo lực, bạo lực không chỉ là cách giải quy ết các mâu thuẫn xung đột thông thường mà còn là cái để họ bày tỏ uy quy ền, mệnh l ệnh, s ự áp đ ặt và gia trưởng đối với người phụ nữ trong gia đình. Điều nguy hiểm là họ xử lý bằng các hành vi mang tính bạo lực tuỳ tiện, giống như thói quen bình thường. Cũng theo bà Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho rằng: "Gốc rễ sâu xa của BLGĐ là s ự thiên ki ến, định kiến về giới đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ trong gia đình và xã hội. Bởi vậy ch ỉ có th ể chấm dứt vấn nạn này khi toàn xã hội kiên trì, đồng lực thay đổi định kiến giới". Buôn bán phụ nữ Hàng năm, có hàng nghìn phụ nữ Việt Nam bị buôn bán trái phép qua biên giới (theo số liệu Liên hợp quốc). Có các chương trình của các tổ chức quốc tế, cũng như của Liên hiệp Ph ụ n ữ VN ch ống buôn bán phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều các trường hợp phụ nữ bị bán qua biên giới, qua Trung Quốc, Campuchia, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia và Thái Lan… Rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam sinh sống tại vùng biên đã bị bắt cóc bán sang Trung Quốc làm vợ hoặc phục vụ trong các đ ộng mại dâm. Tình trạng này thực sự trở lên đáng báo động khi số người bị buôn bán ngày càng gia tăng. Theo báo cáo Liên hợp quốc, năm 2004, có khoảng 50.000 phụ nữ bị đưa đi làm gái tại Campuchia, trong đó có nhiều cô gái Việt nam. Unicef thống kế có khoảng một phần ba gái mại dâm ở Campuchia dưới 18 tuổi, và hầu hết là người Việt Nam. Ước tính có khoảng 10% số vụ hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Trung Quốc có thể là kết quả của nạn buôn người. Mại dâm Mại dâm là một hiện tượng xã hội được coi là lâu đời. Ở Việt Nam, theo tài liệu lưu trữ năm 1954 ở Hà Nội có 11800 gái mại dâm chuyên nghiệp, ở Miền Nam trước ngày giải phóng là 200.000 (trong đó riêng Sài Gòn là 100.000) . 5
  6. Đánh giá tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 - 2010 của Việt Nam cho thấy: trên cả nước ước tính có gần 31.000 người bán dâm; gái bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi chiếm 35% và đông nhất là l ứa tu ổi r ất trẻ: từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%. Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm có liên quan tới ma túy và 27% nhiễm HIV. Hiện nay, nạn mại dâm diễn ra phổ biến, công khai nhi ều n ơi rất phức tạp, đặc biệt ở các thành phố lớn khu thương mại, công nghiệp tập trung. Con số gái mại dâm bao nhiêu chưa thống kê được nhưng biết rằng nó lên đến hàng vạn. Thực trạng trên cho ta thấy được phụ nữ là nạn nhân chính của tệ nạn mại dâm tại Việt Nam. Hiện nay, do vấn đề kinh tế, đặc biệt tại các vùng khó khăn, tình trạng mại dâm nữ diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng tăng lên. đầu tư cho công tác phòng chống mại dâm và phòng chống buôn bán ph ụ nữ trẻ em hiện nay quá ít, không tương xứng với nhiệm vụ. Ngân sách chủ yếu là l ấy t ừ kinh phí thường xuyên của các bộ, ngành và địa phương trong nguồn chi đảm bảo xã hội, nên nhiều nơi không bố trí kinh phí cho chương trình này, hoặc bố trí rất ít. 3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ HÒA NHẬP ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Hòa nhập là sự liên kết, tham gia của cá nhân hoặc nhóm với tư cách là một đơn vị, một bộ phận trong quá trình hoạt động. Đó là quá trình hợp tác theo hai chiều, bao gồm sự tham gia tích cực từ phía cá nhân, gia đình, nhóm và sự đón nhận, tạo điều kiện từ phía cộng đồng, tổ chức và đường lối, chính sách phát triển của Nhà nước. Như vậy, sự hòa nhập đối với phụ nữ chính là điều kiện quan trong để xây dựng một xã hội phát triển, công bằng và văn minh. Tuy nhiên, việc hòa nhập của phu nữ đang trở nên khó khăn hơn do s ự phân hóa giàu – nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các thành ph ần kinh tế làm cho một bộ phận phụ nữ ít có điều kiện tham gia vào quá trình cải thiện chất l ượng cuộc sống. Những phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, phụ nữ đông con thường không có đủ việc làm, không có điều kiện tham gia quản lý và không có cơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều phụ nữ nghèo không có nghề nghiệp phải làm thuê hoặc tự kiếm việc làm và chấp nhận những công việc không ổn định, tiền công thấp. Một bộ phận các em bé gái đến tuổi đi học nhưng do nhà nghèo mà không được tới trường, nhiều học sinh phải bỏ học sớm để ở nhà giúp bố mẹ lao động. Tất cả những tình trạng này cho thấy sự cần thiết phải xem xét và nâng cao đi ều ki ện và hòa nhập của phụ nữ trong các hoạt động phát triển cộng đồng, xã hội.Vì vậy, hòa nhập xã hội đối với phụ nữ có tầm quan trọng rất lớn. Sự hòa nhập xã hội đối với phụ nữ rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử giữa phụ nữ với nam giới, xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng tạo cơ hội cho phụ nữ được nói lên tiếng nói của mình, học tập và phát triển. Là bước tiến trong xã hội góp phần giúp phụ nữ tiếp cận với đ ược các dịch vụ chăm sóc s ức khỏe, việc làm và đào tạo. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, hải đ ảo được tham gia vào quá trình phát triển như được học tập, tiếp cận các dịch vụ y tế... Xóa bỏ sự phân hóa giàu nghèo, sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các thành phần kinh tế với nhau tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động văn hóa – chính trị - xã hội. 6
  7. 4. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP Xây dựng, khẳng định và phát triển vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới Về phía xã hội: - Cải cách thể chế để tạo lập quyền và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới. Cải cách pháp lý sẽ tăng cường bình đẳng giới rõ nét nhất qua: Luật hôn nhân gia đình, luật chống bạo hành, bạo l ực, quyền về đất đai, luật lao động, quyền chính trị. Việc này sẽ tạo môi trường cho sự bình đẳng về cơ hội và quyền lực, hai yếu tố thiết yếu để đạt được bình đẳng giới trên các phương diện khác như giáo dục, y tế và tham gia chính trị. Điều này Việt Nam chúng ta đã và đang thực hiện tốt (thể hiện ở các văn bản luật đã được thông qua và có hiệu lực thi hành, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XII là 33,1%...); cần phát huy, nỗ lực tăng tỉ lệ nữ ở Hội đồng nhân dân 3 cấp và các cơ quan quản lý nhà nước. Cung cấp các dịch vụ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận dành cho phụ nữ, như: hệ thống trường lớp, cơ sở y tế, chương trình cho vay vốn… - Đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và phân bố nguồn lực công bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất lao động và tạo nhiều cơ hội việc làm cho ph ụ n ữ, thu nhập cao hơn, và mức sống tốt hơn. Đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho phụ nữ khi thực hiện vai trò của họ trong gia đình sẽ có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động khác, dù là để tạo thu nhập hay làm công tác xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành của phụ nữ. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp, như về nghỉ đẻ, sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc… trong việc sinh đẻ để tạo điều kiện cho phụ nữ có c ơ h ội tham gia công việc trên thị trường, đồng thời chăm sóc gia đình. Cung cấp bảo trợ xã hội, an sinh xã hội phù hợp. - Thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự phân biệt giới trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị. Nhà nước nên thiết lập một môi trường thể chế bảo đảm khả năng tiếp cận công bằng đến các nguồn lực và dịch vụ công cộng cho cả nam và nữ. Tăng cường tiếng nói của phụ nữ (sử dụng sáng kiến, ý tưởng) trong quá trình hoạch định chính sách. Ngoài ra có thể: - Mở rộng các quan hệ hợp tác giao lưu, vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa chia sẻ, trao đổi được kinh nghiệm quốc tế trong việc giài quyết các vấn đề về giới, đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ. Tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoach định chính sách - Triển khai giáo dục vấn đề về giới, bình đẳng giới và phát triển phổ biến trong xã hội - Phát huy vai trò của tổ chức Hội phụ nữ, nhất là ở cơ sở Các chiến lược này không chỉ có thể vận dụng vào quản lý xã hội ở cấp vĩ mô mà cón có thể vận dụng cụ thể vào hoạt động quản lý ở từng cơ sở. Về phía cá nhân người phụ nữ: Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có th ể kh ẳng đ ịnh và phát huy vai trò của mình, bản thân người phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có 7
  8. thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt - Có tri thức, văn hoá. Chúng ta đang hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức, ph ụ n ữ khi có tri thức sẽ có bản lĩnh hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong cuộc s ống. Ch ẳng h ạn nh ư khi công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc yêu cầu sử dụng máy tính tăng lên, đây sẽ là c ơ h ội t ốt cho những phụ nữ biết sử dụng vi tính nhưng lại sẽ trở thành rào cản cho những người không biết sử dụng. - Có ý thức cầu tiến, độc lập - Sống có mục đích - Có khả năng giao kết thân thiện. Một số nghiên cứu hiện nay thừa nhận mối quan hệ giữa sự tham gia tích cực của phụ nữ vào đời sống xã hội với sự giảm bớt mức độ tham nhũng - Có kỹ năng sống: tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch, biết đối mặt với áp lực, biết chăm sóc bản thân … Để có được những điều này phụ nữ nên chịu khó học hỏi ở nhà trường, các tổ chức, đội nhóm, nhà văn hóa, câu lạc bộ…Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ giao lưu giao tiếp trong xã hội. Tạo thói quen suy nghĩ tích c ực, sẵn sàng chia sẻ, siêng năng lao động, rèn luyện và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong thời kỳ mới nếu được sự hỗ trợ tích cực từ phía khách quan, cùng với những nỗ lực chủ quan sẽ có cơ hội đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, tạo vị thế cho bản thân. Và hi vọng là họ sẽ không còn gặp những trở ngại về giới trong việc tìm cho mình một cuộc sống hạnh phúc do những quan điểm không phù hợp nào đó, không còn phải băn khoăn trăn trở trong sự lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình, không còn gặp những rào cản không cần thiết từ các chính sách xã hội. Phụ nữ – dù trong thời đại nào cũng luôn có những vị trí không thể thay thế. “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ” (Victor Hugo). 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2