intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong bài Chiếu cầu hiền

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

132
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong bài Chiếu cầu hiền" để thấy được vua Quang Trung không chỉ là người có lòng yêu nước thương dân sâu sắc mà còn là người có tầm nhìn xa trông rộng và ngoài ra cũng hiểu hơn về tài năng của Ngô Thì Nhậm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong bài Chiếu cầu hiền

VĂN MẪU LỚP 11 TẤM LÒNG VÌ DÂN VÌ NƯỚC VÀ TÀI NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA VUA QUANG TRUNG TRONG BÀI CHIẾU CẦU HIỀN I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn là một nhà chính trị lỗi lạc. Chứng kiến cảnh nội chiến liên miên giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài gây ra bao đau thương cho dân lành, Nguyễn Huệ đã lấy danh hiệu “phù Lê, diệt Trịnh” đưa quân ra Bắc Hà. Ông đã đánh tan hai mươi vạn quân Thanh và lập ra triều đại Tây Sơn. – Nhiều nhà nho sáng suốt đã ủng hộ triều đại mới của ông. Nhưng cũng có một số nhà nho bảo thủ quan niệm “Tôi trung không thờ hai chủ” đã bất hợp tác, thậm chí còn chống lại Tây Sơn. – Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm (một người giữ nhiều trọng trách và có nhiều đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn) thừa lệnh Quang Trung viết vào khoảng năm 1788 – 1789. Phân tích bài chiếu, chúng ta sẽ thấy được Quang Trung không chỉ là người có lòng yêu nước thương dân sâu sắc mà còn là người có tầm nhìn xa trông rộng. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Một vài nét về thể loại chiếu – Chiếu là một thể văn nghị luận ghi lời vua ban bố hiệu lệnh cho thần dân; văn phong trang trọng; lời lẽ rõ ràng, tao nhã. – Bài Chiếu thường gồm 3 phần + Phần Mở đầu: Nêu chân lí làm căn cứ. + Phàn Nội dung chính (Phần thân): Nêu hiện trạng, yêu cầu, cách thức thi hành. + Phần Kết: Nêu ý nghĩa và kết quả. 2. Mục đích viết chiếu – Hiền: Người có đức có tài – Cầu người hiền: Tức cầu người có đức và có tài ra giúp nước. -> Cầu người có đức, có tài ra giúp triều đại mới, giúp dân, giúp nước. 3. Tài nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước của Quang Trung thể hiện trong bài Chiếu cầu hiền. a) Thể hiện qua việc xác định đối tượng của bài chiếu – Người hiền tài, cụ thể là các trí thức Bắc Hà. – Tại sao lại chọn đối tượng là các trí thức Bắc Hà? Vì: + Nhà Lê sụp đổ, triều đại Tây Sơn lên thay. Nhiều nhà nho đã thấy được vai trò to lớn của Nguyễn Huệ trong việc tiêu diệt hơn hai mươi vạn quân Thanh, thấy được sự mục nát của triều đại nhà Lê nên đã sáng suốt ủng hộ Tây Sơn. Nhưng không ít nhà nho ở Bắc Hà còn do dự, bảo thủ, không ủng hộ Tây Sơn, thậm chí còn chống lại Tây Sơn. Tình hình đó đặt ra yêu cầu là cần thuyết phục trí thức Bắc Hà, để họ cộng tác, phục vụ triều đại mới, phục vụ đất nước. + Với tài nhìn xa trông rộng, vua Quang Trung đã nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. Nếu thuyết phục được những trí thức Bắc Hà, nhất định họ sẽ có những đóng góp quan trọng giúp nhà vua ổn định tình hình và dựng xây đất nước. b) Thể hiện qua thái độ của nhà vua – Nhà vua rất trân trọng người hiền. Sự trân trọng đó được thể hiện qua cách so sánh người hiền với ngôi sao sáng trên bầu trời: “Người hiền xuất hiện ở đời thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu ưề ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử”. Sự trân trọng đó của nhà vua sẽ tác động rất lớn đến tình cảm, thái độ của những nho sĩ Bắc Hà còn đang do dự hoặc chống lại triều đại mới. – Nhà vua khẳng định những người hiền mà không ra giúp nước, giúp dân hoặc không dám nói thẳng nói thật thì thật uổng phí tài năng. Điều đó được thể hiện qua việc dùng những điển cố “ở ẩn ngoài khe”, “trốn tránh việc đời”, “chết đuối trên cạn” nói về người xưa để khích lệ người nay. – Nhà vua khiêm tốn khi nói về triều đại mới, khi nói về bản thân mình: “Nay đang ở buổi đầu của nền đại thịnh, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan, dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hoá của trẫm chưa thấm nhuần khắp nơi”. Những lời khiêm tốn của nhà vua dễ đi vào lòng người, khiến các nho sĩ Bắc Hà không thể không suy nghĩ về mục đích lớn lao nhà vua đặt ra. Trong các câu chữ trong chiếu vua ban, tất cả đều vì nước vì dân, không có câu chữ nào đả động đến lợi ích cá nhân của nhà vua, của dòng họ. c) Thể hiện qua cái nhìn thông minh sáng suốt của nhà vua – Nhà vua khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết: “Một cái cột không thể dỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”. Điều đó có tác dụng huy động sức mạnh đoàn kết của các trí thức Bắc Hà nói riêng, của nhân dân nói chung trong việc dựng xây đất nước. – Nhà vua khẳng định, với dải đất văn hiến ở Bắc Hà thì sẽ có nhiều tài danh. Vấn đề là những người tài danh hãy vì dân vì nước mà ra phò giúp chính quyền của triều đại mới. – Nhà vua mở ra nhiều con đường cho các trí thức Bắc Hà ra giúp triều đại mới. Cho phép mọi người được tiến cử hoặc tự tiến cử và nhà vua chọn dùng người một cách công bằng, phân minh. d) Thể hiện qua tấm lòng chân thành, bao dung của nhà vua – Nhà vua mong mỏi những người học rộng tài cao ra giúp nước bởi vì triều đại mới lên còn gặp bao điều khó khăn. – Nhà vua động viên những người “tài năng còn bị che kín chưa được người đời biết đến” đừng ngại “vì mưu lợi mà phải bán rao”. – Sẽ không bắt tội những người có lời tâu sớ sơ suất. – Khích lệ người tài đức chung vai gánh vác giang sơn, chung hưởng hạnh phúc lâu dài. -» Những lời nói thể hiện tấm lòng chân thành, bao dung của nhà vua làm lay động lòng người, đặc biệt là làm lay động các trí thức Bắc Hà, những người tài cao học rộng. Những trí thức còn do dự hoặc còn bảo thủ không còn lí do gì để không ra giúp đời, giúp nước. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ – Bài Chiếu cầu hiền có ý nghĩa lịch sử lớn lao. Bởi vì, xét về mặt lịc sử, nước ta vừa trải qua một thời kì loạn lạc. Ở thế kỉ XVIII, chúa Trịnh ngày càng lấn át quyền vua Lê. Từ sau sự kiện Tây Sơn ra Thăng Long “phù Lê, diệt Trịnh” năm 1786, xung đột vua Lê, chúa Trịnh trở nên gay gắt hơn. Rồi sự can thiệp của quân xâm lược nhà Thanh và cuộc hành quân thần tốc của Nguyễn Huệ Quang Trung ra Thăng Long đánh đuổi giặc Thanh xâm lược, mở ra trang sử mới của nước ta. – Bài Chiếu cầu hiền là một áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện ở sự chặt chẽ và tính lôgíc của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết. Những từ ngữ diễn tả không gian vũ trụ hàm chứa ý nghĩa trọng đại của người hiền (trời, đất, sao, gió mây) được sử dụng rất thành công. – Phải là một người có tầm nhìn xa trông rộng, phải là một người có lòng yêu nước thương dân sâu sắc mới ban bố Chiếu cầu hiền có giá trị lớn về lịch sử cũng như có giá tri lớn về mặt văn phong như vậy. – Qua Chiếu cầu hiền, ta hiểu hơn về tầm vóc của vua Quang Trung và cũng hiểu hơn tài năng của Ngô Thì Nhậm.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2