intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa II (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trung học) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:250

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo "Chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa II (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trung học)" được biên soạn bởi Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ nhằm cung cấp cho người học những kiến thức như: giải phẫu sinh lý mắt phương pháp khám và chăm sóc người bệnh; bệnh chắp, lẹo, mây thịt và chăm sóc người bệnh; bệnh đục thủy tinh thể, viêm màng bồ đào; bệnh mắt hột; viêm kết mạc; viêm loét giác mạc; chăm sóc người bệnh sang chấn, bỏng mắt;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa II (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trung học) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

  1. BỘ LAO ĐỘNG TB VÀ XÃ HỘI TRƢỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ Tài liệu tham khảo CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI BỆNH NỘI KHOA II (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trung học) Lưu hành nội bộ Năm 2021
  2. MỤC LỤC Bài 1: GIẢI PHẪU SINH LÝ MẮT PHƢƠNG PHÁP KHÁM VÀ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH ............................................................................................................... 1 Bài 2: BỆNH CHẮP, LẸO, MÂY THỊT VÀ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH .................. 7 Bài 3 : BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ, VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO VÀ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH ............................................................................................................. 11 Bài 4 : BỆNH MẮT HỘT VÀ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH ...................................... 17 Bài 5: BỆNH GLAUCOMA VÀ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH................................... 21 Bài 6: VIÊM KẾT MẠC, VIÊM LOÉT GIÁC MẠC VÀ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH .............................................................................................................. 25 Bài 7: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SANG CHẤN, BỎNG MẮT ............................. 31 Bài 8: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT MẮT ................................ 33 Bài 9: GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG - MIỆNG .......................................................... 35 Bài 10: SÂU RĂNG VÀ DỰ PHÕNG BỆNH SÂU RĂNG ........................................ 41 Bài 11: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM TỦY RĂNG ............................................ 45 Bài 12: BỆNH VIÊM QUANH RĂNG ........................................................................ 49 Bài 13: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM QUANH RĂNG ...................................... 55 Bài 14. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU NHỔ RĂNG ...................................................57 Bài 15: DỊ TẬT BM SINH VÀ CHẤN THƢƠNG HÀM MẶT ................................... 61 Bài 16: ĐẶC ĐIỂM TÂM - SINH LÝ NGƢỜI CAO TUỐI ....................................... 69 BÀI 17: CÁC BỆNH LÝ THƢỜNG GẶP Ở NGƢỜI CAO TUỔI ............................. 75 Bài 18: CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ DINH DƢỠNG CHO NGƢỜI CAO TUỔI ...................................................................................................... 83 Bài 19: KHÁI NIỆM VỀ PHỤC HÔI CHỨC NĂNGVÀ CÁCH PHÕNG NGỪA BỆNH TẬT ................................................................................................................... 93 Bài 20: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƢỜI KHÓ KHĂN VỀ VẬN ĐỘNG .. 103 Bài 21: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƢỜI BẠI NÃO ĐỘNG KINH, BỆNH HÔ HẤP ...................................................................................................................... 107 Bài 22: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT ...... 113 PHẦN ĐIỀU DƢỠNG LAO BÀI 23 : CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH LAO PHỔI MÃN TÍNH, LAO SƠ NHIỄM......................................................................................................... 117 BÀI 24 : THEO DÕI, QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ LAO NGOẠI TRÖ ........ 127 BÀI 25: GIÁO DỤC CÁC BIỆN PHÁP PHÕNG LÂY NHIỄM LAO .................... 133 PHẦN ĐIỀU DƢỠNG DA LIỄU BÀI 26: TỔN THƢƠNG CĂN BẢN........................................................................... 139 BÀI 27: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỆNH CHÀM, GHẺ, HẮC LÀO, VẨY NẾN ....... 143
  3. BÀI 28: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN GIANG MAI ................................................... 151 BÀI 29: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN LẬU ................................................................. 157 BÀI 30: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHONG ........................................................... 163 PHẦN ĐIỀU DƢỠNG TAI MŨI HỌNG BÀI 31: SƠ LƢỢC VÈ GIẢI PHẲU SINH LÝ TAI MŨI HỌNG .................. 169 BÀI 32: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM MŨI ...................................................... 175 BÀI 33: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM XOANG ............................................... 181 BÀI 34: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM HỌNG – AMIDAN .............................. 185 BÀI 35: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM THANH QUẢN ........................ 189 BÀI 36: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM TAI GIỮA ............................... 193 BÀI 37: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH DỊ VẬT ĐƢỜNG THỞ ................................. 197 BÀI 38: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH CHÁN THƢƠNG TAI MŨI HỌNG .... 203 PHẦN ĐIỀU DƢỠNG TÂM THẦN – THẦN KINH BÀI 39: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BỆNH TÂM THẦN, ĐIỀU DƢỠNG TÂM THẦN – THẦN KINH ............................................................................................................ 211 BÀI 40: THEO DÕI- CHĂM SÓC CẤP CỨU NGƢỜI BỆNH TÂM THẦN ........... 215 BÀI 41: PHỤ GIÖP THẦY THUỐC KHÁM VÀ LÀM LIỆU PHÁP CHỮA BỆNH TÂM THẦN ................................................................................................................ 219 BÀI 42: CÁCH TIẾP CẬN VÀ NHẬN ĐỊNH NGƢỜI BỆNH TÂM THẦN ........... 223 BÀI 43: CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG ....................... 235
  4. Bài 1 GIẢI PHẪU SINH LÝ MẮT PHƢƠNG PHÁP KHÁM VÀ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH Mục tiêu 1. Trình bày đƣợc 3 phần cấu tạo của cơ quan thị giác. 2. Nêu đƣợc 4 phƣơng pháp khám mắt thông dụng. 3. Hƣớng dẫn cộng đồng cách nhỏ thuốc mắt đúng cách. Nội dung Mắt là cơ quan đảm nhận chức năng thị giác. Về cấu tạo, cơ quan thị giác gồm 3 phần: (1) nhãn cầu, (2) bộ phận bảo vệ nhãn cầu, (3) đƣờng thần kinh và trung khu phân tích thị giác. Khám mắt giúp phát hiện tổn thƣơng, xác định thị lực và theo dõi những dấu hiệu đặc trƣng cho yếu tố nguy cơ. Chăm sóc bệnh nhân giúp cho tình trạng bệnh tiến triển theo hƣớng hồi phục nhanh chóng đồng thời dự phòng đƣợc các bệnh nhãn khoa. 1. Giải phẩu sinh lý mắt: 1.1. Nhãn cầu: - Vỏ bọc nhãn cầu: gồm có giác mạc, củng mạc. + Giác mạc: chiếm 1/5 phía trƣớc vỏ nhãn cầu. + Củng mạc: chiếm 4/5 sau nhãn cầu. - Màng mạch: còn gọi là màng bồ đào. Gồm có: mống mắt, thể mi và hắc mạc. Nhiệm vụ chung của màng bồ đào là nuôi dƣỡng nhãn cầu và điều hòa nhãn áp. - Võng mạc: còn gọi là màng thần kinh. + Trung tâm của võng mạc: tƣơng ứng với cực sau nhãn cầu là một vùng có màu sáng nhạt gọi là hoàng điểm. + Cách hoàng điểm 3,5 - 4mm về phía mũi là gai thị, đây chính là điểm khởi đầu của dây thần kinh thị giác. + Mạch máu: động mạch trung tâm võng mạc. Các tĩnh mạch thƣờng đi kèm song song với động mạch. 1
  5. H1: Nhãn cầu. - Tiền phòng và hậu phòng: + Tiền phòng: nằm giữa giác mạc và mống mắt. + Hậu phòng: nằm giữa mống mắt và dịch kính. - Các môi trƣờng trong suốt: + Thủy dịch. + Thủy tinh thể. + Dịch kính (pha lê thể). H2: Các môi trƣờng trong suốt. 2
  6. 1.2. Các bộ phận bảo vệ nhãn cầu: - Hốc mắt: có cơ vận động nhãn cầu và cơ của mi mắt. + Các cơ vận động nhãn cầu: có 6 cơ vận nhãn gồm 4 cơ thẳng là cơ thẳng trên, thẳng dƣới, thẳng trong, thẳng ngoài và 2 cơ chéo là cơ chéo lớn, cơ chéo bé. + Các cơ của mi mắt: cơ nâng mi trên và cơ vòng mi. H3: Các cơ vận nhãn. - Mi mắt. - Lệ bộ: + Bộ phận chế tiết nƣớc mắt: nhiệm vụ của nƣớc mắt là dinh dƣỡng và bảo vệ giác mạc. Nƣớc mắt đƣợc tiết ra từ tuyến lệ chính nằm ở góc trên ngoài của hốc mắt và các tuyến lệ phụ nằm rải rác ở kết mạc. + Đƣờng dẫn nƣớc mắt: nƣớc mắt đƣợc thu nhận vào lỗ lệ trên và lỗ lệ dƣới ở góc trong của mi mắt đi vào lệ quản trên và dƣới rồi đi qua ống lệ chung dồn về túi lệ. Từ đây nƣớc mắt tiếp tục đi qua ống lệ mũi rồi đổ xuống mũi ở ngách mũi dƣới. H4: Lệ bộ. 1.3. Đƣờng thần kinh và trung khu phân tích thị giác: - Đƣờng thần kinh thị giác: dây thần kinh số II. - Trung khu thị giác: ở vỏ não thùy chẩm. 3
  7. 2. Phƣơng pháp khám mắt: - Khai thác triệu chứng cơ năng: chói mắt, chảy nƣớc mắt, sợ ánh sáng, mờ mắt... - Bệnh nhân có mờ mắt tiến hành đo thị lực. Các bƣớc đo thị lực: + Bảng thị lực. + Đếm ngón tay. + Bóng bàn tay. + Hƣớng ánh sáng. H5: Bảng thị lực. - Bệnh nhân có giảm thị lực, thử với kính lỗ thị lực không tăng: loại trừ tật khúc xạ. Tiến hành tìm nguyên nhân bằng cách đo nhãn áp, soi đáy mắt, soi sinh hiển vi. - Đo nhãn áp: thông dụng hiện nay là nhãn áp kế Maclakov. Giá trị bình thƣờng trong khoảng 16 - 22 mmHg. Lƣu ý một số trƣờng hợp chống chỉ định đo nhãn áp bằng nhãn áp kế: viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, những ngày đầu sau mổ. - Soi đáy mắt: quan sát tình trạng võng mạc, gai thị, hoàng điểm. - Soi sinh hiển vi: quan sát kết mạc, giác mạc, củng mạc, tiền phòng, mống mắt, đồng tử, thủy tinh thể, dịch kính. 3. Chăm sóc ngƣời bệnh mắt: Bệnh mắt phong phú đa đạng đƣợc chia làm bệnh của bán phần trƣớc và bệnh của bán phần sau. Bệnh của bán phần trƣớc thƣờng gặp ở cộng đồng: viêm kết mạc, loét giác mạc, đục thủy tinh thể, chắp lẹo, mây thịt... Bệnh của bán phần sau ít gặp hơn: bệnh lý võng mạc, bệnh lý thần kinh thị giác, bệnh lý màng bồ đào... Đặc điểm bệnh lý ở mắt là: gây cảm giác cộm xốn ngứa rát, chảy nƣớc mắt, giảm thị lực, đau nhức mắt, đau nhức đầu. Tiến triển nhanh, phơi nhiễm trực tiếp với yếu tố gây bệnh, có thể lây lan. Cho nên chúng ta cần nắm đƣợc cách chăm sóc ngƣời bệnh mắt để bệnh hồi phục nhanh, ngoài ra còn đóng góp vai trò quan trọng trong dự phòng bệnh lý nhãn khoa. Các đặc điểm trong chăm sóc ngƣời bệnh mắt bao gồm: - Đeo kính mát khi ra ngoài nắng, không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào mắt: phòng đƣợc bệnh mây thịt, giảm tiến triển của bệnh lý viêm kết mạc, viêm loét giác mạc. 4
  8. - Đối với trẻ nhỏ, nên giữ vệ sinh cho trẻ, tránh dụi tay bẩn vào mắt, dùng khăn sạch, tốt nhất là gạc vô khuẩn để thấm dịch tiết từ mắt: phòng đƣợc bệnh viêm kết mạc dị ứng. - Đối với thầy thuốc, vệ sinh tay khám và chú ý khử trùng dụng cụ để tránh trở thành trung gian truyền bệnh. - Đối với ngƣời nông dân, khi sử dụng máy tuốt lúa cần chú ý tránh để hạt lúa văng vào mắt hay lá lúa quệt vào mắt, nên sử dụng kính bảo vệ mắt: phòng đƣợc bệnh viêm loét giác mạc. - Khi bệnh nhân mắc bệnh có tính chất lây lan (ví dụ: chắp lẹo, bệnh mắt hột) cần dặn dò: bệnh nhân sử dụng vật dụng cá nhân riêng, không dùng chung khăn tắm, khăn lau. - Hƣớng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách: + Một thuốc nhỏ mắt sau khi mở nắp thì không nên dùng quá 30 ngày. + Khi nhỏ mắt, vệ sinh mắt sạch trƣớc khi nhỏ, ngửa đầu, kéo nhẹ mi dƣới, nhỏ thuốc 1 - 2 giọt, chú ý không để đầu chai thuốc chạm vào mi mắt. + Khi nhỏ 2 loại thuốc, nhỏ cách nhau 15 phút để tránh tƣơng tác thuốc. H6: Cách nhỏ thuốc. 5
  9. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ Câu 1. Chọn câu đúng. Vỏ bọc nhãn cầu gồm có: a) Giác mạc, củng mạc b) Hốc mắt, mi mắt, lệ bộ c) Tiền phòng, hậu phòng d) Tất cả đều sai. Câu 2. Chọn câu đúng. Cách hoàng điểm 3,5 - 4mm về phía mũi là: a) Màng bồ đào b) Pha lê thể c) Gai thị d) Củng mạc. Câu 3. Chọn câu sai. Các bƣớc đo thị lực: a) Bảng thị lực b) Đếm ngón tay c) Hƣớng ánh sáng d) Đo nhãn áp. Câu 4. Đúng/ Sai. Đối với thầy thuốc, vệ sinh tay khám và chú ý khử trùng dụng cụ để tránh trở thành trung gian truyền bệnh. a) Đúng b) Sai. Câu 5. Đúng/ Sai. Khi nhỏ mắt, kéo nhẹ mi dƣới, nhỏ 1 - 2 giọt, để đầu chai thuốc chạm vào mi mắt. a) Đúng. b) Sai. 6
  10. Bài 2 BỆNH CHẮP, LẸO, MÂY THỊT VÀ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH Mục tiêu 1. Nêu đƣợc 4 đặc điểm của chắp và 2 đặc điểm của lẹo. 2. Trình bày cách phân độ mây thịt. 3. Liệt kê 5 bƣớc chăm sóc ngƣời bệnh chắp lẹo. 4. Trình bày cách chăm sóc ngƣời bệnh mây thịt. Nội dung Chắp, lẹo là viêm nhiễm ở mi mắt. Đƣợc xếp vào bệnh học mi mắt. Mây thịt là khối u lành tính có nguồn gốc biểu mô. Đƣợc xếp vào bệnh học U kết giác mạc. 1. Chắp – lẹo 1.1. Đại cƣơng - Chắp: viêm ở tuyến Meibomius. - Lẹo: nhiễm trùng ở nang lông mí hay tuyến Zeis. - Lẹo tƣơng đối dễ khỏi hơn Chắp. 1.2. Chẩn đoán và điều trị: 1.2.1. Chắp: - U chắc phát triển nhiều tuần, nhiều tháng - Đau nhức nhẹ khi sờ - Sang thƣơng thƣờng phát triển hƣớng ra phía trƣớc da, hoặc phía kết mạc - Có thể có hạch trƣớc tai. * Điều trị: Đắp ấm 4 lần/ ngày, tra pomade kháng sinh. Trƣờng hợp sang thƣơng lớn có triệu chứng thì rạch dẫn thoát: rạch ngang nếu sang thƣơng phát triển về phía da, rạch dọc nếu sang thƣơng phát triển về phía kết mạc. 1.2.2. Lẹo: - Đau nhức nhiều ở bờ mí, phù lan tỏa quanh mí, sau nhiều ngày có mủ ở chân lông mí - Tiến triển tự khỏi hoặc viêm tổ chức lân cận. * Điều trị: rạch thoát mủ nếu cần, đắp ấm 4 lần/ ngày, tra pomade kháng sinh ngừa nhiễm trùng lan rộng. 7
  11. 2. Mây thịt 2.1. Định nghĩa Mây thịt là sự tăng sinh kết mạc nhãn cầu ở góc trong hoặc góc ngoài mắt từ rìa hƣớng vào trung tâm giác mạc. 2.2. Dịch tễ học - Mây thịt thƣờng gặp ở nơi khí hậu nóng ẩm, nhiều ánh sáng mặt trời, nhiều gió, bụi và đông dân cƣ. - Nam bị nhiều hơn nữ, thƣờng gặp tuổi trung niên. - Sự lọc các tia sáng mặt trời: nếu không mang kính mát khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì sẽ tăng nguy cơ bị mây thịt. 2.3. Phân độ Dựa vào mức độ xâm lấn vào giác mạc của mây thịt: - Độ I: đầu mộng bò vào giác mạc từ 1 - 2mm. - Độ II: đầu mộng bò vào giác mạc từ 2 - 4mm. - Độ III: đầu mộng xâm lấn vào giác mạc > 4mm và gây giảm thị lực. Độ I Độ II Độ III III.4. Chẩn đoán: - Mây thịt là bệnh xuất hiện ở mắt rất điển hình. Có thể chẩn đoán bằng mắt thƣờng hoặc khám nghiệm trên sinh hiển vi. Mây thịt xuất hiện ở vùng khe mi ở vị trí 3h và 9h. Đó là một khối tăng sinh hình tam giác và luôn phát triển đi về hƣớng giác mạc. - Khi mây thịt ở độ I: ít gây khó chịu. Tuy nhiên, khi mây ở giai đoạn tiến triển thì luôn gây kích thích và ảnh hƣởng đến thị lực. - Khi mây thịt ở độ II và III: gây khó chịu ở mắt, giảm thị lực hoặc gây loạn thị. 3. Chăm sóc ngƣời bệnh: 3.1. Chăm sóc ngƣời bệnh chắp, lẹo: - Chƣờm ấm mi mắt hàng ngày, mỗi ngày 3 - 6 lần. - Rửa mi mắt bằng nƣớc sạch, tra pomade 2 lần/ ngày. - Khi mới xuất hiện (chƣa tạo mủ) thì điều trị bảo tồn: dùng thuốc kháng sinh để khu trú ổ viêm. Chắp lẹo nhỏ có thể tự tiêu hết, không cần chích. - Khi đã tạo mủ: rạch tháo mủ và nạo sạch tổ chức viêm. - Biện pháp phòng ngừa: 8
  12. + Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn. + Không chà mắt vì điều này gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan. + Xử lý tình trạng viêm nhiễm mi mắt kịp thời, nếu không sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mi mắt gây lẹo. 3.2. Chăm sóc ngƣời bệnh mây thịt: Mây thịt là bệnh tiến triển chậm trong nhiều năm, làm giảm thị lực. Bệnh phá hủy màng phim nƣớc mắt gây cảm giác kích thích, xốn cộm, chảy nƣớc mắt và tổn thƣơng biểu mô giác mạc. Hoàn cảnh xuất hiện bệnh: kết mạc mắt phơi trần dƣới ánh sáng mặt trời, bức xạ của tia tử ngoại dẫn đến sự khiếm khuyết các tế bào mầm tại chỗ, mà các tế bào này hoạt động nhƣ một rào chắn ở vùng rìa kết giác mạc. Khi rào chắn bị phá hủy có thể gây mây thịt. Cho nên cách chăm sóc tốt nhất dành cho bệnh nhân mây thịt là dặn dò bệnh nhân tránh các yếu tố nguy cơ (gió, bụi, ánh sáng...) làm bệnh nặng thêm: - Khi ra nắng nên đeo kính râm để bảo vệ mắt. Không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào mắt. - Bệnh nhân không tự ý mua thuốc nhỏ mắt mà cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. - Không đắp lá cây - kể cả các lá chữa bệnh theo dân gian nhƣ lá sống đời, nha đam... 9
  13. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ Câu 1. Đúng/ Sai. Chắp là viêm ở tuyến Meibomius. a) Đúng b) Sai. Câu 2. Đúng/ Sai. Lẹo là nhiễm trùng ở nang lông mí hay tuyến Zeis. a) Đúng b) Sai. Câu 3. Chọn câu đúng. Đặc điểm mây thịt độ II: a) Đầu mộng bò vào giác mạc từ 1 - 2mm b) Đầu mộng bò vào giác mạc từ 2 - 4 mm c) Đầu mộng bò vào giác mạc từ 4 - 6 mm d) Tất cả đều sai. Câu 4. Chọn câu đúng. Mây thịt xuất hiện ở vùng khe mi ở vị trí: a) 3h và 9h b) 6h và 12h c) a, b đúng d) a, b sai. Câu 5. Chọn câu sai. Chăm sóc ngƣời bệnh chắp lẹo: a) Chƣờm ấm mi mắt hàng ngày, mỗi ngày 3 - 6 lần b) Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn c) Đắp lá cây theo các bài thuốc chữa trị dân gian d) Rửa mi mắt bằng nƣớc sạch, tra pomade 2 lần/ ngày. 10
  14. Bài 3 BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ, VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO VÀ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH Mục tiêu 1. Nêu 3 yếu tố nguy cơ của bệnh đục thủy tinh thể. 2. Trình bày 5 triệu chứng cơ năng và 5 triệu chứng thực thể của bệnh đục thủy tinh thể. 3. Trình bày 4 triệu chứng cơ năng và 10 triệu chứng thực thể của bệnh viêm màng bồ đào. 4. Trình bày 5 nhiệm vụ của ngƣời điều dƣỡng trong chăm sóc ngƣời bệnh đục thủy tinh thể. 5. Trình bày 3 việc ngƣời điều dƣỡng cần làm trong chăm sóc ngƣời bệnh viêm màng bồ đào. Nội dung Đục thủy tinh thể (Cataract) là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. Xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trên 50 tuổi. Viêm màng bồ đào là một bệnh mắt có căn nguyên phức tạp, tổn thƣơng lâm sàng thƣờng nặng nề, nhiều biến chứng, hay tái phát và có thể dẫn tới mù lòa. 1. Đục thủy tinh thể H1: Đục thủy tinh thể. 1.1. Các yếu tố nguy cơ: 1. Tiếp xúc thƣờng xuyên với tia tử ngoại 2. Ánh sáng của tia chớp, tia hàn, tia X, radium 11
  15. 3. Ăn uống cũng giữ một vai trò đáng kể trong nguyên nhân sinh bệnh của đục thủy tinh thể. 1.2. Chẩn đoán: * Triệu chứng cơ năng: - Thị lực giảm - Chói mắt - Cận thị giả - Song thị một mắt - Không đỏ, không đau nhức, không cộm xốn. * Triệu chứng thực thể: - Giác mạc: trong suốt - Tiền phòng: sạch - Đồng tử: tròn, phản xạ ánh sáng (+), soi ánh đồng tử mất hồng - Mống mắt: nâu bóng - Thủy tinh thể: đục trắng một phần hoặc toàn bộ. 2.Viêm màng bồ đào 2.1. Định nghĩa: Viêm màng bồ đào bao gồm viêm mống mắt, viêm thể mi hoặc viêm hắc mạc. Trong viêm màng bồ đào, các cấu trúc lân cận nhƣ võng mạc, pha lê thể, giác mạc cũng thƣờng bị ảnh hƣởng thứ phát trong quá trình viêm. Bài giảng này giới thiệu hình thái thƣờng gặp là viêm màng bồ đào trƣớc, tức là viêm mống mắt - thể mi. 2.2. Lâm sàng viêm màng bồ đào trƣớc: * Triệu chứng cơ năng: - Đau nhức nhiều - Nhìn mờ nhiều - Dễ kích thích, sợ ánh sáng, chảy nƣớc mắt - Hiện tƣợng ruồi bay. 12
  16. * Triệu chứng thực thể: - Phản ứng thể mi (+). Bệnh nhân đau buốt khi ấn vào vùng thể mi. - Thị lực giảm nhiều. - Nhãn áp: thƣờng giảm do giảm tiết dịch của thể mi. Bệnh càng kéo dài, nhãn áp càng giảm nhiều có thể dẫn đến teo nhãn cầu. Nhãn áp có thể tăng lúc đầu do tăng tiết của thể mi và do tít đồng tử. - Cƣơng tụ rìa nhiều. - Lắng đọng sau giác mạc. - Tyndall (+), có ngấn mủ tiền phòng. - Mống mắt nhạt màu, mất bóng. - Đồng tử: dính, tít đồng tử (thấy đồng tử méo mó khi nhỏ thuốc dãn đồng tử) - Có thể đục pha lê thể. - Đáy mắt: bình thƣờng. 3. Chăm sóc ngƣời bệnh 3.1. Chăm sóc ngƣời bệnh đục thủy tinh thể: Bệnh đục thủy tinh thể (dân gian gọi là cƣờm đá) là bệnh lý có nhiều nguyên nhân. Thƣờng gặp là đục thủy tinh thể tuổi già, do quá trình lão hóa làm thủy tinh thể đục dần. Ngoài ra, thủy tinh thể có thể bị đục do chấn thƣơng, do bệnh lý khác gây ra nhƣ bệnh viêm màng bồ đào, bệnh đái tháo đƣờng, hay do sử dụng lâu dài kháng viêm corticoids. Chăm sóc ngƣời bệnh đục thủy tinh thể là chăm sóc bệnh nhân để bệnh không tiến triển nhanh và gây biến chứng, là chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật đồng thời còn là dự phòng để bệnh nhân không mắc bệnh. Lƣu ý các việc làm sau: - Không tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh mắt, nhất là các thuốc nhỏ mắt có chứa kháng viêm corticoids. - Khi bệnh nhân có các triệu chứng: chói mắt khi ra sáng, song thị một mắt, mắt nhìn mờ nhƣ có sƣơng che... nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để khám ngay nhằm phát hiện bệnh sớm, tránh các biến chứng nặng nề. 13
  17. - Đối với bệnh nhân đang mắc bệnh, cần hƣớng dẫn bệnh nhân chăm sóc mắt tốt: vệ sinh mắt, tránh điều tiết mắt, dinh dƣỡng cho mắt... có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình tiến triển của thủy tinh thể đục. - Tƣ vấn bệnh nhân thời điểm phẫu thuật thích hợp, không để cƣờm thật chín, hoàn toàn không nhìn thấy mới đi mổ vì: + Cƣờm quá chín có thể gây biến chứng cƣờm phồng tăng áp, khi đó mắt đau nhức, ca mổ sẽ phức tạp hơn và thị lực không hồi phục nhiều + Cƣờm quá chín có thể lệch sa vào hậu phòng hay ra tiền phòng. Trƣờng hợp này mắt cũng sẽ đau nhức, mổ không kết quả nhiều. + Gây ra biến chứng là bệnh Glaucoma. - Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, nhiệm vụ của ngƣời điều dƣỡng là: + Rửa mắt, thay băng cho bệnh nhân mỗi ngày. + Hƣớng dẫn bệnh nhân: giữ mắt sạch sẽ, sử dụng thuốc theo quy định để giảm nguy cơ nhiễm trùng, tuyệt đối không dụi tay lên mắt, nheo mắt hoặc nháy mắt mạnh nhằm tránh xảy ra va chạm hoặc đè ép mạnh làm chấn thƣơng mắt. + Dặn bệnh nhân trong thời gian đầu 1 tuần sau khi phẫu thuật, hạn chế tiếp xúc với máy tính, đọc báo, xem tivi; trong 3 tháng sau khi phẫu thuật bệnh nhân không đi bơi, tắm biển, chơi những môn thể thao mạnh nhằm tạo điều kiện cho mắt ổn định và hồi phục thị lực nhanh chóng. 3.2. Chăm sóc ngƣời bệnh viêm màng bồ đào: Viêm màng bồ đào là một bệnh có nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn, virus, do nhiễm độc, do chấn thƣơng. Đối với bệnh nhân viêm màng bồ đào, điều thiết yếu là kháng viêm - chống dính cho bệnh nhân. Các điều ngƣời điều dƣỡng cần làm: - Rửa mắt, nhỏ thuốc dãn đồng tử cho bệnh nhân (Collyre Atropin 1%). Thuốc có tác dụng chống dính (dính mống mắt với mặt trƣớc thủy tinh thể), giảm đau. Khi dùng Atropin nhỏ mắt, cần bịt lỗ lệ để tránh thuốc xuống miệng gây ngộ độc nhƣ khô miệng, đỏ mặt, mạch nhanh... - Corticoids có nhiều tác dụng phụ, gây hội chứng Cushing, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.. Do đó nhiệm vụ của ngƣời điều dƣỡng đối với bệnh nhân viêm màng bồ đào là theo dõi nhãn áp bệnh nhân hàng ngày. 14
  18. - Dặn dò bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ để tránh các biến chứng có thể dẫn tới mù lòa: Glaucoma, đục thủy tinh thể, teo nhãn cầu, bong võng mạc... CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ Câu 1. Chọn câu sai. Yếu tố nguy cơ của bệnh đục thủy tinh thể: a) Tiếp xúc thƣờng xuyên với tia tử ngoại b) Ánh sáng của tia chớp, tia hàn, tia X, radium c) Ăn uống d) Di truyền. Câu 2. Chọn câu đúng. Viêm màng bồ đào gồm: a) Viêm mống mắt b) Viêm thể mi c) Viêm hắc mạc d) Tất cả đều đúng. Câu 3. Đúng/ Sai. Trong bệnh viêm màng bồ đào trƣớc, có cƣơng tụ rìa và Tyndall (+). a) Đúng b) Sai. Câu 4. Đúng/ Sai. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù hàng đầu trên thế giới và Việt nam. a) Đúng b) Sai. Câu 5. Đúng/ Sai. Đối với bệnh nhân viêm màng bồ đào trƣớc, cần nhỏ thuốc dãn đồng tử và sử dụng thuốc kháng viêm cho bệnh nhân. a) Đúng b) Sai. 15
  19. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2