intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự phù hợp của sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá sự phù hợp của sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc 70 ca bệnh chẩn đoán viêm phổi bệnh viện và điều trị tại trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự phù hợp của sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG SỰ PHÙ HỢP CỦA SỬ DỤNG KHÁNG SINH THEO KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN Vũ Đình Nam1 TÓM TẮT Vũ Văn Giáp1,2 Mục tiêu: Đánh giá sự phù hợp của sử dụng kháng sinh Đỗ Văn Thành1,2 theo kinh nghiệm và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện. 1 Trường Đại học Y Hà Nội 2 Bệnh viện Bạch Mai Phương pháp: Tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc 70 ca bệnh chẩn đoán viêm phổi bệnh viện và điều trị tại trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 66,4 ± 17,1. Tỉ lệ nam/nữ là 2,3/1. Có 71,4% bệnh nhân có nơi khởi phát viêm phổi bệnh viện là từ các bệnh viện khác chuyển đến. Thời gian khởi phát trung bình là 11,1 ± 6,7 ngày. Có 62,9% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh ban đầu phù hợp với khuyến cáo. Trong số các bệnh nhân dùng kháng sinh không phù hợp khuyến cáo, có 57,7% bệnh nhân được dùng liệu pháp đơn trị liệu thay vì liệu pháp phối hợp. Tỉ lệ điều trị khỏi là 82,9%. Tỉ lệ điều trị khỏi ở nhóm có yếu tố nguy cơ tử vong cao chỉ bằng 0,163 lần nhóm không có yếu tố nguy cơ tử vong cao. Có 56,9% bệnh nhân điều trị khỏi được sử dụng kháng sinh phù hợp với khuyến cáo. Kết luận: Viêm phổi bệnh viện xảy ra ở nam nhiều hơn nữ. Nơi khởi phát ban đầu của viêm phổi bệnh viện đa phần là từ các bệnh viện khác chuyển đến (71,4%). Có 62,9% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm phù hợp với khuyến cáo. Loại lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm không phù hợp hay gặp là lựa chọn đơn trị liệu thay vì Tác giả chịu trách nhiệm liệu pháp phối hợp. Tỉ lệ điều trị khỏi của viêm phổi bệnh viện Vũ Đình Nam là 82,9%. Nhóm bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ tử vong Trường Đại học Y Hà Nội cao có tỉ lệ điều trị khỏi cao hơn nhóm bệnh nhân có yếu tố Email: vunam.ntk46@gmail.com nguy cơ tử vong cao. Có 56,9% bệnh nhân điều trị khỏi được sử dụng kháng sinh phù hợp với khuyến cáo. Ngày nhận bài: 25/8/2023 Ngày phản biện: 27/9/2023 Từ khóa: Kháng sinh theo kinh nghiệm, viêm phổi bệnh Ngày đồng ý đăng: 11/10/2023 viện. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 141
  2. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ thương trên phim phổi thỏa mãn tiêu chuẩn Viêm phổi bệnh viện là viêm phổi xuất hiện chẩn đoán viêm phổi bệnh viện theo khuyến sau nhập viện lớn hơn 48 giờ. Đây là nguyên cáo chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện nhân tử vong hàng đầu trong các nhiễm trùng của Hội Hô hấp - Hội Hồi sức cấp cứu và chống bệnh viện. Viêm phổi bệnh viện chiếm 0,5-1% độc Việt Nam [2]: bệnh nhân nằm viện, gây kéo dài thời gian nằm * Các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm: viện từ 7-9 ngày [1]. Căn nguyên gây viêm phổi Ít nhất là một trong các dấu hiệu sau: bệnh viện thường do vi khuẩn, do đó điều trị viêm phổi bệnh viện cần thực hiện bằng kháng + Nhiệt độ > 38ºC hoặc < 36ºC loại trừ các sinh càng sớm càng tốt [1]. Lựa chọn kháng nguyên nhân khác. sinh ban đầu cần theo kinh nghiệm khi chưa + Tăng bạch cầu (≥ 12 x 109/L) hoặc giảm có kết quả nuôi cấy vi sinh và kháng sinh đồ. bạch cầu (≤ 4 x 109 /L). Tuy nhiên căn nguyên gây viêm phổi bệnh viện khác nhau giữa các nước, các bệnh viện, và + Thay đổi ý thức ở bệnh nhân cao tuổi (> khác nhau theo thời gian. Do đó, việc lựa chọn 70 tuổi) loại trừ các nguyên nhân khác. kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm cần phải Và ít nhất hai trong các dấu hiệu sau: phù hợp với dịch tễ vi khuẩn của cơ sở điều trị + Đờm mủ hoặc thay đổi tính chất của theo từng thời điểm khác nhau. Bộ Y Tế cũng đã đờm hoặc tăng tiết đờm hoặc tăng nhu cầu hút có các hướng dẫn về lựa chọn kháng sinh theo đờm. kinh nghiệm để điều trị viêm phổi bệnh viện [2]. Chỉ định kháng sinh phù hợp quyết định sự + Ho hoặc ho tăng lên, hoặc khó thở hoặc thành công của điều trị, tránh được vòng xoắn thở nhanh. thất bại điều trị - kháng thuốc - tử vong. + Khám phổi có ran. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề + Xét nghiệm khí máu xấu đi: giảm oxy tài này với mục tiêu sau: Đánh giá sự phù hợp máu, tăng nhu cầu oxy hoặc cần thở máy. của sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị viêm phổi * Tổn thương trên phim phổi: bệnh viện. Tổn thương mới xuất hiện hoặc tổn thương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP tiến triển trên phim phổi và không mất đi nhanh, có thể chụp X-quang phổi hoặc chụp cắt lớp vi 2.1. Đối tượng nghiên cứu tính phổi. Các bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. phổi bệnh viện và điều trị tại trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2022 đến - Bệnh nhân dưới 18 tuổi. tháng 8 năm 2023. - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân mắc phải cộng đồng, viêm phổi liên quan thở máy. - Bệnh nhân ≥ 18 tuổi, đồng ý tham gia nghiên cứu. - Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (nhiễm HIV/AIDS). - Những bệnh nhân sau khi nhập viện ≥ 48 giờ xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng và tổn - Bệnh nhân lao phổi. Trang 142 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | VŨ ĐÌNH NAM VÀ CỘNG SỰ - Bệnh nhân không đồng ý tham gia hợp của việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu. nghiệm với khuyến cáo của hội Hô Hấp - Hội - Bệnh nhân không đủ dữ liệu nghiên cứu. Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bước 3. Chia thành 2 nhóm: nhóm được dùng kháng sinh phù hợp với khuyến cáo và 2.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu nhóm dùng kháng sinh không phù hợp theo - Thời gian: Từ tháng 8 năm 2022 đến khuyến cáo. Đánh giá kết quả điều trị của 2 tháng 8 năm 2023 nhóm. - Địa điểm: Trung tâm Hô Hấp- Bệnh viện 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu Bạch Mai. được phân tích theo phương pháp thống kê y học trên chương trình SPSS 20.0. Giá trị p được 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu lấy mốc 0.05 với p < 0.05 được xem là khác biệt tiến cứu mô tả theo dõi dọc. có ý nghĩa thống kê khi kiểm định 2 phía. 2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu thuận 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu: Tất cả các đối tiện tượng tham gia nghiên cứu tiến cứu đều được 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu: giải thích cụ thể về mục đích nghiên cứu và Bước 1: Lựa chọn các bệnh nhân được đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. chẩn đoán mắc viêm phổi bệnh viện thỏa mãn 3. KẾT QUẢ tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2022 Bước 2. Đánh giá các yếu tố nguy cơ tử – 8/2023, có 70 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn vong cao của bệnh nhân và đánh giá sự phù vào nghiên cứu. Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu (n=70) Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ Tuổi 18-39 7 10,0 40-59 11 15,7 60-79 36 51,4 ≥80 16 22,9 Tuổi trung bình: 66,4±17,1 Giới Nam 49 70 Nữ 21 30 Nơi mắc viêm phổi Bệnh viện khác chuyển đến (bệnh nhân có triệu 50 71,4 bệnh viện chứng viêm phổi sau nhập viện tuyến dưới > 48 giờ) Khối khoa nội 15 21,4 Khối khoa ngoại 5 7,2 Thời gian khởi phát Thời gian trung bình: 11,1 ± 6,7 ngày (2-37) viêm phổi bệnh viện Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 143
  4. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Nhận xét: Độ tuổi trung bình là 66,4±17,1. nhân được dùng liệu pháp đơn trị liệu thay vì Nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm từ 60- liệu pháp kháng sinh kết hợp. 79 tuổi, chiếm 51,4%. Tỉ lệ nam/nữ là 2,3/1. Có Bảng 3. Kết quả điều trị (n=70) tới 71,4% bệnh nhân mắc viêm phổi bệnh viện từ một bệnh viện khác chuyển đến, chiếm tỉ lệ n Tỉ lệ P cao nhất trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Khỏi 58 82,9 0,000 Thời gian khởi phát viêm phổi bệnh viện trung bình là 11,1 ± 6,7 ngày với thời gian ngắn nhất Nặng lên 12 17,1 là sau 2 ngày điều trị và thời gian dài nhất là sau Ghi chú: 37 ngày điều trị.Bảng 2. Lựa chọn kháng sinh ban đầu phù hợp theo khuyến cáo trong thời + Khỏi: Là những bệnh nhân cải thiện về gian điều trị tại trung tâm Hô Hấp (n=70) triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, tiến triển tốt trên phim chụp phổi và được xuất viện hoặc N Tỉ lệ chuyển tuyến dưới tiếp tục điều trị theo phác Phù hợp khuyến cáo 44 62,9 đồ. Không phù hợp + Nặng lên: là những bệnh nhân điều trị + Liệu pháp phối hợp không cải thiện về triệu chứng lâm sàng, cận 26 37,1 lâm sàng và phải chuyển xuống khoa Hồi sức thay vì đơn trị liệu 11 42,3 (n=26) tích cực hoặc tình trạng bệnh nặng xin ra viện + Liệu pháp đơn trị liệu 15 57,7 (n=26) không tiếp tục điều trị. thay vì liệu pháp phối hợp Nhận xét: Trong số 70 bệnh nhân, có 58 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 82,9% có kết quả điều Nhận xét: Có 62,9% bệnh nhân được trị khỏi. Có 12 bệnh nhân có kết quả điều trị sử dụng kháng sinh phù hợp với khuyến cáo. nặng lên, chiếm tỉ lệ 17,1%. Tỉ lệ điều trị khỏi và Trong số 26 bệnh nhân sử dụng kháng sinh tỉ lệ bệnh nhân nặng lên là khác biệt có ý nghĩa không phù hợp khuyến cáo, có 57,7% bệnh thống kê với p=0,000 Bảng 4. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ tử vong cao và kết quả điều trị (n=70) Có yếu tố nguy cơ tử Không có yếu tố nguy p OR Kết quả vong cơ tử vong N % n % Khỏi 26 72,2 32 94,1 0,163 0,015 (0,033-0,88) Nặng lên 10 27,8 2 5,9 Ghi chú: Yếu tố nguy cơ tử vong cao ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện: Suy hô hấp cần sự hỗ trợ oxy, và/ hoặc tụt huyết áp [2] Nhận xét: Tỉ lệ điều trị khỏi ở nhóm có lệ điều trị khỏi ở nhóm không có yếu tố nguy yếu tố nguy cơ tử vong là 72,2%, trong khi tỉ cơ tử vong là 94,1%, sự khác biệt về tỉ lệ khỏi Trang 144 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | VŨ ĐÌNH NAM VÀ CỘNG SỰ ở 2 nhóm này là khác biệt có ý nghĩa thống kê trị khỏi ở nhóm có yếu tố nguy cơ tử vong chỉ với p= 0.015. Tỉ suất chênh OR= 0,163 là có ý bằng 0,163 lần so với nhóm không có yếu tố nghĩa thống kê với p < 0,05, cho thấy tỉ lệ điều nguy cơ tử vong. Bảng 5. Liên quan giữa lựa chọn kháng sinh ban đầu phù hợp và kết quả điều trị (n=70) Kháng sinh ban đầu phù hợp Kháng sinh ban đầu không phù P Kết quả theo khuyến cáo hợp theo khuyến cáo n % n % Khỏi 33 56,9 25 43,1 0,358 Nặng lên 11 91,7 1 8,3 Nhận xét: Trong số 58 bệnh nhân điều trị Nơi mắc viêm phổi bệnh viện chiếm tỉ lệ khỏi, có 33 bệnh nhân sử dụng kháng sinh ban cao nhất của chúng tôi là từ bệnh viện khác đầu phù hợp theo khuyến cáo chiếm tỉ lệ 56,9% chuyển đến với tỉ lệ 71,4%, kết quả này cũng và 25 bệnh nhân sử dụng kháng sinh ban đầu tương tự với nghiên cứu của Phạm Thị Quỳnh không phù hợp theo khuyến cáo chiếm tỉ lệ (2017) với 45,6% từ bệnh viện khác chuyển 43,1%. Tỉ lệ sử dụng kháng sinh phù hợp và đến [3]. Điều này có thể lý giải là do bệnh viện không phù hợp của nhóm khỏi là khác biệt Bạch Mai nơi chúng tôi tiến hành nghiên cứu, không ý nghĩa thống kê với p=0,358. là bệnh viện tuyến trung ương, nơi tiếp nhận 4. BÀN LUẬN và điều trị những ca bệnh nặng trong khu vực chuyển đến. Nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 70 bệnh nhân mắc viêm phổi bệnh viện Dựa theo khuyến cáo về điều trị kháng điều trị tại trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch sinh ban đầu theo kinh nghiệm của Hội Hô Hấp, Mai với độ tuổi trung bình là 66,36 ± 17,12 tuổi. Hội Hồi sức chống độc Việt Nam, chúng tôi đã Tỉ lệ nam/ nữ là 2,3/1. Kết quả này cũng tương đánh giá sự phù hợp của các kháng sinh được tự với 1 nghiên cứu khác được tiến hành tại lựa chọn ban đầu trên bệnh nhân trong nghiên trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai những cứu với khuyến cáo trên. Kết quả thu được có năm trước đó. Phạm Thị Quỳnh (2017) nghiên 62,9% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh cứu trên 140 bệnh nhân mắc viêm phổi bệnh ban đầu theo kinh nghiệm phù hợp với khuyến viện điều trị tại trung tâm Hô Hấp bệnh viện cáo và có đến 37,1% bệnh nhân được sử dụng Bạch Mai có độ tuổi trung bình là 66,1 ± 15,3 kháng sinh ban đầu không phù hợp. Trong số tuổi và tỉ lệ nam/nữ là 1,5/1 [3]. Qua đó chúng bệnh nhân sử dụng kháng sinh không phù hợp tôi thấy đặc điểm chung của nhóm đối tượng thì có đến 57,7% bệnh nhân được dùng phác đồ nghiên cứu giữa các năm không thay đổi nhiều. đơn trị liệu trong khi nếu theo khuyến cáo số bệnh nhân này phải dùng phác đồ kết hợp 2 loại Thời gian khởi phát viêm phổi bệnh viện kháng sinh. Còn lại là 42,3% bệnh nhân lại được trung bình ở nghiên cứu của chúng tôi là 11,1 sử dụng 2 kháng sinh kết hợp, mà nếu theo như ± 6,7 ngày, dài hơn 1 số nghiên cứu của các tác khuyến cáo những bệnh nhân này chỉ cần dùng giả khác. Trong nghiên cứu của Phạm Thị Quỳnh phác đồ đơn trị liệu. Một nghiên cứu tương tự do (2017), thời gian khởi phát là 8,6 ± 5,1 ngày [3], Wilke cùng cộng sự (2011) thực hiện tại 5 bệnh Hà Sơn Bình (2015) nghiên cứu 318 bệnh nhân viện tại Đức trên 221 bệnh nhân chẩn đoán viêm với thời gian khởi phát là 8,3 ± 5,1 ngày [4]. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 145
  6. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 phổi bệnh viện cho thấy có 48,42% bệnh nhân khi được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện là yếu sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp tố dự báo quan trọng nhất về tỉ lệ khỏi [8]. Thêm với các khuyến cáo quốc gia [5]. Tỉ lệ này là thấp nữa, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ điều trị hơn so với nghiên cứu của chúng tôi với 62,9%. khỏi ở nhóm có yếu tố nguy cơ tử vong chỉ bằng Chúng tôi nhận thấy các bác sĩ đã áp dụng tốt 0,163 lần so với nhóm không có yếu tố nguy cơ hơn khuyến cáo của các hiệp hội vào thực tế lâm tử vong. Điều này chỉ ra rằng, những bệnh nhân sàng. Trong số những bệnh nhân lựa chọn kháng khi được chẩn đoán đã có các yếu tố nguy cơ tử sinh không phù hợp, cả Wilke và chúng tôi đều vong cao, cần được điều trị tích cực hơn: sử dụng cho ra con số tương đồng lần lượt là 56,14% và phác đồ kháng sinh kết hợp, lựa chọn kháng sinh 57,7% cho lý do chính của sự không phù hợp là phù hợp với khuyến cáo, điều trị bệnh lý nền tối việc lựa chọn phác đồ đơn trị liệu thay vì phác đồ ưu để giảm thiểu tỉ lệ tử vong. kết hợp [5]. Có thể do đã không xác định được Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng đúng yếu tố nguy cơ tử vong cao và yếu tố nguy tôi cũng nhận thấy rằng, có 56,9% bệnh nhân cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng của các bệnh nhân được điều trị khỏi đã được sử dụng kháng vì vậy dẫn tới lựa chọn sai phác đồ điều trị. Qua sinh ban đầu phù hợp, và 43,1% bệnh nhân đó chúng tôi khuyến nghị các bác sĩ xác định được điều trị khỏi có dùng kháng sinh ban đầu đúng yếu tố nguy cơ tử vong và yếu tố nguy cơ không phù hợp. Ở nghiên cứu của Wilke con nhiễm vi khuẩn đa kháng của bệnh nhân để lựa số này cũng tương tự với 52,2% bệnh nhân chọn phác đồ kháng sinh phù hợp. khỏi có điều trị kháng sinh ban đầu phù hợp Nghiên cứu đa trung tâm của Herkel tại [5]. Tuy nhiên, chúng tôi đã thất bại trong việc Châu Âu (2013) tỉ lệ nặng lên của bệnh nhân tìm mối liên quan giữa lựa chọn kháng sinh ban viêm phổi bệnh viện là 29% [6], nghiên cứu đầu phù hợp và tỉ lệ điều trị khỏi (p>0,05). Điều của Werarak (2010) có tỉ lệ nặng lên là 42,5% này có thể được giải thích là do kết quả điều [7], trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nặng lên là 17,1%. Tỉ lệ nặng lên trong nghiên tuổi cao, vi khuẩn đa kháng thuốc, bệnh lý kèm cứu chúng tôi thấp hơn những nghiên cứu trên, theo nặng… Tuy nhiên chúng tôi chưa khảo sát điều này có thể được lý giải do những bệnh nhân được mối tương quan đầy đủ của các yếu tố được lựa chọn vào các nghiên cứu trên chủ yếu trên với kết quả điều trị. là những bệnh nhân viêm phổi liên quan đến 5. KẾT LUẬN thở máy tại khoa Hồi sức tích cực, những bệnh Viêm phổi bệnh viện xảy ra ở nam nhiều nhân này có bệnh phối hợp phức tạp hơn, yếu hơn nữ. Nơi khởi phát ban đầu của viêm phổi tô nguy cơ tử vong cao hơn so với nghiên cứu bệnh viện đa phần là từ các bệnh viện khác của chúng tôi được tiến hành tại trung tâm Hô chuyển đến (71,4%). Có 62,9% bệnh nhân được hấp nơi điều trị những bệnh nhân viêm phổi sử dụng kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm bệnh viện không phải thở máy xâm nhập. phù hợp với khuyến cáo. Loại lựa chọn kháng Tỉ lệ bệnh nhân nặng lên ở trong nhóm sinh theo kinh nghiệm không phù hợp hay gặp những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tử vong cao là lựa chọn đơn trị liệu thay vì liệu pháp phối (bao gồm suy hô hấp, tụt huyết áp) là 27,8%, cao hợp. Tỉ lệ điều trị khỏi của viêm phổi bệnh viện hơn đáng kể so với nhóm không có yếu tố nguy là 82,9%. Nhóm bệnh nhân không có yếu tố cơ tử vong với 5,9%. Nghiên cứu của Rello (1997), nguy cơ tử vong cao có tỉ lệ điều trị khỏi cao hơn cũng khẳng định mức độ nghiêm trọng của bệnh nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tử vong Trang 146 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | VŨ ĐÌNH NAM VÀ CỘNG SỰ cao. Có 56,9% bệnh nhân điều trị khỏi được sử 5. Wilke M.H., Grube R.F., và Bodmann dụng kháng sinh phù hợp với khuyến cáo. K.F. (2011). Guideline-adherent initial intravenous antibiotic therapy for hospital-acquired/ventilator-associated TÀI LIỆU THAM KHẢO pneumonia is clinically superior, saves 1. American Thoracic Society và Infectious lives and is cheaper than non guideline Diseases Society of America (2005). adherent therapy. Eur J Med Res, 16(7), 315. Guidelines for the management of 6. Herkel T., Uvizl R., Doubravska L. và cộng sự. adults with hospital-acquired, ventilator- (2016). Epidemiology of hospital-acquired associated, and healthcare-associated pneumonia. Am J Respir Crit Care Med, pneumonia: Results of a Central European 171(4), 388–416. multicenter, prospective, observational study compared with data from the European 2. Hội Hô Hấp Việt Nam - Hội Hồi sức câp cứu và region. Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Chống độc Việt Nam, “Khuyến cáo chẩn đoán Olomouc Czechoslov, 160(3), 448–455. và điều trị viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy”, NXB Y học, 2017, Hà Nội. . 7. Werarak P., Kiratisin P., và Thamlikitkul V. (2010). Hospital-acquired pneumonia 3. Phạm Thị Quỳnh (2017), Nghiên cứu đặc and ventilator-associated pneumonia in điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi bệnh adults at Siriraj Hospital: etiology, clinical viện tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch outcomes, and impact of antimicrobial Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại resistance. J Med Assoc Thail Chotmaihet học Y Hà Nội. Thangphaet, 93 Suppl 1, S126-138. 4. Hà Sơn Bình (2015), Nhận xét một số yếu 8. Rello J., Rué M., Jubert P. và cộng sự. (1997). tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh Survival in patients with nosocomial nhân viêm phổi liên quan thở máy, Luận pneumonia: impact of the severity of văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, illness and the etiologic agent. Crit Care Đại học Y Hà Nội. Med, 25(11), 1862–1867. Abstract THE APPROPRIATENESS OF EMPIRICAL ANTIBIOTIC AND SOME FACTORS RELATED TO THE RESULTS OF TREATMENT OF HOSPITAL-ACQUIRED PNEUMONIA Objective: Evaluate the appropriateness of empirical antibiotic and some factors related to the results of treatment of hospital-acquired pneumonia. Methods: Prospective cross-sectional description of 70 cases of hospital-acquired pneumonia diagnosed and treated at Bach Mai Hospital Respiratory Center from August 2022 to August 2023. Results: The average age was 66.4 ± 17.1 years. The male/female ratio is 2.3/1. 71.4% of patients with hospital-acquired pneumonia were transferred from other hospitals. The average time of onset was 11.1 ± 6.7 days. 62.9% of patients received initial antibiotics in accordance with recommendations. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 147
  8. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Among patients who received antibiotics inconsistent with recommendations, 57.7% of patients received monotherapy instead of combination therapy. The cure rate is 82.9%. The cure rate in the group with high risk factors for death is only 0.163 times that of the group without high risk factors for death. 56.9% of cured patients used antibiotics in accordance with recommendations. Conclusion: Hospital-acquired pneumonia occurs more often in men than in women. The initial source of nosocomial pneumonia is mostly transferred from other hospitals (71.4%). 62.9% of patients received initial empiric antibiotics consistent with recommendations. A common type of inappropriate empiric antibiotic choice is the choice of monotherapy instead of combination therapy. The cure rate of hospital-acquired pneumonia is 82.9%. The group of patients without high risk factors for death has a higher cure rate than the group of patients with high risk factors for death. 56.9% of cured patients used antibiotics in accordance with recommendations. Keywords: Empirical antibiotics, hospital-acquired pneumonia. Trang 148 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2