intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tập huấn phòng, chống bạo hành và xâm hại trẻ em

Chia sẻ: K Loi Ro Ong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

643
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày về các khái niệm và thực trạng bạo hành trẻ em, xâm hại trẻ em, cách nhận biết, các thụ đoạn, nguyên nhân, hậu quả, quy định của pháp luật về bạo hành và xâm hại trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tập huấn phòng, chống bạo hành và xâm hại trẻ em

Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Vĩnh Long Tài liệu tập huấn Phòng, chống bạo hành và xâm hại trẻ em. Vĩnh Long, 5-2017 1 Mục lục BẠO HÀNH TRẺ EM .......................................................................................................... 3 1. Khái niệm bạo hành và bạo hành trẻ em ..................................................................... 3 2. Các hình thức bạo hành .............................................................................................. 3 3. Nguyên nhân ............................................................................................................... 4 4. Hệ quả ......................................................................................................................... 5 5. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị bạo hành ........................................................................ 5 6. Một số thực hành giúp các em bảo vệ mình ............................................................... 6 7. Các biện pháp hỗ trợ cho nạn nhân. ........................................................................... 7 8. Một số qui định của pháp luật ...................................................................................... 8 XÂM HẠI TRẺ EM ............................................................................................................ 10 1. Khái niệm ................................................................................................................... 10 2. Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em ......................................................................... 10 3. Các dấu hiệu nhận biết .............................................................................................. 11 4. Thủ đoạn phổ biến của kẻ XHTD trẻ em ................................................................... 11 5. Hậu quả của XHTD trẻ em ........................................................................................ 12 6. Kỹ năng nhận diện nguy cơ ....................................................................................... 13 7. Kỹ năng phòng tránh XHTD ....................................................................................... 14 8. Làm thế nào để bảo vệ trẻ em ................................................................................... 15 9. Pháp luật đối với các hành vi XHTD trẻ em ............................................................... 16 10. Kế hoạch hành động để bảo vệ trẻ em. ................................................................. 17 2 BẠO HÀNH TRẺ EM 1. Khái niệm bạo hành và bạo hành trẻ em 1.1 Bạo hành Khái niệm bạo hành chỉ hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người một người hay nhóm người. Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất phục để thỏa mãn hoặc muốn khẳng định vị trí của một người / nhóm người nào đó. Khái niệm bạo hành không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự. 1.2 Bạo hành trẻ em Theo Luật trẻ em 2016: Trẻ em: là người dưới 16 tuổi. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. 2. Các hình thức bạo hành Có thể chia bạo hành trẻ em trong gia đình thành một số hình thức bạo hành như sau: 2.1 Bạo hành thể xác Những hành vi như đá, đấm, tát, dùng vật cứng sát thương, tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em 2.2 Bạo hành tinh thần Trong gia đình: trẻ bị ông bà cha mẹ chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện với trẻ trong thời gian dài. Bên ngoài: những người lớn thân quen với trẻ có các hành vi lời nói đe doạ làm trẻ sợ, hoảng loạn. 2.3 Bạo hành xã hội Gia đình hoặc người thân ngăn không cho trẻ tiếp xúc với họ hàng, bạn bè nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng. 2.4 Bạo hành tình dục Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan thân thiết với trẻ ... . Đây là trường hợp bạo hành cực kỳ nghiêm trọng, để lại nhiều hậu quả rất thương tâm. 3 Bạo hành đối với trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng và các dấu hiệu để phát hiện thường khó khăn hơn ở người lớn. Chỉ thấy một dấu hiệu vẫn chưa đủ để nói rằng có bạo hành. Nhưng cần nghiêm túc nghĩ đến có bạo hành nếu dấu hiệu này có khuynh hướng lập đi lập lại, hoặc có nhiều dấu hiệu xảy ra cùng lúc. 3. Nguyên nhân 3.1 Về phía người lớn - Quan niệm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” khiến cho người ta coi chuyện đánh con là “bình thường” đó là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người - Quan niệm xã hội: Người lớn cho mình “đương nhiên có quyền hơn trẻ”, “đương nhiên là người lớn đúng” - Thái độ “không muốn có sự “rắc rối” liên quan”: cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời. - Kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn hại chế dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ giới hạn. - Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái. - Quyền Trẻ em, luật bảo vệ trẻ em chưa được hiểu đầy đủ trong cộng đồng; - Người lớn chưa hoàn toàn ủng hộ trẻ có Quyền có ý kiến riêng, và chưa hoàn toàn tôn trọng ý kiến khác biệt của trẻ. - Ngoài gia đình và công an, vai trò và tiếng nói của nhà trường, đoàn thể còn mờ nhạt để bảo vệ quyền trẻ em. - Điều tra viên phỏng vấn trẻ bị bạo hành thường là nam, - Phương pháp điều tra hướng về tìm kiếm bằng chứng thương tích “Tội/ Không tội” hơn là hướng vào những tổn thương tinh thần. - Con đường tìm công lý cho các trẻ bị xâm hại còn vướng nhiều thủ tục phức tạp. 3.2 Về phía trẻ em - Không có không gian an toàn cho trẻ em: cha mẹ đi vắng, lo mưu sinh, trẻ ở một mình, hoặc ở nơi vắng vẻ, nơi có sinh hoạt phức tạp. - Thiếu hiểu biết về quyền trẻ em/ quyền của bản thân các em. - Không dám nói ra những hành vi bạo lực đang xảy ra với bản thân. 4 - Thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân. - Không biết đến những địa điểm đáng tin cậy có thể giúp trẻ. - KHÔNG biết nói “ KHÔNG” – đối với người khác đụng vào mình , nhận quà của người khác. 4. Hệ quả Tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: - Bị những tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe, thể chất. - Những tổn thương bên trong không thấy được, có thể dẫn đến tử vong. - Rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ - Tự làm đau mình ( cắt tay, ..) - Mang thai, - Lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, HIV Tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý và tinh thần - Trẻ bị bạo hành cũng dễ bị chấn thương tâm lý, tự kỷ, thu rút mình, thậm chí mắc phải những vấn đề tâm thần. - Giảm khả năng học tập và hòa nhập xã hội của các em, tác động tới quá trình trưởng thành và để lại những hệ quả tiêu cực lâu dài trong cuộc sống của trẻ. - Nhiều trẻ lớn lên trở nên sống khép kín, gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội. Họ cũng có biểu hiện mặc cảm, thiếu tự tin vào bản thân. - Trẻ mất niềm tin vào người lớn, tình yêu thương. Khi trưởng thành có thể trở nên nóng nảy dễ có hành vi bạo lực. - Nhiều người chấn thương tâm lý dẫn tới những hành động hung hăng, thậm chí có hành vi tự hại, luôn muốn tự làm đau mình để giảm stress căng thẳng. Một số người từng bị bạo hành khi còn nhỏ có hành vi lệch chuẩn về tình dục như khẩu dâm, ác dâm… 5. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị bạo hành 5.1 Các dấu hiệu chung thường thấy ở trẻ em khi có bạo hành trẻ em Ở Trẻ Thay đổi đột ngột về hành vi hoặc học lực giảm sút,  Thái độ cảnh giác, dò xét, lo sợ điều gì đó,  Vẻ phục tùng, thụ động, thu rút. Ở Cha mẹ  Ít quan tâm con cái  Phủ nhận các vấn đề của con hoặc quy trách nhiệm cho trẻ,  5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2