intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tập huấn: Phương pháp thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Toán lớp 12 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tập huấn "Phương pháp thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Toán lớp 12 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực học sinh" được thực hiện nhằm giúp giáo viên nắm được chủ trương, lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đổi mới ra đề và thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia môn Toán. Bồi dưỡng, bổ sung những kiến thức cơ bản của bộ môn phục vụ cho kì thi THPT Quốc gia khi hướng dẫn học sinh ôn luyện,... Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tập huấn: Phương pháp thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Toán lớp 12 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực học sinh

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI KHOA TOÁN - TIN TÀI LIỆU TẬP HUẤN: PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN TOÁN LỚP 12 THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Hà Nội, tháng 10 năm 2016 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi". Trường Đại học sư phạm Hà Nội là cơ sở đào tạo giáo viên có uy tín tổ chức biên soạn tài liệu: phương pháp thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn toán lớp 12 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu tập huấn chuyên sâu cho giáo viên về đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát tính tích cực học tập của học sinh ở trường phổ thông. Mục tiêu của chuyên đề: * Về kiến thức: Qua tập huấn giáo viên nhận thức được: - Chủ trương, lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đổi mới ra đề và thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia môn Toán năm 2017. - Bồi dưỡng, bổ sung những kiến thức cơ bản của bộ môn phục vụ cho kì thi THPT Quốc gia khi hướng dẫn học sinh ôn luyện. - Xác định được những nội dung cơ bản phần kiến thức môn Toán lớp 12 để xây dựng câu hỏi Trắc nghiệm trong đề thi Quốc gia. - Hiểu được những ưu điểm, hạn chế của hình thức thi Trắc nghiệm, các loại Trắc nghiệm trong dạy học môn Toán ở trường THPT. * Về kĩ năng: - Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật xây dựng câu hỏi Trắc nghiệm để hướng dẫn học sinhôn luyện tốt các dạng câu hỏi Trắc nghiệm (A,B,C,D) theo các mức độ tiếp cận năng lực môn Toán. - Rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT của mình. * Về thái độ: Có ý thức học hỏi, tinh thần học tập tích cực, sẵn sàng trao đổi, chia xẻ với báo cáo viên và đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng theo chuyên đề. 2
  3. Tóm tắt nội dung chuyên đề Chuyên đề cung cấp những tri thức, kỹ năng cơ bản về việc ôn luyện thi trắc nghiệm môn Toán theo hướng phát trển năng lực của người học để nâng cao chất lượng dạy học mônToán ở trường phổ thông. Tài liệu biên soạn gồm bốn phần Phần thứ nhất. Giới thiệu chung về định hướng, lộ trình, cách thức thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia môn Toán Phần thứ hai. Xác định nội dung kiến thức và những chủ đề cơ bản môn Toán để ôn luyện và thi THPT quốc gia Phần thứ ba. Các phương pháp, kĩ thuật xây dựng câu hỏi Trắc nghiệm môn Toán Phần thứ bốn. Thực hành xây dựng câu hỏi Trắc nghiệm môn Toán 3
  4. Phần thứ nhất. ĐỊNH HƢỚNG, LỘ TRÌNH, CÁCH THỨC THI TRẮC NGHIỆM TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA MÔN TOÁN 1. Chủ trƣơng của Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới kì thi THPT quốc gia Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã thông qua chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Mục tiêuđổi mới với giáo dục phổ thông được xác định là “Tập trung phát triển trí tuệ, t định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ iáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương”. Để thực hiện mục tiêu đó, trong xác định nhiệm vụ, phương hướng của đổi mới Nghị quyết 29 nhấn mạnh cần “Đ khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Xu hướng kiểm tra, đánh giá của các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đánh giá năng lực người học, coi trọng đánh giá quá trình kết hợp đánh giá định kì, tổng kết, sử dụng nhiều công cụ để đánh giá: đánh giá qua sản phẩm, qua các dự án, qua hồ sơ học tập, qua câu hỏi (Tự luận hoặc Trắc nghiệm) sử dụng trong các bài thi viết. Đối với các bài thi viết, căn cứ vào mục đích/mục tiêu của kì đánh giá: đánh giá trên diện rộng (cấp quốc gia, cấp quốc tế), đánh giá trên diện 4
  5. hẹp (trong phạm vi lớp học) để lựa chọn sử dụng các hình thức, công cụ đánh giá cho phù hợp, hiệu quả. Nhìn chung, nhiều quốc gia như Mĩ, Nhật… đang sử dụng hình thức thi Trắc nghiệm trong các kì thi đánh giá trên diện rộng và cho kết quả chính xác, khách quan. Những quan điểm, định hướng và xu hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới kì thi THPT quốc gia theo định hướng phát triển năng lực người học. 2. Định hƣớng, lộ trình thi Trắc nghiệm THPT quốc gia Chiều ngày 28/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức họp báo chính thức công bố phương án thi THPT và xét tuyển ĐH, CĐ 2017. Trong đó, qui định cụ thể 5 môn thi gồm 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ (bắt buộc) và 2 môn tự chọn Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Về hình thức thi, môn Văn thi theo hình thức Tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức Trắc nghiệm. Bài thi Trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội được tổ hợp từ 3 môn học khác nhau sẽ được cấu tạo thành 120 câu (mỗi môn 40 câu, thời gian làm bài là 50 phút cho mỗi môn), thời gian làm bài thi tổ hợp là 150 phút. Theo lộ trình, năm học 2016- 2017, bài thi sẽ tập trung vào phần kiến thức cơ bản của lớp 12; năm học 2017- 2018, bài thi sẽ mở rộng sang phần kiến thức cơ bản của cả lớp 11 và 12; năm học 2018- 2019, bài thi sẽ gồm phần kiến thức cơ bản của cả lớp 10, 11 và 12. Như vậy, từ năm học 2016 – 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sử dụng hình thức thi Trắc nghiệm đối với môn Toán trong kỳ thi THPT quốc gia. 3. Cách thức thi Trắc nghiệm THPT quốc gia Trong dạy học muốn đánh giá cần sử dụng các công cụ để đo lường. Trắc nghiệm hay tự luận đều là những công cụ đánh giá. Chúng có những điểm tương đồng: đều có thể đo lường hầu hết kết quả học tập quan trọng bằng hình thức viết; đều khuyến khích học sinh học tập để đạt mục tiêu: hiểu biết các nguyên lí, tổ chức, phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề; đều đòi hỏi vận dụng ít nhiều sự phán đoán chủ quan và giá trị của hai loại tuỳ thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng. Đồng thời, cũng có những điểm khác biệt cơ bản: Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan 1 Học sinh phải tự soạn câu trả lời và Chọn câu trả lời đúng nhất trong 1 số diễn tả bằng ngôn ngữ của mình câu đã cho sẵn 5
  6. 2 Ít câu hỏi, nhưng có tính tổng quát và Nhiều câu hỏi chuyên biệt, chỉ cần trả phải trả lời dài lời ngắn gọn 3 Phải suy nghĩ, viết Phải đọc và suy nghĩ 4 Chất lượng của bài trắc nghiệm tự luận Chất lượng của bài trắc nghiệm khách do kĩ năng của người chấm bài xác định quan do kĩ năng của người biên soạn quyết định 5 Dễ soạn, khó chấm và khó cho điểm Khó soạn, dễ chấm, cho điểm chính xác chính xác 6 Thí sinh tự do bộc lộ cá tính, người Người soạn tự do bộc lộ kiến thức, thí chấm cũng tự do cho điểm theo xu sinh chỉ có quyền chứng tỏ mức độ hiểu hướng của mình biết qua số các câu trả lời đúng 7 Khó xác định mức độ hoàn thành toàn Dễ thẩm định mức độ hoàn thành các diện nhiệm vụ học tập nhiệm vụ học tập 8 Cho phép hoặc đôi khi khuyến khích sự Cho phép “đoán mò” “lừa phỉnh” 9 Cho phép người chấm ấn định sự phân Sự phân bố điểm do bài thi ấn định bố điểm (sửa đáp án) Nguồn Dương Thiệu Tống - Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, tr.16. Với sự tương đồng và khác biệt như vậy, vấn đề là sử dụng công cụ Trắc nghiệm hay Tự luận trong trường hợp nào? Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan Số học sinh không đông, đề thi sử Khi học sinh đông, đề thi có thể sử dụng lại dụng 1 lần Khuyến khích kỹ năng viết Muốn có điểm số chính xác, tin cậy, khách quan Để thăm dò thái độ, tư tưởng của học Xem trọng yếu tố công bằng, vô tư, chính xác sinh hơn là khảo sát kết quả học tập trong thi cử. Tin tưởng khả năng chấm vô tư, chính Khi có ngân hàng câu hỏi tốt, chấm nhanh xác Không có nhiều thời gian soạn đề thi Ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận nhưng lại có thời gian để chấm bài trong thi cử. 6
  7. Mỗi công cụ đánh giá đều có những ưu điểm và hạn chế.Việc sử dụng hình thức thi nào cho phù hợp hoàn toàn phải xuất phát từ mục đích của kì thi. Ngoài những vấn đề nêu ở bảng trên còn cho thấy thực tế nếu kì thi muốn đánh giá trên diện rộng (như kỳ thi xét Tốt nghiệp phổ thông và sử dụng một phần kết quả đó để xét tuyển vào các trường Cao đẳng và Đại học, kì thi quốc tế như đánh giá PISA…) thì hình thức thi Trắc nghiệm là phù hợp. Nhưng nếu việc thi chỉ nhằm đánh giá ở diện hẹp (với từng cá nhân, trong một lớp học cụ thể) thì hình thức thi Tự luận lại có nhiều ưu điểm hơn. Tuy nhiên, việc dạy học là hướng tới phát triển toàn diện học sinh, kiểm tra, đánh giá cũng cần sự toàn diện, cần sử dụng cả kết quả của việc đánh giá quá trình (hình thức Tự luận là chủ yếu) với các kì thi định kì, tổng kết đánh giá trên diện rộng (hình thức thi Trắc nghiệm) sẽ làm cho kết quả người được đánh giá chính xác, công bằng, khách quan. Cho nên, hiện nay Trắc nghiệm vẫn là một hình thức thi được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới sử dụng phổ biến. Một đề thi theo hình thức Tự luận hay Trắc nghiệm trong kì thi quốc gia, trước hết phải đảm bảo tính cơ bản (đánh giá những kiến thức cơ bản học sinh được trang bị trong quá trình học tập), tính chính xác (phản ánh đúng những thành tựu của khoa học Toán học), phù hợp với đối tượng học sinh ở tất cả các vùng miền. Mức độ đánh giá còn qui định đảm bảo sự phân hóa năng lực của học sinh theo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao với tỉ lệ 40%- 30%-20%-10%. 7
  8. Nội dung 2. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ NHỮNG CHỦ ĐỀ CƠ BẢN MÔN TOÁN ĐỂ ÔN LUYỆN VÀ THI THPT NĂM 2017 1. Xác định nội dung kiến thức và những chủ đề cơ bản môn Toán để ôn luyện và thi THPT quốc gia Kì thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ nằm trong chương trình môn Toán lớp 12, gồm các nội dung sau: Chương 1: Hàm số (10-11 câu) Chương 2: Hàm số mũ, logarit, phương trình, bất phương trình mũ, logarit (7-8 câu) Chương 3: Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng (7 câu) Chương 4: Số phức (5 câu) Chương 5: Thể tích khối đa diện (7 câu) Chương 6: Khối tròn xoay trụ, nón, cầu (5-6 câu) Chương 7: Hình học giải tích oxyz (7-8 câu) Các nội dung này có thể được dạy theo bài, theo chương, theo chủ đề nhưng đều phải thống nhất dạy đúng, dạy đủ các kiến thức cơ bản cho học sinh, tạo điều kiện cho các em ôn luyện để thi tốt theo hình thức Trắc nghiệm. 2. Những lƣu ý Để chuẩn bị và hướng dẫn học sinh học và ôn luyện tốt, đáp ứng hình thức thi Trắc nghiệm, giáo viên cần chú ý những điểm sau: - Rà soát lại toàn bộ chương trình chương trình môn Toán lớp 12, xác định những kiến thức cơ bản (cần sự chi tiết – vì mỗi kiến thức cơ bản về nguyên tắc đều có thể xây dựng được một câu hỏi Trắc nghiệm) để đạy đủ, dạy đúng cho học sinh. - Thực hiện theo tinh thần Công văn Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh nội dung dạy học. Những phần giảm tải, không dạy, đọc thêm không kiểm tra, đánh giá.Tuy nhiên, do đặc điểm của tri thức Toán học là tính logic và hệ thống nên cần chú ý mối liên hệ của các kiến thức này. - Khi hệ thống kiến thức, giáo viên nên hướng dẫn học sinh hệ thống theo từng bài để đảm bảo không bỏ sót một nội dung kiến thức cơ bản nào (những nội dung này đáp ứng yêu cầu nhận thức là ghi nhớ/biết và hiểu đối với học sinh). Đồng thời, giáo viên cũng phải biết hệ thống những kiến thức liên bài, liên chương, … để xây dựng những tình huống, những câu hỏi trắc nghiệm đáp ứng yêu cầu nhận thức ở mức độ vận dụng thấp/cao đối với học sinh. 8
  9. 3. Dự kiến một số sai lầm học sinh dễ mắc phải trong giải toán để xây dựng phƣơng án nhiễu Việc soạn thảo câu trắc nghiệm sẽ dựa vào những sai lầm học sinh dễ mắc phải để tạo phương án nhiễu. Sau đây là một số ví dụ minh họa. Ví dụ 1. Đạo hàm của hàm số y = esinx là A. ecosx. B. esinx. C. cosx.esinx. D. sinx.esinx – 1. Trong tình huống này, các sai lầm học sinh dễ mắc phải là: * Vì đạo hàm của sinx là cosx nên dễ chọn đáp án A * Vì đạo hàm của ex là ex nên dễ nhầm kết quả là đáp án B * Vì nhầm với đạo hàm của xn nên có kết quả là đáp án D * Đáp án C là đáp án đúng Ví dụ 2. Tập nghiệm của bất phương trình (0.5)x² > 1 là A. R. B. . C. (0; +∞). D. R\{0}. Trong câu trắc nghiệm này, các sai lầm học sinh dễ mắc phải là: * Không để ý tính đồng biến, nghịch biến của hàm số mũ nên suy ra x² > 0 và sai lầm khi giải bất phương trình này nên có tập nghiệm R (đáp án A) * Không để ý tính đồng biến, nghịch biến của hàm số mũ nên suy ra x² > 0 và suy ra x > 0 nên chọn đáp án C. * Không để ý tính đồng biến, nghịch biến của hàm số mũ nên suy ra x² > 0 và giải đúng bất phương trình này nên chọn đáp án D. * B là đáp án đúng. Ví dụ 3. Phần ảo của số phức 5 – 2i là A. 2. B. -2. 9
  10. C. 2i. D. -2i. Trong ví dụ này, một số sai lầm học sinh dễ mắc phải để tạo thành nhiễu của câu trắc nghiệm đó là: * Không để ý đến dấu trừ trước phần ảo * Coi phần ảo là bao gồm cả số i * Đáp án đúng là – 2. Ví dụ 4. Họ nguyên hàm của hàm số y = cosx là A. sinx. B. –sinx. C. sinx + C. D. –sinx + C. Trong ví dụ này, các sai lầm học sinh dễ mắc phải là: * Nhầm lẫn giữa đạo hàm và nguyên hàm * Không để ý đến cụm từ “họ nguyên hàm” * Đáp án đúng là đáp án C. Ví dụ 5. Giá trị của biểu thức A = (20173)2 bằng A. 20175. B. 20176. C. 20178. D. 20179. Trong ví dụ này, các sai lầm học sinh dễ mắc phải đó là: * Cho rằng (am)n = am+n * Cho rằng (am)n = * Cho rằng (am)n = * Đáp án đúng là đáp án B. Ví dụ 6. Phương trình mặt phẳng đi qua A(1; 1; 2) và nhận véc tơ (2; 1; 3) làm véc tơ pháp tuyến là A. 2x + y + 3z – 9 = 0. 10
  11. B. 2x + y + 3z = 0. C. x + y + 2z – 9 = 0. D. x + y + 2z = 0. Những sai lầm học sinh dễ mắc phải là: * Nhầm lẫn giữa tọa độ véc tơ và tọa độ đỉnh. * Nhớ sai công thức thành ax + by + cz = 0. * Đáp án là A. Ví dụ 7. Cho hình chóp S.ABC có SA, SB, SC đôi một vuông góc với nhau và SA = a, SB = b, SC = c. Thể tích của hình chóp S.ABC là: A. abc. B. 1/3. abc. C. 1/6. abc. D. ½ abc. Một số sai lầm học sinh dễ mắc phải trong câu này: * Nhầm sang thể tích hình hộp. * Nhớ sai công thức diện tích tam giác. * Cho rằng hình chóp bằng nửa hình hộp * Đáp án đúng là đáp án C. 11
  12. Nội dung 3. CÁC PHƢƠNG PHÁP, KĨ THUẬT XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN 1. Các dạng câu hỏi Trắc nghiệm trong dạy học Toán Hiện nay, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan là một phương pháp hiện đại mới được nghiên cứu trên thế giới khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, vận dụng ở Việt Nam cuối thế kỉ XX bên cạnh phương pháp đánh giá truyền thống. Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, song thống nhất khẳng định thực chất đây là một phương tiện để đo kĩ năng, kĩ xảo, tri thức - trí tuệ, năng lực của cá nhân hay nhóm học sinh thông qua thực hiện một số loại câu hỏi, bài tập “Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp để thăm dò một số điểm, năng lực trí tuệ của người học hoặc kiểm tra, đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của người học”.1 Bài kiểm tra/ thi trắc nghiệm được coi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm như trong việc đặt và đánh giá bằng câu hỏi tự luận.Thông thường, một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan có nhiều câu hỏi, bài tập hơn bài kiểm tra bằng câu hỏi tự luận. Trong dạy học Toán có nhiều loại câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan³: - Lựa chọn nhiều khả năng (dạng đúng – sai, dạng phổ biến 4 lựa chọn) - Điền thế - Sắp lại thứ tự - Cặp đôi, ghép ba. * Dạng lựa chọn nhiều khả năng Người ta thường nêu một câu dẫn (hoặc câu phát biểu không đầy đủ) được nối tiếp bởi 4, 5 câu trả lời (4, 5 cụm từ bổ sung) mà học sinh phải lựa chọn. Nhiều tác giả yêu cầu chỉ chọn một câu trả lời đúng (hoặc 1 cụm từ bổ sung thích hợp nhất), còn các câu trả lời hay cụm từ còn lại được gọi là câu nhiễu. Dạng lựa chọn nhiều khả năng có một trường hợp đặc biệt: chỉ có hai khả năng lựa chọn, thường dưới dạng câu đúng – sai. Ví dụ: Phát biểu sau đây là đúng hay sai? “Đồ thị của hàm số bậc 3 là một đường parabol”. A. Đúng. B. Sai. 1 Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội 1998, tr.36. ² Phạm Hồng Bắc (2010).Một số lưu ý khi biên soạn câu trắc nghiệm khách quan.Dạy và Học trong nhà trường, Số 1. ³ Nguyễn Bá Kim (2015). Phương phâp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư phạm. 12
  13. Nếu dùng dạng câu hỏi lựa chọn một trong hai trường hợp như trên thì khả năng học sinh trả lời đúng một câu do đoán mò là 50%. Vì vậy nên hạn chế việc dùng câu trắc nghiệm dạng này. * Dạng điền thế Những câu hỏi, bài tập dạng này có chứa những chỗ trống để học sinh điền cụm từ thích hợp vào những chỗ đó. Những cụm từ này do học sinh tự nghĩ ra hoặc được cho sẵn trong những phương án có nhiều lựa chọn. Ví dụ: Phương trình x² + 2x - 63 = 0 có 2 nghiệm phân biệt là …. và …. * Dạng sắp lại thứ tự Học sinh phải sắp lại thứ tự các dòng để được một văn bản hợp lí. Ví dụ: Hãy viết mỗi số 1, 2, 3, 4, 5, 6 vào trong các dấu ngoặc vuông [] ở từng dòng thích hợp dưới đây sao cho chúng biểu thị các bước khảo sát hàm số [ ] Xét chiều biến thiên của hàm số. [ ] Tìm các giới hạn tại vô cực, các giới hạn vô cực và tìm tiệm cận (nếu có). [ ] Tìm tập xác định. [ ] Tìm cực trị. [ ] Lập bảng biến thiên. [ ] Vẽ đồ thị. * Dạng cặp đôi, ghép ba Câu hỏi, bài tập dạng này thường gồm hai cột thông tin, mỗi cột có nhiều dòng. Học sinh phải chọn ra những kết hợp hợp lí giữa một dòng của cột này với một hay những dòng thích hợp của cột kia. Ví dụ: Hãy điền sau mỗi dấu "=" số thứ tự của những biểu thức thích hợp ở cột bên phải ở bảng dưới đây cos(a + b) = 1. sinacosb - sinbcosa cos(a - b) = 2. cosacosb + sinasinb sin(a + b) = 3. sinacosb + sinbcosa sin(a - b) = 4. cosacosb - sinasinb Trong kì thi THPT năm 2017, dạng câu trắc nghiệm khách quan là dạng lựa chọn câu trả lời đúng trong 4 phương án đưa ra. Vì vậy, tài liệu này tập trung vào những điểm cần lưu ý khi biên soạn câu trắc nghiệm dạng này. Để viết được các câu Trắc nghiệm tốt cần tuân thủ những yêu cầu²: Yếu tố đầu tiên và cần thiết để đảm bảo cho tính chính xác và khoa học của các câu trắc nghiệm khách quan là nội dung câu trắc nghiệm khách quan phải bám sát nội dung của chương trình cần kiểm tra – đánh giá. Ngoài ra, người biên soạn cần lưu ý một số điểm sau : 13
  14. 1. Phần dẫn của câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt rõ ràng chỉ một vấn đề muốn nói đến. Ví dụ 1. Phần ảo của số phức z = 3 – 4i là A. 3. B. 4. C. 4i. D. -4. 2. Phần dẫn của câu trắc nghiệm nên dùng dạng bỏ lửng (chưa hoàn chỉnh). Hạn chế dùng câu hỏi kiểu như : Ví dụ 2. Trong các phép biến hình sau đây, phép biến hình nào có tính chất: có đường thẳng bất động duy nhất? A. Phép đối xứng trục. B. Phép đối xứng tâm. C. Phép vị tự. D. Phép quay. Có thể thay phần dẫn của câu trắc nghiệm trên thành câu chưa hoàn chỉnh như sau : Ví dụ 3. Phép biến hình có đường thẳng bất động duy nhất là A. phép đối xứng trục. B. phép đối xứng tâm. C. phép vị tự. D. phép quay. 3. Phần lựa chọn gồm 4 phương án trả lời (A, B, C, D) trong đó chỉ có duy nhất một phương án trả lời đúng; những phương án còn lại là phương án trả lời sai (phương án nhiễu). Đặc biệt, lưu ý loại bỏ câu trắc nghiệm có 2 phương án trả lời đúng trở lên hoặc không có phương án nào trả lời đúng. Không dùng những câu trắc nghiệm có 2 phương án đúng trở lên như: Ví dụ 4. Trong các câu sau, câu nào đúng ? A. M(x ; y ; z) . B. . C. . D. Cả 3 câu trên đều đúng. 4. Các phương án lựa chọn, kể cả các phương án nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề đã nêu và hấp dẫn như nhau. 14
  15. Ví dụ 5. Cho tam giác ABC có A(-4 ; 3 ; 2), B(2 ; 0 ;3), C(-1 ; -3 ; 3). Tọa độ của điểm D để ABCD là hình bình hành là A. D(7 ; 0 ; 2). B. D(7 ; 0 ; -2). C. D(-7 ; 0 ; -2). D. D(-7 ; 0 ; 2). 5. Nếu phần dẫn của câu trắc nghiệm là câu bỏ lửng thì các phương án lựa chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung. Không nên dùng câu trắc nghiệm như sau : Ví dụ 6. Hàm số y = x4 – 3x² + 2 A. Có một cực tiểu B. Có một cực đại C. Không có cực trị D. Có hai cực trị Để nối thành một câu hoàn chỉnh thì không viết hoa ở đầu câu trả lời và dùng dấu chấm câu ở các phương án trả lời. Ví dụ 7. Hàm số y = x4 – 3x² + 2 A. có một cực tiểu. B. có một cực đại. C. không có cực trị. D. có hai cực trị. 6. Tránh sử dụng những phương án lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết. Ví dụ 8. Tập xác định của hàm số y = ln là A. R. B. R\{1}. C. (1 ; 2). D. (2 ; +∞). 7. Phương án lựa chọn đúng không nên dài hơn, hoặc ngắn hơn hẳn các phương án lựa chọn khác. Ví dụ 9. Cho 3 điểm A(-6 ; 4 ; 1), B(4 ; 0 ; 1), C(-1 ; 2 ; 1). Câu nào sau đây sai? A. Tọa độ trung điểm M của AB là M(-1 ; 2 ; 1). B. Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC là G(-1 ; 2 ; 1). C. Ba điểm A, B, C là ba điểm nằm trên một đường thẳng. 15
  16. D. . 8. Tránh tình trạng : phương án lựa chọn đúng được viết với những ý tưởng đầy đủ, chính xác ; ngược lại, các phương án nhiễu được diễn đạt cẩu thả với những ý tưởng tầm thường. Ví dụ 10. Tập nghiệm của bất phương trình 2x² - 4x + 3 > 1 là A. x > 1. B. x < 3. C. R. D. S = (-∞ ; 1) (3 ; +∞). 9. Phải thận trọng và hạn chế dùng các cụm từ „Tất cả đều đúng‟ hay „tất cả đều sai‟ làm phương án trả lời Ví dụ 11. Đạo hàm của hàm số y = x³ - 3x² + 2 là hàm số A. y = 3x² - 6x + 2. B. y = x² - 3x. C. y = 3x² - 3x. D. Cả 3 phương án trên đều sai. 10. Tránh dùng dạng phủ định (Không) và không dùng 2 lần phủ định liên tiếp trong một câu trắc nghiệm Ví dụ 12. Hàm số không phải là nguyên hàm của hàm số y = cosx không phải là hàm số A. sinx. B. cosx. C. tanx. D. cotx. 11. Không đặt phương án trả lời đúng ở một vị trí cố định, thường xuyên (A, B, C, hoặc D) Trên đây là các loại câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan thường được sử dụng trong dạy học môn Toán. Mỗi loại Trắc nghiệm đều có những ưu điểm, hạn chế, có cách xây dựng và sử dụng phù hợp với những đơn vị kiến thức khác nhau. Cũng có thể sử dụng đa dạng các loại trắc nghiệm này trong đánh giá trên lớp học với số lượng câu hỏi không nhiều (ví dụ: để kiểm tra bài cũ, để kiểm tra 15 phút, để ôn tập củng cố). Trong đánh giá trên diện rộng thì trên thế giới hay ở Việt Nam chỉ sử dụng phổ biến loại Trắc nghiệm một lựa chọn đúng. 16
  17. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 cũng sử dụng hoàn toàn loại câu hỏi Trắc nghiệm khách quan này. 2. Cách thức xây dựng câu hỏi và mức độ câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn đúng * Cách thức xây dựng câu hỏi và mức độ câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn đúng: Có nhiều cách xây dựng câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn đúng: Câu trắc nghiệm có câu dẫn là một câu hỏi thì nối với phương án trả lời đều viết hoa ở đầu câu và có dấu chấm ở cuối câu. Ví dụ: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Đồ thị hàm số bậc 4 luôn có 3 điểm cực trị. B. Đồ thị hàm số bậc 3 luôn có 1 hoặc 3 cực trị. C. Đồ thị của hàm số y = (ax+b)/(cx+d), (ad ≠ bc, a, b ≠ 0) luôn có đường tiệm cận. D. Đồ thị hàm số bậc 4 luôn có điểm cực tiểu. Câu trắc nghiệm có câu dẫn là một câu chưa hoàn chỉnh thì nối với phương án trả lời chỉ có tên riêng, tên địa danh mới viết hoa ở đầu câu và có dấu chấm ở cuối câu. Ví dụ: Hàm số bậc 3 có nhiều nhất A. một cực trị. B. hai cực trị. C. ba cực trị. D. bốn cực trị. * Về mức độ câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn đúng: Mức độ đánh giá còn qui định đảm bảo sự phân hóa năng lực của học sinh theo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao với tỉ lệ 40%- 30%-20%-10%. Với câu hỏi biết, hiểu (chiếm 70%) trong đề thi, tập trung vào kiểm tra, đánh giá các kiến thức cơ bản… là câu hỏi cơ bản, dễ và tương đối dễ nhằm đánh giá khả năng nhớ/thuộc bài; khả năng phân biệt, giải thích… Với câu hỏi vận dụng và vận dụng cao là câu hỏi khó hơn ở mức độ hiểu, đòi hỏi học sinh bước đầu phải biết suy luận bằng phân biệt và đưa ra lí giải cho việc chọn giữa các phương án. Những câu hỏi vận dụng (chiếm 30%) trong đề thi là những câu hỏi tương đối khó và khó tập trung vào kiểm tra, đánh giá hai mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao nhằm đánh giá năng lực tư duy lôgic, tư duy hệ thống, tư duy vận dụng thực hành… 17
  18. Nội dung 4. THỰC HÀNH XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN 1. Thực hành xây dựng câu hỏi trắc nghiệm trên giấy Mục tiêu: Giáo viên thành thạo trong việc xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm theo ma trận đề thi hai chiều. Cách thức tiến hành: Soạn câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm và theo chủ đề. Kết quả cần đạt được: Mỗi nhóm sẽ có sản phầm gồm 50 câu trắc nghiệm trên giấy theo chủ đề và có đủ 4 mức độ khó dễ. 2. Thực hành xây dựng câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính (xem tài liệu đính kèm) Mục tiêu: Giáo viên biết sử dụng máy tính để soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm đồng thời biết sử dụng phần mềm trộn đề trắc nghiệm. Cách thức tiến hành: Các thành viên trong nhóm sẽ chia 50 câu trắc nghiệm đã soạn thảo trên giấy để soạn thảo trên máy tính. Nhóm trưởng tổng hợp các files thành một file chung. Dùng phần mềm để tạo ra các đề kiểm tra chuẩn và đề kiểm tra hoán vị. * Giới thiệu phần mềm McMix Đây là phần mềm soạn thảo và trộn đề trắc nghiệm miễn phí. Sau đây là một số bước để soạn đề trắc nghiệm. Nguồn: Internet. 18
  19. Nguồn: internet. Nguồn: Internet. 19
  20. Nguồn: internet 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2