intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiến lược đa dạng hóa thu nhập được nhiều ngân hàng Việt Nam thực hiện mạnh mẽ trong thời gian qua đê thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Đa dạng hóa được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh lời tăng hiệu quả và giảm thiêu rủi ro. Bài viết trình bày tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 341 TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Phạm Hồng Linh - Tạ Thanh Huyền Học viện ngân hàng Tóm tắt Chiến lược đa dạng hóa thu nhập được nhiều ngân hàng Việt Nam thực hiện mạnh mẽ trong thời gian qua để thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Đa dạng hóa được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh lời tăng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại chỉ ra các mặt tiêu cực của đa dạng hóa mà chưa được ghi nhận để quản lý, theo dõi và giám sát. Bằng cách thực hiện hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi dựa trên các quan sát thu thập được của 29 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005-2019, bài viết cung cấp thêm bằng chứng cho thấy đa dạng hóa đang làm tăng rủi ro của các ngân hàng và cần được tăng cường quản lý và giám sát. Từ khóa: đa dạng hóa, rủi ro, ngân hàng THE IMPACT OF DIVERSIFICATION ON RISK OF VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS Abstract The income diversification strategy has been strongly implemented by a range of Vietnamese banks in recent years to adapt to the increasingly competitive business environment. Diversification is expected to help banks increase profitability, increase efficiency and reduce risks. However, many studies showed the negative aspects of diversification that have not been documented to manage, monitor and supervised by Vietnamese authorities. Carrying out a feasible generalized least squares regression based on observations collected from 29 Vietnamese commercial banks over the period of 2005-2019, the paper provided further evidence that diversification had been cause banks’ risks to increase and required enhanced management and supervision. Keywords: diversification, risk, bank 1. Giới thiệu: Trong vài thập kỷ qua, hệ thống tài chính Việt Nam đã trải qua nhiều cải cách mạnh mẽ dẫn đến hoạt động ngân hàng trở nên cạnh tranh hơn cũng như thị trường chứng khoán
  2. 342 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán ngày cảng phát triển. Những thay đổi này đã buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải chuyển từ các hoạt động kinh doanh truyền thống là cho vay sang các hoạt động phi lãi để duy trì khả năng sinh lời. Các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa danh mục tài sản bằng cách bổ sung tài sản hoặc nguồn doanh thu mới thông qua việc tăng cường các hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc tham gia vào các hoạt động mới như các hoạt động liên quan đến chứng khoán hoặc bảo hiểm. Ảnh hưởng của xu hướng đa dạng hóa đối với rủi ro của ngân hàng đã được giải quyết khá đầy đủ đối với các nước phát triển. Theo đó, tác động của đa dạng hóa đối với hoạt động của ngân hàng thể hiện trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Đa dạng hóa có thể mang lại lợi ích cho các ngân hàng thông qua kinh tế nhờ phạm vi (Diamond, 1991; Rajan, 1992; Stein, 2002), giảm rủi ro phi hệ thống (lý thuyết “Danh mục đầu tư hiện đại của Markowitz (1952)), giảm rủi ro mất khả năng thanh toán (Froot & cộng sự, 1993 và Froot & Stein, 1998) và các bất ổn khác (Baele & cộng sự, 2007; Rossi & cộng sự, 2009). Ngược lại, đa dạng hóa có thể khiến ngân hàng gặp phải các rủi ro mới, tăng sự biến động của các nguồn thu nhập của ngân hàng (DeYoung & Roland (2001) hoặc tăng rủi ro do thiếu thông tin và kỹ năng quản lý đối với các hoạt động mới (Acharya & cộng sự, 2006). Tại Việt Nam, xu hướng đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng được ủng hộ mạnh mẽ trong thời gian qua nhưng nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dạng hóa đối với hoạt động của các ngân hàng lại không nhiều. Mục tiêu của bài viết là tìm ra ảnh hưởng của xu hướng đa dạng hóa đối với rủi ro của các ngân hàng Việt Nam, liệu hoạt động đa dạng hóa đang tác động tích cực hay tiêu cực tới rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các quan sát được thu thập được từ dữ liệu của 29 ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu kéo dài từ 2005-2019 với một mô hình tương đối lớn gồm 11 biến độc lập. Kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm của Batten & Vo (2016), đó là, hoạt động đa dạng hóa mà các ngân hàng Việt Nam thực hiện thời gian qua đang làm gia tăng rủi ro và cần được quản lý chặt chẽ hơn. 2. Tổng quan nghiên cứu: Ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hoạt động của ngân hàng đã được đề cập đến trong rất nhiều bài viết khác nhau. Trong những năm gần đây, có thể nói đa dạng hóa là xu hướng phổ biến của các ngân hàng trên thế giới. Lý do là vì đa dạng hóa có thể mang lại lợi ích cho các ngân hàng thông qua kinh tế nhờ phạm vi (Diamond, 1991; Rajan, 1992; Stein, 2002). Cụ thể, thông tin về khách hàng có được trong khi cho vay có thể được sử dụng cho các hoạt động khác như bảo lãnh phát hành chứng khoán. Tương tự như vậy, bảo lãnh phát hành, môi giới và các hoạt động khác tiếp tục tạo ra thông tin có thể được sử dụng trong việc cho vay. Do đó, hiệu suất của tất cả các hoạt động sẽ cùng được cải thiện. Một lý thuyết khác ủng hộ xu hướng đa dạng hóa là lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại được phát triển bởi Harry Markowitz vào năm 1952. Lý thuyết này cho rằng một nhà đầu tư về mặt lý thuyết sẽ có thể tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng của mình thông qua việc giảm thiểu sự biến động của lợi nhuận (nghĩa là giảm rủi ro) bằng cách đầu tư vào một danh mục tài sản đa dạng có biến động giá khác nhau trong một thị trường nhất định. Điều này có nghĩa là đa dạng hóa làm cho doanh thu hoạt động của ngân hàng ổn định hơn vì mỗi dòng thu nhập bị ảnh hưởng theo các chu kỳ
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 343 khác nhau. Froot & cộng sự (1993) và Froot & Stein (1998) cho rằng đa dạng hóa tạo ra một hàng rào chống lại rủi ro mất khả năng thanh toán và giảm tác động của các giai đoạn tài chính khó khăn. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng ủng hộ quan điểm đa dạng hóa làm giảm sự bất ổn như nghiên cứu của Baele & cộng sự (2007); Rossi & cộng sự (2009). Tuy nhiên, lại có nhiều bằng chứng chỉ ra đa dạng hóa lại là nguồn tạo ra rủi ro của ngân hàng. DeYoung & Roland (2001) chỉ ra nguồn rủi ro do đa dạng hóa bao gồm sự biến động tăng của các khoản thu ngoài lãi, chi phí cố định tăng thêm khi tham gia vào các hoạt động mới và yêu cầu vốn pháp định không có hoặc thấp hơn đối với các hoạt động phi tín dụng. Việc thiếu kỹ năng quản lý hoặc thiếu thông tin về thị trường sản phẩm mới cũng là các lý do khác giải thích việc gia tăng rủi ro (Acharya & cộng sự, 2006). Ngoài ra, cần chú ý là các ngân hàng chỉ có thể nhận được lợi ích đa dạng hóa rủi ro nếu các dòng thu nhập ngoài lãi không tương quan với thu nhập lãi. Hơn nữa, đa dạng hóa có thể khiến ngân hàng gặp phải các dạng rủi ro mới, chẳng hạn như thị trường, thanh khoản hoặc hoạt động mà nếu không được quản lý hữu hiệu có thể làm các ngân hàng gặp rủi ro cao hơn. Đa dạng hóa cũng lại gây tổn hại nếu các dòng thu nhập ngoài lãi rủi ro hơn và có tương quan cao với thu nhập lãi. Một số nghiên cứu khác cũng báo cáo rằng đa dạng hóa tạo ra rủi ro và bất ổn lớn hơn như các nghiên cứu của Stiroh (2004); Stiroh & Rumble (2006); Barry & cộng sự (2009); Mercieca & cộng sự (2007). Tại Việt Nam, phần lớn các nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hoạt động ngân hàng chủ yếu quan tâm đến khía cạnh hiệu quả như các nghiên cứu của Vu & Nahm (2013), Nguyen & Simioni (2015), Nguyen & cộng sự (2016), Stewart & cộng sự (2016) và Nguyễn Hoàng Phòng (2019). Về tác động của đa dạng hóa đối với rủi ro của ngân hàng Việt Nam, một trong các nghiên cứu định lượng sớm nhất được thực hiện bởi Batten & Vo (2016) đã cung cấp bằng chứng đầu tiên chỉ ra đa dạng hóa đang làm các ngân hàng Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Trong đó, phương trình của Batten & Vo (2016) sử dụng biến ROA/Sd.ROA và ROE/Sd.ROE đại diện cho rủi ro và 3 biến khác nhau đại diện cho các chiến lược đa dạng hóa cùng với 3 biến vi mô làm biến kiểm soát là quy mô, quản lý chi phí và an toàn vốn. Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang & Hoàng Anh Thư (2019) trên mẫu dữ liệu của 30 ngân hàng giai đoạn 2007-2018 lại cho kết quả ngược lại, đó là đa dạng hóa tác động ngược chiều đến rủi ro của ngân hàng. Bài viết tiếp tục sử dụng hệ số Z-score làm biến đại diện cho rủi ro tổng thể của ngân hàng tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang & Hoàng Anh Thư (2019), bổ sung thêm một số biến kiểm soát gồm cả biến vi mô (sở hữu nhà nước) và biến vĩ mô (lãi suất chính sách và khủng hoảng tài chính) và quan sát trong một giai đoạn dài hơn để tìm thêm bằng chứng cho mối quan hệ này. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Mô hình và các biến nghiên cứu Để nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng Việt Nam, bài viết thực hiện ước lượng mô hình với dữ liệu bảng như sau:
  4. 344 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 𝑅𝐼𝑆𝐾 𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝐷𝐼𝑉𝑖,𝑡 + 𝛽2 𝑅𝐼𝑆𝐾 𝑖,𝑡−1 + ∑ 𝛽 𝑏 𝐵𝐴𝑁𝐾𝑆𝑃𝐸𝐶𝐼𝐹𝐼𝐶 𝑖𝑡 + ∑ 𝛽 𝑀 𝑀𝐴𝐶𝑅𝑂 𝑡 + 𝑢 𝑖𝑡 Trong đó i và t lần lượt chỉ ngân hàng và thời gian (năm). RISK đại diện cho rủi ro của ngân hàng được xác định thông qua hệ số Z-score (điểm Z) là chỉ số rủi ro vỡ nợ được sử dụng trong nhiều nghiên cứu (Laeven & Levine, 2009; Houston & cộng sự, 2010; Lepetit & Strobel, 2013), được tính như sau: 𝐸 𝑅𝑂𝐴 𝑖𝑡 + 𝐴 𝑖𝑡 𝑖𝑡 𝑍 𝑖𝑡 = (2.1) 𝑆𝑑. (𝑅𝑂𝐴) 𝑖𝑡 Hệ số này đại diện xác suất ngân hàng bị mất khả năng thanh toán hoặc rơi vào tình trạng phá sản. Nó là một thước đo ngược của rủi ro ngân hàng nói chung với với giá trị chỉ số cao tương ứng với rủi ro thấp hay sự ổn định của ngân hàng tăng lên. Các khung thời gian ba năm được sử dụng để tính toán Sd.(ROA) để xem xét sự thay đổi trong mẫu số. Vì phân phối của hệ số Z-score có độ lệch (skewness) rất cao, nên logarit tự nhiên được sử dụng thay thế. Để thuận tiện trong việc đánh giá mức độ rủi ro (giá trị cao ngụ ý là rủi ro của ngân hàng tăng lên), chỉ số này được nhân với (-1) trong mô hình hồi quy. DIV chỉ mức độ đa dạng hóa thu nhập được đo bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động ròng. Thu nhập ngoài lãi bao gồm thu nhập ròng từ phí, giao dịch tài sản và chứng khoán, ngoại tệ, bảo hiểm... RISKi,t-1 là biến trễ của biến phụ thuộc được đưa thêm vào để kiểm soát hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng theo thời gian. Bài viết còn sử dụng một loạt các biến kiểm soát gồm các biến thuộc về ngân hàng và các biến vĩ mô được liệt kê trong Bảng 1. Bảng 1 cũng tóm tắt lại các giả thuyết nghiên cứu cũng như dấu kỳ vọng của mô hình. Bảng 1: Tổng hợp các biến đưa vào mô hình Tên biến Cách đo lường Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc Zscore (Rủi ro tổng hợp - vỡ nợ) Ln((ROA + EA)/SD.ROA) *(-1) Biến độc lập – Đặc điểm của ngân hàng (BANKSPECIFIC) Zscore_1 Biến trễ 1 kỳ của Zscore + DIV (Đa dạng hóa thu nhập) Thu nhập phi lãi/Tổng thu nhập +/- TA (Quy mô tài sản) Logarit cơ số tự nhiên của Tổng tài +/- sản LTA Cho vay (ròng)/Tổng tài sản + CI (Hiệu quả quản lý chi phí) Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập + EA (Mức VCSH) VCSH/Tổng tài sản - State (Sở hữu nhà nước) Bằng 1 nếu là ngân hàng có trên + 50% vốn Nhà nước và bằng 0 cho
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 345 trường hợp còn lại. Lerner (sức mạnh thị trường của NH) Theo Lerner (1934) Biến độc lập - Kinh tế vĩ mô (MACRO) RGDP (tăng trưởng/ chu kỳ kinh tế) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm +/- quốc nội GDP thực tế Inf (lạm phát) Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá cả tiêu +/- dùng (CPI) Rate (Thay đổi lãi suất CSTT) Lãi suất tái chiết khấu bình quânt - - Lãi suất tái chiết khấu bình quânt-1 Crisis (Khủng hoảng) Bằng 1 trong giai đoạn 2008-2012 - và bằng 0 trong những năm còn lại Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các công ty Việt Nam (FIIN). Một số dữ liệu thiếu được lấy từ chính báo cáo tài chính mà các ngân hàng công bố hàng năm. Dữ liệu chủ yếu là ở cấp độ từng NHTM giai đoạn 2005-2019 phụ thuộc vào sự sẵn có của dữ liệu. Mẫu nghiên cứu gồm 29 ngân hàng thuộc nhóm NHTM có vốn nhà nước chi phối và NHTMCP. Do một số ngân hàng mới được thành lập trong giai đoạn nghiên cứu, một số ngân hàng xuất phát từ những lý do khác nhau mà dữ liệu trong một vài năm không được công bố đầy đủ (phổ biến nhất là chi phí nhân sự dùng để tính sức mạnh thị trường của ngân hàng) và việc tính toán Z-score theo từng khung thời gian 3 năm cũng làm mất nhiều quan sát, kết quả là mẫu nghiên cứu chính thức dùng để tính toán chỉ còn 299 quan sát. 3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu: Dữ liệu được xử lý lần lượt theo các bước sau: - Thực hiện thống kê mô tả các biến - Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số VIF - Thực hiện hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) để hạn chế hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. 4. Kết quả nghiên cứu: Bảng 2 tóm tắt các thống kê mô tả của các biến dùng để ước lượng cho mô hình. Có thể thấy từ số liệu trong bảng, ngoại trừ các biến nhị phân chỉ nhận hai giá trị 0 và 1, các đại đa số các biến còn lại có số trung bình và và số trung vị gần bằng nhau. Điều này chứng tỏ dãy dữ liệu khá cân bằng. Độ lệch chuẩn của biến Z-score và biến tổng tài sản lớn cho thấy dữ liệu đối với các biến này có sự chênh lệch lớn. Bảng 2: Thống kê mô tả các biến Mean Median Min Max SD.Dev N Z-score -4.056 -3.842 -9.693 -1.362 1.045 299
  6. 346 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán DIV .076 .072 -.086 .2996 .054 299 LnTA 18.399 18.460 14.894 21.122 1.254 299 CI .213 .212 .080 .383 .064 299 EA .094 .082 .026 .356 .049 299 State .157 0 0 1 .365 299 Lerner .107 .096 -.052 .398 .089 299 RGDP .062 .062 .052 .071 .006 299 Inflation .070 .041 .006 .231 .061 299 Rate -.021 -.021 -.062 .036 .026 299 Crisis .375 0 0 1 .485 299 Nguồn: Tác giả tính bằng phần mềm Stata 15 Bảng 3 trình bày kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến dựa trên hệ số phóng đại phương sai VIF. Với hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 10, có thể kết luận rằng hiện tượng đa cộng tuyến chưa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả mô hình. Bảng 3: Kiểm định đa cộng tuyến Biến VIF Zscore_1 1.15 DIV 1.52 LnTA 4.77 CI 1.87 EA 2.52 State 2.15 Lerner 1.79 RGDP 4.79 Inflation 8.79 Rate 6.82 Crisis 3.56 VIF trung bình 3.61 Nguồn: Tác giả tính bằng phần mềm Stata 15 Bảng 4: Kết quả ước lượng mô hình tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các NHTM Việt Nam Biến độc lập Hệ số DIV 1.472202** Zscore_1 .429122*** LnTA -.0383283 CI 4.874512***
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 347 EA -2.940584*** State -.4146405*** Lerner 1.532501*** RGDP 22.67777** Inf 9.691647*** Rate -14.04093*** Crisis .2477076** Intercept -5.040576*** N 299 Wald chi2 (11) 370.65 Prob > chi2 0.0000 * ** *** , , thể hiện mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1% Nguồn: Tác giả tính bằng phần mềm Stata 15 Với giá trị Wald chi square là 370.65 tương ứng với giá trị p-value rất nhỏ, mô hình ước lượng là có ý nghĩa thống kê. Theo đó, hoạt động đa dạng hóa đang làm tăng mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam với mức ý nghĩa là 5%. Kết quả này phù hợp với lý giải của Moudud-Ul-Huq & cộng sự (2018), đó là, đa dạng hóa có thể có lợi cho ngân hàng nếu các hoạt động đa dạng vốn có ít rủi ro hơn hoặc mang lại lợi nhuận cao, ngược lại, nó có thể gây tổn hại cho ngân hàng nếu các hoạt động đa dạng nguy hiểm hơn hoặc mang lại lợi nhuận thấp. Phát hiện này tiếp tục khẳng định quan điểm của Nguyễn Hoàng Phong (2019) và Batten & Vo (2016) đó là chính sách đa dạng hóa của các NHTMVN chưa thực sự mang lại hiệu quả như kỳ vọng, nhiều ngân hàng đã vội vã trong việc đầu tư, góp vốn vào một số lĩnh vực phi tài chính rủi ro cao trong khi năng lực và kinh nghiệm còn yếu và thiếu. Có thể nhìn thấy rõ từ xu hướng trong thời gian trước qua việc các NHVN tích cực với việc mở công ty con để hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính khác mà không chú trọng đa dạng hóa từ chính các sản phẩm có thế mạnh nhất là dịch vụ tài chính – ngân hàng. Các chỉ tiêu tăng tỷ trọng thu nhập dịch vụ có đặt ra nhưng kết quả đạt được thường không như mong muốn. Ngoài ra, rủi ro của các NHTM Việt Nam còn chịu tác động của mức rủi ro chung năm trước, hiệu quả quản lý chi phí, mức vốn chủ sở hữu, cấu trúc sở hữu (là ngân hàng vốn nhà nước chiếm ưu thế hay ngân hàng tư nhân), sức mạnh thị trường của ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát hàng năm, thay đổi trong lãi suất chiết khấu của NHNN và khủng hoảng kinh tế trong khi quy mô tài sản không có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của các ngân hàng Việt Nam. Mối quan hệ giữa các biến này với mức độ rủi ro của ngân hàng nhìn chung phù hợp với kỳ vọng đặt ra ban đầu. Rủi ro của ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh bởi các biến thuộc về ngân hàng. Rủi ro của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi chỉ số rủi ro của năm trước đó với mức ý nghĩa rất cao. Điều này xác nhận rằng rủi ro của từng ngân hàng thuộc về kế hoạch, chiến lược cũng
  8. 348 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán như khẩu vị rủi ro của từng NH. Hiệu quả quản lý chi phí CI cũng có tác động đến rủi ro của các NH. Theo đó, mỗi đơn vị CI tăng lên tương ứng với hiệu quả quản lý chi phí giảm đi làm rủi ro của ngân hàng giảm xuống. Đó là do các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả có xu hướng cho vay chất lượng kém hơn (Williams, 2004) và dễ bị rủi ro hơn (Kwan & Eisenbeis, 1997). Mức vốn tăng lại làm giảm rủi ro của NH. Đó là do hiện nay NHNN đã quy định yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu nên mức vốn hóa cao sẽ làm các ngân hàng giảm động cơ chấp nhận rủi ro cao quá mức, tăng động lực giám sát người đi vay và thuận lợi hơn trong việc huy động vốn giá rẻ, kết quả là hoạt động ổn định hơn và rủi ro giảm. Cấu trúc vốn, cụ thể là các ngân hàng có vốn nhà nước chiếm cổ phần ưu thế có rủi ro tổng thể là thấp hơn so với ngân hàng tư nhân. Kết quả này trái ngược với kỳ vọng ban đầu là các ngân hàng nhà nước thường rủi ro hơn các ngân hàng tư nhân do phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Điều này có thể giải thích là do các ngân hàng có yếu tố nhà nước được chọn trong mẫu nghiên cứu là những ngân hàng hoạt động lâu đời nhất, uy tín cao. Hơn nữa, vì là ngân hàng lớn thuộc nhà nước, các ngân hàng này lại có thuận lợi nhất định trong việc gây dựng niềm tin với khách hàng. Các ngân hàng nhà nước thường được tin tưởng là sẽ được nhà nước ưu tiên hỗ trợ nên chi phí huy động vốn thường thấp hơn các ngân hàng khác và nhất là những thời điểm khủng hoảng hay có những dấu hiệu cảnh báo kinh tế khó khăn thì người dân càng có xu hướng tìm nhiều đến các NHNN. Điều này làm cho các ngân hàng có sở hữu nhà nước, mặc dù có thể hoạt động với một mức chấp nhận RRTD cao hơn, lại ổn định hơn so với nhóm các ngân hàng tư nhân. Sức mạnh thị trường của các ngân hàng tăng lên làm tăng mức rủi ro của các ngân hàng Việt nam. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Soedarmono & cộng sự (2013) và Nguyễn Minh Sáng & cộng sự (2020) ủng hộ quan điểm cạnh tranh-ổn định tại thị trường ngân hàng Việt Nam. Về ảnh hưởng của các biến vĩ mô đối với rủi ro của các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát và khủng hoảng đều đang làm tăng mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khi thay đổi của lãi suất chính sách lại tương quan ngược chiều với mức độ rủi ro của các ngân hàng. Kết quả này khá tương đồng với các quan điểm lý thuyết rằng môi trường lãi suất cao không khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro và cũng tương đồng với kết luận từ các nghiên cứu thực nghiệm của Genay & Podjasek (2014), Busch & Memmel (2017), Claessens & cộng sự (2017). 5. Kết luận: Bài viết thiết lập một mô hình để đánh giá tác động của việc đa dạng hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại các NHTM Việt Nam đối với rủi ro của các ngân hàng. Kết quả ước lượng cho thấy khoảng cách so với quan điểm của lý thuyết “Danh mục hiện đại”, đó là, việc đa dạng hóa đang làm tăng rủi ro của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả này lại phù hợp với các nghiên cứu của của Nguyễn Hoàng Phong (2019) và Batten & Vo (2016), đó là, hoạt động đa dạng hóa đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với các ngân hàng hơn là các ảnh hưởng tích cực trên cả khía cạnh rủi ro và hiệu quả. Mặc dù đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, xu hướng đa dạng hóa để tăng cường khả năng sinh lời là không thể cản trở, cơ quan
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 349 giám sát ngân hàng và các nhà quản lý ngân hàng cần chú ý các ảnh hưởng tiêu cực này để điều chỉnh lại cũng như tăng cường quản lý và giám sát đối với các chiến lược và hoạt động đa dạng hóa. Các giả thuyết đối với các biến kiểm soát khác đều khá phù hợp với kỳ vọng được đặt ra ban đầu. Cụ thể, rủi ro của năm trước, biến ngược của hiệu quả quản lý chi phí, sức mạnh thị trường của ngân hàng, tăng trưởng GDP, lạm phát, khủng hoảng có tác động cùng chiều trong khi đó, mức vốn hóa, sở hữu nhà nước hay lãi suất chiết khấu ảnh hưởng ngược chiều đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tài liệu tham khảo: Acharya, V. V., Hasan, I., & Saunders, A. (2006). Should banks be diversified? Evidence from individual bank loan portfolios. The Journal of Business, 79(3), 1355-1412. Baele, L., De Jonghe, O., & Vander Vennet, R. (2007). Does the stock market value bank diversification?. Journal of Banking & Finance, 31(7), 1999-2023. Barry, T. A., Lepetit, L., & Tarazi, A. (2009). Bank ownership structure, market discipline and risk: evidence from a sample of privately owned and publicly held European banks. University of Limoges, Working Paper. Batten, J. A., & Vo, X. V. (2016). Bank risk shifting and diversification in an emerging market. Risk Management, 18(4), 217-235. Busch, R., & Memmel, C. (2015). Banks' net interest margin and the level of interest rates. Claessens, S., Coleman, N., & Donnelly, M. (2017). 'Low-for-long'interest rates and banks' interest margins and profitability: cross-country evidence. FRB International Finance Discussion Paper, (1197). De Young, R., & Roland, K. P. (2001). Product mix and earnings volatility at commercial banks: Evidence from a degree of total leverage model. Journal of Financial Intermediation, 10(1), 54-84. Diamond, D. W. (1991). Monitoring and reputation: The choice between bank loans and directly placed debt. Journal of political Economy, 99(4), 689-721. Froot, K. A., Scharfstein, D. S., & Stein, J. C. (1993). Risk management: Coordinating corporate investment and financing policies. the Journal of Finance, 48(5), 1629- 1658. Froot, K. A., Scharfstein, D. S., & Stein, J. C. (1993). Risk management: Coordinating corporate investment and financing policies. the Journal of Finance, 48(5), 1629- 1658. Froot, K.A., and Stein, J.C. (1998) Risk management, capital budgeting, and capital structure policy for financial institutions: An integrated approach. Journal of Financial Economics 47(1): 55–82
  10. 350 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Genay, H., & Podjasek, R. (2014). What is the impact of a low interest rate environment on bank profitability?. Chicago Fed Letter, (Jul). Houston, J. F., Lin, C., Lin, P., & Ma, Y. (2010). Creditor rights, information sharing, and bank risk taking. Journal of financial Economics, 96(3), 485-512. Kwan, S., & Eisenbeis, R. A. (1997). Bank risk, capitalization, and operating efficiency. Journal of financial services research, 12(2), 117-131. Laeven, L., & Levine, R. (2009). Bank governance, regulation and risk taking. Journal of financial economics, 93(2), 259-275. Lepetit, L., & Strobel, F. (2013). Bank insolvency risk and time-varying Z-score measures. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 25, 73- 87. Markowitz, H. M. (1952). Portfolio selection. Yale university press Mercieca, S., Schaeck, K., & Wolfe, S. (2007). Small European banks: Benefits from diversification?. Journal of Banking & Finance, 31(7), 1975-1998. Minh, S., Hong, V., Hoang, L., & Thuy, T. (2020). Does banking market power matter on financial stability?. Management Science Letters, 10(2), 343-350. Moudud-Ul-Huq, S., Ashraf, B. N., Gupta, A. D., & Zheng, C. (2018). Does bank diversification heterogeneously affect performance and risk-taking in ASEAN emerging economies?. Research in International Business and Finance, 46, 342-362. Nguyen, M., Perera, S., and Skully, M. (2016b) Bank market power, ownership, regional presence and revenue diversification: Evidence from Africa. Emerging Markets Review 27: 36–62. Nguyen, P.A., and Simioni, M. (2015) Productivity and efficiency of Vietnamese banking system: new evidence using Fa¨re-Primont index analysis. Applied Economics 47(41): 4395–4407. Nguyễn Hoàng Phong. (2019). Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân). Nguyễn Thị Thu Trang & Hoàng Anh Thư. (2019). Đa dang hóa thu nhập tác động đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thị trường tài chính & tiền tệ, tại https://thitruongtaichinhtiente.vn/da-dang-hoa-thu-nhap-tac-dong-den-rui-ro-cua-cac- ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-25193.html Rajan, R. G. (1992). Insiders and outsiders: The choice between informed and arm's‐length debt. The Journal of finance, 47(4), 1367-1400. Rossi, S. P., Schwaiger, M. S., & Winkler, G. (2009). How loan portfolio diversification affects risk, efficiency and capitalization: A managerial behavior model for Austrian banks. Journal of Banking & Finance, 33(12), 2218-2226. Soedarmono, W., Machrouh, F., & Tarazi, A. (2013). Bank competition, crisis and risk taking: Evidence from emerging markets in Asia. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 23, 196-221.
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 351 Stein, J. C. (2002). Information production and capital allocation: Decentralized versus hierarchical firms. The journal of finance, 57(5), 1891-1921. Stewart, C., Matousek, R., & Nguyen, T. N. (2016). Efficiency in the Vietnamese banking system: A DEA double bootstrap approach. Research in International Business and Finance, 36, 96-111. Stiroh, K. J. (2004). Diversification in banking: Is noninterest income the answer?. Journal of money, Credit and Banking, 853-882. Stiroh, K. J., & Rumble, A. (2006). The dark side of diversification: The case of US financial holding companies. Journal of banking & finance, 30(8), 2131-2161. Vu, H., and Nahm, D. (2013) The determinants of profit efficiency of banks in Vietnam. Journal of the Asia Pacific Economy 18(4): 615–631. Williams, J. (2004). Determining management behaviour in European banking. Journal of Banking & Finance, 28(10), 2427-2460.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2