intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự kết hợp của ba nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Sự kết hợp của ba nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội" nhằm mục tiêu đánh giá một cách cụ thể vai trò của ba nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng theo nhu cầu của xã hội cũng như sự phối kết hợp của cả ba nhà này trong sự nghiệp đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn mà xã hội đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự kết hợp của ba nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội

  1. SỰ KẾT HỢP CỦA BA NHÀ: NHÀ NƯỚC, NHÀ TRƯỜNG, NHÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Trần Anh Sơn Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: tason@ufm.edu.vn Tóm tắt: Bài tham luận này nhằm mục tiêu đánh giá một cách cụ thể vai trò của ba nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng theo nhu cầu của xã hội cũng như sự phối kết hợp của cả ba nhà này trong sự nghiệp đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn mà xã hội đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, bài tham luận đưa ra một số khuyến nghị chung cho ba nhà để sự kết hợp của họ trong đào tạo nguồn nhân lực thực sự đáp ứng được nhu cầu vô cùng đa dạng và phong phú của xã hội trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Từ khóa: Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nguồn nhân lực, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã chủ trương "Ðào tạo theo nhu cầu xã hội" và chính thức được triển khai tới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Các cơ sở đào tạo chuyển hướng đào tạo từ "chỉ đào tạo những gì mình đang có" sang "đào tạo những gì mà xã hội đang cần" nhằm thu hẹp khoảng cách cung - cầu giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Theo ông Phạm Vũ Luận, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, nhiều trường đã tổ chức các buổi hội thảo bàn về chương trình "Ðào tạo theo nhu cầu xã hội”; tổ chức ngày hội tư vấn việc làm; đến doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu, ký kết các hợp đồng đào tạo nhân lực; mời doanh nghiệp tham gia xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo; v.v.. Sự chủ động "vào cuộc" giúp cho các trường nhận thức được nhu cầu bức thiết là phải xác định chuẩn đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Việc thực hiện ba công khai của các cơ sở giáo dục cũng góp phần giúp "cầu" hiểu được khả năng thực của "cung" để "đặt hàng" đào tạo nguồn nhân lực. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp hỗ trợ trang, thiết bị thực hành, thực tập cho nhà trường. Chỉ sau ba (3) năm 206
  2. khi triển khai chủ trương “Ðào tạo theo nhu cầu xã hội”, số tiền các doanh nghiệp hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề lên đến khoảng gần 200 tỷ đồng. Việc phối hợp giữa ba nhà: nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp là rất quan trọng và hết sức cần thiết, nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi vùng miền và mỗi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. Quan điểm đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động từ lâu đã được Đảng và Nhà nước đề cập đến để hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học triển khai thực hiện, nhất là từ khi chuyển đổi cơ chế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - 1986 đã đề ra. Đổi mới giáo dục cũng phải tuân theo một số quy luật của cơ chế thị trường, trong đó có quy luật cung - cầu nguồn lực lao động đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đã nêu, chẳng hạn trong "Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020" đã nêu: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức". Mục tiêu của mối quan hệ phối hợp này là nhằm đào tạo nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các cấp độ khác nhau, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, đáp ứng thị trường lao động đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, không phải đơn phương cơ sở đào tạo cũng như doanh nghiệp muốn là có được nguồn lao động đó mà phải có phối hợp, dưới sự hướng dẫn, định hướng của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trước hết phải xác định việc xác lập và phát huy mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất kinh doanh vì mục tiêu chất lượng nguồn lao động là thực hiện nguyên lý giáo dục đã được luật hóa tại điểm 2, Điều 3 Luật Giáo dục năm 2009: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, …". Theo quan điểm đó, cần phải có sự kết hợp giữa nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp như đã nêu trên, đặc biệt là đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học. 207
  3. Nghị quyết 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa IX (năm 2013) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo là phải tạo ra một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đủ đức, đủ tài để phục vụ sự phát triển chung của đất nước. Cụ thể: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong gần những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực không ngừng để cung cấp cho đất nước một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Và trên thực tế, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đạt được những thành tựu không nhỏ như: Phát triển nhanh về mặt số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo chất lượng đầu ra với tỉ lệ người có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên có việc làm ngày càng tăng. Nếu như ở thời điểm quý II năm 2014, nước ta mới có gần 5,4 triệu lao động trình độ cao, trong đó người có trình độ đào tạo cao đẳng trở lên có khoảng 4,01 triệu người (chiếm khoảng 74,3% lao động trình độ cao) thì 4 năm sau đó, vào quý II năm 2018, số lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên đã tăng lên đến 7,2 triệu người, tăng 80% so với cùng kì năm 2014. Trong đó, lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên là 5,28 triệu người và cao đẳng là 1,92 triệu người. Cùng với sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao thì sự kiềm chế, giảm phát số lượng người thất nghiệp có trình độ chuyên môn kĩ thuật từ cao đẳng trở lên cũng là một giải pháp được không chỉ ngành Giáo dục và Đào tạo mà cả hệ thống chính trị đã thực hiện tốt trong thời gian qua. Ở thời điểm cuối năm 2015, tổng số lao động thất nghiệp có trình độ chuyên môn kĩ thuật từ trình độ cao đẳng trở lên là 276.600 người (trong tổng số 1.090.000 người thất nghiệp của cả nước) thì đến quý II năm 2018, con số này chỉ còn 197.700 người (trong tổng số 1.061.500 người), giảm 78.900 người sau gần 3 năm. Đây là những thành tựu đáng kể thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của ngành Giáo dục và hệ thống chính trị trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong Nghị quyết 29. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành Giáo dục và Đào tạo vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn như: Tỉ lệ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật đạt trình độ cao đẳng trở lên so với tổng số lực lượng lao động chưa cao, chỉ chiếm khoảng 13% tổng số lực lượng lao động (Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý II/2018). Một bộ phận nguồn nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên chưa bắt kịp với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội. Tỉ lệ thất nghiệp ở lực lượng lao 208
  4. động có trình độ từ cao đẳng trở lên còn lớn, chiếm khoảng 18,6% tổng số người thất nghiệp và chiếm 2,74% trong tổng số người có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. 2. THỰC TIỄN GẮN KẾT NHÀ TRƯỜNG - NHÀ DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO Nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước sớm triển khai chương trình “Ðào tạo theo nhu cầu xã hội” bước đầu thu được kết quả cao. Tại Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Thái Bình, ông Nguyễn Tiến Dũng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, dạy nghề bậc cao đẳng, liên kết đào tạo đại học và các chương trình khác có trình độ thấp hơn. Kết quả khảo sát về trình độ cán bộ cơ sở của tỉnh cho thấy, chỉ có 0,5% cán bộ cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học về kinh tế, kỹ thuật, trong khi lực lượng này có vai trò nòng cốt trong lãnh đạo phát triển kinh tế ở cấp cơ sở. Trước thực trạng đó, tỉnh Thái Bình đã "đặt hàng" nhà trường đào tạo tại chỗ theo địa chỉ sử dụng cho những cán bộ các xã, thị trấn. Ngay sau khi được "đặt hàng", trường đã tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi nghiệp vụ nhằm xác định rõ đối tượng sinh viên được "đặt hàng" chương trình đào tạo cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Ngoài chương trình khung chuẩn chiếm 70%, còn 30% nội dung đào tạo được biên soạn và tổ chức giảng dạy linh hoạt theo nhu cầu kiến thức của từng khóa học. Ðáng chú ý, để đáp ứng nhu cầu kiến thức gắn với thực tiễn công việc sau khi ra trường, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên chủ yếu là các đề án phát triển kinh tế - xã hội địa phương và có phản biện từ đại diện địa phương. Kết quả, sau bảy năm "đặt hàng", Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Bình đào tạo theo địa chỉ được hơn hai nghìn cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng và đại học, với 95% sinh viên ra trường về công tác tại địa phương. Kết quả của những đợt đặt hàng giúp đội ngũ cán bộ cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thay đổi diện mạo cho nông thôn Thái Bình. Tại Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, ông Hoàng Văn Ðiện - Hiệu trưởng nhà Trường cho biết: ngoài lượng kiến thức áp dụng thực tế thông qua thực hành cho sinh viên được tăng cường thì việc đẩy mạnh ký kết các hợp đồng, hợp tác đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp theo "đặt hàng" cũng được chú trọng như: Chương trình hợp tác với Công ty Toyota Việt Nam đào tạo thợ sửa chữa, với số lượng 50 sinh viên/khóa; đào tạo cho đơn vị cung cấp nhân lực cho các công ty Hàn Quốc mỗi tháng 150 đến 200 người; cung ứng lao động kỹ thuật cho 15 nghiệp đoàn Nhật Bản 400-500 người/năm... Vì vậy, những năm gần đây, quy mô đào tạo của trường tăng nhanh, ngành nghề được mở rộng, nhất là số sinh viên 209
  5. ra trường đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ, năng lực của các đơn vị sử dụng. Theo kết quả khảo sát, năm 2008 có 80% sinh viên ra trường có việc làm trong sáu tháng đầu sau khi tốt nghiệp, 95% doanh nghiệp hài lòng về chất lượng đào tạo của nhà trường. Đây là một trong những thế mạnh trong công tác đào tạo của trường những năm gần đây, thông qua hai kênh cơ bản là hợp tác quốc tế và liên kết với các cơ sở sản xuất. Cụ thể, trường đang thực hiện chương trình hợp tác với các trường đại học của Australia đào tạo trình độ Cao đẳng cho gần 3000 sinh viên, đã tốt nghiệp ra trường 1500 sinh viên. Hợp tác với tập đoàn giáo dục Aptech Ấn Độ đào tạo lập trình viên quốc tế ho hơn 200 học viên, hợp tác với công ty Toyota đào tạo kỹ thuật viên sửa chữa ô tô… Nhà trường cũng tiếp nhận tài trợ của tập đoàn BSE về trang thiết bị trị giá trên 50.000USD, tháng 12/2007 tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) tài trợ 5 triệu USD trang thiết bị cho trường phục vụ công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, công tác liên kết với các cơ sở sản xuất cũng được trường quan tâm với từng việc làm cụ thể: hàng năm, trường đưa học sinh đi thực tập tại các cơ sở sản xuất để tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện tác phong công nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp. Tổ chức kết hợp đào tạo với sản xuất ngay tại xưởng trường, ký các hợp đồng gia công chế tạo sản phẩm phù hợp với nội dung đào tạo của trình độ học sinh, sinh viên. Ngoài Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Thái Bình, Ðại học công nghiệp Hà Nội, còn có nhiều trường đào tạo theo "đặt hàng" hiệu quả như: Ðại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng đào tạo hàng nghìn học sinh, sinh viên cho 19 tổng công ty, 28 công ty và bảy tỉnh. Trường đại học Giao thông vận tải ký 27 hợp đồng đào tạo và sử dụng nhân lực với các đơn vị sử dụng v.v.. Những kết quả bước đầu góp phần quan trọng trong công tác đào tạo nhân lực trước mắt và lâu dài, đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức, cách thức quản lý, điều hành thực tiễn đào tạo nhân lực theo cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để thật sự đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội, cần xây dựng được hệ thống dự báo nhu cầu nguồn nhân lực. Kinh nghiệm từ Trường đại học Công nghiệp Hà Nội cho thấy, cần phát triển mở rộng nhiều thông tin về đào tạo và việc làm để cung cấp đầy đủ thông tin cho người học, người sử dụng lao động cũng như các cơ sở đào tạo. Các cấp có thẩm quyền cần hoạch định chính sách phát triển và đưa ra các dự báo về thị trường lao động, thị trường giáo dục để các trường có cơ sở xây dựng chiến lược phát triển cho mình một cách ổn định và lâu dài. Xây dựng cơ chế để doanh nghiệp tham gia đóng góp vào quá trình đào tạo. Theo tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh (Bộ Giaso dục và Ðào tạo) cho rằng, cần phải có những điều tra xã hội học tương đối toàn diện từ nhu 210
  6. cầu và tâm lý người học cũng như nhu cầu của các cơ quan tuyển dụng về các ngành nghề, nhất là các yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp. Mặt khác, người học cần được cung cấp đầy đủ các thông tin về xu hướng và cơ hội phát triển để có thể tự quyết định chọn hướng đi nghề nghiệp phù hợp với khả năng của họ. Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần có giải pháp hỗ trợ việc đào tạo theo hợp đồng để doanh nghiệp và cơ sở đào tạo quen dần với việc "đặt hàng" đào tạo nhân lực. Mỗi cơ sở đào tạo cần triển khai đồng bộ các giải pháp về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giáo trình... Hình thành cơ quan chuyên trách về đào tạo theo nhu cầu xã hội nhằm kết nối và theo dõi các hoạt động của sinh viên sau tốt nghiệp, thông tin về thị trường việc làm cho sinh viên. Các cơ quan này sẽ là cầu nối để doanh nghiệp gặp gỡ, hỗ trợ sinh viên, gắn kết giữa các hoạt động của nhà trường với doanh nghiệp và nhu cầu xã hội. Mặt khác, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo cần tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu thông qua việc ký kết các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác. Thực hiện những việc làm này sẽ tăng cường trách nhiệm của cơ sở đào tạo đối với người sử dụng lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học sao cho đạt hiệu quả cao. 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Để đảm bảo cho việc xây dựng và phát huy mối quan hệ giữa nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp như đã nêu trên đòi hỏi phải có nhiều yếu tố, điều kiện để thực hiện, nhưng tựu trung có thể cần hai (2) điều kiện cơ bản sau: Thứ nhất, các cơ sở đào tạo phải đổi mới phương thức quản lý, điều hành; lãnh đạo cơ sở phải thực sự quan tâm đến hoạt động này, vừa trực tiếp tạo ra cơ chế, tạo mối quan hệ, ở cấp lãnh đạo, vừa cần tạo ra bộ máy giúp việc như thành lập ban, tổ công tác,…; từ tham mưu hoạch định chiến lược đến triển khai, tổ chức, thực hiện những tác nghiệp cụ thể của kế hoạch phối hợp từ các bên. Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo mà đứng đầu là Bộ Giáo dục và Đào tạo và sau đó là các Sở Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng ngay quy chế phối hợp, thường xuyên tổ chức giao ban, tập huấn, nắm bắt thông tin, có tổ chức điều phối, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quy định chính sách khuyến khích, ưu đãi cụ thể cho cả nhà trường và doanh nghiệp nhằm mục đích chung là đào tạo ra nguồn nhân 211
  7. lực chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa của từng địa phương, từng vùng miền, từng lĩnh vực, ngành kinh tế. Về phía các nhà trường cần phải nhanh chóng chuyển hướng, thay đổi mô hình đào tạo. Theo đó, đào tạo cần tập trung theo hướng mở, linh hoạt, chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, đào tạo gắn kết với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đòi hỏi lao động trực tiếp, có tay nghề cao ở các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Bên cạnh các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu giảng dạy vừa lý thuyết vừa thực hành, đủ năng lực để đào tạo chương trình chuyển giao từ nước ngoài, có khả năng tiếp cận công nghệ mới..., có thể tham khảo những giải pháp mang tính đột phá đã được áp dụng tại một số cơ sở đào tạo thời gian qua, như sau: Thứ nhất, biến nhà trường thành nhà máy 4.0, từng bước xóa bỏ ranh giới các khoa, bố trí sắp xếp máy móc, trang thiết bị thành một hệ thống và được kết nối thông qua internet, robot, qua logistics. Xây dựng Sàn giao dịch việc làm - dạy nghề để kết nối: nhà trường, các DN, sinh viên để giải quyết cung - cầu. Như vậy, mới tiếp cận được công nghệ 4.0. Thứ hai, đổi mới đào tạo theo mô hình trường học thông minh. Mô hình quản lý hiện nay tương đối cồng kềnh, hiệu quả không cao. Do đó, quản trị nhà trường cần thay đổi mô hình theo hướng tư duy và công nghệ, bảo đảm tính sáng tạo và thích ứng nhanh với sự đổi mới, sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ. Trong đó, hệ thống công nghệ thông tin được phân tích, thiết kế theo hướng quản lý toàn diện và đồng bộ tất cả các hoạt động. Hoạt động dạy học chuyển sang ý tưởng, sáng tạo và áp dụng công nghệ. Người học thực hiện quá trình học tập trên lớp hoặc ngay tại nhà, chủ động lựa chọn không gian, thời gian, nội dung và phương pháp học tập, có thể gọi là “trường di động, lớp học trực tuyến”. Người dạy - người học và người học - người học chia sẻ, tương tác liên tục và linh hoạt. Chuyển các dữ liệu truyền thống sang dữ liệu số trên máy tính. Áp dụng công nghệ IoTs (Internet vạn vật) để kết nối người học, phụ huynh, giáo viên, giúp nắm bắt các thông tin kịp thời như: điểm, lịch học, các thông báo… Thứ ba, triển khai hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ gắn thực tiễn nhu cầu xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học cần được ưu tiên hàng đầu và triển khai sâu, rộng trong toàn trường nhằm giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác dạy và học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy, tự khám phá, tiếp cận khoa học công nghệ, từng bước rèn luyện kỹ năng 212
  8. và thái độ học tập. Nhà trường nên thành lập các trung tâm ươm tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; trung tâm khởi nghiệp sáng tạo để phát huy, ươm tạo các ý tưởng, các sáng kiến, hình thành các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Thứ tư, thường xuyên đổi mới công tác tuyển sinh, đào tạo, chủ động mở các nghề mới có nhu cầu cao của xã hội. Trong công tác đào tạo, thực hiện tốt phương châm “mỗi bài học là một công việc - mỗi modul là một sản phẩm”, “dạy lý thuyết gắn liền với thực hành, kết hợp với nghiên cứu khoa học”. Từng bước đưa các chương trình quốc tế chất lượng cao vào đào tạo. Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động sự tham gia của nhà doanh nghiệp, các tổ chức xã hội để giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường; huy động đội ngũ chuyên gia giảng dạy của doanh nghiệp; công nhận bằng cấp, chứng chỉ, … Hợp tác chặt chẽ với các nhà doanh nghiệp để đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu. Sinh viên tham gia chương trình này được các doanh nghiệp chi trả 100% chi phí đào tạo, có việc làm và được trả lương ngay từ khi vào học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Duyên. (2022). Đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu xã hội: Đòi hỏi cấp bách. Báo Công Thương. Truy cập: http://arit.gov.vn/tin-tuc/dao-tao-nguon-nhan-luc- gan-voi-nhu-cau-xa-hoi-doi-hoi-cap-bach-e9ded213_1301/. [2] Phạm Xuân Khánh. (2021). Hướng mở trong đào tạo nhân lực. Báo Nhân Dân. Truy cập: https://nhandan.vn/doi-song-xa-hoi/-huong-mo-trong-dao-tao-nhan-luc--632639/. [3] Tạ Quang Vũ. (2022). Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Báo Lâm Đồng Online. Truy cập: http://baolamdong.vn/xahoi/201211/dao-tao-nguon-nhan-luc-dap- ung-nhu-cau-xa-hoi-2204477/ [4] Trần Thị Thái Hà và các cộng sự. (2018). Nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo đến năm 2025. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 213
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2