intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Sóc Trăng lớp 7

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Sóc Trăng lớp 7 được biên soạn gồm các nội dung chính như sau: Một số phong tục, tập quán ở tỉnh Sóc Trăng; Ca dao, tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng; Vùng đất Sóc Trăng từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVI; Di tích lịch sử – văn hoá ở tỉnh Sóc Trăng; Khái quát chung về kinh tế tỉnh Sóc Trăng; Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với ngành nghề địa phương;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Sóc Trăng lớp 7

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tài liệu giáo dục địa phương TỈNH SÓC TRĂNG 7 Lớp
  2. BAN BIÊN SOẠN Đồng tổng Chủ biên: NGHIÊM ĐÌNH VỲ CHÂU TUẤN HỒNG Đồng Chủ biên: PHẠM THỊ HỒNG NGUYỄN TRỌNG ĐỨC NGUYỄN THỊ THỌ CHU THỊ THU HÀ NGUYỄN THỊ VŨ HÀ DƯƠNG QUANG NGỌC Thành viên Ban biên soạn: NGUYỄN THỊ THU HÀ ĐẶNG THỊ PHƯƠNG ĐỖ VĂN HẢO NGUYỄN THỊ OANH ĐỖ THỊ HẠNH NGUYỄN THU HÀ NGUYỄN THANH BÌNH TRẦN THỊ HOÀNG LAN LÂM THỊ THIÊN LAN PHẠM THANH HÀ TRẦN MINH THƯƠNG TRANG THANH TỚI TRỊNH VĂN THƠM NGUYỄN NGỌC HẢI TỈNH SÓC TRĂNG 2
  3. Lời nói đầu Các em học sinh thân mến! Sóc Trăng là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà và đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng như: trồng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng đánh bắt thuỷ, hải sản. Các dân tộc ở Sóc Trăng có truyền thống gắn bó từ lâu đời cùng chung tay xây dựng và bảo vệ vùng đất này. Các em chính là thế hệ tương lai sẽ xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh. Để làm điều đó, các em cần trang bị cho mình những kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính trị xã hội, môi trường cũng như định hướng nghề nghiệp của tỉnh Sóc Trăng. Quyển Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Sóc Trăng sẽ là cầu nối tri thức giúp các em hiểu biết về nơi mình sinh ra và lớn lên, bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung cuốn sách được hệ thống hoá một cách khoa học cùng những hoạt động lí thú, hình ảnh sinh động, gần gũi sẽ giúp phát triển năng lực của các em một cách hiệu quả. Mong rằng cuốn sách này sẽ là cẩm nang hữu ích giúp các em hình thành tình yêu, lòng tự hào và vững tin xây dựng, phát triển tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp. Chúc các em có những trải nghiệm vui và thú vị trên hành trình khám phá, nâng cao tri thức trong quá trình học tập của mình! CÁC TÁC GIẢ 3
  4. Hướng dẫn sử dụng tài liệu Mục tiêu bài học: BÀI 2. CA DAO, TỤC NGỮ Nhấn mạnh về yêu cầu Ở TỈNH SÓC TRĂNG cần đạt, năng lực và phẩm chất học sinh cần đạt được Học xong bài này, em sẽ: ¾ Trình bày được đặc điểm chung của ca dao, tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng. sau khi học. ¾ Phân tích được nội dung, ý nghĩa của một số bài ca dao, câu tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng. ¾ Sưu tầm được một số bài ca dao, câu tục ngữ ở địa phương. Mở đầu: ¾ Biết trân trọng và bảo tồn những tác phẩm văn học dân gian. Dẫn dắt để tạo tâm lí hứng MỞ ĐẦU thú, huy động trải nghiệm của Đọc một bài ca dao, một câu tục ngữ mà em biết. Nêu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao, câu tục ngữ đó. học sinh về bài học KIẾN THỨC MỚI 1. Khái quát về ca dao, tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng Kiến thức mới: Trong văn học dân gian tỉnh Sóc Trăng, bên cạnh truyện dân gian còn có ca dao, tục ngữ của người Kinh, Khmer và người Hoa. Ca dao, tục ngữ Sóc Trăng gồm Cung cấp kiến thức phù nhiều chủ đề, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của con người nơi đây. a) Ca dao hợp với nội dung bài học và Ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng chung sống lâu đời trên vùng đất Sóc hình thành kĩ năng. Trăng, nên nền văn hoá giữa các dân tộc luôn có sự giao thoa trong quá trình phát triển. Do đó, văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng ở vùng đất này không những phong phú, đa dạng mà còn có nhiều nét độc đáo, riêng biệt bên cạnh 2. Có ý kiến cho rằng một số phong tục, tập quán của các dân tộc ở địa những đặc điểm chung của ca dao Nam Bộ. phương không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay. Em suy nghĩ gì về ý kiến đó? 15 Tìm hiểu thêm Phong là phong nhã, là vẻ đẹp. Tục là những quy ước do cộng đồng thoả thuận và mọi người trong cộng đồng phải có trách nhiệm tuân thủ. Phong tục là những nét tốt đẹp của đời sống xã hội, là lề lối và thói quen lâu đời của Tìm hiểu thêm: một địa phương, của một dân tộc, hay một quốc gia, nhưng có sức mạnh và sức sống lâu bền. Ví dụ: Phong tục thờ cúng tổ tiên, phong tục làm (gói) bánh Cung cấp thêm thông tét ngày Tết của nhân dân ta. Tập quán  là một hành vi, một công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần tin cho nội dung chính. thành thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo. Phong tục tập quán là toàn bộ thói quen thuộc về đời sống của con người được công nhận bởi một cộng đồng, coi đó như một nếp sống truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tuỳ theo mỗi địa phương và tín ngưỡng khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi địa phương sẽ có những sự khác biệt với nhau. Phong tục tập quán chính là đặc trưng văn hoá của cộng đồng, là tính cách và trình độ văn minh của cộng đồng đó. Phong tục tập quán có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống con người. Phong tục liên quan đến vòng đời của con người như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ, tang ma,... Phong tục lễ tết như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, tết Nguyên đán,… Phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kì thời tiết trong năm như phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Phong tục liên quan đến chu kì lao động của con người. Đối với cư dân nông nghiệp là từ gieo hạt, cày cấy đến thu hoạch. Còn đối với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá,… Phong tục trong đời sống văn hoá đời thường (ăn, mặc, ở, ứng xử,…). (Nguồn Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB Văn học, 2014) 14 4
  5. – Theo em, điểm nổi bật về kinh tế, chính trị – xã hội và văn hoá của Sóc Trăng trong các thế kỉ X – thế kỉ XVI là gì? Vì sao? Luyện tập: LUYỆN TẬP 1. Em hãy lập bảng hệ thống các di tích được tìm thấy trên vùng đất Sóc Củng cố, khắc sâu kiến Trăng từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVI theo gợi ý: thức mới và phát triển các kĩ Thời gian Địa điểm phát hiện di tích Tổng Nhiêu Khánh (nay thuộc Hiện vật tìm thấy Tượng nam thần, tượng phật ngồi năng. Thế kỉ XI huyện Châu Thành) thiền ? ? ? ? ? ? 2. Bổ sung các thông tin theo sơ đồ sau về vùng đất Sóc Trăng từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVI. SÓC TRĂNG (X – XVI) Nét chính về chính trị – Nét chính về văn hoá, Nét chính về kinh tế xã hội tôn giáo LUYỆN TẬP ? ? ? 1. Lập bảng thống kê các di tích lịch sử – văn hoá ở tỉnh Sóc Trăng theo mẫu sau: Tên di tích Địa điểm Nét nổi bật 25 ? ? ? ? ? ? ? ? ? 2. Nơi em ở gần với di tích nào của tỉnh Sóc Trăng? Hãy chia sẻ những thông tin em biết về di tích đó. Vận dụng: VẬN DỤNG Vận dụng kiến thức, kĩ 1. Thiết kế tờ rơi để giới thiệu về di tích lịch sử – văn hoá ở tỉnh Sóc Trăng. năng vừa học vào thực tế. 1 Suy nghĩ và đưa ra các ý tưởng, lựa chọn chủ đề thiết kế (di tích lịch sử – văn hoá nào, địa điểm ở đâu), vật liệu để thiết kế tờ rơi. 2 3 Thiết kế tờ rơi Triển lãm sản phẩm thiết kế 2. Giả sử trường em đang học dự định sẽ tổ chức cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử – văn hoá của địa phương (nơi em cư trú hoặc của tỉnh Sóc Trăng nói chung). Theo em, trường nên tổ chức cho học sinh tham quan di tích nào? Em hãy viết thư đề xuất với Ban Tổ chức của trường. Trong thư, em cần: 36 5
  6. Mục lục Trang VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG Bài 1. Một số phong tục, tập quán ở tỉnh Sóc Trăng 7 Bài 2. Ca dao, tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng 15 Bài 3. Vùng đất Sóc Trăng từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVI 20 Bài 4. Di tích lịch sử – văn hoá ở tỉnh Sóc Trăng 27 ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP Bài 5. Khái quát chung về kinh tế tỉnh Sóc Trăng 37 Bài 6. Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với ngành nghề địa phương 42 CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG Bài 7. Phòng, chống bạo lực học đường ở tỉnh Sóc Trăng 49 Bài 8. Văn hoá ứng xử trong nhà trường ở tỉnh Sóc Trăng 55 Bài 9. Tài nguyên rừng ở tỉnh Sóc Trăng 61 Bài 10. Tài nguyên biển ở tỉnh Sóc Trăng 65 6
  7. VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG BÀI 1. MỘT SỐ PHONG TỤC, TẬP QUÁN Ở TỈNH SÓC TRĂNG Học xong bài này, em sẽ: ¾¾ Kể tên được một số phong tục, tập quán ở tỉnh Sóc Trăng. ¾¾ Nhận biết được giá trị của phong tục, tập quán đối với người dân tỉnh Sóc Trăng. ¾¾ Giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp ở tỉnh. MỞ ĐẦU Sóc Trăng là vùng đất sinh sống, lập nghiệp lâu đời của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Quá trình sinh sống có sự giao lưu trên nhiều phương diện của đời sống, tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa các dân tộc. Từ đó, văn hoá cũng như phong tục, tập quán của các dân tộc nơi đây có sự pha trộn, đan xen, tạo nên đặc trưng riêng của tỉnh. Phong tục ở tỉnh Sóc Trăng có thể chia thành ba nhóm: Thứ nhất, nhóm phong tục, nghi lễ vòng đời: lễ đầy tháng, thôi nôi, hôn lễ, mừng thọ, tang lễ. Thứ hai, nhóm phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng như: thiếu niên đi tu, thờ cúng thần, phật, tổ tiên,... 7
  8. Thứ ba, nhóm phong tục lễ, tết: lễ đón năm mới – Bon Chôl Chnăm Thmây; lễ cúng ông bà – Bon Sene Đôn Ta; lễ cúng trăng – Pithi Óoc Om Bóc của dân tộc Khmer; tết Nguyên đán, tết Trung thu của dân tộc Kinh, Hoa. Hình 1.1 Hình ảnh trên thể hiện phong tục nào? Em có hiểu biết gì về phong tục đó (Gợi ý: diễn ra vào dịp nào, ở đâu, ý nghĩa,…)? KIẾN THỨC MỚI 1. Phong tục đi tu của người con trai Khmer Theo phong tục của đồng bào Khmer, vào khoảng 12 tuổi, con trai được cha mẹ gửi vào chùa tu một thời gian. Thời gian đi tu của mỗi người không giống nhau, có người đi tu chỉ vài giờ, có người vài ngày, có người vài tháng, có người vài năm. Lễ đi tu thường được tổ chức vào ngày đầu tiên của tết Chôl Chnăm Thmây. Vào ngày này, gia đình có con chuẩn bị đi tu sẽ tổ chức một lễ gọi là Bon – Bom – Buas để người đi tu tạm biệt họ hàng, bạn bè và được mọi người chúc sức khoẻ. Nghi thức bắt buộc, người con trai Khmer khi vào chùa tu phải xuống tóc và cạo chân mày. Trước khi chính thức mặc áo cà sa, họ phải khoác chéo mảnh vải trắng từ trái sang phải và quấn sà rông gọi là “Neak”. Ý nghĩa của việc đi tu để báo hiếu cho cha mẹ, học chữ nghĩa, toán số, kinh 8
  9. Phật, giáo lý, rèn luyện đạo đức, bổ sung kiến thức, lòng nhân ái cho người con trai Khmer để xây dựng,... Hiện nay, phần lớn thiếu niên Khmer ở tuổi 12 đang đi học ở trường phổ thông nên ít gia đình cho các em đi tu, hơn nữa luật tu hành cũng không quá khắt khe như xưa nữa. 2. Phong tục cưới hỏi của người Hoa, người Kinh Tại Sóc Trăng, do cùng sinh sống với nhau lâu đời và có quan hệ hôn nhân với nhau nên giữa người Kinh và người Hoa có những điểm giống nhau trong phong tục cưới hỏi. Nghi thức cưới hỏi của người Hoa và người Kinh đều được thực hiện qua các bước sau: lễ dạm hỏi (người Hoa) hay lễ ướm lời (người Kinh), lễ hỏi, lễ cưới và sau cưới. Lễ dạm hỏi hay lễ ướm lời: khi nhà gái chấp nhận thì nhà trai sẽ chọn ngày lành, tháng tốt sang nhà gái nói chuyện trao đổi về tổ chức hôn lễ. Lễ hỏi: lễ vật nhà trai mang sang nhà gái thường có rượu, trà, bánh, trái, quần áo tặng cô dâu, tiền,… Riêng người Hoa trong lễ hỏi còn phải kèm đầu heo. Cả hai dân tộc Hoa và Kinh đều có tục chia bánh trái, thèo lèo cho họ hàng, láng giềng như lời thông báo để chung vui. Lễ cưới: gồm các nghi thức như trình mâm trầu cau và các mâm sính lễ. Theo phong tục, các mâm sính lễ, lễ vật phải là số chẵn mới tốt. Sính lễ của người Hoa luôn phải có đầu heo, nọng heo, đùi heo trước, đùi heo sau và đuôi heo. Sính lễ của người Kinh ở Sóc Trăng hiện nay cũng có đùi heo giống như tục lệ của người Hoa. Phần mâm quả được nhà trai chuẩn bị rất chu đáo, sắp xếp cầu kì được che bởi tấm vải đỏ. Người Hoa có tục khi có lễ cưới, họ đem lễ vật ra miếu Ông Bổn để cúng cầu phúc cho hai vợ chồng mới cưới. Người Khmer có một loại bánh không thể thiếu trong lễ cưới là num khnây (bánh củ gừng). Bánh được xếp thành hai đĩa hình tháp, bày trên bàn thờ, tượng trưng cho sự đâm chồi, mọc nhánh như lời chúc cô dâu, chú rể sẽ có nhiều con cháu. Người Kinh và người Hoa Triều Châu ở Sóc Trăng cũng ảnh hưởng quan niệm này. 9
  10. Hình 1.2. Lễ vật nhà trai tặng cho nhà gái trong đám cưới của người Kinh Hình 1.3. Lễ cưới của người Khmer Hình 1.4. Đám cưới người Hoa Đặc biệt, ở Sóc Trăng, do giao lưu văn hoá, cả ba dân tộc đều sử dụng hộp quả là chiếc cà ná – loại giỏ đan bằng mây có hai hoặc ba ngăn cùng một quai to để xách. Bên ngoài chiếc cà ná có nhiều hình vẽ màu sắc phong phú. Những chiếc cà ná vùng biển Vĩnh Châu thường vẽ hình cá như biểu tượng về văn hoá biển. Giỏ cà ná này có nguồn gốc của người Hoa Triều Châu, lúc đầu dùng đựng tư trang của cô dâu mà hai phù dâu thường xách theo để đưa cô dâu về nhà chồng. Quà cưới của cha mẹ chú rể tặng cho cô dâu thường là nữ trang bằng vàng, ít hay nhiều tuỳ vào điều kiện kinh tế gia đình nhưng món quà không thể thiếu trong các lễ cưới là đôi bông tai cho cô dâu. Sau nghi thức trình sính lễ là nghi thức 10
  11. cô dâu, chú rể cài hoa cho nhau. Một nghi thức tiếp theo quan trọng nhất trong lễ cưới là nghi thức lên đèn, lạy bàn thờ tổ tiên. Ngọn lửa của đôi đèn rất quan trọng và không được để một trong hai cây đèn tắt. Cuối cùng là nghi thức bẻ và trao trầu cau giữa cô dâu và chú rể. Về trang phục cưới, do chịu ảnh hưởng phương Tây nên các cô dâu thường mặc đầm dạ hội, áo dài truyền thống màu rực rỡ như hồng, đỏ,… Với người Hoa, chú rể mặc veston, cô dâu mặc váy, áo có hình long, phụng hoặc sườn xám gấm đỏ khi bái tổ tiên. Cô dâu có khi đội mũ cài hai chim phụng. Trong tiệc cưới, cô dâu mặc váy dạ hội màu vàng hoặc màu hồng. Hai màu này, cô dâu người Hoa ở Sóc Trăng ưa chuộng nhất. Cô dâu người Kinh ở Sóc Trăng chọn váy cưới voan trắng trong tiệc cưới. Tuy nhiên, khi làm lễ gia tiên, cô dâu người Kinh chọn màu đỏ, màu hồng tượng trưng cho sự tươi đẹp, tốt lành. Sau cưới: sau cưới ba ngày, người Kinh có phong tục hai vợ chồng trở về nhà vợ chào cha mẹ. Một số gia đình người Hoa cũng có tục này (còn gọi là phong tục phản bái). 3. Phong tục trong tết Nguyên đán của người Kinh Tết Nguyên đán là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Người Kinh ở các vùng miền khác cũng như ở tỉnh Sóc Trăng có quan niệm vào ngày tết mọi thứ đều phải mới. Vì vậy, trước khi Tết đến, nhà nhà dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, lau chùi bàn thờ, đi tảo mộ ông bà tổ tiên. Tết đến, người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng có những nghi thức sau: – Cúng rước ông bà: vào chiều ngày 30 (hoặc 29 tết, tuỳ theo năm đó tháng chạp đủ hay thiếu), các gia đình làm mâm cỗ cúng rước ông bà về ăn tết với con cháu. Mỗi gia đình làm các món ăn khác nhau nhưng không thể thiếu bánh tét và thịt heo kho rệu. Cúng xong, các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên. – Cúng giao thừa: người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng thường cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. Lễ cúng có bánh tét, bánh phồng nướng, nhang, đèn cầy, một chén nước, một chén gạo và một chén muối, một trái dừa tươi vạt mặt, đĩa bánh mứt, li trà, li rượu,… – Mừng tuổi: trẻ con sau khi chúc tết ông bà, cô, dì, chú, bác thì sẽ được mừng tuổi những bao lì xì mừng năm mới. 11
  12. Vào ngày mùng một Tết, con cháu về thăm ông bà, cha mẹ và đi thăm họ hàng. Người lớn thì mang theo bánh, trái cây, rượu, trà đến nhà người thờ Từ đường để cúng tổ tiên. Ngày mùng hai Tết đi thăm nhà vợ, nhà chồng, láng giềng. Sáng ngày mùng ba Tết, nhà nhà đều chuẩn bị gà cúng mùng ba. Mâm cúng có gà luộc, ba chén cháo, gạo muối, trầu cau, trà, rượu, giấy vàng bạc, bình cắm bông tươi,... Khi hoàn tất lễ cúng ở nhà, học trò đi đến chúc tết các thầy, cô. Trong những ngày Tết có múa lân để mừng xuân, để chúc cho một năm thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc,... Tết Nguyên đán là một hình thức nghi lễ gắn liền với việc nhớ ơn ông bà, tổ tiên và trả ơn thổ địa, thần nông của người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng thông qua việc thờ cúng và các hoạt động lễ hội; là dịp mọi người sum họp, đoàn viên bên nhau, cùng nhau ngồi bên mâm cơm ngày Tết ấm cúng; là dịp nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí với các hoạt động lễ hội, du xuân vui vẻ, hấp dẫn. – Xác định những phong tục, tập quán tốt đẹp của tỉnh Sóc Trăng được nói đến trong các thông tin trên. Theo em, người dân Sóc Trăng đã được hưởng những gì từ những phong tục tập quán đó? – Trình bày khái quát nội dung, ý nghĩa của phong tục, tập quán sau: Phong tục trong Phong tục đi tu của tết Nguyên đán của người con trai Khmer người Kinh – So sánh điểm giống nhau và khác nhau trong phong tục cưới hỏi của người Kinh và người Hoa ở tỉnh Sóc Trăng. Người Kinh Người Hoa Giống nhau ? Khác nhau ? ? 12
  13. LUYỆN TẬP 1. Chọn một phong tục, tập quán tốt đẹp ở Sóc Trăng để chia sẻ với các bạn. 2. Chia sẻ một số việc nên làm để bảo tồn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng. Duy trì các phong tục trong đời sống hằng ngày. Việc nên làm ? ? VẬN DỤNG 1. Lập bảng thống kê thêm một số phong tục, tập quán ở tỉnh Sóc Trăng theo gợi ý sau: STT Phong tục, tập quán Dân tộc Ý nghĩa 1 Tết Nguyên tiêu hay còn Kinh, Hoa Cầu mong mưa thuận gió hoà, gọi là tết Thượng nguyên mong ước luôn khoẻ mạnh, (ngày rằm tháng giêng cuộc sống ấm no hạnh phúc. âm lịch) ? ? ? ? 2. Có ý kiến cho rằng một số phong tục, tập quán của các dân tộc ở địa phương không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay. Em suy nghĩ gì về ý kiến đó? 13
  14. Tìm hiểu thêm Phong là phong nhã, là vẻ đẹp. Tục là những quy ước do cộng đồng thoả thuận và mọi người trong cộng đồng phải có trách nhiệm tuân thủ. Phong tục là những nét tốt đẹp của đời sống xã hội, là lề lối và thói quen lâu đời của một địa phương, của một dân tộc, hay một quốc gia, nhưng có sức mạnh và sức sống lâu bền. Ví dụ: Phong tục thờ cúng tổ tiên, phong tục làm (gói) bánh tét ngày Tết của nhân dân ta. Tập quán  là một hành vi, một công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo. Phong tục tập quán là toàn bộ thói quen thuộc về đời sống của con người được công nhận bởi một cộng đồng, coi đó như một nếp sống truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tuỳ theo mỗi địa phương và tín ngưỡng khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi địa phương sẽ có những sự khác biệt với nhau. Phong tục tập quán chính là đặc trưng văn hoá của cộng đồng, là tính cách và trình độ văn minh của cộng đồng đó. Phong tục tập quán có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống con người. Phong tục liên quan đến vòng đời của con người như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ, tang ma,... Phong tục lễ tết như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, tết Nguyên đán,… Phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kì thời tiết trong năm như phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Phong tục liên quan đến chu kì lao động của con người. Đối với cư dân nông nghiệp là từ gieo hạt, cày cấy đến thu hoạch. Còn đối với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá,… Phong tục trong đời sống văn hoá đời thường (ăn, mặc, ở, ứng xử,…). (Nguồn Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB Văn học, 2014) 14
  15. BÀI 2. CA DAO, TỤC NGỮ Ở TỈNH SÓC TRĂNG Học xong bài này, em sẽ: ¾¾ Trình bày được đặc điểm chung của ca dao, tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng. ¾¾ Phân tích được nội dung, ý nghĩa của một số bài ca dao, câu tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng. ¾¾ Sưu tầm được một số bài ca dao, câu tục ngữ ở địa phương. ¾¾ Biết trân trọng và bảo tồn những tác phẩm văn học dân gian. MỞ ĐẦU Đọc một bài ca dao, một câu tục ngữ mà em biết. Nêu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao, câu tục ngữ đó. KIẾN THỨC MỚI 1. Khái quát về ca dao, tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng Trong văn học dân gian tỉnh Sóc Trăng, bên cạnh truyện dân gian còn có ca dao, tục ngữ của người Kinh, Khmer và người Hoa. Ca dao, tục ngữ Sóc Trăng gồm nhiều chủ đề, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của con người nơi đây. a) Ca dao Ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng chung sống lâu đời trên vùng đất Sóc Trăng, nên nền văn hoá giữa các dân tộc luôn có sự giao thoa trong quá trình phát triển. Do đó, văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng ở vùng đất này không những phong phú, đa dạng mà còn có nhiều nét độc đáo, riêng biệt bên cạnh những đặc điểm chung của ca dao Nam Bộ. 15
  16. Ca dao Sóc Trăng thể hiện lòng tự hào của con người trước những cảnh đẹp của thiên nhiên; sự phong phú của những sản vật địa phương; thể hiện tình yêu lao động; tình cảm của con người với gia đình, bạn bè và tình yêu đôi lứa;… Đặc biệt, nhiều bài ca dao (chủ yếu của người Khmer) là những lời dạy về đạo lí làm người. Về hình thức, ca dao ở Sóc Trăng giống với ca dao ở các địa phương khác, thường thể hiện dưới hình thức thơ lục bát (có khi là lục bát biến thể), hay sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, phóng đại, điệp ngữ,… b. Tục ngữ Tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng là sản phẩm tinh thần của cả người Kinh, Khmer và người Hoa. Các câu tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng được xếp vào hai chủ đề lớn, đó là: con người với thế giới tự nhiên và lao động sản xuất; con người trong đời sống xã hội với triết lí nhân sinh quan sâu sắc. Về hình thức các câu tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng cũng tương đồng với hình thức các câu tục ngữ ở các địa phương khác. Các câu tục ngữ ở đây cũng có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh, có nhịp điệu, là một câu nói hoàn chỉnh nhằm truyền đạt lại một kinh nghiệm hoặc đưa ra một lời nhận xét, khuyên nhủ của tác giả dân gian đối với con người trong cuộc sống. Các câu tục ngữ sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, đậm sắc thái địa phương, được người dân Sóc Trăng sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Nêu đặc điểm chung của ca dao, tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng theo gợi ý sau: ĐẶC ĐIỂM CỦA CA DAO/ TỤC NGỮ Ở SÓC TRĂNG Nội dung Hình thức 2. Tìm hiểu một số bài ca dao, câu tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng a. Ca dao Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi dưới đây. 16
  17. a. Ai về thẳng tới Năm Căn1 Ghé ăn bánh hỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu2. Mắm nêm, chuối chát, khế, rau, Tôm càng Đại Ngãi3 cặp vào khó quên. b. Thương anh dầu dãi nắng mưa Hết phơi ruộng thấp, cày bừa ruộng cao. c. Mù u bông trắng, lá quắn, nhị huỳnh Anh thấy em đi cấy lội sình anh thương Anh cày rồi anh cấy ráng lấy nửa công Đi về ghé chợ mua khăn lông cho nàng. d. Em ơi, em ngủ cho say Mẹ còn đi chợ, cha cày đồng sâu Đồng sâu vất vả em ơi! Em gắng ăn học mai sau thành người. e. Cha sai mẹ bảo thì vâng Lầm bầm quạu quọ là đừng nghe con! – Trong các bài ca dao trên, bài nào được viết theo thể thơ lục bát, bài nào được viết theo thể thơ lục bát biến thể? – Bài ca dao a nói về những sản vật nào của tỉnh Sóc Trăng? – Nét đẹp trong lao động và tình cảm của con người thể hiện như thế nào qua bài ca dao b, c? – Trong bài ca dao d và e tác giả dân gian muốn nhắn nhủ điều gì, tới ai ? b. Tục ngữ Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi dưới đây. 1 Năm Căn: tên một huyện thuộc tỉnh Cà Mau. 2 Bãi Xàu: Tên gọi cũ của thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. 3 Đại Ngãi: Một địa danh nay thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Trước đây, sông rạch ở Đại Ngãi có nhiều tôm càng. 17
  18. a. Kiến tha trứng lên cao Thế nào cũng có mưa rào rất to. b. Mây trôi nhanh thì biển động mạnh Gió thổi hiu hiu thì biển yên. c. Giống, phân, đất tốt mới làm nên lúa tốt. d. Xuống giống kịp thời vụ như ca hát kịp nhịp đàn. e. Thổi sáo phải biết chuyển hơi Khuyên người phải biết lựa lời khôn ngoan. g. Tay có làm thì bụng mới no. h. Gươm tuy tốt có mài mới bén Tài tuy tốt có học mới cao. i. Lòng gì cũng không bằng lòng tốt, nặng gì cũng không nặng bằng nghĩa mẹ cha. – Trong các câu tục ngữ trên, những câu nào có nội dung về con người với tự nhiên và lao động sản xuất, những câu nào về con người với đời sống xã hội và nhân sinh quan? – Câu tục ngữ a, b, c, d đã truyền đạt những kinh nghiệm gì? Kinh nghiệm đó có ích như thế nào với con người? – Các câu tục ngữ về con người với đời sống xã hội và nhân sinh quan muốn nhắn gửi những điều gì đến với mọi người? LUYỆN TẬP 1. Trong các bài ca dao ở mục a, em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao? 2. Qua những bài ca dao trên, em cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả dân gian với những sản vật và con người tỉnh Sóc Trăng? 3. Theo em, những câu tục ngữ em vừa tìm hiểu trong bài còn có ích trong cuộc sống ngày nay không? Em chọn 1 hoặc 2 câu tục ngữ và phân tích rõ điều đó. 18
  19. VẬN DỤNG 1. Sáng tác một bài thơ lục bát ca ngợi cảnh đẹp của quê hương em (khoảng 2 cặp câu lục bát). 2. Sưu tầm và ghi chép vào sổ tay theo chủ đề một số bài ca dao, câu tục ngữ ở tỉnh Sóc Trăng. Viết cảm nhận của em về những bài ca dao, tục ngữ em thích và chia sẻ điều đó với các bạn. Sổ sưu tầm CA DAO, TỤC NGỮ Ở SÓC TRĂNG 19
  20. BÀI 3. VÙNG ĐẤT SÓC TRĂNG TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVI Học xong bài này, em sẽ: ¾¾ Khái quát được các giai đoạn phát triển của vùng đất Sóc Trăng từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVI. ¾¾ Nhận biết được các dấu tích lịch sử của vùng đất Sóc Trăng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVI. ¾¾ Trình bày được nét chính về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của cư dân Sóc Trăng từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVI. ¾¾ Rèn luyện được ý thức tìm hiểu về truyền thống văn hoá lịch sử của quê hương Sóc Trăng. MỞ ĐẦU Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng đất Sóc Trăng trước đây là đất Ba Thắc (thuộc miền Tây Nam Bộ) đã in dấu ấn trong lịch sử thông qua một số dấu tích, tư liệu được người xưa ghi lại. Đây cũng là một thời kì có những biến chuyển nhất định trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của cư dân Sóc Trăng. Với sự hiểu biết về lịch sử của quê hương, em hãy giới thiệu một số nét chính của vùng đất Sóc Trăng từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVI. KIẾN THỨC MỚI 1. Khái quát các giai đoạn phát triển của Sóc Trăng từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVI Lịch sử hình thành vùng đất Sóc Trăng gắn liền với lịch sử mở mang bờ cõi của cha ông và lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2