intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài chính vĩ mô

Chia sẻ: Hoangtu Dt | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

294
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử phát triển của tài chính vi mô được sơ khai hình thành từ những năm giữa thế kỷ 19, khi nhà lý luận Lysander Spooner viết cuốn sách về lợi ích của những “món” tín dụng nhỏ dành cho doanh nghiệp và người nông dân với mục tiêu giúp họ thoát nghèo. Tuy nhiên, đó lại là thời điểm những năm cuối cùng của thế chiến thứ hai với kế hoạch Marshall do Mỹ khởi xướng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động này. Do đó, sự manh nha về dịch vụ tài chính vi mô dường như không tìm được chỗ đứng. Chính vì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài chính vĩ mô

  1. PHẦN B I. Khái quát chung về tài chính vi mô Lịch sử phát triển của tài chính vi mô được sơ khai hình thành t ừ nh ững năm giữa thế kỷ 19, khi nhà lý luận Lysander Spooner viết cuốn sách v ề l ợi ích c ủa những “món” tín dụng nhỏ dành cho doanh nghiệp và người nông dân v ới m ục tiêu giúp họ thoát nghèo. Tuy nhiên, đó lại là thời điểm nh ững năm cuối cùng của th ế chiến thứ hai với kế hoạch Marshall do Mỹ khởi xướng, có ảnh h ưởng lớn đến hoạt động này. Do đó, sự manh nha về dịch vụ tài chính vi mô dường nh ư không tìm được chỗ đứng. Chính vì vậy, ngày nay, khi nhắc tới khái niệm tài chính vi mô, người ta luôn cho rằng gốc rễ phát triển của nó là từ những năm 70 của th ế kỷ trước, khi một t ổ chức có tên gọi Grameen Bank khởi động nền “công nghiệp” hi ện đại này. T ừ đó, dịch vụ tài chính này phát triển một cách rầm rộ tại nhiều quốc gia nh ư Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, các quốc gia Châu Phi và nhiều khu vực khác trên thế giới. Cụ thể, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, hiện có khoảng 7.000 tổ chức tài chính vi mô, phục vụ khoảng 16 triệu người trên toàn thế giới. Điều này đã phần nào mô tả khái quát quy mô phát triển của dịch vụ này. Thực tế, mỗi quốc gia, mỗi địa phương lại có cách tiếp cận về tài chính vi mô ở những góc độ khác nhau, như thể chế, chính sách hay các sản phẩm đ ược cung ứng. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu khái quát về dịch vụ này t ại Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia II. Tài chính vi mô tại một số nước trên thế giới 2.1 Tài chính vi mô ở Bangladesh 2.1.1 Khái quát về tài chính vi mô a,Đối tượng Như chúng tôi đã trình bày, tài chính vi mô không còn là khái niệm mới mà nó đã thực sự được nhiều người biết đến từ những năm 70 của th ế k ỷ 20 khi
  2. Muhammad Yunus thành lập ngân hàng Grameen và tiến hành nghiên cứu đầu tiên tại thị trấn Jobra, gần trường Đại học Chittagong, Bangladesh. Kể từ thời đi ểm này, rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ tài chính vi mô đã thành công trong vi ệc ti ếp cận với những người nghèo, thậm chí là những người rất nghèo, với mục tiêu giúp họ tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển hoạt động s ản xu ất kinh doanh và nâng cao điều kiện sống. Chính vì vậy, dịch vụ này đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng nhằm hỗ trợ người nghèo, và đặc bi ệt giúp cho ph ụ n ữ vùng nông thôn có tư duy độc tập, tự tin và dần tìm đ ược ch ỗ đ ứng c ủa mình trong gia đình và xã hội. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chương trình tài chính vi mô có nhiều tác động tích cực tới việc nâng cao mức sống của người nghèo. D ịch v ụ này không ch ỉ giúp họ dần thoát khỏi “đường nghèo” mà còn trang bị cho họ những kiến thức hay kỹ năng để tự phát triển bản thân, đó mới chính là mục tiêu lâu dài mà chương trình này muốn hướng tới. Thực tế, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, lãi su ất áp d ụng đ ối với người nghèo là cao, thậm chỉ rất cao và dường nh ư đi ng ược v ới m ục tiêu ban đầu của tài chính vi mô. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, người dân được phỏng vấn phần lớn cho rằng mức lãi suất này là hợp lý và họ đều chung quan điểm về những lợi ích mà chương trình này mang lại, không chỉ giúp người nghèo ti ếp c ận nguồn vốn ưu đãi mà còn góp phần đáng kể trong việc phát triển nguồn nhân lực tại Bangladesh. b, Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô * Ngân hàng Grammen Khi nghiên cứu về các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại Bangladesh, chúng ta không thể không đề cập tới ngân hàng Grameen – đơn v ị tiên phong trong việc thành lập và đưa nền công nghiệp hiện đại này vào hoạt động với mục tiêu giúp người dân dần thoát nghèo. Ngân hàng này được Giáo s ư Mohammad Yunus thành lập vào năm 1976 khi ông tiến hành dự án với nội dung nghiên c ứu
  3. khả năng thiết kế hệ thống tín dụng nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng tại nh ững khu vực nông thôn khó khăn. Ban đầu, mô hình tài chính vi mô ch ỉ đ ược Yunus triển khai tại thị trấn Jobra, sau này, ông đã mở rộng quy mô hoạt đ ộng của chương trình ra một số tỉnh khác trên đất nước Bangladesh. Vào tháng 10 năm 1983, dự án ngân hàng Grameen được chuyển thể thành ngân hàng trực thu ộc Chính phủ Bangladesh. Và cho đến ngày nay, ngân hàng này chính thức hoạt động dưới sự điều hành của những người dân nghèo vùng nông thôn – những “v ị khách” mà ngân hàng phục vụ. Cụ thể, 90% số cổ phiếu do người đi vay nắm giữ, phần còn lại 10% được quản lý bởi Chính phủ nước này. * Ngân hàng PKSF PKSF là một Ngân hàng tài chính vi mô bán buôn được Chính ph ủ Bangladesh thành lập vào tháng 5 năm 1990. PKSF hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận thông qua việc cho vay bán buôn cho các tổ chức tài chính vi mô ở c ộng đồng. Hiện nay PKSF cho vay 233 tổ ch ức tài chính vi mô ở c ộng đ ồng, qua các t ổ chức này PKSF đã gián tiếp hỗ trợ 5,74 triệu hộ gia đình với dư nợ hơn 2 tỷ USD. 2.1.2 Thị trường tài chính a, Tín dụng vi mô Với vị trí là quốc gia đầu tiên áp dụng dịch vụ tài chính vi mô, hi ển nhiên những thành quả mà Bangladesh gặt hái được qua chương trình này hoàn toàn được quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây, ngành tín dụng vi mô tại quốc gia hồi giáo này đang dần rơi vào kh ủng hoảng do vi ệc bi ến tài chính vi mô trở thành công cụ kiếm lời của những kẻ cho vay nặng lãi. C ụ th ể, d ưới l ớp vỏ “tài chính vi mô”, hiện tượng cho vay với lãi su ất cao nh ằm ki ếm l ời t ừ nh ững người dân nghèo vô tội đang len lỏi ngày một dữ dội vào những khu “ ổ chu ột” c ủa Bangladesh, khiến những người nghèo – đối tượng được chương trình quan tâm nhất đang trở thành con nợ ‘dài hạn”. b, Bảo hiểm vi mô
  4. Ngày nay, các nước đã và đang phát triển dường như có nhiều điểm chung hơn những gì người ta vẫn nghĩ. Đơn cử như vấn đề chăm sóc sức khoẻ. Trong khi Quốc Hội Mỹ tiếp tục tranh luận về kế hoạch cải cách y tế gây nhiều tranh cãi của Tổng thống Obama; ở phía bên kia bán cầu, tại Bangladesh, một sáng ki ến tương tự hướng tới việc cải thiện cuộc sống của người nghèo cũng đang đ ược tiến hành. Là một phần trong khoản vốn trị giá 34 triệu đô-la Mỹ đ ược Qu ỹ Bill và Melinda Gates cùng tổ chức Lao độngQuốc tế (ILO) tài trợ năm ngoái, Bangladesh đang thí điểm một sản phẩm BHVM được thiết kế đặc biệt đáp ứng nhu c ầu cho dân số có thu nhập thấp, dưới 2đôla/ngày, sống ở khu vực nông thôn. Với đặc điểm khách hàng là người nghèo, chưa bao giờ được tiếp cận với b ất c ứ hình th ức bảo trợ xã hội hay bảo hiểm thương mại nào, BHVM - sản phẩm mang đặc tính chia sẻ rủi ro với mức phí thấp và giới h ạn phí tổn - th ường bảo hi ểm cho r ất nhiều lĩnh vực, từ nhân thọ và chăm sóc sức khoẻ tới thời tiết, tài s ản, mùa màng, gia súc và thiên tai. Sản phẩm thí điểm tại Bangladesh có sự tham gia của 6 tổ ch ức Phi chính phủ và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Pragati của Bangladesh sẽ cung c ấp b ảo hiểm nhân thọ có hỗ trợ viện phí. Mục tiêu hướng tới ban đầu của s ản ph ẩm này là 26,000 khách hàng người Bangladesh và số lượng khách hàng sẽ tăng đáng k ể trong 2 năm tiếp theo. Thời hạn bảo hiểm của sản phẩm sẽ từ 3 đến 5 năm. "Thông thường, các công ty bảo hiểm sẽ không áp dụng những thời hạn ngắn như vậy - theo nguyên tắc, thời hạn phải tối thiểu từ 10 năm trở lên,” ông Mosleh Uddin Ahmed, nhà tư vấn đồng thời là giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu BHVM (MIRC) đặt tại Anh, hiện đang ở Bangladesh để h ỗ trợ vi ệc tiến hành dự án, cho biết. Nhưng khi đặt vào bối cảnh th ị trường mà s ản ph ẩm hướng tới bao gồm tầng lớp khách hàng có thu nh ập khá bấp bênh và không ổn định, “thời hạn này quá dài và sẽ không có nhiều khách hàng có kh ả năng cam k ết tham gia tới cùng.” Đây không phải là sự thay đổi duy nh ất. Theo tho ả thu ận, n ếu
  5. trong suốt thời hạn bảo hiểm, nếu khách hàng không yêu cầu công ty b ảo hi ểm chi trả quyền lợi, họ sẽ được nhận lại toàn bộ phí đã đóng cùng với lãi su ất 5%. Còn nếu trong năm, khách hàng không yêu cầu hỗ trợ viện phí thì h ọ s ẽ không đ ược hoàn lại phí mà sẽ được giảm 10% cho phí năm tiếp theo. Những sự đổi mới này rất được hoan nghênh trong giới BHVM không ch ỉ ở Bangladesh. Không như cho vay tín dụng nhỏ - hoạt động được biết đến nhiều hơn của TCVM - BHVM là sản phẩm đang được coi là mang tính ép bu ộc trong th ế giới của người có thu nhập thấp. Nguyên nhân là do sự thi ếu hiểu bi ết v ề c ơ ch ế hoạt động của các sản phẩm bảo hiểm; sự dè dặt của người nghèo khi ph ải s ử dụng tới nguồn tiền vốn đã rất ít ỏi của họ, sản phẩm chất lượng thấp và sự thiếu hụt những kiến thức cơ bản về quản lý rủi ro của các nhà cung cấp s ản ph ẩm. Ngay cả ở Bangladesh - quê hương của TCVM và người đã khai sinh ra nó, giáo s ư Muhammad Yunus - BHVM phát triển khá chậm dù dân s ố nơi đây đang phát tri ển với tốc độ chóng mặt và tổng số người nghèo hiện đã lên tới 160 triệu người. Theo ông Ahmed, tại Bangladesh hiện có 11 công ty bảo hiểm nhân th ọ chính th ức đang cung cấp sản phẩm BHVM, so với số lượng hàng nghìn tổ ch ức TCVM đ ược c ấp phép đang cho người nghèo vay vốn. 2.2 Tài chính vi mô ở Ấn Độ 2.2.1 Khái quát về tài chính vi mô a, Đối tượng Tài chính vi mô ở Ấn Độ có nguồn gốc từ những năm 70 khi Hi ệp h ội các công nhân nữ của bang Guijarat hình thành một ngân hàng hợp tác xã đô thị, được gọi là ngân hàng Shri Mahila SEWA Sahakari, với mục tiêu cung c ấp d ịch v ụ ngân hàng cho những phụ nữ nghèo làm việc trong khu vực không có tổ chức ở thành phố Ahmedabad, Gujarat. Ngành tài chính vi mô tiếp tục phát triển trong những năm 1980 xung quanh khái niệm về Nhóm tự trợ giúp (SHGs), tuyên b ố rằng h ọ s ẽ cung cấp cho khách hàng của họ những dịch vụ tín dụng và tiết kiệm cần thiết.
  6. Từ những khởi đầu khiêm tốn, khu vực đã phát triển đáng kể trong nh ững năm qua để trở thành một ngành công nghiệp nhiều tỷ đôla, với các cơ quan nh ư Ngân hàng phát triển ngành công nghiệp nhỏ của Ấn Độ, Ngân hàng Quốc gia Nông nghi ệp và Phát triển nông thôn đã dành nguồn lực đáng kể cho tài chính vi mô. Đối tượng của tài chính vi mô ở Ấn Độ hiện nay không chỉ là những phụ nữ nghèo mà hướng tới tầng lớp dân cư nghèo, có thu nhập th ấp. Hiện nay, ở Ấn Độ ước tính có đến 200-300 triệu hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo đói, tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 5% số người nghèo ở nông thôn được tiếp cận v ới tài chính vi mô và có đến 29% người không nghèo tiếp cận chương trình này. b, Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô * Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quốc gia (NABARD) NABARD là một tổ chức đứng đầu, đưa ra các vấn đề liên quan đến chính sách, lập kế hoạch và hoạt động trong lĩnh vực tín dụng cho nông nghi ệp và các hoạt động kinh tế khác trong khu vực nông thôn ở Ấn Đ ộ. NABARD cung c ấp, điều tiết tín dụng và các phương tiện khác để thúc đ ẩy và phát tri ển nông nghi ệp, ngành công nghiệp quy mô nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, thủ công mỹ nghệ và hàng thủ công nông thôn khác… Nhiệm vụ chung của NABARD là cung cấp dịch vụ tài chính vi mô trong phạm vi dự tính cho hơn một phần ba số người nghèo nông thôn thông qua 1.000.000 nhóm tự trợ giúp vào năm 2006-2007. * Ngân hàng thương mại Ấn Độ Các chính sách tiền tệ của Ấn Độ năm 1999 chú trọng đến công việc của NABARD và các ngân hàng công trong lĩnh vực tài chính vi mô. Các ngân hàng được kêu gọi trong nỗ lực tạo ra kênh cung cấp tín dụng vi mô, đ ặc bi ệt là liên k ết với các nhóm tự trợ giúp (SHGs), tranh thủ sự hỗ trợ của các Tổ chức phi chính phủ. Việc mở rộng tín dụng vi mô được xem như là một phần trong khu vực vay
  7. ưu tiên của họ, và họ được tự do chiếm đoạt các khoản vay và sản phẩm tiết kiệm trong vấn đề này. * Nhóm tự trợ giúp (SHGs) Nguồn gốc của SHGs là từ sáng kiến của Ngân hàng Grameen c ủa Bangladesh, được thành lập bởi Mohammed Yunus, hình thành vào năm 1975. SHGs có nguồn gốc từ sự tồn tại của một hay nhiều vấn đề khu vực nơi mà ý thức của người dân nghèo ở nông thôn được xây dựng và quá trình hình thành nhóm b ắt đầu. SHGs đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc sống của nh ững người ph ụ n ữ trong xã hội và trao quyền kinh tế cho họ. SHGs huy động các khoản ti ết ki ệm t ừ những người hay nhóm người sau đó tái phân phối khoản thu nh ập đó cho ng ười nghèo. * Các tổ chức tài chính vi mô (MFIs) Một loạt các tổ chức trong khu vực công cũng nh ư khu vực t ư nhân cung c ấp dịch vụ tài chính vi mô ở Ấn Độ. Dựa trên kích thước của tài sản, các tổ chức tài chính vi mô có thể được chia thành 3 loại: - 5-6 tổ chức thu hút được vốn thương mại và mở rộng đáng kể trong 5 năm gần đây, đó là SKS, SHARE và chương trình Grameen nhưng sau năm 2000, chuyển đổi thành phi lợi nhuận, các đơn vị quy định chủ yếu thành Công ty tài chính phi ngân hàng. - Khoảng 10-15 tổ chức có tốc độ tăng trưởng cao, đó là Grameen Koota, Bandhan và ESAF. - Phần lớn còn lại khoảng 1000 tổ chức tài chính vi mô là các t ổ ch ức phi chính phủ đang cạnh tranh để có tăng trưởng đáng kể. * Các tổ chức phi chính phủ (NGOs)
  8. Các tổ chức phi chính phủ tham gia thúc đẩy các nhóm t ự trợ giúp và liên k ết chúng với các cơ quan tài chính chính thức, thực hiện các chức năng sau: - Tổ chức những người nghèo thành các nhóm - Đào tạo và giúp đỡ họ trong việc tổ chức, quản lý các vấn đề tài chính - Giúp họ tiếp cận nhiều hơn với tín dụng và với các cơ quan tài chính chính thức. - Giúp họ có thêm cơ hội, mở rộng các lựa chọn sẵn có để phát triển kinh tế. 2.2.2 Thị trường tài chính a, Tín dụng vi mô Ngành tín dụng vi mô tăng trưởng nhanh của Ấn Độ có th ể sắp s ụp đ ổ do người đi vay ở những bang lớn nhất nước này đang ngừng trả nợ. Những người đi vay ở những bang lớn nhất của Ấn Độ ngừng trả nợ do nghe từ phía các nhà chính trị rằng ngành tín dụng vi mô nước này đang thu lợi cực l ớn từ sự khó khăn của những người nghèo. Các ngân hàng Ấn Độ cung cấp khoảng 80% vốn, tương đương 4 tỷ USD để các công ty cho người nghèo vay. Các ngân hàng lo ngại rằng sau khi trải qua khủng hoảng tài chính toàn cầu gần như an toàn, giờ đây họ có th ể đối m ặt với những rủi ro thiệt hại nghiêm trọng. Tín dụng vi mô ban đầu là hoạt động của các tổ chức phi chính ph ủ, cấp các khoản vay nhỏ cho người nghèo và được coi là biện pháp h ứa h ẹn giúp hàng tri ệu người thoát nghèo. Trong những năm gần đây, các quỹ, các nhà đầu tư mạo hiểm và Ngân hàng thế giới đã chọn Ấn Độ làm nơi thử nghiệm cho các “doanh nghiệp xã hội” hoạt động vì mục đích lợi nhuận để vừa kiếm tiền, trong khi vẫn có thể đáp ứng như cầu xã hội.
  9. Ngành công nghiệp cho vay có cùng khuynh hướng kiểu này cũng đang nở rộ ở châu Phi, Mỹ Latinh và ở nhiều nơi tại châu Á. Tuy nhiên, ho ạt đ ộng tài chính vi mô vì mục đích lợi nhuận đã khiến nhiều công ty tín dụng vi mô trên kh ắp th ế gi ới mở rộng cấp khoản vay cho những người dân nghèo ở nông thôn với mức lãi su ất cắt cổ mà không cần biết họ có khả năng trả nợ hay không. Nhi ều công ty đã tăng doanh thu hàng năm hơn gấp đôi nhờ phương thức kinh doanh này. Có m ột th ực t ế là khi đạo luật mới đang được xem xét thông qua, lãnh đạo các địa ph ương đã khuyên người dân “xù nợ”. Việc trả các khoản nợ trị giá 2 t ỷ USD trên toàn Ấn Đ ộ thực tế đang ngưng lại. Các ngân hàng cho biết, trong vài tuần qua, có không đến 10% người đi vay đến trả nợ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, ngành tín dụng vi mô của Ấn Độ sẽ đứng trước nguy cơ sụp đổ. b, Bảo hiểm vi mô Trong những năm gần đây, bảo hiểm hay được bảo hiểm là đặc quy ền c ủa người giàu. Thậm chí ngay cả tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ của nhà nước (LIC), công ty đã có thâm niên 50 năm trong ngành, hay các công ty b ảo hi ểm khác đ ều có xu hướng lựa chọn cung cấp bảo hiểm cho các hộ gia đình có tài sản cố định và thu nhập ổn định, thậm chí ngay cả khi họ ở khu vực nông thôn. Tại H ội Ngh ị quốc t ế về bảo hiểm vi mô được tổ chức tại Mumbai, Ấn Độ tháng 11 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Tài chính P. Chidambaram đã yêu cầu các công ty b ảo hi ểm s ử d ụng h ệ thống bưu điện hùng hậu và phổ biến của Ấn Độ cũng nh ư kho ảng 60,000 chi nhánh ngân hàng để cung cấp BHVM cho người nghèo. “Chúng tôi hy vọng tỷ lệ tăng trưởng năm nay sẽ lên tới 9%. Nhưng người nghèo cần nh ận đ ược các kho ản tín dụng và bảo hiểm; và họ cũng nên được hưởng lợi từ những sản phẩm này.” Các công ty bảo hiểm Nhân thọ và Phi nhân thọ có thể kết h ợp để phát hành các sản phẩm kết hợp (bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ) cho người nghèo và điều này được IRDA cho phép. Công nghệ cũng là m ột y ếu t ố h ỗ tr ợ BHVM; việc công nghệ ngày càng phát triển đã khiến ngành công nghiệp bảo
  10. hiểm hỗ trợ rất nhiều cho BHVM. Ví dụ: tính s ẵn có c ủa các thông tin, d ữ li ệu s ẽ giúp ích rất nhiều cho việc phân tích, làm rõ tính dễ bị tổn thương của người nghèo. Hơn nữa, BHVM có thể khiến các công ty bảo hiểm làm ăn có hi ệu qu ả hơn từ những khoản đóng góp nhỏ. * Bảo hiểm về sử dụng internet năm 2009 Các công ty bảo hiểm đều biết cung cấp bảo hiểm cho vùng nông thôn Ấn Đ ộ khá đắt đỏ, số lượng cá nhân mua bảo hiểm thấp trong khi đó chính là vấn đề sống còn trong kinh doanh. Điều này ngăn cản các sản phẩm bảo hiểm đến với nông dân ở các vùng xa xôi ở Ấn Độ, ví dụ như bảo hiểm có tiền thưởng, kỳ h ạn và h ợp đồng lương hưu. Megatop, một công ty bảo hiểm Ấn Độ, đã đề xuất sáng kiến sử dụng internet, vốn đang phát triển rất nhanh, để bán sản phẩm tới nhựng cộng đồng nghèo và xa xôi nhất ở Ấn Độ. Quỹ Thách thức Tập trung tài chính của DFID tài trợ khoảng 730.000 bảng Anh, còn các đối tác tư nhân cung c ấp 770.000 b ảng vào dự án. Megatop muốn cung cấp những sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm có ti ền thưởng, kỳ hạn và hợp đồng lương hưu tới người nông dân tại 9000 làng ở Andhra và Madhya Pradesh, sử dụng mạng lưới cổng internet ITC e-Choupal ở các làng đ ể tiếp thị và phân phối. Mấu chốt của dự án là Choupal Sanchalaks – những nông dân địa phương được kính trọng, thường là cầu nối giữa những nông dân không bi ết ch ữ, ít h ọc, và công nghệ mới. Họ hỗ trợ về vật chất đối với các dịch vụ có trên cổng internet. ITC cung cấp các quầy internet ở các làng xa xôi, nông dân ở đó có th ể xem tin, thông tin thương mại, tìm nhà cung cấp, biết dự báo th ời ti ết b ằng ti ếng Hindi. Megatop hợp tác với ITC, cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua mạng lưới e-
  11. Choupal trực tiếp tới nông dân. Ngoài ra Megatop cũng đào tạo nhân viên ngay tại làng, giúp sử dụng các ứng dụng theo cách đơn giản nhất. Trong ba tháng đầu tiên, 2000 hợp đồng bảo hiểm đ ược ký, 400 nhân viên được tuyển, và 70,000 người được tác động. Tới cuối năm đầu tiên, 9000 nông dân ở các làng xa xôi sẽ được tiếp cận hợp đồng bảo hiểm lần đầu tiên. Cung c ấp b ảo hiểm cho các cộng đồng xa xôi khuyến khích tiết kiệm, cải thi ện sinh k ế do không phải bán tài sản quí giá trong những hoàn cảnh không dự báo được, hay mất mùa. Ngoài ra, nông dân trong vùng được đào tạo sử dụng công nghệ mới và bán dịch vụ bảo hiểm. * Bảo hiểm mùa màng – giải pháp mới đối phó với biến đổi khí hậu (2009) Micro Ensure - tập đoànchuyên cung cấp bảo hiểm cho các cộng đồng nghèo - đã lên kế hoạch ra mắt một chiến dịch quy mô hơn vào năm 2010, nh ắm đến khoảng 600.000 nông dân ở tỉnh Kolhapur (Ấn Độ). Chương trình bảo hi ểm này s ẽ bù đắp thiệt hại cho người nông dân khi vụ lúacủa họ bị mất mùa do hạn hán hoặc mưa to trong suốt thời kỳ lúa trổ bông. V ới h ương trình b ảo hiểm này, ngay c ả khi bị mất mùa, người nông dân vẫn có thể lo được cho gia đình mình và ti ếp t ục hoàn trả các khoản vay. Cùng với việc đền bù thiệt hại khi mất mùa, ch ương trình này cũng giúp nông dân tiếp cận các khoảnvay lớn hơn để chi trả cho giống và thiết bị. Vào tháng 5/2009, Micro Ensure đã thí điểm thành công chương trình bảo hiểm này khi chỉ trong 2 ngày đã bán được sản phẩm cho 5.000 nông dân. Sản phẩm họ cung cấp là sản phẩm bảo hiểm phòng khi mùa màng th ất bát do h ạn hán hay mưa nhiều trongthời gian cây trái trổ bông. Trước đó, công ty này cũng đã th ực hiện thành côngchương trình này tại Malawi, Ethiopia và Philippines.Chủ t ịch đi ều hành Micro Ensure, ông Richard Leftley, cho biết các th ử nghi ệm trước choth ấy sản phẩm bảo hiểm vi mô này sẽ giúp người nông dân có thể tiếp cận đượcvốn
  12. vay lớn hơn để mua giống và nông cụ vì khi nông dân mua bảo hiểm, ngân hàng s ẽ cho vay thêm 15-40%. Phí bảo hiểm của chương trình này khá th ấp, kèm v ới đó là các kho ản vay t ừ một ngân hàng của Ấn Độ dành cho người nông dân. Chương trình bảo hiểm này đượcsự tài trợ của Quỹ Bill và Melinda Gates do vợ ch ồng nhà tỷ phú M ỹ Bill Gates sáng lập. Chương trình cũng nhận được hỗ trợ tài chính từ chính ph ủ Ấn Độ. Hỗ trợ này giúp giảm một nửa phí bảo hiểm xuống còn 2.5% giá trị kho ản v ốn vay. Hình thức bảo hiểm tầm vi mô được coi là một giải pháp thích nghi vớibiến đổi khí hậu với chi phí thấp. Alan Doran, một chuyên gia v ề b ảo hi ểm vi mô đ ồng thời là tư vấn của Tổ chức Oxfarm cho biết ông hi vọng chương trình bảo hi ểm tầm vi mô ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các dự án phát triển. 2.3 Tài chính vi mô ở Indonesia 2.3.1 Khái quát về tài chính vi mô a, Đối tượng Ngành tài chính vi mô ở Indonesia là một trong những nơi lớn nh ất thế gi ới với hơn 50.000 tổ chức tài chính vi mô, một số tồn tại h ơn 100 năm. Tuy nhiên, gần 40 triệu người thu nhập thấp tại Indonesia vẫn ch ưa ti ếp c ận v ới các d ịch v ụ tài chính và hơn 70% sống dưới 1 đôla mỗi ngày. Mặc dù tăng trưởng kinh tế đáng kể và bền vững ở Indonesia trong thập kỷ qua, phân phối thu nhập vẫn còn lệch. Dự án Tín dụng ở Indonesia đã được phê duyệt vào năm 1994 tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp vi mô, nhận ra tiềm năng của doanh nghiệp vi mô để tạo ra công ăn việc làm với chi phí vốn đầu vào thấp, nâng cao mức thu nhập của người nghèo. Một mặt hạn chế lớn phải đối mặt là doanh nghiệp không tiếp cận được với các dịch vụ tài chính.
  13. b, Thị trường cung cấp dịch vụ tài chính vi mô Có nhiều tổ chức tham gia vào tài chính vi mô ở Indonesia, gồm có Ngân hàng thương mại (BRI), ngân hàng nông thôn, các tổ chức phi chính phủ và các nhà cung cấp chính thức. 2.3.2 Thị trường tài chính a, Tín dụng vi mô Indonesia mang đến một bức tranh tươi sáng trong tín dụng vi mô. Ở n ước này, một loạt các tổ chức tín dụng đã thành công trong vi ệc cung c ấp tài chính cho các tiểu thương của nước mình. Trong đó có ngân hàng Rakyat Indonesia, m ột ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nước đã cung cấp tới 7,4 tỷ USD các kho ản tài chính vi mô trong tháng 9 và hoạt động tại rất nhiều đảo của quốc gia này. Các t ổ ch ức cho vay phi lợi nhuận, hiệu cầm đồ và hợp tác xã cũng ngụp lặn trong bi ển tín d ụng vi mô. Vì thế nên, các ngân hàng tư nhân cũng tham gia. Trong đó, dẫn đ ầu là ngân hàng Tabungan Pensiunan Nasional (BTPN). BTPN gia nhập thị trường năm 2008 sau khi được Texas Pacific Group, một công ty tư nhân mua lại. Danh mục các khoản cho vay vi mô của BTPN tăng năm thứ 2 liên tiếp và tăng gấp đôi trong năm 2010 lên 4.600 t ỷ rupiah (500 tri ệu USD), tương đương khoảng 20% tổng số vốn vay theo sổ sách ngân hàng. Ngân hàng được thành lập năm 1959 để phục vụ các quan chức nghỉ hưu, tự hào cho biết có được 4% lãi từ tài sản trong năm 2010. Các khoản tín dụng vi mô thường có lợi suất cao do mức độ rủi ro cao hơn, có biên độ lãi ròng 14%. Hầu hết khách hàng của BTPN tập trung tại Java, hòn đảo đông dân nh ất c ủa Indonesia, và tại các công ty gia đình - mạch máu của nền kinh tế phi chính thức: thương nhân tại chợ, sản xuất hộ gia đình, cửa hàng sửa chữa....
  14. Một khoản vay thông thường là 3.000 USD, trong th ời gian 1 ho ặc 2 năm, v ới lãi suất hàng năm khoảng 25%. Có thể lựa chọn trả theo ngày hay theo tu ần. V ới nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp nhỏ đang muốn mở rộng hoạt động. Khách hàng thường quá bận rộn để tới chi nhánh ngân hàng, nên BTPN trang bị cho nhân viên của mình các thiết bị điện tử cầm tay đ ược tuỳ ch ỉnh đ ể quét d ấu vân tay cũng như thẻ do ngân hàng phát hành. Thiết bị nhận diện dấu vân tay rất thuận tiện cho khách hàng, những người không biết chữ hoặc có ch ữ ký không phù hợp. Thiết bị này cũng gửi dữ liệu trở lại trụ sở để quản lý có th ể lưu gi ữ các hoá đơn vay nợ và tiền gửi ngay lập tức, thay vì chờ đợi gửi v ề từ h ơn 1.000 chi nhánh của BTPN, tăng gấp 3 so với số chi nhánh của năm 2008. Đối với các khách hàng nhỏ lẻ của mình, BTPN cung cấp các khoá đào t ạo miễn phí về kỹ năng tài chính. Trong một buổi chiều gần đây tại Ciracas, hơn 20 khách hàng chủ yếu là nữ ngồi xổm trên chiếu khi giảng viên phát cho họ các phong bì được đánh dấu bằng các ô màu sắc khác nhau, bi ểu th ị cho chi tiêu h ộ gia đình và các khoản tiết kiệm. Các khoá học có vẻ được các ch ủ doanh nghiệp ủng hộ. Họ cũng giúp ngân hàng đánh giá các đối tượng cho vay của mình: h ọ là nh ững người xoay xở với lượng vốn nhỏ không sẵn sàng trong thời gian dài. Các khách hàng của BTPN dường như cũng hài lòng. Daniel Ginting, m ột người bán hoa quả, đã vay 100 triệu rupiah với lãi suất 2,6%. Hiện gi ờ, ông có k ế hoạch mở một chuỗi các cửa hàng gắn máy lạnh để bán sản ph ẩm c ủa mình. "Tôi chắc rằng BTPN sẽ cho tôi vay bởi họ cần những khách hàng như tôi", ông nói. 2.3.3 Các chính sách về tài chính vi mô a, Chương trình thanh niên và tiếp cận tài chính vi mô ở Indonesia Để xác định mức độ tiếp cận tài chính vi mô của Indonesia của thanh niên, các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn hơn 900 công dân ở tuổi dưới 30 để xác định nhu cầu
  15. tài chính và khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của họ. Căn cứ trên nghiên cứu sâu rộng trên khắp cả nước, nghiên cứu này trình bày một số khuyến nghị chiến lược cho tài chính vi mô để nâng cao năng lực của họ để phục vụ cho các khách hàng trẻ. Chương trình này được thực hiện bởi Ngân hàng thế giới và hoàn thành vào năm 2006 b, Xây dựng chiến lược tín dụng vi mô cho chương trình quyền lợi cộng đồng quốc gia Được hỗ trợ bởi Chính phủ Indonesia, chiến lược được xây dựng nhằm phát triển việc thiết kế và thực hiện một chương trình tín dụng vi mô quốc gia. M ặt khác, nghiên cứu này đánh giá thế nào là một ch ương trình tốt nh ất có th ể đáp ứng nhu cầu đặc biệt của dân nghèo và thiệt thòi, nó xác đ ịnh nh ững thi ếu sót trong việc tiếp cận và phát triển tín dụng vi mô và đưa ra các đề xuất phù hợp. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Chính phủ Indonesia, Ngân hàng th ế gi ới, quỹ Hỗ trợ cấp cơ sở và hoàn thành vào năm 2008.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2