intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 - Chuyên đề 1: Kỹ năng làm việc với cộng đồng

Chia sẻ: Mã Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 - Chuyên đề 1: Kỹ năng làm việc với cộng đồng sẽ giúp cho giáo viên GD-DN xác định được các kĩ năng chủ yếu và hình thành các kỹ năng cần thiết để làm việc với cộng đồng. Chuyên đề với các nội dung chủ yếu gồm: cộng đồng và các đặc điểm của cộng đồng; vấn đề cộng đồng và phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề cộng đồng; những kĩ năng cần thiết để giáo viên GDTX làm việc với cộng đồng... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 - Chuyên đề 1: Kỹ năng làm việc với cộng đồng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH CHUYÊN ĐỀ 1 KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI CỘNG ĐỒNG (NỘI DUNG 2 - BDTX NĂM HỌC 2016 - 2017) Quảng Bình, tháng 10 năm 2016
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ sau khi Luật Giáo dục (2005) được ban hành, Giáo dục thường xuyên (GDTX) trở thành một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các cơ sở của GDTX có mặt ở hầu khắp các vùng miền của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có cơ hội được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Chỉ tính riêng loại hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), tại thời điểm tháng 6 năm 2016, cả nước đã có 11.057 trung tâm học tập cộng đồng (đạt tỷ lệ 99,33% số xã phường có TTHTCĐ), trong đó có 4650 TTHTCĐ kế t hơ ̣p với nhà VHTT cấ p xã ( đạt tỷ lệ 42%). Ở tỉnh ta, đến thời điểm này có 159/159 số xã, phường, thị trấn thành lập TTHTCĐ, trong đó, có 39 TTHTCĐ đã kết hợp với nhà VHTT cấp xã trong việc tận dụng cơ sở vật chất, phối hợp để tổ chức các hoạt động ở cộng đồng. Dù mới được thành lập và phát triển nhưng TTHTCĐ đã bước đầu chứng tỏ là một mô hình giáo dục hữu hiệu trong việc tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân. Qua đó, góp phần nâng cao chất luợng cuộc sống người dân và phát triển cộng đồng bền vững. TTGD-DN là cơ sở giáo dục duy nhất trên địa bàn của huyện, thị, thành phố làm công tác GDTX. TTGD-DN có đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn và am hiểu về GDTX, về TTHTCĐ.Vì vậy, không thể ai khác, các TTGD-DN cần và có khả năng trở thành các trung tâm nguồn để hỗ trợ, tư vấn và làm việc với cộng đồng ở các huyện, thị, thành phố. Để đạt kết quả cao trong công tác GD-DN, giáo viên cần phải có các kĩ năng làm việc với cộng đồng. Chuyên đề này sẽ giúp cho giáo viên GD-DN xác định được các kĩ năng chủ yếu và hình thành các kỹ năng cần thiết để làm việc với cộng đồng. Có được các kỹ năng nói trên, giáo viên GD-DN sẽ biết cách lựa chọn, sử dụng những kĩ năng phù hợp, hiệu quả và có nhiều thuận lợi hơn khi tiếp cận cộng đồng và kết quả làm việc với cộng đồng sẽ cao hơn. Vì vậy, chuyên đề này có các nội dung chủ yếu sau: 1. Cộng đồng và các đặc điểm của cộng đồng; 2. Vấn đề cộng đồng và phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề cộng đồng; 3. Những kĩ năng cần thiết để giáo viên GDTX làm việc với cộng đồng. Như vậy, sau khi học xong chuyên đề này, cán bộ/GV các TTGD-DN sẽ có một số hiểu biết về cộng đồng, các phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề cộng đồng và những kiến thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết để làm việc với cộng đồng, đồng thời biết tiến hành những công việc cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ khi làm việc với cộng đồng. 1
  3. A. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU CHUNG - Xác định được lí do và sự cần thiết làm việc với cộng đồng. - Phân tích và thực hành được các kĩ năng cơ bản khi làm việc với cộng đồng. II. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Về kiến thức - Xác định được lí do, trình bày được sự cần thiết của làm việc với cộng đồng. - Xác định được các vấn dề của cộng đồng và phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề cộng đồng. 2. Về kĩ năng - Nêu được đặc điểm của cộng đồng. - Nêu được một số kĩ năng cần thiết để làm việc với cộng đồng. - Vận dụng được kĩ năng cần thiết để làm việc với cộng đồng. 3. Về thái độ Có thái độ tích cực và có ý thức trách nhiệm khi làm việc với cộng đồng. 2
  4. B. NỘI DUNG Nội dung 1 CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG 1. Khái niệm cộng đồng Cộng đồng (comimmity) được hiểu chung nhất là: “một cơ thể sống/cơ quan/tổ chức nơi sinh sống và tương tác giữa cái này với cái khác”. Trong khái niệm này, điều đáng chú ý, được nhấn mạnh: cộng đồng là “cơ thể sống”, “có sự tương tác” của các thành viên. Cộng đồng người có tính đa dạng, tính phức tạp hơn nhiều so với các hoạt động của sinh vật khác. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng có nhiều tuyến nghĩa khác nhau. Cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như Xã hội học, Dân tộc học, Y học... Khi nói tới cộng đồng, người ta thường nhắc đến những “nhóm xã hội" có một hay nhiều đặc điểm cơ bản nào đó, nhấn mạnh đến đặc điểm chung của những thành viên trong cộng đồng. Theo quan điểm mácxít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hoá lợi ích giống nhau của các thành viên, về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động. Quan niệm về cộng đồng theo quan điểm mácxít là quan niệm rất rộng, có tính khái quát cao, mang đặc thù của kinh tế - chính trị. Dấu hiệu đặc trưng chung của nhóm người trong cộng đồng này chính là “điều kiện tồn tại và hoạt động”', là “lợi ích” chung, là “tư tưởng”, “giá trị” chung... Thực chất đó là cộng đồng mang tính giai cấp, ý thức hệ. Dấu hiệu/đặc điểm để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác có thể là điều gì đó thuộc về con người và xã hội loài người: màu da, đức tin, tôn giáo, lứa tuổi, nhu cầu, sở thích, nghề nghiệp... Nhưng cũng có thể là vị trí địa lí của khu vực (địa vực), nơi sinh sống của nhóm người đó như làng, xã, quận huyện, quốc gia, châu lục... Những dấu hiệu này chính là những ranh giới để phân chia cộng đồng. Số lượng thành viên của cộng đồng có thể là vài chục người, hàng trăm người, cũng có thể là hàng triệu người, tỉ người. Cộng đồng những người dân cùng sống chung trong một thôn, xóm, làng, xã, một quổc gia, và có thể là toàn thế giới, cùng chia sẻ với nhau mảnh 3
  5. đất sinh sống gọi là cộng đồng thể. Có nhiều cộng đồng người, tuy không cùng sống chung một địa vực, nhưng lại có chung những đặc điểm, sở thích, nhu cầu... nào đó thì loại cộng đồng đó được coi là cộng đồng tính. Mỗi người, cùng một lúc có thể thuộc nhiều cộng đồng khác nhau: vừa là thành viên của cộng đồng phường, xã thuộc cộng đồng người Việt Nam (sống trên đất Việt Nam), đồng thời là thành viên của cộng đồng những người da vàng, cộng đồng yêu chuộng hoà bình, đấu tranh vì hoà bình... Tóm lại, trong đời sống xã hội, cộng đồng là danh từ chung chỉ một tập hợp người nhất định nào đó, với hai dấu hiệu quan trọng: 1) họ cùng tương tác, chia sẻ với nhau; 2) có chung với nhau một hoặc vài đặc điểm vật chất hay tinh thần nào đó. 2. Cá nhân trong cộng đồng Khi xem xét cộng đồng, không thể không kể đến cá nhân, cá nhân và cộng đồng là hai mặt của vấn đề: không có cá nhân thì không thể có cộng đồng, ngược lại, không có cộng đồng thì không có những cá nhân. Con người với bản chất xã hội của nó là tương tác: tương tác với tự nhiên, với xã hội và với chính mình để tồn tại và phát triển. Về mối quan hệ của cá nhân với cộng đồng, M. Scott Peck đã diễn đạt một cách hình tượng như sau: “Không có rủi ro nào không gây ra sự tổn thương; không có cộng đồng nào không có sự tổn thương, và suy ra, không có sự sống nào nằm ngoài cộng đồng”. Điều này khẳng định rằng mối quan hệ cá nhân với cộng đồng là mối quan hệ tất yếu, không thể thiếu được, như cá cần nước, như người cần không khí. Mỗi cá nhân đều thuộc về một cộng đồng nhất định nào đó và mỗi cá nhân đều mang một “dấu ấn" cộng đồng nào đó. Trong phát triển cộng đồng, người ta nghiên cứu, đề cập đến cá nhân cả hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất cá nhân trong cộng đồng chính là thành viên của cộng đồng; chỉ thông qua sự tương tác của cá nhân trong cộng đồng mới tạo ra cộng đồng”. Sự tương tác đó không chỉ tạo ra ý thức cộng đồng trong mỗi cá nhân, mà những hành vi tốt trong quá trình tương tác sẽ được cộng đồng khuyến khích, tích lũy qua thời gian trở thành phong tục, tập quán của cộng đồng, góp phần làm nên truyền thống văn hoá cộng đồng. Người ta cùng nghiên cứu vai trò của một số cá nhân trong quá trình tương tác với các thành viên khác trong cộng đồng. Khía cạnh thứ hai, trong phát triển cộng đồng, khi nói tới “vấn đề” của cộng đồng, người ta không chỉ đề cập đến “vấn đề của một tổ chức/cơ quan/một “thực thể" chung, mà người ta còn đề cập đến vấn đề của một số cá nhân/thành viên trong cộng đồng. 4
  6. 3. Sự khác biệt giữa “cộng đồng” và “xã hội” Theo quan niệm của nhà xã hội học James M. Henslin, “xã hội” là “tập hợp người cùng chia sẻ với nhau về văn hoá và địa lí”. “Cộng đồng” cũng là những tập hợp người và cũng có thể chia sẻ với nhau địa vực hoặc chia sẻ với nhau những đặc tính, giá trị khác, trong đó có văn hoá. Một điều quan trọng là phải tìm ra được sự khác nhau giữa cộng đồng và xã hội. Chỉ khi nào nhận ra được sự khác biệt giữa cộng đồng với xã hội chúng ta mới có cái nhìn thấu đáo về quan điểm phát triển cộng đồng. Thuật ngữ “cộng đồng" và thuật ngữ “xã hội" gần nghĩa với nhau, bởi chúng có nhiều điểm giống nhau, giao thoa với nhau, nhiều nhóm xã hội trong một cộng đồng, nhiều cộng đồng trong một xã hội. Số lượng người, quy mô của “cộng đồng”, “xã hội” không phải là dấu hiệu chỉ ra sự khác biệt của các phạm trù này. Sự khác biệt của các phạm trù này chính là dấu hiệu thứ hai, đó là mức độ/độ đậm đặc trong “sự tương tác/tác động qua lại”. Theo nhà xã hội học người Đức Ferdinand Tonnies, sự khác nhau cơ bản của phạm trù này chính là “sự liên kết giữa các thành viên". Theo ông, giữa cộng đồng và xã hội có một sự cách biệt nhất định. Xã hội là khái niệm rộng lớn hơn, cộng đồng nằm trong xã hội, nhung cộng đồng có sự gắn kết chặt chẽ hơn, bền vững hơn. Thành viên cộng đồng thường thống nhất với nhau bởi ý chí, nguyện vọng (unity of will). 4. Phân loại cộng đồng Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà người ta phân loại cộng đồng theo những dấu hiệu khác nhau. Trong một số tài liệu, người ta chia cộng đồng theo ba nhóm như sau: * Nhóm cộng đồng theo địa vực: thôn xóm, làng bản, khu dân cư, phường xã, quận huyện, thị xã, thành phố, khu vực, châu thổ hoặc toàn cầu. Theo quy mô tỉnh, thành phố thì nước ta hiện có 64 tỉnh, thành phố. Theo quy mô xã phường thì tỉnh ta có 159 xã, phường, thị trấn. Theo quy mô thôn xóm, khu dân cư (nhỏ hơn xã phường) thì chúng ta có hàng trăm ngàn cộng đồng. * Nhóm cộng đồng theo nền văn hoá: Nhóm này bao gồm cộng đồng theo hệ tư tưởng, văn hoá, tiểu văn hoá, đa sắc tộc, dân độc thiểu số... Nhóm này cũng có thể bao gồm cả cộng đồng theo nhu cầu và bản sắc, như cộng đồng người khuyết tật, cộng đồng người cao tuổi... * Nhóm cộng đồng theo tổ chức: được phân loại từ các tổ chức không chính thức như tổ chức gia đình, dòng tộc, hội... cho đến những tổ chức 5
  7. chính thức chặt chẽ hơn như các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị, tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, xã hội... Từ phạm vi nhỏ là một đơn vị hoặc trong phạm vi quốc gia, cho đến phạm vi quốc tế. Có thể phân loại cộng đồng theo đặc điểm khác biệt về kinh tế - xã hội: cộng đồng khu vực đô thị; cộng đồng nông thôn... Trong “phát triển cộng đồng” người ta thường không hạn chế khái niệm cộng đồng, về mặt nguyên lí, phương pháp phát triển cộng đồng đều giống nhau, tuy nhiên, cách áp dụng các phương pháp này có thể khác nhau, phụ thuộc nhiều vào đặc điểm cấu kết cộng đồng. Trong chuyên đề này, “cộng đồng” được hiểu là tập hợp người dân cùng chung sống trên một vị trí địa lí cấp cơ sở, có quan hệ với nhau, gắn kết với nhau bằng tình làng nghĩa xóm, chia sẻ với nhau những nhu cầu chung, những mối quan tâm chung. Trong bối cảnh Việt Nam, cộng đồng được hiểu là một chỉnh thể thống nhất bao gồm những người dân sinh sống trong đơn vị hành chính cơ sở (dân cư): xã/phường hay đơn vị hành chính dưới xã/phường là thôn/làng/bản và tổ dân cư/khu dân cư... cùng với hệ thống các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức nghề nghiệp... mà những người dân đó là thành viên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước. Theo khái niệm này, cộng đồng là một đơn vị hành chính, kinh tế- xã hội có tính độc lập tương đối so với các cộng đồng khác trong một quốc gia. Trong mỗi cộng đồng có các thành viên cộng đồng là cá nhân hoặc gia đình đang sinh sống trên địa bàn, có những tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức xã hội mà các thành viên cộng đồng tham gia sinh hoạt trên địa bàn dân cư; các tổ chức kinh tế, dịch vụ mà thành viên cộng đồng tham gia làm việc (cũng có thể có những thành viên không làm việc ở đó). Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức chính trị-xã hội đó có thể là các tổ chức trong khối Mặt trận Tổ quốc xã phường: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh phường/ xã; Hội/ chi hội Phụ nữ; Hội/ chi hội Nguời cao tuổi; Hội/ chi hội Cựu chiến binh; Hội Nông dân (ở địa bàn nông thôn); tổ chức tôn giáo (nếu có)... Tổ chức chính quyền: Ủy ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; một sổ tổ chức kinh tế địa phương... Các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn như trạm y tế xã/ phường, trường tiểu học, THCS, nhà mẫu giáo, nhà trẻ...; Đảng bộ; chi bộ Đảng. Khi nói đến sức mạnh cộng đồng là nói tới sức mạnh của người dân và của các tổ chức, các thiết chế có trong cộng đồng, theo một thể thống nhất. II. VAI TRÒ CÙA CỘNG ĐỒNG 6
  8. 1. Đối với mỗi cá nhân Cộng đồng là đơn vị xã hội gần gũi nhất của con người. Cộng đồng để lại “dấu ấn" trong mỗi thành viên của nó: Ngoài gia đình, con người cần có môi trường xã hội để giao tiếp, tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm và áp dụng nó trong đời sống xã hội. Cộng đồng là môi trường gần nhất với mỗi người, từ khi đứa trẻ rời khỏi mái nhà, đi mẫu giáo trong khu dân cư, rồi đi học ờ trường tiểu học, THCS ở địa phương...; những dấu ấn về cha mẹ, về bạn bè, về những người thân, về cây đa, mái đình.... Cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước chính là tình yêu cộng đồng. Tình cảm cộng đồng được hình thành trong thời gian này. Nhiều người được may mắn, sinh ra và lớn lên, trưởng thành, đi học và sau khi được đào tạo đã trở về làm việc, cống hiến ở ngay địa phương quê hương. Cộng đồng là nơi mà mỗi con nguòi, mỗi công dân thể hiện mình như một cá thể và như một thành viên xã hội. Mỗi người là một thành viên của một hoặc nhiều tổ chức nào đó trong cộng đồng: là hội viên Hội Phụ nữ, hội viên Hội Nông dân, xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Với các tổ chức đó, các thành viên có quyền bầu cử, ứng cử vào các cấp lãnh đạo, có quyền tham gia ý kiến, đồng ý hay không đồng ý về một vấn đề gì đó. Các thành viên được gia nhập và tham gia hoạt động theo sở thích ở cộng đồng, được đóng góp khả năng của mình cho sự phát triển chung của cộng đồng mà không bị coi rẻ, bị phân biệt, bị lãng quên. Thông qua hoạt động tương tác trong cộng đồng mà mỗi cá thể hình thành và phát triển năng lực, tính cách, đạo đức của một người công dân. Cộng đổng là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hi vọng của con người và là nơi thực hiện ước mơ, hi vọng đó. Đồng thời cộng đồng là nơi đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của con người. Ước mơ, mong muốn, nhu cầu xuất hiện ở mỗi người trong quá trình người đó tương tác với tự nhiên, với xã hột với chính cuộc sống của mình. Cộng đồng là môi trường làm nảy sinh những mong muốn, nhu cầu từ sự tương tác với xã hội, với tự nhiên, với công việc diễn ra hàng ngày tại cộng đồng. Cộng đồng nâng đỡ và hiện thực hoá những ước mơ, nhu cầu đó tuỳ vào tính tích cực và năng lực thực tế của mỗi người. Với những người có khó khăn, cộng đồng tạo điều kiện không chỉ bằng tinh thần mà bằng cả vật chất. Ví dụ, hiện nay ở Việt Nam, mỗi cộng đồng đều có quỹ “khuyến học, khuyến tài'" nhằm khen thưởng, động viên những học sinh học tốt và trợ giúp cho những học sinh nghèo vượt khó vươn lên. Đây là một hình thức rất thiết thực để giúp đỡ những tài năng của đất nuớc. Cộng đồng là nơi chở che, bảo vệ thành viên của nó khỏi những tệ nạn xã hội và là nơi con người luôn được tha thứ, được đón nhận trở lại khi người 7
  9. nào đó lầm đường, lạc lối trở về. Không có nơi nào tốt hơn gia đình, những người thân thích, cộng đồng bảo vệ lẫn nhau trước những nguy cơ hiểm họa , những rủi ro bất thường trong cuộc sống. Cũng tương tự như vậy, khi con nguời có những lỗi lầm nào đó, nơi đầu tiên người ta có thể trở về để mong được tha thứ, đó chính là gia đình và cộng đồng. Người Việt Nam có câu “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người quay lại”. Điều này nói lên lòng vị tha của cộng đồng, có những người mắc tệ nạn xã hội hoặc phải vào tù, nhưng khi ra tù được gia đình và cộng đồng giúp đỡ đã hối cải và tái hoà nhập cộng đồng. 2. Đối với đất nƣớc - quốc gia Mỗi cộng đồng là một tế bào của đất nước, làm ra của cải vật chất, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế chung của xã hội. Không có cộng đồng, không có đất nuớc; cộng đồng không lành mạnh, không thể có đất nước mạnh. Về khía cạnh kinh tế, cộng đồng là đơn vị kinh tế tổng hợp, có thể là nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp... Kinh tế cộng đồng đóng góp chung vào nền kinh tế - xã hội nuôi sống con người. Cộng đồng là thị trường tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ..., sự tiêu dùng đó là động lực, là sự kích thích để sản xuất. Về khía cạnh văn hoá xã hội, mỗi cộng đồng mang một bản sắc văn hoá riêng. Những đặc thù và cốt cách của cộng đồng này không hoàn toàn trùng lặp với các cộng đổng khác. Sự khác biệt đó làm nên tính đa dạng trong văn hoá của đất nước, “đa dạng trong thống nhất”. Về khía cạnh hành chính nhà nước, an ninh quốc phòng, cộng đồng là đơn vị hành chính công (cấp dịch vụ công: cho nhân dân, bảo vệ trật tự, trị an cho dân, đồng thời là đơn vị cung cấp các nguồn lực, đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ đất nước khi cần thiết. III. CÁC YẾU TỒ TẠO THÀNH CỘNG ĐỒNG Cộng đồng được hình thành dưới tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: địa vực cư trú; kinh tế và văn hoá. 1. Yếu tố địa vực Nói đến cộng đồng là nói đến một tập hợp người định cư trên một vùng đất nhất định, đó là yếu tố địa vực. Yếu tố địa vực bao gồm yếu tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của khu vực. Đây cũng là yếu tố có giá trị tinh thần và tạo nên sự gắn kết tập thể. Yếu tố địa vực được xác định trong quá trình lịch sử, là cơ sở để ta phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác. Đường phân chia ranh giới thường lấy một số mốc của tự nhiên như sông núi, đường sá. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều nơi đường phân chia ranh giới chỉ là đường vô hình được các cộng đồng thoả thuận và chấp nhận. Ý thức về địa vực là một trong những ý thức sâu sắc và lâu bền của con người trong lịch sử, là một 8
  10. hạt nhân tạo nên tâm thức chung của cộng đồng, chẳng hạn, tình cảm đồng hương của những người đã từng sinh ra và chung sống trong một địa vực nhất định thường rất sâu nặng, dù họ có còn ở đó hay đã rời đến một nơi ở mới nhưng họ vẫn rất dễ gần với nhau trong quan hệ. Xuất phát từ sự khác biệt đa dạng về nghề nghiệp giữa cộng đồng nông thôn và cộng đồng đô thị nên yếu tố địa vực của hai dạng cộng đồng này là khác nhau. Ở nông thôn, do cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, ruộng đất, sông, núi, nên ý thức về địa vực rất sâu sắc. Trong khi đó, các hoạt động phi nông nghiệp ở các cộng đồng thành thị không tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng đồng với các địa vực cư trú. 2. Yếu tố kinh tế Yếu tố kinh tế ở đây chủ yếu nói tới các hoạt động kinh tế hay nghề nghiệp. Nó không chỉ tạo ra cho cộng đồng một sự bảo đảm về vật chất để mọi nguời cùng nhau tồn tại mà còn có các ý nghĩa khác sau: Việc có cùng một nghề hay vài nghề chính trong cộng đồng sẽ liên quan đến sự tương đồng về yếu tố địa vị kinh tế, sở hữu, cách thức làm ăn, thị trường nguyên liệu, sản phẩm tiêu thụ chung, cho đến việc cùng thờ chung một ông tổ làng nghề đã đưa đến cho cộng dồng một lớp vỏ liên kết về tinh thần. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong xã hội nông thôn nước ta, các phường hội trong các đô thị cổ là những kiểu liên kết cộng đồng dựa trên cơ sở kinh tế. Khi có chung nghề nghiệp thì lợi ích kinh tế được gắn chặt trong hệ thống sản xuất, vốn, sức lao động, tư liệu sản xuất. Các yếu tố này đã gắn chặt các thành viên trong cộng đồng với nhau. Yếu tố nghề nghiệp ở nông thôn biểu hiện sự gắn kết cộng đồng rõ rệt hơn ở thành thị. Ở thành thị, sự gắn kết theo nghề nghiệp là không chặt chẽ vì nghề nghiệp đa dạng, sự chuyển nghề cũng dễ dàng. Do đó, sự liên kết hầu như chỉ xảy ra ở các nhóm có cùng công việc. 3. Yếu tố văn hoá, xã hội Yếu tố văn hoá cộng đồng gồm ba yếu tố chính: tộc người, tôn giáo - tín ngưỡng và hệ giá trị chuẩn mực. Tộc người gồm tộc người chủ thể trong một quốc gia và các tộc người thiểu số. Nhóm tộc người chủ thể không chỉ đóng vai trò liên kết trong tộc người đó, mà còn phải thể hiện vai trò liên kết các tộc người thiểu số khác nhau và với chính họ. Chẳng hạn, ở Việt Nam, người Kinh (Việt) chiếm đa số, ngoài việc tạo mối liên kết trong nhóm người Kinh thì việc tạo mối liên kết giữa người Kinh và người thuộc các dân tộc thiểu số khác và mối liên kết giữa các dân tộc thiểu số với nhau luôn được chú trọng và tạo ra mối liên kết cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. 9
  11. Trên bình diện quốc gia, hệ tư tưởng, các giá trị chuẩn mực và các nghi lễ là văn hoá của tộc người chủ thể. Các dân tộc thiểu số khác, một mặt họ có ý thức theo nghi lễ chung nhưng mặt khác họ vẫn giữ các nghi lễ riêng của họ, đó là bản sắc văn hoá riêng. Quá trình di dân trong lịch sử đã chia thành nhiều tộc người sinh sống trên các khu vực địa lí khác nhau, mỗi tộc người có điều kiện sinh thái, kinh tế, xã hội khác nhau cho dù họ cùng xuất thân từ một nguồn gốc chủng tộc hay nguồn gốc văn hoá. Đặc trưng văn hoá thực sự là những yếu tố liên kết cộng đồng được biểu hiện qua ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ của các tộc người. Môi trường xã hội ít có biến đổi thì các yếu tố trên lại càng có vị trí quan trọng và góp phần vào quá trình củng cố, đoàn kết xã hội trong cộng đồng. Một số nét trong bản sắc văn hoá không mang ý nghĩa tích cực cho sự phát triển thì chúng dần bị mai một. Những yếu tố bản sắc của dân tộc không làm cản trở đến sự phát triển thì sẽ được duy trì, thừa kế. Đây cũng là một trong những căn cứ để trong thập kỷ văn hóa (1937- 1997), UNESCO đã phát động các quốc gia thành viên coi trọng yếu tố văn hoá truyền thống (tộc người) trong sự phát triển. Tôn giáo, tín ngưỡng: Đây là yếu tố củng cố sự liên kết cộng đồng trên cơ sở niềm tin. Thực tế lịch sử cho thấy đây là một yếu tố có tính chất bền vững cho sự tồn tại của các cộng đồng dân cư. Bởi vì, khi có chung một niềm tin và tín ngưỡng thì con người dễ chia sẻ được những ước nguyện về mặt tinh thần với nhau. Các tổ chức tôn giáo cũng là các tổ chức tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Các hoạt động xây dựng đạo lí hướng thiện, tu thân của nhiều tôn giáo đã góp phần vào nhiều hoạt động xã hội của cộng đồng bằng các thái độ tự nguyện, dấn thân và không vụ lợi. Các hoạt động xã hội của các tổ chức tôn giáo được thiết lập trên cơ sở tín ngưỡng, góp phần củng cố sự liên kết trong cộng đồng. Hệ giá trị, chuẩn mực: Mỗi cộng đồng xác định cho mình một hệ giá trị, chuẩn mục riêng với tinh chất là các định chế xã hội quy định các nhận thức và hành vi của các thành viên trong cộng đồng (luật bất thành văn). Nó quy định cụ thể các thành viên trong cộng đồng phải làm gì, làm như thế nào, các quy chế khen thưởng, xử phạt ra sao. Khi các thành viên tuân theo các giá trị chuẩn mực của cộng đồng thì sẽ bảo đảm sự thống nhất và đoàn kết trong cộng đồng. Hệ giá trị chuẩn mực của cộng đồng được xây dựng trên cơ sở nhận thức, quan niệm và tập quán của từng cộng đồng. Vì vậy, có những quan 10
  12. niệm mà cộng đồng này chấp nhận và tuân theo, nhưng ở cộng đồng khác lại thấy không thể chấp nhận được. IV. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HỘI NHẬP CỦA CỘNG ĐỒNG Sự hội nhập của cộng đồng ở đây được hiểu là sự gắn kết của các con người riêng biệt lại với nhau để tạo nên một “thực thể thống nhất” hay một “tổng thể bền chặt”. Những yếu tố địa vực tự nhiên, kinh tế và văn hoá đã là những điều kiện tác động để hình thành cộng đồng. Những yếu tố đó là rất cơ bản, rất quan trọng nhưng trong một chừng mực nhất định, mang tính vĩ mô, mang tính lịch sử chúng ta có thể và cần thiết phải xem xét ở các khía cạnh khác như khía cạnh “tâm lí xã hội” để nhìn nhận thấu đáo cơ chế hình thành sự kết dính của cộng đồng, hay là sự “hội nhập" của cộng đồng, tức tác động đến sự liên kết bền chặt của những người dân với nhau để tạo sức mạnh cho họ, để từ đó làm căn cứ phát triển phương pháp phát triển cộng đồng. Cộng đồng là một tổng thể, các bộ phận của nó quan hệ với nhau, tác động qua lại với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Không dễ dàng tách một bộ phận nào của cộng đồng và coi đó là nguyên nhân gây ra những vấn đề của cộng đồng. Khó có thể nói đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả của bất cứ một vấn đề nào nảy sinh trong cộng đồng. Các nhà khoa học xã hội, đặc biệt là tâm lí học xã hội đã chỉ ra một số yếu tố sau đây tạo tác động đến sự cấu kết của nhóm xã hội mà cộng đồng là một nhóm xã hội. 1. Đoàn kết cộng đồng và ý thức cộng đồng Đoàn kết cộng đồng là sự gắn kết giữa các thành viên cộng đồng với nhau, giữa các thành viên với lãnh dạo, giữa các tổ chức với thành viên của mình, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung nào đó. Đoàn kết cộng đồng luôn được các nhà nghiên cứu cộng đồng coi là đặc tính hàng đầu của mỗi cộng đồng. Đây cũng là những mục tiêu mà các cộng đồng mong muốn đạt được và duy trì. Ý thức cộng đồng là ý chí và tình cảm của những thành viên cộng đồng có những mối liên hệ về mặt huyết thống hoặc mối liên hệ láng giềng. Quá trình tổ chức đời sống xã hội bởi các thiết chế xã hội lại càng thống nhất ý thức cộng đồng qua một số giá trị, chuẩn mực và biểu tượng riêng. Ý thức cộng đồng được hình thành và phát triển thông qua nhiều con đường, trong đó có con đường kế thừa truyền thống và quá trình tương tác, giao lưu giữa mọi người với nhau. Trong quá trình trưởng thành của con người, mỗi người đều gặp và trải nghiệm, có quan hệ với nhiều người khác. 11
  13. Một đứa trẻ khi mới sinh ra có quan hệ đầu tiên với người mẹ, với gia đình mình, tiếp theo đó là cộng đồng bạn bè trong nhà trẻ, nhà mẫu giáo, lớp học, trường học..., những người bạn sống cùng nhau trong địa phương nhỏ như làng xã, thôn xóm. Thông qua sự tương tác trong quá trình cùng học, cùng chơi, cùng làm việc, cùng sinh sống, chia ngọt sẻ bùi, lúc vui vẻ cùng như lúc khó khăn làm cho con người gắn bó với nhau bởi trải nghiệm cộng đồng. Con người càng trưởng thành, sự tương tác càng nhiều thì ý thức cộng đồng càng được hun đúc, sự gắn bó càng bền chặt bấy nhiêu. Cùng với sự trưởng thành, nhận thức về xã hội, về giá trị, về văn hoá, trải nghiệm cộng đồng phát triển dần lên thì ý thức cộng đồng cùng phát triển lớn dần lên về bề rộng và sâu sắc hơn về mức độ. Con người trưởng thành biết mình gắn với cộng đồng. Từ cảm giác trực thuộc đó, họ mong muốn mình làm được điều gì đó cho cái cộng đồng mà mình là một bộ phận và đó chính là tình cảm cộng đồng. Người ta cho rằng, ý thức cộng đồng bao gồm bốn yếu tố: - Tính thành viên; - Tính tác động, ảnh hưởng lẫn nhau; - Tính tích hợp, thống nhất trong nhu cầu và đáp ứng nhu cầu; - Tính chia sẻ, gắn kết tình cảm. Để đo lường mức độ gắn kết của cộng đồng, các nhà xã hội đã đưa ra “chỉ số” ý thức cộng đồng. Ý thức cộng đồng và đoàn kết cộng đồng là hai yếu tố gắn chặt với nhau, bổ trợ cho nhau. Nếu người dân có ý thức cộng đồng thì không thể không có sự đoàn kết cộng đồng. Chỉ khi cộng đồng có đoàn kết tốt thì họ mới giáo dục được ý thức cộng đồng. Các lệch chuẩn xã hội xuất hiện trong cộng đồng là do mất ý thức cộng đồng, mất đoàn kết xã hội. Đi kèm theo sự mất đoàn kết cộng đồng, mất ý thức cộng đồng là sự mất ý thức và nhân cách cá nhân. Ngược lại, khi các cá nhân đồng nhất với cộng đồng, hoà mình trong cộng đồng sẽ làm tăng tính đoàn kết xã hội đồng thời cũng làm tăng ý thức và nhân cách cá nhân. Cộng đồng tồn tại được là do thành viên trong các nhóm thành viên của cộng đồng có tiếng nói thống nhất trong các hành động/hoạt động tập thể. Khi không còn tâm thức chung thì cộng đồng đó bắt đầu lụi tàn. Ví dụ, ở Việt Nam, mỗi khu vực dân cư, nông thôn cũng như thành thị đều có các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân... Mỗi khi các thành viên của các nhóm xã hội này có cùng tiếng nói và ý chí thì sức mạnh của các nhóm này tăng lên, các nhóm thành viên đều hướng tới sự lãnh 12
  14. đạo của Đảng, chính quyền địa phương thì sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng được cũng cố và trở thành khu vục dân cư cộng đồng mạnh. 2. Nhu cầu của cộng đồng Giống như là mỗi cá nhân, nhu cầu của cộng đồng là một trong những nguồn gốc nội tại căn bản thúc đẩy hoạt động của cộng đồng, nảy sinh ra tính tích cực của cộng đồng. Nhu cầu của cộng đồng không phải là nhu cầu của cá nhân/thành viên của cộng đồng. Nhu cầu cộng đồng là trạng thái tâm linh tồn tại ở những người cụ thể đã đồng nhất bản thân mình với cộng đồng mà họ là thành viên. Trạng thái tâm lí này xuất hiện khi các thành viên của cộng đồng cảm thấy cần có những điều kiện vật chất hay tinh thần nào đó để cộng đồng có thể tồn tại và phát triển. Không thể đồng nhất nhu cầu của cộng đồng với nhu cầu của cá nhân. Mỗi cá nhân có nhiều loại nhu cầu khác nhau về ăn, mặc, ở, đi lại..., các nhu cầu tinh thần, thẩm mĩ, đạo đức... Mỗi người đều có các loại nhu cầu đó với mức độ đòi hỏi và đáp ứng khác nhau, tuỳ vào điều kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ quan cụ thể. Nhu cầu của cộng đồng không phải là tổng thể các nhu cầu của các thành viên. Mỗi cộng đồng có nhu cầu, mục đích riêng phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung của các thành viên cộng đồng. Nhu cầu của cộng đồng không tách rời nhu cầu của cá nhân. Đây là sự biện chứng giữa cái chung với cái riêng. Nhu cầu của cộng đồng và nhu cầu của cá nhân giao thoa với nhau ở một khu vực nhất định nào đó. Khu vực giao thoa chung càng lớn thì tinh kết dính của các thành viên cộng đồng càng bền chặt. Nhu cầu của cộng đồng, cũng giống như nhu cầu của cá nhân, bao gồm nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu vật chất là điều kiện vật chất cần thiết để cộng đồng có thể tồn tại và phát triển như một thực thể độc lập, bao gồm điều kiện tự nhiên, môi trường để người dân trong cộng đồng đi lại, sinh hoạt chung, chúng ta vẫn thường gọi là “cơ sở hạ tầng" của cộng đồng như điện dân dụng, điện thoại, đường giao thông, trường học, trạm y tế, chợ, nước sạch... Nhu cầu về tinh thần của cộng đồng và nhu cầu về tinh thần của cá nhân là rất lớn, rất đa dạng. Những nhu cầu tinh thần cơ bản có thể thấy là hoà bình, dân chủ, công bằng, bác ái, tự do đi lại, tự do làm ăn cư trú, hội họp, được tôn trọng ngôn ngữ, bản sắc văn hoá, truyền thống văn hoá, không tệ nạn xã hội... Nhu cầu của cộng đồng được hình thành thông qua hai con đường chủ yếu: Thứ nhất, các thành viên trong cộng đồng cùng có chung một hoặc vài nhu cầu nào đó. Nhu cầu chung của nhiều thành viên trong cộng đồng trở thành nhu cầu của cộng đồng. Thứ hai, một số thành viên “tiên phong", “nòng cốt" nào đó nhận ra nhũng nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng 13
  15. mình. Ví dụ như đại bộ phận các thành viên “tiên phong” đó phải tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giúp những người khác nhận ra nhu cầu đó. Biến những nhu cầu của một bộ phận trở thành nhu cầu chung, có sự đồng thuận của cả cộng đồng. Phát triển nhu cầu cộng đồng, đáp ứng nhu cầu và đoàn kết cộng đồng là những yếu tố gắn kết chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Nhu cầu cộng đồng càng bức xúc thì cộng đồng càng có động lực để hành động chung, càng hành động chung với nhau thì ý thức cộng đồng, tình cảm cộng đồng, đoàn kết cộng đồng càng được củng cố. Ngược lại, khi một cộng đồng yếu, không có nhu cầu chung, không giao tiếp chung thì cấu kết cộng đồng sẽ lỏng lẻo. Phát triển cộng đồng khai thác ở khía cạnh nhu cầu này bằng cách tạo nên nhiều cơ hội để người dân nhận ra nhu cầu chung và hành động cùng nhau để đạt được/thỏa mãn được những nhu cầu chung đó. 3. Các thiết chế và thể chế cộng đồng Cộng đồng có bền vững hay không còn phụ thuộc rất nhiều tới thiết thế và thể chế của cộng đồng, hay nói cách khác là phụ thuộc vào cấu trúc và các quy định của cộng đồng. Các thiết chế cộng đồng bao gồm gia đình, dòng họ, các tổ chức chính thức và không chính thức của cộng đồng, cụ thể là các tổ chức hành chính, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, sở thích... Các tổ chức trong cộng đồng càng phát triển và hoạt động càng hiệu quả bao nhiêu thì sự gắn bó của các thành viên đó với tổ chức và gián tiếp với cộng đồng càng bền vững bấy nhiêu. Cộng đồng tồn tại và phát triển có sự quản lí chặt chẽ nhờ có tình thần cộng đồng, nhờ có nhu cầu và hoạt động thoả mãn nhu cầu cộng đồng. Một khi không có những giá trị chung, không có những nhu cầu, định hướng để quy tụ nhau hoặc không có những quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong cộng đồng thì không có cơ sở xã hội để tạo thành cộng đồng. Những nhu cầu, những định hướng, những quy tắc này đuợc hình thành trong các đoàn thể/tổ chức của cộng đồng. Chẳng hạn như các hương ước, nội quy, quy chế do làng xã đặt ra. Quá trình thể chế hoá giá trị, chuẩn mực trong các tổ chức xã hội tương đương là các bước quan trọng để các liên kết xã hội trong cộng đồng đuợc bền vững và có giá trị đổi với tất cả mọi người, tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Phương pháp phát triển cộng đồng khuyến khích mọi người, tăng cường năng lực và tạo quyền cho mọi người, nhưng không thể hành động một cách tuỳ tiện, mà một mặt phải tiếp tục bảo vệ và phát triển các thiết chế cộng đồng theo chiều hướng tích cực, mặt khác phải tôn trọng tất cả những thể chế, 14
  16. định chế, những quy định, những chính sách của mọi cộng đồng, những chính sách chung của quốc gia, mà cộng đồng đó là thành viên. 4. Quản lí, lãnh đạo cộng đồng Quản lí, lãnh đạo là một quá trình tác động có mục đích của người lãnh đạo nhằm động viên, khuyến khích và tạo không khí hoà thuận, đoàn kết, sẵn sàng thực hiện các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Trong các lĩnh vực quản lí, lãnh đạo thì lĩnh vực quàn lí, lãnh đạo cộng đồng là một lĩnh vực khó. Cũng như lãnh đạo xã hội nói chung, lãnh đạo cộng đồng tác động đến xã hội thu nhỏ, nhằm mục đích duy trì những đặc điểm về chất, điều chỉnh, hoàn thiện và phát triển những đặc điểm đó của cộng đồng/xã hội. Người lãnh đạo, quản lí cộng đồng là những người có uy tín, được nhân dân trong cộng đồng tín nhiệm cử làm đại diện trong một hoặc một số vấn đề nhất định nào đó. Lãnh đạo cộng đồng có thể trùng hợp nhưng cũng có thể không trùng hợp với lãnh tụ/thủ lĩnh cộng đồng, về mặt nguyên tắc, người lãnh đạo là người được nhân dân lựa chọn, bầu ra và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công nhận như một chức danh chính thức của cộng đồng. Trong thực tế, có nhiều người có uy tín nhưng không muốn nhận chức danh chính thức vì nhiều lí do, trong đó có thể là lí do trách nhiệm. Ngược lại, trong thực tế, cũng có những người tuy không được dân tín nhiệm, bầu chọn nhưng họ lại đuợc “cấp trên” cử về quản lí lãnh đạo cộng đồng. Trong cả hai trường hợp trên đều sẽ có những khó khăn khi lãnh đạo nhân dân. Lãnh đạo cộng đồng thực ra cũng là một danh từ chung chung vì trên thực tế, có rất nhiều chức danh cụ thể trên lĩnh vực cụ thể, trong một phạm vi cụ thể: lãnh đạo về chính trị, kinh tế, hành chính, văn hoá, xã hội..., lãnh đạo chung, lãnh đạo một số tổ chức của dân trong cộng đồng... Người lãnh đạo cộng đồng giỏi là người biết sử dụng tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng, truyền thống cộng đồng kết hợp với hệ thống luật pháp để vận động, phát huy dân chủ, tài năng của người dân để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, thực hiện tốt trách nhiệm là đơn vị kinh tế- xã hội của đất nước, làm cho cộng đồng phát triển và đất nước phát triển, thực hiện mục tiêu của cách mạng Việt Nam là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Lãnh đạo cộng đồng và lãnh đạo các nhóm/ tổ chức trong cộng đồng đóng vai trò quan trọng tạo sự hội nhập / đánh giá mức độ hội nhập của cộng đồng. Một nhóm lãnh đạo tối ưu bao gồm những người có trình độ, có bản lĩnh; những người tham gia hoạt động cộng đồng theo sở thích của mình, của bạn mình hoặc do tính chất nghề nghiệp; những người có tín nhiệm cao và là đại diện thực sự của nhóm kinh tế - xã hội nào đó; với một tỉ lệ cân đối, phù 15
  17. hợp giữa những người chính cư, người ngụ cư; những người có quan hệ rộng rãi với nhiều tầng lớp dân cư khác nhau và có khá năng thuyết phục/thu phục để nguời dân hiểu quan điểm của mình; những người tương đồng/ăn ý với nhau nhưng không phải theo kiểu “kéo bè, kéo cánh"; những người nhận thức được tầm quan trọng của những nỗ lực và của những tổ chức không đích thực trong việc vượt qua tính thờ ơ/ lãnh cảm với xã hội, hướng tới những vấn đề của xã hội. Mối quan hệ giữa lãnh đạo cộng đồng với thành viên cộng đồng và giữa các thành viên cộng đồng với nhau là mối quan hệ sống còn, đảm bảo sức mạnh của cộng đồng. Nếu không có sức mạnh này sẽ không có sự phát triển cộng đồng. Trong phương pháp phát triển cộng đồng, phát hiện, bồi dưỡng và đưa lãnh đạo cộng đồng vào tiến trình phát triển cộng đồng là một yếu tố cần thiết, không thể thiếu. V. CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM Nghiên cứu về cộng đồng và phát triển cộng đồng là nghiên cứu những nguyên lí, nguyên tắc, nội dung, tiến trình chung nhất cho mọi quốc gia, mọi cộng đồng. Để đưa được những lí luận đó vào thực tiễn và để thực tiễn đó tồn tại được một cách bền vững thì nhà tổ chức phải nắm được từng cộng đồng cụ thể. Để áp dụng phương pháp phát triển cộng đó vào Việt Nam, phải biết đặc điểm cộng đồng Việt Nam và những quan điểm, những chính sách hiện hành của Nhà nước Việt Nam về phát huy những bản sắc văn hoá, dân chủ hoá đời sống xã hội... Ở Việt Nam, trong quá khứ cũng như trong thời đại hiện nay, trong ngôn ngữ dân gian, thuật ngữ “cộng đồng" để chỉ tập hợp người, ít được sử dụng một cách rộng rãi, phổ biến. Thuật ngữ “cộng đồng" được dùng phổ biến để chỉ tính chất “cố kết" của người dân. Với bản chất của “cộng đồng" theo cách hiểu là sự liên kết giữa những cư dân cùng sống trong một vị trí địa lí (quần cư), thì đây là nội dung chủ yếu mà mỗi người dân đều hiểu nếu nhắc tới “làng - xóm; thôn - xóm; làng - bản..”. Khi nhắc tới những “hàng- xóm”... người ta không chỉ nghĩ đến một vị trí địa lí cụ thể nào đó, mà người ta còn nghỉ ngày đến “tình làng, nghĩa xóm”, đến truyền thống văn hoá, những phong tục, tập quán mà những nhóm người này cùng chia sẻ, cùng vun đáp, cùng phải thực hiện (tính cộng đồng trong làng xã). Như vậy, có thể thấy rằng, để tìm hiểu “cộng đồng” ở Việt Nam phục vụ cho phát triển cộng đồng thì phải tìm hiểu về làng, xã, khu dân cư. Do những đặc điểm rất khác nhau về điều kiện kinh tế-xã hội ở nông thôn và thành thị nên việc tìm hiểu cộng đồng ở Việt Nam cũng cần tìm hiểu về cộng đồng nông thôn và cộng đồng thành thị. 16
  18. Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những quan điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Có thể phân loại thành cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng tộc người, cộng đồng dân cư. Cộng đồng ngôn ngữ bao gồm những người cùng nói một ngôn ngữ nào đó như cộng đồng người nói tiếp Pháp, cộng đồng người nói Ọuổc tế ngữ... Cộng đồng tộc người chỉ những người có đặc trưng về tên gọi, ngôn ngữ, văn hoá... giống nhau, có thể gồm một hay nhiều tộc người thân thuộc như: cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng dân tộc Dao, Mường, Thái, Hmông. Cộng đồng dân cư là tập hợp những cá nhân được gắn kết bởi nhiều mối quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, dân số, môi trường... trong một địa giới nhất định, nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của từng thành viên và của cả cộng đồng. Nhiều cá nhân hợp lại thành cộng đồng, các cộng đồng tồn tại bên nhau, hoặc ở trong nhau tạo thành cộng đồng lớn hơn như cộng đồng xóm ấp, cộng đồng làng xã, khu phố, cộng đồng địa phương, cộng đồng quốc gia, cộng đồng khu vực, cộng đồng quốc tế. Trong tài liệu này, từ cộng đồng đứng riêng biệt được hiểu là cộng đồng dân cư. Trong cộng đồng dân cư, người ta còn đưa ra khái niệm cộng đồng nông thôn và cộng đồng đô thị. Cộng đồng nông thôn là cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vục nông thôn. Đây là loại cộng đồng tương đối đơn giản và thuần nhất về mặt xã hội, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cộng đồng đô thị là cộng đồng dân cư sống ở đô thị. Đây là loại cộng đồng không thuần nhất về mặt xã hội, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ. 1. Một số đặc điểm của cộng đồng nông thôn việt Nam 1.1. Cách tổ chức của cộng đồng Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống, vì vậy “đặc trưng số một của làng - xã Việt Nam là tính cộng đồng”. Cộng đồng nông thôn Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, làng xã Việt Nam đuợc tổ chức theo nhiều “nguyên tắc" khác nhau, cụ thể: Tổ chức nông thôn theo huyết thống: gia đình và gia tộc. Đối với người Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó với vai trò quan trọng, thậm chí còn hơn cả gia đình. Họ rất coi trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường, gia phả, ruộng kị, giỗ họ, giỗ tổ, mừng thọ... Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Việt, khái niệm truyền thống của Việt Nam là “làng nước”, còn nhà nuớc chỉ là sao 17
  19. phòng khái niệm “quốc gia” của Trung Hoa. Ở Việt Nam, làng và gia tộc nhiều khi đồng nhất với nhau. Dấu vết hiện tượng “làng là nơi ở của một họ” còn lưu lại trong hàng loạt tên làng: Đặng Xá, Ngó Xá... Trong làng, người Việt cho đến giờ vẫn thích sống theo lối “đại gia đình". Nền kinh tế nông nghiệp đã gắn chặt con người với ruộng đất, với làng - xã. Làng - xã là nơi người nông dân nói chung và nông dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng sinh ra, lớn lên, sống quây quần cùng ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng ruột thịt... Làng - xã, tổ tiên là nơi cả dòng họ đời này qua đời khác sinh sống và góp phần xây dựng nên tình cảm gắn bó với quê hương. Tổ chức làng xã theo dòng họ này là theo tôn ti. Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về vật chất, hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú xóm và làng: Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Sản phẩm của mối liên kết này là khái niệm làng và xóm... Khi công xã thị tộc tan rã và chuyển thành công xã nông thôn thì các thành viên của làng không chỉ gắn bó với nhau bằng các quan hệ máu mủ mà còn gắn bó bằng những quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, những quan hệ sản xuất này ở Việt Nam cũng khác hẳn vói phương Tây. Ở phương Tây, các gia đình sống gần nhau cũng có quan hệ với nhau, nhưng họ sống theo kiểu trang trại, quan hệ lỏng lẻo, phần nhiều mang tính chất xã giao. Ở Việt Nam thì khác, người Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ tới mức “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”: Nguời Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được “bà con hàng xóm”. Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang, theo không gian, là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau. Đó là hình thức dân chủ sơ khai, dân chủ làng mạc. Trong lịch sử, nền dân chủ này có trước nền dân chủ của phương Tây... Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường hội Trong một làng, phần lớn người dân làm nông nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều làng có một bộ phận dân cư sinh sống bằng nghề khác. Những người này cùng liên hệ chặt chẽ với nhau khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một nguyên tắc tổ chức thứ ba, theo nghề nghiệp, tạo thêm đơn vị gọi là phường ở nông thôn, để liên kết những người cùng sở thích. Những người này tập hợp với nhau thành các hội. Cũng như tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, tổ chức theo nghề nghiệp và sở thích, đây là sự liên kết theo chiều ngang, cho nên “đặc 18
  20. trưng của phường hội là tính dân chủ- những người cùng hội có trách nhiệm tương trợ, giúp đỡ nhau”. Đặc trưng cơ bản của cộng đồng nông thôn Việt Nam là “tính cộng đồng và tính tự trị". 1.2. Tính cộng đồng Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất. “Do đồng nhất nên người Việt Nam sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi nguời trong cộng đồng như anh chị em trong nhà. Cũng do đồng nhất nên người Việt Nam luôn có tính tập thể rất cao, hòa đồng vào cuộc sống chung. Sự đồng nhất (giống nhau) cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ - bình đẳng, bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp...”. Bên cạnh mặt tích cực cần phát huy, tính đồng nhất còn những mặt hạn chế nhất định, ảnh hưởng tới cách suy nghĩ cũng như hành vi của người Việt, tính dựa dẫm, ỉ lại vào tập thể: “Nước trôi thuyền trôi, nước nổi thì thuyền nổi”. Tệ hại hơn là tình trạng “Cha chung không ai khóc" hoặc “Lắm sãi không ai đóng cửa chùa”. Cùng với thói dựa dẫm, ỉ lại là tư tưởng cầu an (an phận thủ thường) và cả nể. Một đặc điểm trầm trọng khác nữa là thói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình: “xấu đều còn hơn tốt lõi”; “Khôn độc không bằng ngốc đàn”; “Chết một đống còn hơn sống một người”. 1.3. Tính tự trị Nông thôn Việt Nam được tổ chức theo kiểu biệt lập, khép kín, kể cả về vị trí đất đai cho đến sự quản lí xã hội. Mọi hoạt động đều diễn ra sau bụi tre làng, làng nào biết làng ấy. Mỗi làng là một vuơng quốc nhỏ khép kín với luật pháp riêng (mà các làng gọi là hương ước). Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống “phép vua thua lệ làng”. Tình trạng này thể hiện quan hệ dân chủ đặc biệt. Biểu tượng của tính tự trị là lũy tre. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được, đào đường hầm thì vướng rễ không qua. Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào sự khác biệt. Sự khác biệt giữa làng này với làng khác. Sự khác biệt là cơ sở của tính tự trị, tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự liệu lấy mọi việc. Vì phải tự lo liệu nên người Việt Nam có truyền thống cần cù, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nó cũng tạo nên nếp sống tự cấp tự túc, mỗi làng, tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình, mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá, tự đảm bảo nhu cầu về ăn; có bụi tre; rặng xoan, gốc mít, tự đảm bảo nhu cầu về ở. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2