intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu dạy học Quản lý dự án - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

26
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu dạy học Quản lý dự án cung cấp cho người học những kiến thức như: Quản lý dự án đầu tư xây dựng; quản lý sự tương tác và phạm vi dự án; quản lý thực hiện dự án. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu dạy học Quản lý dự án - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

  1. Trêng ®¹i häc kiÕn tróc hµ néi Khoa qu¶n lý ®« thÞ QU¶N Lý Dù ¸N Hµ Néi, 08 - 2011
  2. Trêng ®¹i häc kiÕn tróc hµ néi Khoa qu¶n lý ®« thÞ QU¶N Lý Dù ¸N 2
  3. MỤC LỤC TIÊU ĐỀ TRANG MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU CHUNG 11 1. Các đặc điểm chính của ngành xây dựng 11 2. Các dạng công trình xây dựng 12 2.1 Xây dựng công trình dân dụng 13 2.2 Xây dựng công trình công cộng 14 2.3 Xây dựng công trình công nghiệp 15 2.4 Xây dựng công trình hạ tầng 16 3. Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng 17 4. Các dạng tổ chức / công ty hoạt động trong ngành xây dựng 21 4.1 Tư vấn lập kế hoạch và tài chính 21 4.2 Công ty thiết kế kiến trúc và công nghệ 22 4.3 Nhà thầu thiết kế - xây dựng 22 4.4 Tư vấn quản lý dự án 23 4.5 Nhà thầu xây dựng 23 4.5.1 Thầu chính 23 4.5.2 Thầu phụ 24 4.5.3 Nhà cung cấp vật liệu và máy móc 24 CHƯƠNG 2 – QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 25 1. Giới thiệu chung về dự án và quản lý dự án 25 1.1 Thế nào là một dự án 25 1.2 Thế nào là quản lý dự án 26 1.3 Vai trò của chủ nhiệm dự án 28 1.4 Môi trường xung quanh dự án 19 2. Các hình thức tổ chức trong quản lý dự án 30 2.1 Văn hóa và kiểu loại tổ chức 30 TIÊU ĐỀ TRANG 2.2 Cơ cấu tổ chức 30 2.3 Các hình thức hợp đồng phổ biến 35 2.3.1 Các mối liên hệ hợp đồng 35 A - Kiểu truyền thống 37 B – Kiểu thiết kế - thi công 38 C – Kiểu quản lý xây dựng 38 2.3.2 Các kiểu hợp đồng trong xây dựng 40 A – Hợp đồng theo khối lượng thực tế 41 B – Hợp đồng trọn gói 42 C – Hợp đồng theo chi phí thực tế 42 3. Các quá trình quản lý cho một dự án 44 3.1 Giới thiệu chung 44 3.2 Các nhóm quá trình quản lý dự án 46 3.3 Nhóm quá trình hình thành ý tưởng 48 3
  4. 3.4 Nhóm quá trình lập kế hoạch 52 3.4.1 Phát triển kế hoạch quản lý dự án 54 3.4.2 Ghi nhận các yêu cầu 54 3.4.3 Xác định phạm vi 55 3.4.4 Thiết lập cơ cấu phân nhỏ công việc WBS 55 3.4.5 Xác định công việc 55 3.4.6 Thứ tự công việc 56 3.4.7 Dự toán tài nguyên yêu cầu cho các công việc 56 3.4.8 Dự toán thời gian yêu cầu cho các công việc 57 3.4.9 Thiết lập tiến độ thời gian cho các công việc 57 3.4.10 Dự toán chi phí 58 3.4.11 Quyết định ngân sách 58 3.4.12 Lập kế hoạch chất lượng 58 3.4.13 Phát triển kế hoạch nhân lực 59 3.4.14 Lập kế hoạch thông tin 59 3.4.15 Lập kế hoạch quản lý rủi ro 60 3.4.16 Xác định rủi ro 60 TIÊU ĐỀ TRANG 3.4.17 Tiến hành phân tích rủi ro định tính 61 3.4.18 Tiến hành phân tích rủi ro định lượng 61 3.4.19 Lập kế hoạch ứng phó với rủi ro 61 3.4.20 Lập kế hoạch mua sắm 62 3.5 Nhóm quá trình thực hiện 62 3.5.1 Định hướng và quản lý việc thực hiện dự án 63 3.5.2 Thực hiện việc đảm bảo chất lượng 64 3.5.3 Thành lập nhóm quản lý dự án 64 3.5.4 Phát triển nhóm quản lý dự án 65 3.5.5 Quản lý nhóm quản lý dự án 65 3.5.6 Phân phối và truyền tải thông tin 65 3.5.7 Quản lý kỳ vọng của các đối tác tham gia 66 3.5.8 Thực hiện mua sắm 66 3.6 Nhóm quá trình theo dõi và kiểm soát 67 3.6.1 Theo dõi và kiểm soát công việc dự án 68 3.6.2 Thực hiện kiếm soát các thay đổi kết hợp 69 3.6.3 Xác nhận phạm vi 69 3.6.4 Kiểm soát phạm vi 70 3.6.5 Kiểm soát tiến độ 70 3.6.6 Kiểm soát chi phí 71 3.6.7 Kiểm soát chất lượng 71 3.6.8 Báo cáo thực hiện công việc 72 3.6.9 Theo dõi và kiểm soát rủi ro 72 3.6.10 Quản lý hành chính mua sắm, đấu thầu 72 3.7 Nhóm quá trình kết thúc 73 3.7.1 Kết thúc dự án hoặc giai đoạn của dự án 74 3.7.2 Kết thúc quá trình mua sắm, đấu thầu 74 CHƯƠNG 3 – QUẢN LÝ SỰ TƯƠNG TÁC VÀ PHẠM VI DỰ ÁN 76 1. Quản lý dự tương tác của dự án 76 1.1. Phát triển các nguyên tắc chung của dự án 78 4
  5. 1.2. Phát triển kế hoạch quản lý dự án 80 TIÊU ĐỀ TRANG 1.3. Định hướng và quản lý việc triển khai dự án 82 1.4. Theo dõi và kiếm soát công việc dự án 83 1.5. Kiểm soát các thay đổi 85 1.6. Kết thúc dự án hay giai đoạn 88 2. Quản lý phạm vi của dự án 89 2.1. Thu thập các yêu cầu 90 2.2. Làm rõ phạm vi công việc 92 2.3. Thiết lập WBS 93 2.4. Xác nhận chính xác phạm vi công việc 96 2.5. Kiểm soát phạm vi công việc 97 CHƯƠNG 4 – QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 99 1. Quản lý thời gian dự án 99 1.1. Xác định công việc 101 1.2. Các công việc thứ tự 103 1.3. Dự tính tài nguyên yêu cầu từng công việc 104 1.4. Dự tính thời gian yêu cầu cho từng công việc 105 1.5. Phát triển tiến độ thi công 107 1.6. Kiểm soát tiến độ thi công 109 2. Quản lý chi phí dự án 111 2.1. Dự tính chi phí 113 2.2. Quyết định ngân sách 114 2.3. Kiếm soát chi phí 116 3. Quản lý chất lượng dự án 118 3.1. Lập kế hoạch chất lượng 120 3.2. Tiến hành quá trình đảm bảo chất lượng 124 3.3. Kiểm soát chất lượng 125 PHỤ LỤC - CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN TỚI QUẢN LÝ 129 DỰ ÁN XÂY DỰNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 5
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 6
  7. Đất nước ta trong giai đoạn hiện nay đã ra nhập WTO, điều đó mang lại nhiều thuận lợi cũng như những thách thức. Để phát triển kinh tế xã hội cần có những giải pháp thích hợp. Do đó việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đất nước là rất cần thiết, nó là cơ sở để các ngành kinh tế phát triển, để thu hút đầu tư nước ngoài. Điều đó cho thấy đầu tư xây dựng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đầu tư xây dựng có vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó tạo ra các tài sản cố định. Đầu tư xây dựng nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư xây dựng tạo điều kiện phát triển mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở các doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng góp phần phát triển nguôn lực, cải thiện cơ sở vật chất của giáo dục đào tạo, phát y tế, văn hóa, và các mặt xã hội khác. Mặt khác nó còn góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Từ đó đảm bảo tỷ lệ phát đồng đều giữa các vùng miền, khu vực.Kinh tế xã hội ngày một phát triển dẫn đến các nhu cầu của con người ngày càng nhiều. Do đó đầu tư xây dựng tạo ra vật chất thoả mãn nhu cầu đó. Trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá, Việt Nam buộc phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường. Quản lý dự án nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng nói riêng là cơ sở để tạo năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đầy biến động. Những khái niệm mới về quản lý dự án giúp ích rất nhiều cho các kỹ sư, kiến trúc sư và các nhà quản lý trong việc hoàn thành các dự án xây dựng đúng thời gian, trong khoảng ngân sách và chất lượng yêu cầu. Việt Nam đang có một sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực am hiểu trong lĩnh vực quản lý dự án.. Chính vì vậy quản lý dự án đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học công trình và một số trung tâm đào tạo cho các cán bộ. Nhưng kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Trong tương lai công việc quản lý xây dựng luôn phải sẵn sàng đối mặt và xử lý các vấn đề khó khăn không lường trước được, như lạm phát, thiếu hụt năng lượng, các thay đổi trên thế giới, công nghệ mới và thảm hoạ thiên tai thì việc nắm bắt và vận dụng hiệu quả công nghệ quản lý dự án mới càng trở nên quan trọng. Giảng dạy quản lý dự án đòi hỏi một trình độ cao hơn về cả phương pháp và những mục tiêu mới. Có nhiều phương pháp dạy học khác nhau, mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và những điểm yếu. Các điểm mạnh và điểm yếu đó lại tăng hay giảm, thay đổi các điểm 7
  8. mạnh thành điểm yếu hoặc ngược lại, tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi môn học, mỗi cấp học và mục tiêu đào tạo. Môn học quản lý dự án có tính chuyên môn cao đòi hỏi áp dụng các phương pháp giảng dạy phải linh hoạt và phải kết hợp cùng lúc các phương pháp với nhau. Chính vì vậy bài giảng Quang lý dự án này được biên soạn giúp cho việc giảng dạy môn học được thuận lợi hơn và hiệu quả hơn. - Sù cÇn thiÕt biªn so¹n: + M«n häc “Qu¶n lý dù ¸n” lµ mét m«n häc míi, b¾t ®Çu ®îc gi¶ng d¹y t¹i khoa Qu¶n lý ®« thÞ, trêng ®¹i häc kiÕn tróc Hµ Néi tõ n¨m häc 2008. + Tuy nhiªn, hiÖn nay vÉn cha cã bµi gi¶ng chÝnh thøc cña m«n “Qu¶n lý dù ¸n”. HiÖn nay gi¸o viªn ®îc ph©n c«ng gi¶ng d¹y m«n nµy ®ang dïng tµi liÖu gi¶ng d¹y s¬ th¶o ®Ó gi¸ng d¹y cho sinh viªn trong khoa. + NÕu cã mét bµi gi¶ng chÝnh thøc cña m«n “Qu¶n lý dù ¸n” sÏ gióp Ých rÊt nhiÒu cho sinh viªn tù ®äc ë nhµ, ®ång thêi gi¶m c«ng søc x©y dùng bµi gi¶ng, gi¸o tr×nh cña tÊt c¶ c¸c gi¸o viªn ®îc ph©n c«ng gi¶ng d¹y m«n nµy. - §èi tîng phôc vô: + Sinh viªn khoa qu¶n lý ®« thÞ, trêng ®¹i häc KiÕn tróc Hµ Néi + Sinh viªn ngµnh x©y dùng, trêng ®¹i häc KiÕn tróc Hµ Néi - §Þa chØ ¸p dông: + Dïng lµm tµi liÖu gi¶ng d¹y m«n Qu¶n lý dù ¸n t¹i khoa qu¶n lý ®« thÞ, trêng ®¹i häc KiÕn tróc Hµ Néi. + Phæ biÕn trong trêng ®¹i häc KiÕn tróc Hµ Néi. - Néi dung biªn so¹n: + T×m kiÕm vµ tham kh¶o c¸c tµi liÖu ®· Ên hµnh vÒ Qu¶n lý, dù ¸n vµ Qu¶n lý dù ¸n. + LËp ®Ò c¬ng gi¸o tr×nh bµi gi¶ng ®Ó th«ng qua héi ®ång khoa häc khoa vµ trêng. + TiÕn hµnh viÕt bµi gi¶ng theo ®Ò c¬ng ®îc duyÖt. + LÊy ý kiÕn ®ãng gãp cña c¸c chuyªn gia vÒ Qu¶n lý dù ¸n. + Tæ chøc héi ®ång nghiÖm thu ®Ò tµi khoa häc. - Mục tiêu môn học: 8
  9. - Môc ®Ých m«n häc: trang bÞ cho häc viªn th¹c sü c¸c kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ c¸ch qu¶n lý nhµ níc víi dù ¸n ®Çu t x©y dùng c«ng tr×nh ®« thÞ vµ Qu¶n lý cña Chñ ®Çu t c¸c c«ng tr×nh ®« thÞ. - Néi dung chÝnh gåm: thÈm ®Þnh dù ¸n, c¸c thñ tôc phª duyÖt dù ¸n, qu¶n lý qu¸ tr×nh thùc hiÖn dù ¸n, qu¶n lý sö dông dù ¸n, qu¶n lý tµi chÝnh vµ nguån lùc phôc vô cho dù ¸n 9
  10. CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU CHUNG Theo đà phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới với nền kinh tế thị trường, ngày càng có thêm nhiều các dự án đầu tư đã và đang được thực hiện. Khi các công trình xây dựng ngày càng tăng nhanh chóng, đầu tư xây dựng tăng mỗi năm trung bình 15%÷ 20%, nhu cầu xây dựng luôn tăng trên mức 10%, thì vấn đề quản lý xây dựng nói chung và quản lý dự án xây dựng nói riêng ngày càng trở thành vấn đề được quan tâm. Một trong những phát triển hiện tại đáng nói của ngành xây dựng là sự đòi hỏi khắt khe về công nghệ và tiến độ thời gian với chi phí xây dựng phải hợp lý của các dự án. Bên cạnh đó trong những năm gần đây, yếu tố “thỏa mãn yêu cầu của khách hàng” đang tăng lên trong quá trình thực hiện dự án, hay trong xây dựng công trình. Sự thoả mãn của khách hàng, sự hài lòng của chủ đầu tư đều hướng tới vấn đề chất lượng và mỹ quan công trình. Thực tế cho thấy bên cạnh những công trình có chất lượng đảm bảo thì còn rất nhiều công trình kém chất lượng bởi nhiều yếu tố: bớt xén, ép tiến độ thi công, chi phí xây dựng quá thấp… Đây chính là các vấn đề đáng quan tâm của một nghành nghiên cứu mới, đó là “Quản lý dự án xây dựng”. 1. Các đặc điểm chính của ngành xây dựng Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Một số đặc điểm chính của ngành xây dựng là: - Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài...Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. 10
  11. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng... - Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. - Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt... Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. - Khi so sánh với các ngành công nghiệp khác thì kỹ thuật công nghệ áp dụng trong ngành xây dựng còn rất lạc hậu với nhiều việc vẫn phải làm bằng thủ công. - Ngành xây dựng có nhiều đặc tính giống với cả ngành sản xuất và dịch vụ. Tất nhiên là như các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cũng tạo ra các sản phẩm vật chất, thường được quyết định bởi các yếu tố chi phí, kích cỡ và độ phức tạp. Theo một cách lập luận khác thì ngành xây dựng lại cũng giống ngành dịch vụ vì nó không tích tụ một lượng tư bản lớn như đối với các ngành chế tạo cơ khí, giao thông và khai thác dầu mỏ. Những đặc điểm trên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án xây dựng, từ việc tính toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp cho đến việc đảm bảo chất lượng và thời giant hi công xây dựng. Chính vì vậy, các kỹ năng về quản lý dự án là rất cần thiết trong ngành xây dựng. 2. Các dạng công trình xây dựng Vì hầu hết các chủ đầu tư nói chung là chỉ quan tâm đến việc xây dựng một loại hình cụ thể của công trình xây dựng, họ phải nhận thức được kiểu loại hình xây dựng nào thích hợp nhất với họ. Tương tự như vậy, ngành công nghiệp xây dựng là một khối của các phân đoạn sản phẩm khá đa dạng và. Một số chủ đầu tư có thể chỉ xây dựng công trình một lần trong một thời gian dài và có xu hướng tìm kiếm lợi thế ngắn hạn. Tuy nhiên, nhiều chủ sở 11
  12. hữu phải xây dựng lại theo định kỳ các công trình mới và / hoặc cải tạo, phục hồi các cơ sở hiện có. Đó là lợi thế của họ để giữ cho các ngành công nghiệp xây dựng lành mạnh và hiệu quả. Nói chung, các chủ sở hữu dễ có quyền lực hơn để gây ảnh hưởng đến ngành xây dựng bởi vì, bởi những hành động cá nhân của họ, họ có thể tạo nên ưu đãi hoặc không khuyến khích cho tính hiệu quả, sáng tạo và chất lượng trong xây dựng. Đó là sự quan tâm của tất cả các bên mà các chủ đầu tư có một tác động tích cực trong xây dựng và ảnh hưởng có lợi về hiệu quả trong ngành công nghiệp xây dựng. Trong quá trình chuẩn bị cho các loại hình xây dựng khác nhau thì phương pháp lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng xây dựng và phương pháp chi trả tài chính đối với dự án xây dựng có thể khác nhau khá nhiều. Do vậy để làm rõ những vấn đề liên quan cũng như có thể hiểu sâu hơn về ngành xây dựng thì chúng ta nên phân chia các công trình xây dựng thành bốn loại chính, với những đặc điểm riêng biệt của chúng. Đó là các loại: Xây dựng công trình dân dụng, Xây dựng công trình công cộng, Xây dựng công trình công nghiệp và Xây dựng công trình hạ tầng. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu chi tiết cho từng loại xây dựng đặc thù. Có thể tham khảo thêm quy chuẩn quốc gia QCVN-03:2009/BXD về cách phân loại, phân cấp công trình đầu tư xây dựng. 2.1 Xây dựng công trình dân dụng Đây là loại hình xây dựng cho những loại nhà ở đơn chiếc thấp tầng, chung cư cao tầng, khu biệt thự, ký túc xá …. Trong quá trình phát triển và xây dựng các dự án nhà ở dân dụng như vậy, đơn vị phát triển hay tư vấn cho dự án có kinh nghiệm trong ngành xây dựng thường đóng vai trò như là đơn vị đại diện chủ đầu tư và chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra các thỏa thuận và ký kết các hợp đồng pháp lý cần thiết về thiết kế và xây dựng, thu xếp các nguồn tài chính và phân phối các sản phẩm xây dựng hoàn chỉnh. Nhiệm vụ thiết kế công trình dân dụng thường được thực hiện bởi kiến trúc sư và kỹ sư độc lập hoặc có tổ chức, và được thi công xây dựng bởi các nhà thầu chính và các thầu phụ cho công tác chuyên biệt như kết cấu, cơ khí, điện, nước, lợp mái thép và các công việc khác. Một ngoại lệ đối với loại hình xây dựng này là đối với những loại nhà ở đơn chiếc thấp tầng có thể được thiết kế bởi các chủ thầu xây dựng với ít hiểu biết về lý thuyết xây dựng nhưng có nhiều kinh nghiệm thi công thực tế. 12
  13. Hình 1.1 Khu chung cư cao tầng tại khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, Hà Nội Thị trường công trình dân dụng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những điều kiện chung về kinh tế, pháp luật, chính sách thuế, biến động tài chính, hệ thống tiền tệ và các can thiệp của chính quyền. Thông thường, chỉ với một sự gia tăng nhỏ trong tổng nhu cầu về thị trường công trình dân dụng sẽ thường thu hút một sự đầu tư đáng kể trong xây dựng do đa phần nhiều dự án nhà ở có thể được khởi công tại vị trí địa lý khác nhau, bởi các nhà đầu tư cá nhân và tập thể khác nhau và phát triển đồng thời. Bởi vì loại xây dựng này tương đối dễ dàng thực hiện các hạng mục chính nên có nhiều nhà thầu xây dựng mới tham gia vào việc xây dựng nhà ở. Do đó, thị trường này có tính cạnh tranh cao với những rủi ro tiềm ẩn cao, những cũng tạo ra các khoản lợi nhuận lớn và danh tiếng mở rộng. 2.2 Xây dựng công trình công cộng Xây dựng công trình công cộng bao gồm một loạt các dự án có đặc điểm và quy mô khác nhau, chẳng hạn như trường học, trạm xá và bệnh viện, cơ sở giải trí và sân vận động, chuỗi cửa hàng bán lẻ và trung tâm mua sắm lớn, các tòa nhà văn phòng chọc trời và khách sạn. Chủ đầu tư của các công trình công cộng có thể có nhiều kinh nghiệm hoặc không có nhiều kinh nghiệm trong các quá trình xây dựng, nhưng họ lại dễ dàng lựa chọn được các đơn vị tư vấn xây dựng chuyên nghiệp có chuyên môn và hiểu biết tốt, cũng như họ có thể tự chủ trong việc sắp xếp các nguồn tài chính để chi trả cho chi phí đầu tư và xây dựng công trình. Điều đặc biệt đối với loại hình xây dựng này là các kiến trúc sư và kỹ sư thường tham gia thiết kế một hoặc một số loại công trình riêng biệt, trong khi các nhà thầu xây dựng hoặc tổng thầu thi công dự án cũng chỉ có kinh nghiệm và năng lực chuyên ngành với một số loại dự án cụ thể. Bởi vì chi phí đầu tư và xây dựng cao hơn cùng với mức độ phúc tạp của công trình công cộng so với công trình dân dụng, mảng thị trường này thường có ít đơn vị tham gia hơn và 13
  14. do vậy có ít sự cạnh tranh hơn. Nói chung quá trình xây dựng hầu hết các tòa nhà công cộng thường kéo dài kể từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao, những yêu cầu chung về vấn đề hiệu quả đầu tư và tiết kiệm chi phí sẽ ít nhạy cảm hơn so với loại công trình dân dụng. Ngoài ra, các quyết định của chủ đầu tư có thể thường xuyên bị ảnh hưởng bởi danh tiếng của một số nhà thầu hoạt động mạnh trong cùng thị trường. Với tình trạng tạo ảnh hưởng này, chỉ có một số giới hạn các đối thủ cạnh tranh có thể tồn tại và phát triển, và chi phí xây dựng một nhà thầu nào đó có thể được dựa một phần vào các chiến lược cạnh tranh của nhà thầu đó trong thị trường hiện tại. Hình 1.2 Sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội 2.3 Xây dựng công trình công nghiệp Lĩnh vực xây dựng công nghiệp thường liên quan đến các dự án quy mô rất lớn với một mức độ công nghệ phức tạp cao, chẳng hạn như nhà máy lọc dầu, nhà máy luyện thép, nhà máy chế biến hóa học và các nhà máy nhiệt điện. Các chủ đầu tư thường sẽ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của dự án, và họ ưu thích áp dụng hình thức quản lý dự án theo các dạng thiết kế - xây dựng hoặc chìa khóa trao tay hoặc tổng thầu EPC với mục đích rút ngắn tổng thời gian hoàn thành của dự án. Họ cũng muốn lựa chọn đội ngũ thiết kế và thi công dựa vào mối quan hệ tốt đẹp trong các công trình đã hoàn thành để có thể hợp tác và làm việc chung trong những dự án mới. Mặc dù việc bắt đầu các dự án xây dựng công nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng nền kinh tế, những dự báo nhu cầu dài hạn là yếu tố quan trọng nhất để hình thành và triển khai dự án do đây là những dự án đó đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và thời gian đáng kể dành cho các giai đoạn chuẩn bị, quy hoạch và thi công xây dựng. Một số cơ quan của chính 14
  15. phủ như bộ kế hoạch đầu tư, ủy ban ngân sách quốc hội hay văn phòng chính phủ cùng với các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội nghề và các tư vấn độc lập có thể cũng có ảnh hưởng sâu sắc tới quyết định hình thành và triển khai dự án đầu tư xây dựng công nghiệp. Hình 1.3 Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi 2.4 Xây dựng công trình hạ tầng Cơ sở công trình hạ tầng bao gồm các dự án lớn như đường cao tốc, hệ thống giao thông công cộng, đường hầm, cầu, đường ống, hệ thống thoát nước và nhà máy xử lý nước thải. Hầu hết các dự án là chủ sở hữu bởi công chúng và do đó được tài trợ bằng nguồn tài chính công thông qua các nguồn ngân sách nhà nước hoặc phát hành trái phiếu hoặc tiền vay và viện trợ. Loại hình xây dựng này có đặc điểm là mức độ tập trung và yêu cầu cao về cơ giới hóa và tự động hóa chuyên sâu để thay thế toàn bộ hoặc một phần các hoạt động lao động chân tay. Các kỹ sư và nhà thầu xây dựng tham gia vào quá trình xây dựng công trình hạ tầng thường có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm thực tế vì mỗi phân khúc của thị trường này đòi hỏi các kỹ năng riêng biệt. Tuy nhiên, trong các nhu cầu cho các phân đoạn khác nhau của loại xây dựng này có thể thay đổi nhiều với một số loại công trình đã đạt tới mức độ bão hòa và một số loại công trình khác lại đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Ví dụ tại Nhật Bản khi các dự án xây dựng đường cao tốc đang giảm sút thì một số nhà thầu xây dựng lớn tại nước này đã nhanh chóng di chuyển lực lượng lao động và các thiết bị của họ vào lĩnh vực khai thác mỏ, nơi đang có sẵn việc làm hoặc tới các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi đang có nhu cầu cao trong xây dựng đường cao tốc. 15
  16. Hình 1.4 Xây dựng đường hầm đèo Hải Vân, Huế - Đà Nẵng 3. Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng Để có được một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường cần một lượng vốn đầu tư lớn trong thời gian dài, cho dù khi đó chủ đầu tư là một cá nhân, một công ty tư nhân hoặc một cơ quan chính quyền. Khi mà những cam kết và đóng góp các nguồn tài nguyên cần thiết trong đầu tư bị chi phối nhiều bởi nhu cầu của thị trường hoặc bởi những tính toán và nhận định cá nhân thì các công trình xây dựng dự kiến khi hoàn thành sẽ phải đáp ứng được một số mục tiêu nhất định do chủ đầu tư đặt ra và do các quy định của các cấp chính quyền có liên quan. Chỉ có ngoại lệ với thị trường bất động sản với những căn hộ xây sẵn được bán ra như khi nó được xây dựng và khách hàng không có quyền đưa ra yêu cầu trong quá trình xây dựng, còn thì hầu hết các công trình xây dựng được điều chỉnh và thay đổi với những tham vấn của khách hàng với chủ đầu tư. Các đơn vị đầu tư phát triển bất động sản có thể được coi là chủ đầu tư chi trả chi phí xây dựng các dự án xây dựng. Với các dự án công cộng sử dụng nguồn tài chính công thì có thể một cơ quan chính phủ là chủ đầu tư xây dựng dự án công cộng và sau đó chuyển giao công trình hoàn thành cho một đơn vị khác của chính phủ sử dụng. Từ quan điểm quản lý dự án, các từ ngữ “chủ đầu tư” và 16
  17. “đơn vị phát triển dự án” có thể là là đồng nghĩa bởi vì cả hai đều có quyền cao nhất đưa ra các quyết định quan trọng đối với dự án xây dựng. Từ việc một chủ đầu tư triển khai dự án xây dựng thông qua các thỏa thuận hay hợp đồng, họ còn cần phải có hiểu biết rõ ràng về quá trình và các bước xây dựng để có thể duy trì được quyền kiểm soát về các khía cạnh chất lượng, thời gian và chi phí của công trình xây dựng. Từ góc độ và quan điểm chủ đầu tư, vòng đời của một dự án xây dựng có thể bao gồm các giai đoạn điển hình như minh họa trong Hình 1.5. Về cơ bản, một dự án đầu tư xây dựng được hình thành trong ý tưởng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường hoặc yêu cầu về thời gian. Nhiều giải pháp và đề xuất có thể sẽ được xem xét trong giai đoạn lập kế hoạch, và các nghiên cứu khả thi về mặt công nghệ và kinh tế của từng phương án sẽ được đánh giá và so sánh để lựa chọn ra được các giải pháp tốt nhất có thể đối với dự án. Kế hoạch tài chính cho các phương án đề xuất cũng phải được kiểm tra và thẩm định kỹ càng và dự án sẽ được lập kế hoạch cùng với trình tự về thời gian hoàn thành và luân chuyển luồng tiền có sẵn. Sau khi phạm vi công việc của dự án được xác định rõ ràng, giai đoạn thiết kế kỹ thuật và công nghệ chi tiết sẽ cung cấp thông tin rõ ràng yêu cầu và phạm vi công việc trong xây dựng, và dự toán chi phí chính xác sẽ là cơ sở giúp kiểm soát chi phí toàn dự án. Trong giai đoạn đấu thầu và xây dựng, việc cung cấp các vật liệu và lắp dựng hiện trường phải được lên kế hoạch cẩn thận và kiểm soát thường xuyên. Sau khi quá trình xây dựng hoàn thành, thường có một khoảng thời gian ngắn để chạy thử và kiểm định lại toàn bộ thiết bị của công trình xây dựng khi chúng mới được sử dụng trong giai đoạn đầu. Cuối cùng, công việc quản lý và vận hành toàn bộ công trình được chuyển giao cho chủ sử dụng để khai thác dự án trong thời gian còn lại của vòng đời và kết thúc sử dụng khi chúng được chỉ định phải tháo dỡ phá hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng khác. Các giai đoạn thực tế của một dự án đầu tư xây dựng bất kỳ nào có thể không theo đúng trình tự như đã mô tả trong Hình 1.5. Khi đó có một số giai đoạn phải lặp lặp lại nhiều lần và một số giai đoạn khác lại có thể được thực hiện song song hoặc lồng ghép với nhau theo thời gian, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, tính chất dự án, khả năng công nghệ và yêu cầu của chủ đầu tư. Hơn nữa, một số chủ đầu tư lại có đủ năng lực thực hiện toàn bộ các công việc yêu cầu trong mọi giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng, hoặc họ lại muốn có được những tư vấn chuyên nghiệp và dịch vụ bên ngoài cho một phần hoặc toàn bộ các giai đoạn. Cũng dễ hiểu khi hầu hết các chủ đầu tư lựa chọn thực hiện một số công việc bởi nội bộ nhân viên của họ và ký hợp đồng tư vấn và dịch vụ chuyên nghiệp bên ngoài 17
  18. cho các công việc khác của công trình khi cần thiết. Bằng cách xem xét và kiểm tra toàn bộ vòng đời của dự án và các giai đoạn yêu cầu, chúng ta có thể xác định được vai trò hợp lý của các hoạt động và các đối tác tham gia khác nhau trong tất cả các giai đoạn, không phụ thuộc vào thỏa thuận hợp đồng cho các loại công việc trong dự án đầu tư xây dựng. Nhu cầu thị trường / Yêu của chủ đầu tư Xác định rõ mục tiêu và phạm vi công việc Ý tưởng và nghiên cứu khả thi Lập kế hoạch sơ bộ và thiết kế cơ sở Thiết kế và công nghệ Lập kế hoạch và các yêu cầu xây dựng Đấu thầu và xây dựng Hoàn thành dự án xây dựng Sử dụng công trình hoàn chỉnh Bàn giao dự án xây dựng Vận hành và bảo trì Kết thúc vòng đời sử dụng dự án Hết hạn sử dụng / tháo dỡ công trình Hình 1.5 Các giai đoạn điển hình của một dự án đầu tư xây dựng Vòng đời dự án đầu tư xây dựng có thể được xem như một quá trình mà qua đó dự án được thực hiện từ khi khởi đầu đến khi kết thúc hoàn toàn. Quá trình này thường rất phức 18
  19. tạp, tuy nhiên, nó có thể được phân chia ra thành nhiều giai đoạn như thể hiện trong mô tả chi tiết Hình 1.5. Giải pháp ở các giai đoạn khác nhau sau đó được tích hợp để có được kết quả cuối cùng. Mặc dù mỗi giai đoạn đòi hỏi phải có chuyên môn khác nhau, chúng thường bao gồm cả hoạt động liên quan tới mặt kỹ thuật và mặ quản lý trong một tập hợp các kiến thức chuyên ngành của các chuyên gia tham gia vào dự án đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư có thể đưa ra lựa chọn phân chia toàn bộ dự án thành nhiều hơn hay ít hơn các giai đoạn, tùy thuộc vào quy mô và tính chất của dự án, với mục đích có được tính hiệu quả nhất trong quá trình thực hiện. Không có gì lạ khi chủ đầu tư vẫn giữ được kiểm soát trực tiếp các công việc trong giai đoạn lập kế hoạch và nghiên cứu khả thi, nhưng càng ngày các đơn vị tư vấn và chuyên gia bên ngoài sẽ tham gia nhiều hơn vào các quá trình do sự phức tạp ngày càng tăng của dự án mà chủ đầu tư kho lòng tự thục hiện một mình. Khi dự án hoàn thành và đi vào giai đoạn vận hành và bảo trì thì lúc đó được coi là một khoảng thời gian tách rời với thi công xây dựng trong việc xem xét toàn bộ vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng. Tất cả các giai đoạn từ lập kế hoạch và nghiên cứu khả thi cho tới khi dự án được chấp nhận và đưa vào sử dụng có thể được gộp chung lại và gọi là quá trình Thiết kế / Xây dựng, trong khi đó giai đoạn đấu thầu và xây dựng lại có truyền thống được coi là phần riêng biệt của ngành công nghiệp xây dựng. Mọi người cần phải thừa nhận ra rằng sẽ không có một phương pháp duy nhất nào là tốt nhất trong việc tổ chức quản lý dự án qua suốt vòng đời của dự án đầu tư xây dựng. Tất cả các phương pháp quản lý dự án đều có lợi thế và bất lợi nhất định, tùy thuộc vào kiến thức chuyên sâu của các chuyên gia xây dựng cũng như điều kiện cụ thể, quy mô và vị trí của dự án. Điều quan trọng là chủ đầu tư phải nhận thức được phương pháp phù hợp và có lợi nhất cho một dự án cụ thể. Để có được sự lựa chọn hợp lý, chủ đầu tư cần quan tâm với các khoản chi phí trong suốt vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng chứ không nên chỉ đơn giản là chi phí xây dựng ban đầu. Tiết kiệm khoản tiền nhỏ trong giai đoạn thi công xây dựng có thể không đáng giá nếu kết quả là chi phí vận hành lớn hơn nhiều hoặc công trình hoàn thành không đáp ứng được các yêu cầu trong giai đoạn sử dụng. Do đó, chủ đầu tư cần phải quan tâm nhiều đến chất lượng của sản phẩm hoàn thành cũng như toàn bộ các chi phí của dự án xây dựng. Với việc coi giai đoạn vận hành và bảo trì là một phần trong vòng đời của dự án, kỳ vọng của chủ đầu tư có thể đáp ứng được các mục tiêu đầu tư trong vòng đời dự án sẽ yêu cầu xem xét và bao gồm toàn bộ chi phí vận hành và bảo trì vào quá trình xem xét và đưa ra quyết định. Do đó, nhiệm vụ và các công việc cần thiết để quản lý hoạt động của công trình hoàn thành cần được xem xét càng sớm càng tốt, cũng giống như 19
  20. quá trình thi công xây dựng phải được nghĩ đến từ giai đoạn đầu khi mới lập kế hoạch và nghiên cứu khả thi (Hình 1.6). Khả năng tác Chi phí động tới chi phí xây dựng Ý tưởng và nghiên cứu khả thi Mức độ ảnh hưởng tới chi phí Chi phí xây dựng Thiết kế và công nghệ Đấu thầu và xây dựng Sử dụng Vận hành và bảo trì Bắt đầu Thời gian dự án Hình 1.6 Khả năng tác động tới chi phí xây dựng theo thời gian 4. Các dạng tổ chức / công ty hoạt động trong ngành xây dựng Khi chủ đầu tư quyết định triển khai dự án xây dựng và tìm kiếm các dịch vụ chuyên nghiệp cho thiết kế và thi công công trình, họ sẽ có một loạt các lựa chọn với các tổ chức / công ty với đặc điểm hoạt động giống nhau và khác nhau. Các loại hình tổ chức / công ty phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường xây dựng và năng lực kinh nghiệm trong các dự án được thực hiện bởi các tổ chức / công ty đó. Nói chung có một số loại phổ biến của các tổ chức / công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp tham gia vào thị trường xây dựng hiện nay, được liệt kê sau đây: 4.1 Tư vấn lập kế hoạch và tài chính 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2