intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu bồi dưỡng Nghiệp vụ công tác thống kê viên: Phần 2 (Trình độ Đại học và Cao đẳng)

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:292

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp phần 1, Tài liệu bồi dưỡng Nghiệp vụ công tác thống kê viên: Phần 2 gồm có 4 chuyên đề, giới thiệu đến các bạn như: Công tác thống kê thương mại, dịch vụ và giá; công tác thống kê dân số và lao động; công tác thống kê xã hội và môi trường; công tác thống kê tài khoản quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng Nghiệp vụ công tác thống kê viên: Phần 2 (Trình độ Đại học và Cao đẳng)

  1. Chuyên đề 5 CÔNG TÁC THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ VÀ GIÁ PHẦN I: CÔNG TÁC THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 1. Vị trí, vai trò của thống kê thương mại và dịch vụ Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, những năm gần đây, các ngành dịch vụ nói chung, thương mại dịch vụ nói riêng phát triển mạnh và đang trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá nhanh với nhiều loại hình phong phú. Dịch vụ hiện nay không chỉ được cung cấp bởi các đơn vị của nhà nước mang tính chất sự nghiệp mà còn có sự tham gia mang tính chuyên nghiệp, vì mục đích lợi nhuận của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự phát triển của hoạt động thương mại dịch vụ và tầm quan trọng của nó thể hiện qua số lượng các doanh nghiệp, cơ sở cá thể có hoạt động chính là thương mại dịch vụ và lao động của các đơn vị này trong tổng thể chung Bảng 1. Số lượng và lao động của DN, cơ sở XSKD cá thể hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2008 - 2010 Doanh nghiệp Cơ sở SXKD cá thể Số DN Lao động Số cơ sở Lao động (1000) (1000 ) (1000) (1000) Tổng số 2008 205.7 8246 3869 6700 2009 248.8 8921 3986 7066 2010 291.0 10080 4125 7436 Trong đó: Khu vực thương mại và dịch vụ 2008 1033 1702.0 2841.0 4363.0 2009 127.8 1976.0 2938.0 4640.0 2010 155.0 2395.0 3069.0 4929.0 Cơ cấu (%): 221
  2. Doanh nghiệp Cơ sở SXKD cá thể Số DN Lao động Số cơ sở Số DN (1000) (1000 ) (1000) (1000) Tổng số 2008 50.2 20.6 73.4 65.1 2009 51.4 22.1 73.7 65.7 2010 53.3 23.8 74.4 66.3 Số liệu Bảng 1 cho thấy số lượng doanh nghiệp, cơ sở cá thể và lao động của các ngành thương mại dịch vụ thuộc hai khối này chiếm tỷ trọng lớn và đóng góp đáng kể trong GDP của khu vực dịch vụ Bảng 2. Tỷ trọng GDP theo giá hiện hành của khu vực dịch vụ và thương mại dịch vụ năm 2008 - 2010 (%) 2008 2009 2010 Tổng khu vực dịch vụ 37.44 38.3 37.76 Tr/đó: các ngành thương mại và dịch vụ 25.83 26.53 26.28 1. Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 14.03 14.51 14.33 và xe có động cơ khác 2. Vận tải, kho bãi 3.42 3.34 3.30 3. Lưu trú và ăn uống 3.84 4.06 4.08 4. Kinh doanh bất động sản 2.43 2.44 2.4 5. Hành chính và hỗ trợ 0.43 0.43 0.43 6. Dịch vụ khác 1.68 1.75 1.74 Nhận thức được vai trò của khu vực dịch vụ trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2011 - 2020, ngày 27/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020" và "Giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2015 và tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2020". Định hướng của chiến lược là "Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực sản xuất vận chất và tốc độ tăng GDP" với các mục tiêu cụ thể: "Giai đoạn 2011 - 2015: tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,8 – 8,5% với qui mô khoảng 41 – 42% GDP của toàn bộ nền kinh tế"; giai đoạn 2016 – 2020: tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 8 – 8,5% với qui mô khoảng 42 – 43% GDP của toàn bộ nền kinh tế" 222
  3. Chiến lược phát triển khu vực dịch vụ cũng đưa ra các mục tiêu định hướng cụ thể cho các ngành dịch vụ. Để giám sát, kiểm điểm việc thực hiện các mục tiếu chiến lược, đáp ứng các yêu cầu sử dụng số liệu khác, vai trò của số liệu thống kê dịch vụ nói chung, số liệu thống kê về thương mại và dịch vụ nói riêng là hết sức quan trọng, thể hiện trên các khía cạnh sau: (1) Là nền tảng cần thiết để hoạch định các chiến lược, chương trình, chính sách phát triển các ngành thương mại dịch vụ, phân bổ nguồn lực phát triển một cách hiệu quả, đúng mục tiêu; (2) Là công cụ quan trọng sử dụng để giám sát, đánh giá mức độ và hiệu quả của việc thực hiện các chiến lược, chương trình, chính sách phát triển thương mại, dịch vụ ở cấp quốc gia và địa phương; (3) Giúp cho việc tính toán các chỉ tiêu thống kê quốc gia và địa phương đảm bảo chất lượng, độ tin cậy, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ quan Chính phủ, các đối tượng sử dụng số liệu khác; (4) Giúp cho các tổ chức quốc tế, các đối tác nước ngoài cung cấp vốn ODA cho Việt Nam có căn cứ xác thực để quyết định phân bổ nguồn lực và kiểm soát việc thực hiện cam kết; (5) Hỗ trợ mục tiêu hội nhập, so sánh quốc tế và khu vực về phát triển và thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam với các nước trong bối cảnh đàm phán thương mại về dịch vụ đang gặp nhiều khó khăn. (6) Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển thống kê, nâng cao vị thế của thống kê Việt Nam trên thế giới và khu vực. 2. Giới thiệu nghiệp vụ công tác thống kê thương mại và dịch vụ 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ TK Thương mại và Dịch vụ Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ là một trong 7 Vụ thống kê chuyên ngành của Tổng cục Thống kê. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ TK Thương mại và Dịch vụ được Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao tại Quyết định số 58/QĐ-TCTK ngày 23/2/2012 về việc qui định chức năng, nhiệm vụ và chế độ làm việc của Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ.  Vụ TK Thương mại và Dịch vụ là đơn vị hành chính thuộc Tổng cục Thống kê, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác thống kê thương mại và dịch vụ: - Thống kê bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; 223
  4. - Thống kê dịch vụ ăn uống và lưu trú; - Thống kê du lịch; - Thống kê dịch vụ kinh doanh bất động sản; - Thống kê thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ; - Thống kê dịch vụ hành chính và hỗ trợ; - Thống kê hoạt động dịch vụ khác.  Nhiệm vụ của Vụ TK Thương mại và Dịch vụ bao gồm: (1) Xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; điều tra cơ sở SXKD cá thể và các điều tra thống kê khác được giao; (2) Hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức thu thập, tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các chỉ tiêu thống kê khác được giao; (3) Phân tích, dự báo thống kê và thực hiện báo cáo thống kê tổng hợp, báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo thống kê chuyên đề và báo cáo thống kê đột xuất về lĩnh vực được giao; (4) Cung cấp thông tin thống kê cho Vụ Thống kê Tổng hợp, các đơn vị trong ngành và đối tượng khác theo qui định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và pháp luật; xây dựng nội dung thông tin của cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực được giao; (5) Kiểm tra, giám sát các đơn vị liên quan riển khai thực hiện các lĩnh vực được giao; (6) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: - Xây dựng, cải tiến hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, tỉnh, huyện, xã, bảng phân loại thống kê, chế độ báo cáo, điều tra thống kê; - Thẩm định chuyên môn nghiệp vụ đối với hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo, phương án điều tra thống kê thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, ngành, địa phương; - Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; hợp tác quốc tế; thanh tra nghiệp vụ; thi đua, khen thưởng; kế hoạch tài chính và văn phòng (1) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao. 2.2. Tổ chức, phân công công việc của Vụ TK Thương mại và Dịch vụ  Vụ TK Thương mại và Dịch vụ tổ chức công việc theo 4 nhóm: 224
  5. Sơ đồ 1: Tổ chức công việc Vụ TMDV Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ Nhóm TK nội thương Nhóm TK dịch vụ Nhóm TK du lịch, Nhóm TK ngoại - TK bán buôn, bán lẻ; - TK lưu trú, ăn uống vận tải, tổng hợp thương sửa chữa ô tô, mô tô, - TK Kinh doanh bất - TK du lịch - TK xuất nhập khẩu xe máy và xe có động động sản - TK vận tải, kho bãi hàng hóa cơ khác - TK hành chính và - Công tác kế hoạch, - TK XNK dịch vụ - Điều tra cá thể hỗ trợ thi đua của Vụ - TK FATS - Đầu mối về TĐT cơ - TK dịch vụ khác - Tổng hợp niên - Tổng hợp phương sở KTHCSN - Công tác kinh phí giám, ấn phẩm pháp, chế độ của Vụ TMDV Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 5 năm/lần  Về tổ chức, biên chế: Vụ TK Thương mại và Dịch vụ được Lãnh đạo Tổng cục Thống kê biên chế 23 cán bộ, công chức. Ban Lãnh đạo Vụ gồm: - Vụ trưởng: phụ trách chung toàn bộ các công việc của Vụ, trực tiếp phụ trách nhóm thống kê nội thương, Tổng điều tra cơ sở kinh tế, HCSN với vai trò Tổ trưởng Tổ thường trực của Ban chỉ đạo TĐT Trung ương - 03 Phó vụ trưởng được giao phụ trách, chỉ đạo công việc của 3 nhóm giúp Vụ trưởng. 2.3. Nhiệm vụ cụ thể về thống kê thương mại và dịch vụ Nghiệp vụ thống kê thương mại và dịch vụ được Vụ TMDV triển khai thông qua các công việc thường xuyên, không thường xuyên gồm: (1) Đảm bảo thông tin thống kê thương mại dịch vụ - Thực hiện các báo cáo nhanh tháng, quý, các chỉ tiêu được giao; - Biên soạn và công bố số liệu chính thức; 225
  6. - Cung cấp số liệu cho Niên giám thống kê; - Cung cấp số liệu đột xuất cho Chính phủ, các Bộ ngành, các Tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và người dùng tin khác (2) Chỉ đạo các Cục Thống kê thực hiện chế độ báo cáo, các cuộc điều tra thường xuyên, không thường xuyên: - Chế độ báo cáo ban hành cho doanh nghiệp nhà nước và FDI; - Điều tra hàng tháng về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ của các DN ngoài Nhà nước, HTX, cơ sở cá thể; - Điều tra hàng tháng về vận tải của các DN ngoài nhà nước, HTX, cơ sở cá thể; - Điều tra quý về xuất nhập khẩu dịch vụ của các doanh nghiệp ngoài nhà nước; - Điều tra các cơ sở SXKD cá thể 1/10 hàng năm; - Điều tra chi tiêu của khách du lịch trong nước và quốc tế 2 năm/lần; - Điều tra chi phí vận tải, bảo hiểm hàng nhập khẩu 3 năm/lần - Điều tra toàn bộ các DN về XNK dịch vụ 5 năm/lần (3) Công tác phương pháp chế độ - Dự thảo xây dựng, sửa đổi các Hệ thống chỉ tiêu thống kê thương mại dịch vụ; - Dự thảo xây dựng, sửa đổi Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Bộ, ngành được giao phụ trách; - Dự thảo xây dựng, sửa đổi Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng cho các doanh nghiệp; - Dự thảo xây dựng, sửa đổi Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho Cục Thống kê; - Xây dựng các phương án điều tra thống kê được giao cho lĩnh vực thương mại và dịch vụ; - Tham gia thẩm định hệ thống chỉ tiêu, chế độ báo cáo, phương án điều tra của Bộ, ngành, các đơn vị liên quan; - Tham gia ý kiến các văn bản, đề án khác của Tổng cục, Bộ, ngành khác có liên quan; - Tham gia ý kiến các văn bản, công việc khác được phân công (4) Ứng dụng công nghệ thông tin: - Phối hợp với Vụ PPCĐ xây dựng kế hoạch công nghệ thông tin hàng năm và nghiệm thu các phần mềm ứng dụng được giao; 226
  7. - Phối hợp với đơn vị tin học triển khai thực hiện các phần mềm nghiệp vụ báo cáo tháng, năm phần thương mại, dịch vụ được giao (5) Hợp tác quốc tế: thực hiện theo kế hoạch, phân công của Tổng cụ (6) Chủ trì xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Tổng điều tra cơ sở kinh tế, HCSN 5 năm/lần; (7) Các công tác khác: - Tham gia hoạt động thường xuyên của các tổ công tác liên ngành, các hoạt động phối hợp Bộ ngành theo yêu cầu: - Dự toán kinh phí điều tra cho địa phương hàng năm; - Chỉ đạo, giám sát công việc thường xuyên của địa phương; - Xây dựng kế hoạch công tác giao địa phương hàng năm về TMDV; - Theo dõi, chấm thi đua cho địa phương hàng năm; - Thực hiện các công tác tổ chức, đào tạo theo kế hoạch và yêu cầu của Tổng cục; - Thực hiện các đề tài khoa học, các nội dung nghiên cứu khoa học khác 3. Sơ đồ tổ chức thông tin thống kê thương mại và dịch vụ Do sự khác nhau về nguồn số liệu, việc tổ chức luồng thông tin thống kê thương mại dịch vụ cũng có sự khác biệt, về cơ bản bao gồm 3 mô hình dưới đây: - Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức luồng thông tin TK thương mại dịch vụ trong nước; - Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức luồng thông tin TK thương mại dịch vụ quốc tế; - Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức luồng thông tin thống kê du lịch Nội dung các sơ đồ thông tin như sau: 227
  8. Sơ đồ 1: Tổ chức luồng thông tin thống kê thương mại, dịch vụ trong nước TỔNG CỤC THỐNG KÊ Báo cáo tổng hợp bán lẻ hàng hóa, DV, VT BỘ CÔNG Chế độ 111 THƯƠNG, một số chỉ VỤ TK THƯƠNG MẠI BỘ GIAO tiêu CỤC THỐNG KÊ VÀ DỊCH VỤ THÔNG Chế độ báo cáo Sở, ngành Báo cáo tổng hợp bán lẻ hàng hóa, DV, VT theo Chế độ báo cáo Cục TK SỞ CÔNG THƯƠNG, PHÒNG TK TM SỞ GIAO THÔNG Báo cáo, phiếu điều tra tháng, quý, năm về tổng mức BL, DV, VT UBND CHI CỤC THỐNG KÊ QUẬN/HUYỆN Chế độ 77 DOANH NGHIỆP NGOÀI DOANH NGHIỆP NHÀ NHÀ NƯỚC, HTX, CƠ SỞ NƯỚC, FDI SXKD CÁ THỂ Phương án điều tra tổng mức bán lẻ, dịch vụ, vận tải ngoài nhà nước Cũng như hầu hết các lĩnh vực thống kê kinh tế khác, thông tin thống kê về tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu một số ngành dịch vụ, thống kê vận tải được các Cục Thống kê thu thập từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở SXKD cá thể hàng tháng, năm dựa vào chế độ báo báo áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, FDI, điều tra chọn mẫu doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã và cơ sở SXKD cá thể. Từ đó suy rộng, tổng hợp thành các báo cáo chuyên ngành và gửi về Tổng cục Thống kê để xử lý, tổng hợp chung toàn quốc. 228
  9. Ở một số lĩnh vực, số liệu được thu thập từ báo cáo của Bộ, ngành, cụ thể: - Xuất nhập khẩu hàng hóa: số liệu tổng hợp từ báo cáo của Tổng cục Hải quan dựa trên Tờ khai hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu; - Xuất nhập khẩu dịch vụ: một số khoản mục tổng hợp từ báo cáo của Cục Hàng hải, Tổng công ty Hàng không, TCT cụm cảng, TCT hàng hải, Tổng công ty Bưu chính, viễn thông… Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức luồng thông tin TK thương mại dịch vụ quốc tế TỔNG CỤC THỐNG KÊ Báo cáo tổng hợp bán lẻ hàng hóa, DV, VT Chế độ 111 TỔNG CỤC VỤ TK THƯƠNG MẠI HẢI QUAN VÀ DỊCH VỤ CỤC THỐNG KÊ Qui chế thống kê hải quan CHI CỤC HẢI PHÒNG TK TM QUAN Chế độ 77 CHI CỤC THỐNG KÊ Tờ khai hải quan theo Luật Hải quan Phương án điều tra DN ngoài nhà nước DOANH NGHIỆP NHÀ DOANH NGHIỆP NGOÀI NƯỚC, FDI NHÀ NƯỚC, HTX, CƠ SỞ SXKD CÁ THỂ 229
  10. Thống kê XNK hàng hóa được Tổng cục Thống kê tổng hợp và công bố từ năm 1956 Trước năm 1996, hoạt động ngoại thương chỉ do một số ít đơn vị chuyên doanh của nhà nước - nơi phát sinh chứng từ ghi chép ban đầu như hợp đồng, chứng từ, vận đơn - thực hiện. Từ năm 1996 Tổng cục Hải quan chính thức được giao trách nhiệm thu thập và xử lý số liệu từ tờ khai hải quan và cung cấp cho Tổng cục Thống kê để biên soạn và công bố. Đây là bước chuyển đổi quan trọng, tạo điều kiện cho thống kê xuất nhập khẩu dần hội nhập với thống kê thế giới. Tuy nhiên kênh thông tin dựa trên báo cáo doanh nghiệp vẫn được duy trì. Sơ đồ 2.2 cho thấy từ năm 1996 đến nay hệ thống thông tin thống kê XNK hàng hóa tồn tại hai kênh thu thập và tổng hợp thông tin XNK: - Kênh 1: Số liệu của Tổng cục Thống kê tổng hợp từ báo cáo của Tổng cục Hải quan dựa trên nguồn số liệu là tờ khai hải quan, được sử dụng là kênh thông tin chính thống để công bố số liệu ở cấp quốc gia. - Kênh 2: Số liệu của các Cục Thống kê địa phương tổng hợp từ báo cáo của các doanh nghiệp nhà nước, FDI và điều tra doanh nghiệp ngoài nhà nước có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đóng trên địa bàn, sử dụng để tính toán các chỉ tiêu thống kê của địa phương phục vụ lãnh đạo địa phương điều hành kinh tế. Đây là nguồn số liệu tham khảo cho việc nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh xuất nhập khẩu của vùng, địa phương cũng như công tác phân vùng, qui hoạch, không sử dụng để công bố chung của cả nước. - Sự tồn tại hai kênh thông tin thống kê trong thời điểm hiện nay xuất phát từ ba nguyên nhân chủ yếu: - Về nhu cầu sử dụng số liệu: số liệu ước tính hàng tháng phục vụ lãnh đạo các cấp ở địa phương để tham gia điều hành hoạt động kinh tế. Số liệu này các địa phương thường phải ước tính vào khoảng giữa tháng tham chiếu trong khi nguồn số liệu từ Tổng cục Hải quan là số liệu thực hiện. Về lý thuyết việc sử dụng nguồn ước tính từ doanh nghiệp dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại mà doanh nghiệp đã hoặc có khả năng ký kết là sát với thực tế nhất - Về phương pháp thống kê: hai kênh thông tin cơ bản sử dụng thông nhất phương pháp thống kê dựa trên khái niệm, định nghĩa về hàng hóa xuất/nhập khẩu, phạm vi thống kê của Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên vì đơn vị thống kê của địa phương là đơn vị thường trú đóng tại địa phương nên trị giá xuất nhập khẩu địa phương được tổng hợp từ trị giá xuất/nhập khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, trong đó trị giá của doanh nghiệp được tính theo công thức: XNK của DN = XNK trực tiếp của DN (-) XNK ủy thác cho DN khác (+) Uỷ thác XNK cho DN khác Phạm vi này không hoàn toàn trùng với số liệu từ nguồn hải quan vốn chỉ bao gồm phần XNK trực tiếp của doanh nghiệp có mã số thuế đăng ký tại địa bàn tỉnh. 230
  11. - Về khả năng cung cấp số liệu của Tổng cục Hải quan: cho đến nay, số liệu của Tổng cục Hải quan cung cấp cho Tổng cục thống kê mới chỉ bao gồm trị giá XNK trực tiếp của các địa phương, không có chi tiết theo mặt hàng/thị trường để đáp ứng yêu cầu thống kê địa phương. Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ đã làm việc với TCHQ để có được số liệu 6 tháng, cả năm với các thông tin định danh cơ bản và trị giá XNK của doanh nghiệp, gửi cho các địa phương làm căn cứ giúp Cục Thống kê đối chiếu, rà soát và thu thập bổ sung. Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức luồng thông tin thống kê du lịch TỔNG CỤC THỐNG KÊ BỘ CÔNG AN, Chế độ 111 BỘ QUỐC PHÒNG VỤ TK THƯƠNG MẠI CỤC THỐNG KÊ (Số lượng người VÀ DỊCH VỤ xuất/nhập cảnh) CỬA KHẨU PHÒNG TK TM Phương án điều tra chi tiêu của khách du lịch CƠ SỞ LƯU TRÚ (Điều tra khách nghỉ tại cơ sở lưu trú) II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 1. Tổng quan Hệ thống chỉ tiêu thống kê Thương mại, dịch vụ Theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Thông tư số 02/2011-TT-BKHĐT của Bộ KHĐT Quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã, hệ thống chỉ tiêu thống kê thương mại dịch vụ bao gồm: 231
  12. Bảng 3: Số lượng các chỉ tiêu thống kê thương mại và dịch vụ Chỉ tiêu TK Chỉ tiêu Chỉ tiêu TK quốc gia TK tỉnh huyện Tổng số 50 26 3 1. Cơ sở kinh tế, HCSN 2 2 1 2. Thương mại, DV trong nước 4 4 2 3. Thương mại quốc tế 14 2 - 4. Vận tải, kho bãi 14 8 - 5. Bưu chính, viễn thông 9 7 - 6. Du lịch 7 3 - Ở mỗi lĩnh vực thống kê nêu trong bảng 3, tài liệu này giới thiệu danh mục các chỉ tiêu của từng lĩnh vực trong Phụ lục 1 và chỉ đề cập chi tiết một số chỉ tiêu chủ yếu, quan trọng của tứng lĩnh vực, được nhiều người sử dụng số liệu quan tâm, hiện được Vụ Thương mại và Dịch vụ tổng hợp, Tổng cục Thống kê công bố thường xuyên, bao gồm 14 chỉ tiêu sau: (1) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội; (2) Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển; (3) Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển; (4) Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam; (5) Chi tiêu của khách du lịch quốc tế; (6) Số lượng, năng lực và công suất sử dụng của cơ sở lưu trú; (7) Giá trị xuất khẩu hàng hóa; (8) Giá trị nhập khẩu hàng hóa; (9) Mặt hàng xuất khẩu; (10) Mặt hàng nhập khẩu; (11) Xuất siêu, nhập siêu hàng hóa; (12) Giá trị xuất khẩu dịch vụ; (13) Giá trị nhập khẩu dịch vụ; (14) Xuất siêu, nhập siêu dịch vụ. Riêng nhóm chỉ tiêu về bưu chính viễn thông, hiện nay Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ đang thực hiện nhưng sẽ được chuyển giao cho Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường từ năm 2013. Vì vậy trong tài liệu này không đề cập nhóm chỉ tiêu trên 232
  13. Ngoài các chỉ tiêu thống kê thương mại dịch vụ nêu trên, tài liệu này còn giới thiệu nội dung hai chỉ tiêu cơ bản liên quan đến cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp và Điều tra cơ sở SXKD cá thể do Vụ TMDV chủ trì thực hiện, cụ thể là: (15) Số cơ sở, lao động trong các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; (16) Số cơ sở, lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông. Lâm, ngư nghiệp. 2. Một số chỉ tiêu chủ yếu 2.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu DV tiêu dùng xã hội a. Mục đích, ý nghĩa. Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của các đơn vị sản xuất kinh doanh cho tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, nói cách khác, nó phản ánh một phần lớn mức tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình thông qua thị trường. Trong thống kê, chỉ tiêu này phục vụ việc tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của ngành thương nghiệp bán lẻ, lưu trú và ăn uống, du lịch và một số ngành dịch vụ khác b. Nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu Bán lẻ hàng hóa là bán những hàng hoá loại mới, hàng đã qua sử dụng, chủ yếu cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, hợp tác xã mua bán, quầy hàng, bán tại chợ hoặc bán lưu động,... Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội bao gồm toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được (doanh thu) từ bán lẻ hàng hoá (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán, nếu có), cung cấp dịch vụ tiêu dùng (ăn uống, lưu trú, du lịch lữ hành, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng của các doanh nghiệp, cơ sở SXKD cá thể, không bao gồm doanh thu cung cấp dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp như y tế, giáo dục, thể thao, vui chơi giải trí...). Định kỳ, chỉ tiêu này do các Cục Thống kê tổng hợp và báo cáo cho Vụ Thương mại và Dịch vụ theo qui định của Chế độ báo cáo ban hành theo Quyết định số 734/QĐ- TCTK 734/2002/QĐ-TCTK ngày 15/11/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Số liệu hiện nay đang được Cục Thống kê thu thập từ các nguồn: - Báo cáo của toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước theo qui định của Chế độ báo cáo thống kê ban hành theo Quyết định số 63/2003/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và Quyết định số 158/2003/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; - Phương án điều tra chọn mẫu các doanh nghiệp ngoài nhà nước, FDI, hợp tác xã ban hành theo Quyết định số 410/2003/QĐ-TCTK ngày 29/7/2003 - Phương án điều tra chọn mẫu các cơ sở SXKD cá thể ban hành theo Quyết định số 411/2003/QĐ-TCTK ngày 29/7/2003 233
  14. Số liệu điều tra mẫu doanh nghiệp ngoài nhà nước, FDI, hợp tác xã, cơ sở SXKD cá thể được suy rộng, tổng hợp cùng với báo cáo của doanh nghiệp nhà nước để có được chỉ tiêu Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Việc chọn mẫu, nhập tin, tổng hợp số liệu tháng, báo cáo chính thức năm được thực hiện bằng chương trình máy tính do Tổng cục Thống kê cung cấp cho các Cục Thống kê. c. Phân tổ chính - Báo cáo tháng: số liệu được phân theo loại hình kinh tế (kinh tế nhà nước, tập thể, cá thể, tư nhân và khu vực FDI); theo ngành kinh tế (thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, du lịch và dịch vụ khác). - Báo cáo chính thức năm: ngoài các phân tổ như báo cáo tháng, chỉ tiêu này còn được phân theo nhóm hàng hóa gồm: lương thực thực phẩm; hàng may mặc; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình; vật phẩm văn hóa, giáo dục, y tế; gỗ và vật liệu xây dựng; phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng ); xăng dầu các loại; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu); hàng hóa khác. - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương d. Một số bất cập và hướng cải tiến Chỉ tiêu “Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội” mang tính lịch sử lâu đời và khá đặc thù của Việt nam, được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế từ trung ương đến địa phương hiện nay. Vụ TMDV hiện đang tổ chức thu thập và tính chỉ tiêu này từ các doanh nghiệp, cơ sở SXKD cá thể hoạt động trong các ngành kinh tế sau theo VSIC 2007: - Ngành G: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác; - Ngành I: dịch vụ lưu trú và ăn uống; - Ngành L: dịch vụ kinh doanh bất động sản; - Ngành M: dịch vụ chuyên môn, khoa học và công nghệ; - Ngành N: dịch vụ hành chính và hỗ trợ; - Ngành P: dịch vụ giáo dục, đào tạo; - Ngành Q: dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe; - Ngành R: dịch vụ văn hoá thể thao, vui chơi, giải trí; - Ngành S: dịch vụ khác Với các phân tổ chỉ tiêu theo ngành kinh tế được công bố hiện nay, doanh thu bán lẻ hàng hóa được xếp vào ngành “thương nghiệp”, doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống được xếp vào “Doanh thu khách sạn, nhà hàng”, dịch vụ du lịch lữ hành được phân tổ trong “Dịch vụ du lịch”, các dịch vụ còn lại gộp chung vào nhóm “Dịch vụ khác”. 234
  15. Chỉ tiêu này không bao gồm doanh thu của các đơn vị không hoạt động theo luật doanh nghiệp như: trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, trung tâm thể thao, viện nghiên cứu… vì vậy nó chỉ phản ánh một bộ phận lớn, không phải là toàn bộ tiêu dùng của dân cư nếu so sánh với số liệu chi tiêu của hộ gia đình thu thập qua điều tra thu/chi hộ gia đình. Số liệu những năm qua đã đáp ứng một phần yêu cầu đánh giá, phân tích nền kinh tế thị trường của đất nước. Tuy nhiên chưa có sự bóc tách nội dung số liệu một số lĩnh vực dịch vụ một cách rõ ràng, phương án điều tra để thu thập thông tin phục vụ các mục tiêu sử dụng. Số liệu cần được tính toán theo hướng tổng hợp, công bố riêng các ngành, phù hợp với việc phân công chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Tổng cục Theo quy định của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, tỉnh, huyện mới được ban hành, chỉ tiêu này được tách thành 3 chỉ tiêu “Tổng mức bán lẻ hàng hóa”, “Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống”, “Doanh thu dịch vụ du lịch”. Doanh thu một số ngành dịch vụ còn lại sẽ được nghiên cứu thu thập để tiếp tục công bố theo lộ trình, phù hợp với qui định của Hệ thống ngành kinh tế Việt nam nhằm đảm bảo sự rõ ràng về phạm vi, giúp cho người sử dụng thông tin hiểu chính xác về con số. Thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, tỉnh, huyện mới được ban hành, Vụ Thương mại và Dịch vụ đang nghiên cứu đổi mới theo hướng tách riêng chỉ tiêu cho từng ngành, cụ thể: - Chỉ tiêu “Tổng mức bán lẻ hàng hóa” - Chỉ tiêu “Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống”, “Doanh thu du lịch” - Thu thập, tổng hợp để công bố số liệu về các ngành dịch vụ được phân công gồm: dịch vụ kinh doanh bất động sản; dịch vụ hành chính và hỗ trợ; dịch vụ khác Các ngành dịch vụ khác gồm ngành M, P, Q, R đã được phân công cho Vụ TK Xã hội và Môi trường thu thập, tổng hợp số liệu. Vì vậy doanh thu của các doanh nghiệp, cơ sở cá thể kinh doanh các ngành này sẽ được phản ánh riêng cùng với doanh thu của các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo đầy đủ về phạm vi. Cùng với Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho các DN nhà nước và FDI ban hành theo Quyết định số 77/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/11/2010, các phương án điều tra chọn mẫu áp dụng cho doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã, cơ sở SXKD cá thể hiện đang được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp, đi đôi với việc sửa đổi chế độ báo cáo ban hành cho Cục Thống kê theo kế hoạch chung của Tổng cục Thống kê 2.2. Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển a. Mục đích, ý nghĩa Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách của các đơn vị kinh doanh vận tải thuộc các loại hình kinh tế trong một thời gian nhất định, là cơ 235
  16. sở đánh giá tình hình vận chuyển hành khách trong kỳ, đồng thời là một trong những nguồn thông tin quan trọng cho công tác quản lý, lập kế hoạch vận chuyển hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư. b. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính - Số lượt hành khách vận chuyển: Là số hành khách thực tế đã vận chuyển trong kỳ, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính là lượt hành khách. - Số lượt hành khách luân chuyển: Là số lượt hành khách được luân chuyển tính theo cả hai yếu tố: số lượt vận chuyển và cự ly (quãng đường) vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là Hành khách – Kilômét (Hk.Km). Phương pháp tính: Số lượt hành Số lượt hành khách luân Cự ly vận chuyển thực tế = khách vận x chuyển (Hk.Km) (Km) chuyển (Hk) Trong đó: Cự ly vận chuyển thực tế: là quãng đường tính giá vé đã được cơ quan có thẩm quyền quy định. Đối với xe khách cho thuê theo hợp đồng vận tải chuyến thì lượt hành khách vận chuyển của mỗi hợp đồng chỉtính 1 lần hành khách vận chuyển theo số ghế phương tiện. c. Phân tổ chủ yếu - Ngành vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không); - Loại hình kinh tế; - Trong nước/ngoài nước; - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. d. Nguồn số liệu - Báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp vận tải nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; - Điều tra vận tải doanh nghiệp ngoài nhà nước; - Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp. 2.3. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển a. Mục đích, ý nghĩa Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng hoá của các loại hình kinh tế trong một thời gian nhất định, là cơ sở phân tích, đánh giá tình hình vận 236
  17. chuyển hàng hóa trong kỳ, đồng thời phục vụ công tác quản lý, lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa b. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính - Khối lượng hàng hoá vận chuyển Là khối lượng hàng hoá đã được vận chuyển trong kỳ, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính khối lượng hàng hoá vận chuyển là Tấn (T), vận tải 3 đường ống là mét khối (m ), nhưng quy đổi ra Tấn để cộng chung khi tính tổng khối lượng vận chuyển. Khối lượng hàng hoá vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hoá vận chuyển (kể cả bao bì nếu có). Khối lượng hàng hoá vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục thực tế xếp trên phương tiện để tính khối lượng hàng hoá vận chuyển. Đối với hàng hoá cồng kềnh vận chuyển bằng ô tô, trong điều kiện không thể cân đo trực tiếp được khối lượng thì qui ước tính bằng 50% tấn trọng tải phương tiện hoặc tính theo thỏa thuận giữa chủ phương tiện và chủ hàng để tính khối lượng hàng hoá thực tế. - Khối lượng hàng hóa luân chuyển Là khối lượng vận tải hàng hóa tính theo cả hai yếu tố: Khối lượng hàng hoá vận chuyển và cự ly vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là Tấn-Kilômet (T.Km). Phương pháp tính Khối lượng hàng hóa Khối lượng hàng Cự ly vận chuyển = x luân chuyển (T.Km) hóa vận chuyển (T) thực tế (Km) c. Phân tổ chủ yếu - Ngành vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không); - Loại hình kinh tế; - Trong nước/ngoài nước; - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương d. Nguồn số liệu - Báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp vận tải nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; - Báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục thống kê tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. - Điều tra doanh nghiệp ngoài nhà nước. 237
  18. - Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp. 2.4. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam a. Mục đích, ý nghĩa Thông tin này đáp ứng nhiều yêu cầu nghiên cứu, quản lý, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, an ninh xã hội của các cấp, các ngành. Làm căn cứ để tính toán kết quả xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch. b. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính - Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam. - Tổng hợp theo báo cáo hàng tháng của Cục quản lýxuất nhập cảnh (đối với người nước ngoài vào Việt Nam bằng đường hàng không) và Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng (đối với người nước ngoài vào Việt Nam bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ). c. Phân tổ chủ yếu - Phân theo mục đích đến (báo chí, du lịch, thương mại, thăm thân nhân, học tập, định cư, lao động và các mục đích khác); - Quốc tịch; - Phương tiện đến. d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Công an (Cục quản lýxuất nhập cảnh) và Bộ Quốc phòng (Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng). 2.5. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt nam a. Mục đích, ý nghĩa: Thông tin thu được từ chỉ tiêu này kết hợp với thông tin thu được từ các chế độ báo cáo, điều tra thống kê khác, tính toán suy rộng tổng doanh thu hoạt động du lịch; doanh thu xuất khẩu dịch vụ du lịch; các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch…, đáp ứng nhiều yêu cầu thông tin nghiên cứu, quản lý, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển du lịch các cấp, các ngành. b. Khái niệm, định nghĩa Là tổng số tiền chi tiêu của khách quốc tế đi du lịch hoặc của đại diện cho đoàn đi du lịch trong suốt thời gian đi và ở lại Việt nam. Chi tiêu của khách du lịch được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu khách du lịch người nước ngoài đang nghỉ tại các cơ sở lưu trú. Chi tiêu của khách bao gồm các khoản mục như: chi phí lưu trú, ăn uống, đi lại tại Việt Nam, mua hàng hóa, tham quan, giải trí, y tế, giáo dục….được tính toán bình quân cho một ngày khách ở tại Việt Nam. 238
  19. c. Phân tổ chính: - Phân theo quốc tịch, khoản chi, phương tiện, mục đích, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính và theo loại cơ sở lưu trú. d. Nguồn số liệu Thu thập từ Điều tra mẫu chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Thống kê tiến hành 2 năm/lần tại một số tỉnh thành phố có lượng du khách lớn được chọn để điều tra.. 2.6. Số lượng, năng lực và công suất sử dụng cơ sở lưu trú a. Mục đích, ý nghĩa: Thông tin này đáp ứng nhiều yêu cầu thông tin nghiên cứu, quản lý, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển du lịch các cấp, các ngành. b. Khái niệm, định nghĩa: - Số lượng cơ sở lưu trú du lịch: Là số lượng cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú du lịch ngắn ngày, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. - Năng lực sử dụng cơ sở lưu trú: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng phục vụ khách du lịch mà các cơ sở lưu trú có thể đảm nhận được như: số lượng buồng, giường, … của các cơ sở lưu trú. - Công suất sử dụng của cơ sở lưu trú: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của các cơ sở lưu trú trong một thời kỳ nhất định như một tháng, quí, 6 tháng và năm. Công suất sử dụng của các cơ sở lưu trú được phản ánh qua chỉ tiêu hệ số sử dụng buồng, giường (tỉ lệ % của tổng những ngày có sử dụng buồng, giường trong kỳ so với khả năng có thể cung cấp buồng, giường của đơn vị tính trong kỳ). Công suất sử dụng của cơ sở lưu trú thường được tính thông qua chỉ tiêu hệ số sử dụng buồng (giường). c. Nội dung, phương pháp tính: Hệ số sử dụng Số lượt ngày sử dụng buồng buồng (%) = ------------------------------------------- X 100 Số buồng có trong các cơ sở lưu trú nhân với số ngày trong kỳ báo cáo Hệ số sử dụng Số lượt ngày sử dụng giường giường (%) = ------------------------------------------- X 100 Số giường có trong các cơ sở lưu trú nhân với số ngày trong kỳ báo cáo 239
  20. c. Phân tổ chính: theo loại hình kinh tế, loại cơ sở lưu trú, loại khách sạn. d. Nguồn số liệu: tổng hợp từ báo cáo của các Cục Thống kê. 2.7. Giá trị xuất khẩu hàng hóa a. Mục đích, ý nghĩa Là chỉ tiêu phản ánh lượng ngoại tệ của đất nước thu được từ hàng hóa do nền kinh tế tạo ra trong một thời kỳ nhất định, đồng thời cũng thể hiện sức cạnh tranh của nền sản xuất trong nước so với các nước, khả năng tiếp cận, thâm nhập thị trường hàng hóa thế giới. b. Khái niệm, nội dung: Tổng giá trị hàng hóa đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải vật chất của đất nước. Giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính theo giá loại FOB (Free on Board) hoặc tương đương, là giá giao hàng tại biên giới Việt Nam, được tính cho một thời kỳ nhất định, theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ. Hàng hoá xuất khẩu gồm toàn bộ hàng hoá có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất, được đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải, vật chất trong nước, trong đó: - Hàng có xuất xứ trong nước: là hàng hoá được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo qui tắc xuất xứ của Việt Nam; - Hàng tái xuất: là những hàng hoá Việt Nam đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hoá được, trừ những hàng hóa tạm nhập khẩu dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan và phải tái xuất theo các qui định của pháp luật. Khái niệm hàng hóa xuất khẩu nêu trên được thực hiện từ năm 2009 theo Hệ thống thương mại chung dựa trên khuyến nghị của Cơ quan thống kê Liên hợp quốc (UNSD) thay thế cho Hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng được sử dụng trước đó. Điểm khác biệt là: theo Hệ thống thương mại chung, hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài được tính là hàng xuất khẩu trong khi Hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng chỉ tính những hàng hóa đưa từ nội địa vào kho ngoại quan. 240
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0