intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại bài tập (N1)

Chia sẻ: Lê Đức Nhiên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

863
lượt xem
263
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại bài tập (N1) gồm 34 câu hỏi được tuyển chọn từ các đề thi Đại học, Cao đẳng. Đây là tài liệu bổ ích để các em ôn tập và luyện thi tốt, chuẩn bị cho kì thi Đại học, Cao đẳng sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại bài tập (N1)

  1. TÀI LIỆU HÓA HỌC VÔ CƠ 12 -LỚP A1 CHUYÊN ĐỀ DÃY ĐIỆN HÓA KIM LOẠI BÀI TẬP (N1) Dạng 1: BT 1 KL t/d 1 muối Dạng 2: BT 2 KL t/d 1 muối pp: Hay dùng tăng giảm khối lượng cr hoặc dung dịch pp: - B1: Dự đoán đúng trường hợp ct: ∆ mvật = mvào vật – mra vật = msau - mtrước. - B2: Dùng sơ đồ hợp thức → Đ/Án Câu 1: Nhúng một lá Al trong dung dịch CuSO4 sau một thòi gian lấy lá Al ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Khối lượng Al đã phản ứng là: A. 0,27 gam B. 0,81 gam C. 0,54 gam D. 0,59 gam. Câu 2: Ngâm một lá Zn trong dung dịch chứa 2,24 gam ion kim loại M2+ sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng lá Zn tăng thêm 0,94 gam. Kim loại M là: A. Mg B. Cu C. Fe D. Cd. Câu 3: Cho 5,4 gam Al tác dụng hoàn toàn với 270 ml dung dịch CuSO4 1M lọc kết tủa thu được m gam chất rắn . Tính m = ? A. 17,28 B. 12,8 C. 17,82 D.KQK. Câu 4: Cho 6,5 gam Zn vào 200 ml dung dịch chứa FeCl3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 1,4 gam Fe (Zn tan hết). Hãy lựa chọn giá trị đúng với nồng độ của dung dịch FeCl3. A. 0,25 M B. 0,5 M C. 0,75 M D. 0,1 M. Câu 5: Nhúng một lá sắt nặng 8 gam vào 500 ml CuSO4 2,7M sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại có khối lượng là 8,8 gam. Tính nồng độ CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng: A. 2,5 M B. 1,7 M C. 2,2 M D. 1,8 M. Câu 6: Cho 3,08 gam Fe lắc kĩ trong 500 gam dung dịch AgNO3 5,1% đến khi phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa B có khối lượng là: A. 11,88g B. 43,2g C. 16,2g D. 16,8g. Câu 7: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5g trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng bạc nitrat trong dung dịch giảm 17%. Hỏi khối lượng của vật sau phản ứng bằng bao nhiêu ? A. 5,76g B. 6,08g C. 5,44g D. 4,55g. Câu 8: Cho một bản kẽm (lấy dư) đã đánh sạch vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng bản kẽm giảm đi 0,01g. Hỏi khối lượng muối Cu(NO3)2 có trong dung dịch là bao nhiêu? A. 3,76g B. 1,88g C. 0,94g D. 0,64g. Câu 9: Cho 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M thì dung dịch thu được chứa: A. AgNO3 B. Fe(NO3)3 C. AgNO3 và Fe(NO3)2 D. AgNO3 và Fe(NO3)3. Câu 10: Nhúng một thanh kim loại M có hóa trị II trong dịch chứa 0,1 mol CuSO4, khi CuSO4 phản ứng hết một nửa thì khối lượng thanh kim loại tăng thêm 0,4 gam. Kim loại M là: A. Fe B. Mg C. Zn D. Pb. Câu 11: Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau khi màu xanh của dung dịch mất, lấy thanh sắt ra. Hãy cho biết khối lượng thanh Fe thay đổi như thế nào ? (Giả sử toàn bộ Cu sinh ra bám hết vào thanh Fe). A. tăng 1,28 gam B. tăng 1,6 gam C. tăng 0,16 gam D. giảm 1,12 gam. Câu 12: Người ta phủ một lớp Ag trên một vật bằng Cu có khối lượng 8,48 gam bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật đó ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô cân được 10 gam. Khối lượng Ag đã phủ trên bề mặt của vật là: A. 1,52 g B. 2,16 g C. 1,08 g D. 3,2 g. Câu 13: Ngâm thanh Fe vào dung dịch chứa 0,03 mol Cu(NO3)2 một thời gian, lấy thanh kim loại ra thấy trong dung dịch chỉ còn chứa 0,01 mol Cu(NO3)2. Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào Fe. Hỏi khối lượng thanh Fe tăng hay giảm bao nhiêu gam? A. Tăng 0,08 gam B. Giảm 0,08 gam C. Tăng 0,16 gam D. Giảm 0,16 gam. Câu 14(KHTN.L3.12): Cho môt thanh săt năng m gam vao côc đựng dung dich CuSO4. Sau môt thời gian lây thanh ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ́ săt ra thây khôi lượng cua thanh săt năng (m + 1,6) gam. Thêm dung dich HCl dư vao côc thây con lai a gam chât ́ ́ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ́ răn không tan và có 6,72 lit khí (đktc) bay ra. Cac phan ứng xay ra hoan toan. Giá trị cua a và m tương ứng la: ́ ́ ́ ̉ ̉ ̀ ̀ ̉ ̀ A. 1,6 và 16,8 gam B. 6,4 và 16,8 gam C. 12,8 và 11,2 gam D. 12,8 và 28,0 gam Câu 15: Hòa tan 25 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch. Cho dần mạt sắt vào 50 ml dd trên, khuấy nhẹ cho đến khi hết màu xanh. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam? A. Tăng 0,8 gam B. Giảm 0,08 gam C. Tăng 0,08 gam D. Giảm 0,8 gam. Câu 16: Ngâm một thanh Cu trong dung dịch có chứa 0,04 mol AgNO3, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng tăng hơn so với lúc đầu là 2,28 gam. Coi toàn bộ kim loại sinh ra đều bám hết vào thanh Cu. Số mol AgNO3 còn lại trong dung dịch là: A. 0,01 B. 0,005 C. 0,02 D. 0,015. Câu 17: Cho 12,8 gam kim loại X hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối Y. Hòa tan muối Y vào nước để được 400 ml dung dịch Z. Nhúng thanh Zn nặng 13,0 gam vào Z, sau một thời gian thấy kim loại X bám vào thanh Zn và khối lượng thanh Zn lúc này 12,9 gam, nồng độ ZnCl2 trong dung dịch là 0,25M. Kim loại X và nồng độ mol của muối Y trong dung dich Z lần lượt là: A. Cu; 0,5M B. Fe; 0,57M C. Cu; 0,25M D. Fe; 0,25M.
  2. Câu 18: Tiến hành 2 thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe(dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M. - Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe(dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là: A. V1 = V2 B. V1 = 10V2 C. V1 = 5V2 D. V1 = 2V2. Câu 19: Cho 5,4 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối MSO4 được dung dịch X. Khối lượng chất tan trong dung dịch X giảm 10,2 gam so với dung dịch MSO4. Công thức của MSO4 là: A. CuSO4 B. FeSO4 D. ZnSO4 D. CrSO4. Câu 20(CĐ.09): Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hóa trị II trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại M là: A. Fe B. Cu C. Mg D. Zn. Câu 21: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 4,8 gam Mg vào 500 ml dung dịch CuSO4 0,48M thu được m gam chất rắn. Tính m = ? A. 15,36 B. 17,04 C. 18,96 D. 18,72. Câu 22: Cho hỗn hợp bột gồm 1,4 gam Fe và 0,24 gam Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,2 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là: A. 0,15M B. 0,12M C. 0,08M D. 0,25M. Câu 23: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 5,4 gam Al tác dụng với 350 ml dung dịch CuSO4 tạo 25,2 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì số kết tủa cực đại thu được là: A. 2,01g B. 20,1g C. 40,1g D. 60,2g. Câu 24: Cho 11,3 gam hỗn hợp Zn và Mg (tỉ lệ mol 1:2) vào 500 ml dung dịch AgNO3 thu được m gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch KOH tạo 16,55 gam kết tủa hidroxit cực đại. Nồng độ mol dd AgNO3 và m là: A. 1M và 57,25g B. 2M và 33,63g C. 1M và 23,63g D. 1,25M và 57,25g. Câu 25’(AMS.L1.12): Cho hỗn hợp chứa x mol Zn, y mol Fe vào dung dịch chứa Z mol CuSO4, sau khi kết thúc phản ứng người ta thu được chất rắn gồm 2 kim loại. Mối liên hệ giữa x, y và z là: A. x z
  3. Câu 33(CĐKA.10): Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là: A. 37,58% B. 64,42% C. 43,62% D. 56,37%. Câu 34(ĐHKA.07): Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần % khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu: A. 90,27% B. 85,30% C. 82,20% D. 12,67%. Health is better than wealth.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2