intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập bài giảng Xây dựng Đảng

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

350
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB)Tập bài giảng Xây dựng Đảng sau đây được biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức về vị trí, đối tượng và phương pháp của môn xây dựng Đảng; đặc điểm, vị trí, vai trò, chức năng của Đảng Cộng sản cầm quyền; xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng; công tác tư tưởng của Đảng và một số kiến thức khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập bài giảng Xây dựng Đảng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH # " PHÍ VĂN THỨC – NGUYỄN TRUNG TÍNH TAÄP BAØI GIAÛNG XAÂY DÖÏNG ÑAÛNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2002 1
  2. MỤC LỤC Trang Mục lục ........................................................................................................................ 2 Lời nói đầu .................................................................................................................. 3 Bài 1: Vị trí, đối tượng và phương pháp của môn xây dựng Đảng............................. 5 Bài 2: Học thuyết Mác-Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân..... 8 Bài 3: Đặc điểm, vị trí, vai trò, chức năng của Đảng Cộng sản cầm quyền ............ 22 Bài 4: Xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng .................................... 29 Bài 5: Công tác tư tưởng của Đảng........................................................................... 40 Bài 6: Công tác lý luận của Đảng.............................................................................. 37 Bài 7: Đảng viên và công tác đảng viên.................................................................... 42 Bài 8: Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng......................................................... 52 Bài 9: Tự phê bình và phê bình của Đảng................................................................. 59 Bài 10 : Công tác cán bộ của Đảng ........................................................................... 67 Bài 11: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước xã hội chủ nghĩa.......................... 78 BÀI 12: Kỷ luật của Đảng và việc thi hành kỷ luật trong Đảng............................... 84 Tài liệu tham khảo chính.......................................................................................... 92 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đã, đang giành được những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng là đề ra đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức dân tộc Việt Nam thực hiện một cách thắng lợi đường lối đó. Toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay đã chứng minh rằng: Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân; là người đại biểu cho quyền lợi chân chính của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam; Đảng được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự giác ngộ cao và kỷ luật thống nhất đối với mọi đảng viên; Đảng tuân theo chủ nghĩa quốc tế vô sản. Để tiếp tục làm tròn sứ mệnh của mình, đóng vai trò hạt nhân trong hệ thống chính trị, Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình. Ngày nay, để có thể “ngang tầm” nhiệm vụ mới, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ “then chốt”. Xây dựng Đảng là khoa học về những quy luật của sự lãnh đạo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội; về những quy luật xây dựng nội bộ Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Nó nghiên cứu những quy luật và cơ chế xây dựng, hoạt động của Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh về phẩm chất, năng lực, trí tuệ... làm tròn vai trò đội tiền phong chính trị của giai cấp công nhân, lãnh đạo xã hội phát triển toàn diện. Trước kia “Xây dựng Đảng” chủ yếu được nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Đảng, nhằm nâng cao trình độ lãnh đạo cho cán bộ của Đảng và Nhà nước. Gần đây “Xây dựng Đảng” được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường thuộc hệ thống các trường đại học và cao đẳng quốc gia, trong đó có khoa Giáo dục chính trị trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Để phục vụ yêu cầu giảng dạy, học tập những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình vận dụng của Đảng ta về xây dựng Đảng, chúng tôi biên soạn “Tập bài giảng xây dựng Đảng”. (Thạc sĩ Nguyễn Trung Tính biên soạn bài: “Vị trí, đối tượng và phương pháp của bộ môn xây dựng Đảng”, Thạc sĩ Phí Văn Thức biên soạn những bài còn lại). Tài liệu được biên soạn theo tinh thần: hệ thống, cơ bản, thiết thực, hiện đại, với dung lượng kiến thức phù hợp, nhằm trang bị kiến thức về xây dựng Đảng, góp phần 3
  4. nâng cao năng lực lãnh đạo, công tác, học tập cho cán bộ, sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, do khả năng và điều kiện còn hạn chế nên tập bài giảng này có thể còn có những hạn chế nhất định, nhất là nội dung sao cho phù hợp đối tượng tác động theo yêu cầu của khoa Giáo dục chính trị. Rất mong được sự góp ý, xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các bạn sinh viên và bạn đọc quan tâm để chúng tôi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện ở lần in sau. Tác giả 4
  5. Bài 1 VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA BỘ MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG I. VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG. 1/ Vị trí: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, Đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là tổ chức cao nhất. Các tổ chức: Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và các tổ chức xã hội đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng không chỉ là người định hướng chính trị mà còn là người tổ chức hướng dẫn phối hợp sức mạnh của mọi tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể. Cách mạng là sự nghiệp quần chúng, nhưng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng tiên phong vẫn là nhân tố đầu tiên quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ trước đến nay và từ nay về sau. Thực tiễn và lý luận xây dựng Đảng trong hơn bảy thập kỷ qua rất phong phú, đó là một “pho lịch sử bằng vàng”. Vì vậy việc trang bị cho cán bộ, đảng viên những tri thức về Đảng đặc biệt về Đảng cầm quyền hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo chính trị của Đảng. Trong tình hình quốc tế hiện nay, khi mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, khi các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng ta, hòng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” thì việc nghiên cứu môn Xây dựng Đảng đối với cán bộ, đảng viên cần được coi trọng hơn bao giờ hết vì sự tồn tại phát triển của Đảng liên quan đến sự mất còn của chế độ. 2/ Đối tượng: 5
  6. Xây dựng Đảng- một bộ môn của khoa học xã hội, là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của học thuyết Mác-Lênin về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Là một khoa học, Xây dựng Đảng có đối tượng nghiên cứu riêng. Xây dựng Đảng là khoa học về sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, là khoa học về những nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đối với việc xây dựng nội bộ Đảng thì đó là những nguyên lý về tư tưởng và tổ chức, những nguyên tắc tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. Nói cách khác khoa học xây dựng Đảng nghiên cứu những quy luật, cơ chế xây dựng và hoạt động của Đảng làm cho Đảng ngày càng vững mạnh đủ sức lãnh đạo xã hội phát triển toàn diện. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỘ MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG. 1/ Vận dụng phương pháp biện chứng duy vật: Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của bộ môn xây dựng Đảng. Nó cho phép: - Nghiên cứu sâu sắc nội dung khoa học Xây dựng Đảng, tránh được chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa giáo điều rập khuôn máy móc, chủ nghĩa kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng. - Nhận thức được những quy luật lịch sử về sự ra đời của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng lên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Xác định đúng vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng với tư cách là đội tiên phong chính trị lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị. - Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng lên với những đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phép biện chứng mác-xít cho phép xem xét thực tiễn hoạt động của Đảng như một quá trình không ngừng phát triển cùng với quá trình phát triển của đời sống xã hội chủ nghĩa. 2/ Phương pháp tổng kết điển hình tiên tiến: 6
  7. Các Đảng Cộng sản chân chính đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, đều dựa trên những nguyên tắc, tiêu chuẩn Lênin-nít về sinh hoạt Đảng để xây dựng nội bộ Đảng. Nhưng sự vận dụng đòi hỏi phải sáng tạo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mỗi nước. Đảng ta lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước mà nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, lại bị chiến tranh tàn phá lâu dài nên việc sáng tạo mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đòi hỏi một quá trình tìm tòi thử nghiệm công phu. Tình hình đó đòi hỏi Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, coi trọng những sáng kiến từ cơ sở, coi trọng việc tổng kết những điển hình tiên tiến để bổ sung và phát triển lý luận về xây dựng Đảng. Câu hỏi ôn tập: 1/ Xác định vị trí, đối tượng nghiên cứu của môn xây dựng Đảng. 2/ Trình bày những phương pháp chính trong nghiên cứu xây dựng Đảng. 7
  8. Bài 2 HỌC THUYẾT MÁC – LÊNIN VỀ CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Học thuyết Mác-Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân là một bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin. Học thuyết này chỉ ra quy luật về sự ra đời, những nguyên tắc về xây dựng tư tưởng, tổ chức và họat động lãnh đạo chính trị của đảng nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. I. C-MÁC, PH-ĂNGGHEN VÀ V-I-LÊNIN BÀN VỀ CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. C.Mác và Ph-Ăghen là những người đầu tiên nêu lên những tư tưởng cơ bản về đảng cộng sản. Những tư tưởng đó có cơ sở từ luận điểm khoa học về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân - người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời những tư tưởng đó được rút ra từ sự phân tích một cách biện chứng quá trình phát triển xã hội nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Hai ông chỉ ra rằng, sự đối kháng lợi ích giữa các giai cấp là nguồn gốc cơ bản tạo nên mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp lúc đầu là đấu tranh kinh tế, sau đó chuyển thành cuộc đấu tranh chính trị. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển đến một trình độ nào đó sẽ ra đời chính đảng của mình. Chính đảng của giai cấp công nhân ra đời là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm tự nhiên của cuộc đấu tranh giai cấp đạt tới trình độ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo để thống nhất mọi hoạt động của giai cấp nhằm hướng các nỗ lực chung vào mục tiêu chống lại giai cấp tư sản cùng với nhà nước thống trị của giai cấp đó. Giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng nhất, tiên tiến nhất của xã hội, nhưng giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử thế giới của mình khi nó tự tổ chức ra được chính đảng độc lập và nhận thức rõ mình là đảng của giai cấp tiên phong. 8
  9. Mác và Ăngghen cho rằng: về bản chất, Đảng là của giai cấp công nhân, nhưng Đảng đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động, bởi vì giai cấp công nhân chỉ có thể tự giải phóng được mình khi nó đồng thời giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội. Hai ông đòi hỏi phải phân biệt Đảng – người lãnh đạo chính trị, đội tiên phong cách mạng của giai cấp với toàn bộ giai cấp và cho rằng, Đảng phải là một đội ngũ có tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc: số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên. Đảng phải là một khối thống nhất về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Hai ông cũng chủ trương thành lập Đảng trên cơ sở của sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. C.Mác và Ph-Ăngghen coi việc trang bị lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học cho giai cấp công nhân là một yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp cho họ và việc giáo dục chủ nghĩa xã hội khoa học cho đội ngũ đảng viên là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng. Khi luận chứng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hai ông còn chỉ ra rằng: chủ nghĩa quốc tế vô sản là một nguyên tắc quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. C.Mác và Ph-Ăngghen đã tổ chức và lãnh đạo Quốc tế I (1864 -1872) - Quốc tế đầu tiên của giai cấp công nhân. Sau khi C.Mác qua đời, Ph-Ăngghen đã tiếp tục sự nghiệp của C.Mác, sáng lập ra Quốc tế thứ hai (1889 -1914). Quốc tế I và Quốc tế II (trong thời kỳ Ph- Ăngghen còn sống) đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và việc thành lập các chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân trên thế giới. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời kỳ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của phong trào công nhân quốc tế. Lúc này chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội. Tính chất phản động của nó thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân đã lớn mạnh không ngừng cả về số lượng cũng như về chất lượng, ý thức giác ngộ không ngừng được nâng cao. Cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trước mắt. Điều kiện lịch sử mới đòi hỏi giai cấp công nhân phải có đường lối chiến lược và sách lược mới; đòi hỏi đảng của nó phải là một đội tiên phong chính trị có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới. Trong khi đó, các lãnh tụ của Quốc tế II (từ sau khi Ph-Ăngghen mất), đã xét lại chủ nghĩa Mác, biến các đảng dân chủ - xã hội thành các đảng cải lương, thực hiện chính sách đầu hàng giai cấp tư sản. Trong điều kiện đó, V.I.Lênin đấu tranh không khoan nhượng đối với các quan điểm xét lại của Quốc tế II và 9
  10. phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph-Ăngghen về đảng, xây dựng nên học thuyết tương đối hoàn chỉnh về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Dựa trên những quan điểm, nguyên tắc này, Quốc tế III-Quốc tế cộng sản - đã ra đời năm 1919. Quốc tế III đã có vai trò to lớn đối với sự thành lập của các đảng cộng sản trên thế giới. II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. 1/ Đảng là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân: Theo V.I.Lênin, đảng là đội tiên phong chính trị và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có giác ngộ nhất của giai cấp. Đảng là người đưa yếu tố tự giác vào phong trào công nhân. định hướng chính trị, giáo dục động viên, tổ chức cho quần chúng hoạt động cách mạng. Vai trò tiên phong của Đảng trước hết thể hiện trên lĩnh vực lý luận. V.I. Lênin chỉ rõ: “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiền phong”. Đòi hỏi đầu tiên đối với đảng viên là phải giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có trình độ nhất định về chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm được đường lối, chính sách của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải là trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại. Về mặt tổ chức, vai trò tiên phong của Đảng thể hiện ở sự hoạt động gương mẫu của đảng viên trong thực tiễn, Đảng phải được tổ chức chặt chẽ để bảo đảm là một đội ngũ thống nhất ý chí và hành động, có kỷ luật nghiêm minh. Vai trò tiên phong về lý luận đòi hỏi Đảng phải trung thành, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện nước ta, đề ra đường lối đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. 2/ Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng: 10
  11. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học về cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân về cách mạng vô sản, về quy luật của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin là kết quả của sự kế thừa, phát triển những tư tưởng tiên tiến của nhân loại, thể hiện đúng đắn lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, chỉ cho họ phương hướng, nguyên tắc trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Chủ nghĩa xã hội khoa học là vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tưởng và kim chỉ nam cho hành động” của mình. Chủ nghĩa Mác - Lênin là ngọn cờ để tập hợp tất cả những người cộng sản và là cơ sở khoa học để Đảng đề ra cương lĩnh hoạt động, chiến lược và sách lược trong tất cả các giai đoạn cách mạng. Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Đảng đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đó chính là cội nguồn tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy vậy, trong giai đoạn mới Đảng cũng nhận thấy còn có những hạn chế cả trong lĩnh vực nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan. Đại hội VI đã nhận rõ những sai lầm, khuyết điểm đó và chủ trương đổi mới tư duy nhằm xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ mới. 3/ Khi có chính quyền, Đảng là người lãnh đạo, đồng thời Đảng cũng là một bộ phận của hệ thống chính trị: Đảng là đội tiền phong giác ngộ, có tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp, do đó trong hệ thống chính trị, chỉ có Đảng mới đủ phẩm chất chính trị và năng lực lãnh đạo xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định trước tiên bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thông qua Nhà nước và các đoàn thể xã hội. Đảng thực hiện sự lãnh đạo toàn diện của mình. Coi nhẹ sự lãnh đạo của Đảng là phạm sai lầm, là làm yếu vai trò của Nhà nước và của cả hệ thống chính trị. 11
  12. Vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng thể hiện ở chỗ: Đảng được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin xuất phát từ điều kiện của mỗi nước mà đề ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn nhằm phát triển đất nước phù hợp với quy luật khách quan. Đảng lãnh đạo mọi hoạt động của Nhà nước và các tổ chức quần chúng bằng đường lối, chính sách của mình. Thông qua tổ chức đảng và cán bộ đảng viên hoạt động trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức quần chúng, mọi định hướng chính trị, đường lối chủ trương của Đảng được cụ thể hóa bằng các chính sách, những quy định pháp lý và tổ chức thực hiện trong thực tiễn. 4/ Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng: Tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của đảng. Đảng là một liên minh tự nguyện của những người cùng mục tiêu lý tưởng, của những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động. Nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo nên sự thống nhất cao trong Đảng. Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách là một nội dung quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ. Coi nhẹ nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng tập trung quan liêu, chuyên quyền độc đoán. Buông lỏng nguyên tắc này sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ, phá hoại sự thống nhất và làm yếu sức chiến đấu của Đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ được thực hiện phù hợp với điều kiện lịch sử-cụ thể trong hoạt động của Đảng ở mỗi thời kỳ cách mạng. Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, Đảng ta rất coi trọng nguyên tắc này, đồng thời kiên quyết phê phán những xu hướng phủ nhận, xa rời hoặc thực hiện không nghiêm túc nguyên tắc này. 5/ Đảng là một khối thống nhất ý chí và hành động; tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của đảng: Theo V.I.Lênin, sự thống nhất ý chí và hành động là nguồn gốc sức mạnh của Đảng, là điều kiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết giai cấp. Trong điều kiện có chính quyền càng cần phải quan tâm đến sự thống nhất của Đảng. Lúc này, nếu xảy ra chia rẽ nội bộ là điều rất nguy hiểm nhất là đối với một nước mà giai cấp công nhân còn chiếm một tỷ lệ nhỏ bé trong dân cư và trong Đảng. 12
  13. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng được củng cố và phát triển trên cơ sở quan điểm, đường lối đúng, tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình trong Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công. Để bảo đảm sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng luôn được củng cố và phát triển. Đảng cần thường xuyên nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình. Nó phải được coi là biện pháp quan trọng để nâng cao trí tuệ và năng lực lãnh đạo, phát hiện, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong Đảng. Tự phê bình đòi hỏi phải có tính đảng, tính nguyên tắc cao; phải bảo đảm tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nâng cao mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng. Tự phê bìnhø và phê bình không chỉ tiến hành theo từng đợt mà phải được tiến hành một cách thường xuyên và là một nội dung trong sinh hoạt Đảng. Trong điều kiện có chính quyền, Đảng phải kiên quyết ngăn chặn những hiện tượng trù dập người phê bình, nể nang, thành tích chủ nghĩa, che dấu khuyết điểm, thậm chí đả kích lẫn nhau dẫn đến chia rẽ, bè phái trong Đảng. Tự phê bình và phê bình chỉ có hiệu quả trên cơ sở dân chủ, công khai, có nguyên tắc, trên tình đồng chí giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 6/ Đảng gắn bó chặt chẽ với nhân dân, kiên quyết ngăn ngừa và đấu tranh chống bệnh quan liêu, xa rời quần chúng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng là tổ chức tự nguyện đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng quần chúng, quần chúng cần Đảng với tư cách người lãnh đạo họ trong cuộc đấu tranh đó. Nếu không có sự ủng hộ của quần chúng thì mọi đường lối không thể trở thành hiện thực. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp hoàn toàn mới mẻ. Sự nghiệp đó chỉ có thể thành công nếu Đảng biết tổ chức và phát huy được tính sáng tạo của quần chúng. Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp sáng tạo của nhân dân. Khi có chính quyền, Đảng có nhiều điều kiện để thực hiện mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng. Đồng thời, trong điều kiện mới, Đảng cũng dễ nảy sinh bệnh quan liêu, mệnh lệnh, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên không thường xuyên rèn luyện bị thoái hóa biến chất. 13
  14. 7/ Đảng kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng, đồng thời phải kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách và những kẻ cơ hội: Đảng là đội tiền phong của giai cấp. Đảng chỉ làm tròn được vai trò ấy nếu Đảng bao gồm những phần tử tiên phong. Kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng là biện pháp hàng đầu để tăng cường sức mạnh, cải thiện thành phần chất lượng của Đảng, để nâng cao uy tín và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Trong mỗi giai đoạn của cách mạng, do những nguyên nhân khác nhau đều không tránh khỏi có một số người không giữ được vai trò tiên phong. Có người do nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn yếu mà mất tín nhiệm. Có người do không kiên định về chính trị, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thoái hóa biến chất… trở thành kẻ quan liêu, tham nhũng. Nếu đội ngũ của Đảng luôn trong sạch, bao gồm những chiến sĩ tiên phong, được quần chúng tin yêu thì các nghị quyết mới có thể trở thành hiện thực. Cho nên kết nạp những người ưu tú vào Đảng, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những phần tử cơ hội là quy luật phát triển Đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. 8/ Bản chất quốc tế của Đảng: Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là bản chất của Đảng cộng sản. Bản chất đó bắt nguồn từ vai trò, sứ mệnh lịch của giai cấp công nhân. Bản chất quốc tế của Đảng trước hết thể hiện ở chỗ: Đảng được tổ chức, hoạt động theo những nguyên lý về Đảng kiểu mới của học thuyết Mác – Lênin; ở đường lối đối nội đối ngoại của Đảng; ở chỗ Đảng luôn giáo dục đội ngũ Đảng viên và nhân dân lao động theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản của giai cấp công nhân. Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Đảng cần phải chống chủ nghĩa nước lớn hoặc chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA HỌC THUYẾT MÁC- LÊNIN VỀ ĐẢNG. Thực tiễn chứng minh rằng, học thuyết Mác - Lênin về Đảng đến nay vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Đồng thời, học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, đòi hỏi các đảng cách mạng chân chính phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của dân tộc, giai cấp, thực tiễn chính trị xã hội của đất nước mình mà vận dụng nó một cách sáng tạo. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa qua cũng cho thấy rằng, Đảng nào vận dụng 14
  15. một cách máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng, đội ngũ Đảng bị chia rẽ, mất uy tín trước quần chúng. Đảng ta do Hồ Chủ tịch sáng lập, rèn luyện trải qua nhiều thử thách trong đấu tranh và xây dựng đã trở thành một Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng tổ chức. Sở dĩ được như vậy là do Đảng ta luôn trung thành với lợi ích của giai cấp và của cả dân tộc Việt Nam. Hiện nay trên thế giới, các phần tử cơ hội, xét lại và các thế lực đế quốc, phản động đang tìm mọi cách xuyên tạc nhằm xóa bỏ những giá trị của học thuyết Mác - Lênin về Đảng. Cho nên nghiên cứu, học tập nghiêm túc học thuyết đó là một yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách nhằm làm cho Đảng vững mạnh, xứng đáng là đội tiền phong cách mạng, là lực lượng lãnh đạo duy nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, vượt qua mọi khó khăn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Câu hỏi ôn tập: 1/ Trình bày những tư tưởng cơ bản của Mác, Ăngghen về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân. 2/ Phân tích những nguyên tắc cơ bản về Đảng kiểu mới của V.I.Lênin. 3/ Ý nghĩa của việc nghiên cứu học thuyết Mác-Lênin về Đảng cộng sản? 15
  16. Bài 3 ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN I. KHÁI NIỆM. Khái niệm về Đảng cầm quyền nói lên vai trò, vị trí của Đảng cộng sản, chính đảng của giai cấp công nhân khi thiết lập được hệ thống chính trị - xã hội mới. Nói Đảng cầm quyền là nói thời kỳ Đảng đã nắm được chính quyền và sử dụng nó như một công cụ của giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của Đảng. Đây là thời kỳ, nói như Lênin, lý luận đã biến thành thực tiễn, thời kỳ chủ nghĩa cộng sản không còn là cương lĩnh, không còn là một học thuyết, không còn là một nhiệm vụ nữa, ngày nay đối với chúng ta đó là công cuộc xây dựng cụ thể. Lý luận về đảng cầm quyền là vấn đề mới và khó. Vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ để vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin trong tình hình hiện nay – tình hình một số đảng sau khi đã có chính quyền lại để mất chính quyền và mất vai trò lãnh đạo. Ở nước ta, giai cấp công nhân đã giành được chính quyền từ tháng Tám năm 1945. Từ đó Đảng cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền. Nhưng đến năm 1954. Đảng mới lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đến năm 1975 mới lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước. Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên-xô và Đông Âu thì vấn đề đảng cầm quyền càng là vấn đề phải nghiên cứu kỹ hơn cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn nhằm vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN. Có nhiều đặc điểm chi phối mọi mặt hoạt động của Đảng cộng sản cầm quyền. Dưới đây là những đặc điểm chung nhất: 1/ Nhiệm vụ chính trị của Đảng đã thay đổi về căn bản: 16
  17. Từ nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ, giành lấy chính quyền là chủ yếu. chuyển sang nhiệm vụ tổ chức, quản lý, xây dựng xã hội mới là chủ yếu. Từ chỗ chưa có chính quyền đến có chính quyền là một bước ngoặt quan trọng của cách mạng, là sự phát triển về chất của quá trình thực hiện nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân. Trước đây, nhiệm vụ chủ yếu là lật đổ chế độ cũ, ngày nay là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng cầm quyền là Đảng chịu trách nhiệm về vận mệnh của Tổ quốc, về hạnh phúc của nhân dân, về sự phát triển của xã hội. Quy mô, nội dung, tính chất các nhiệm vụ hoàn toàn khác trước. Nếu trước đây, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là quân sự thì ngày nay là xây dựng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo của mình, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh các đoàn thể trong hệ thống chính trị, phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân… Đây là nhiệm to lớn, đầy khó khăn và phức tạp. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện, triệt để, sâu sắc nhất trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, cho nên cả về phương diện lý luận và thực tiễn là một cuộc cách mạng vĩ đại, nó đòi hỏi Đảng phải ngang tầm với nhiệm vụ mới. Nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, sản xuất nhỏ là chủ yếu lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân cũ và mới rất to lớn trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, sự nghiệp đó càng khó khăn phức tạp. 2/ Có Nhà nuớc xã hội chủ nghĩa: Sau khi giành được chính quyền, hệ thống chính trị xã hội mới được thiết lập. Đảng thông qua Nhà nước để lãnh đạo toàn diện đối với xã hội. Đảng xây dựng nhà nước kiểu mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là điều kiện quan trọng bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Trong điều kiện đó sự lãnh đạo của Đảng thể hiện tập trung ở Nhà nước. Đảng phải phát huy quyền lực của Nhà nước để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, trấn áp bọn phản cách mạng trong nước và ngoài nước, bài trừ các tệ nạn xã hội. Trong điều kiện có chính quyền, mọi đường lối chủ trương của Đảng phải được cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật của Nhà nước. Uy tín và quyền lực lãnh đạo của Đảng được thực hiện thông qua hoạt động của Nhà nước. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối Nhà nước là nhân tố quyết định hiệu 17
  18. quả quản lý của Nhà nước. Nhà nước vững mạnh, hoạt động có hiệu quả là điều kiện hoàn thành nhiệm vụ do Đảng đề ra, là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước một cách toàn diện, quyết định các chính sách, kế hoạch chủ yếu, quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ, kiểm tra sự hoạt động của bộ máy Nhà nước, vận động quần chúng tham gia xây dựng chính quyền, chấp hành pháp luật, bài trừ tệ nạn xã hội, đưa một lực lượng cán bộ có năng lực làm lực lượng nòng cốt ở các cơ quan Nhà nước. Đảng yêu cầu cán bộ đảng viên tôn trọng trách nhiệm, quyền hạn của Nhà nước. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, sức mạnh của Đảng không chỉ là sức mạnh tự thân, mà phải là sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bao hàm việc phát huy vai trò hiệu lực của Nhà nước. Mọi khuynh hướng coi nhẹ sự lãnh đạo của Đảng, hoặc tuyệt đối hóa sự lãnh đạo của Đảng đều dẫn đến sai lầm. Trong điều kiện có chính quyền, Đảng có nhiều thuận lợi để lãnh đạo xã hội, nhưng cũng dễ nảy sinh những tiêu cực mới, mặc dù đó không phải là bản chất. Có chức có quyền là một điều kiện cho một bộ phận thiếu kiên định, không chịu phấn đấu, thoái hóa, biến chất, mưu lợi riêng, hoặc quan liêu, cửa quyền, tham ô, hối lộ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân… Căn bệnh này gây hậu quả nghiêm trọng trong xã hội, nó làm tổn hại uy tín của Đảng, làm giảm động lực trong xã hội. 3/ Phương pháp lãnh đạo của Đảng đã thay đổi: V.I.Lênin đã chỉ rõ: khi tình hình đã thay đổi, và chúng ta phải giải quyết những nhiệm vụ thuộc loại khác, thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua. Có chính quyền, nhiệm vụ trung tâm của Đảng là lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế. Cuộc đấu tranh giai cấp tiến hành bằng những hình thức, phương pháp khác, không thể dùng những phương pháp đấu tranh trong thời kỳ giành chính quyền để giải quyết nhũng nhiệm vụ mới. Như vậy là máy móc, siêu hình. Những người như vậy không còn là người xã hội chủ nghĩa nữa. Có chính quyền, giai cấp vô sản phải loại khỏi “cẩm nang” của mình những hình thức, biện pháp không còn phù hợp nữa. Trong điều kiện mới Đảng phải kết hợp giáo dục chính trị, tư tưởng với kích thích bằng lợi ích vật chất, kết hợp lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể với lợi ích xã hội; kết hợp giáo dục hành chính với cưỡng 18
  19. bức, kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức với công tác kinh tế. Đảng phải lãnh đạo thông qua Nhà nước, phát huy cao nhất vai trò, hiệu lực của Nhà nước. III. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CẦM QUYỀN. Bất cứ giai cấp nào khi lãnh đạo chính quyền cũng tổ chức ra hệ thống chính trị để thông qua đó thực hiện sự lãnh đạo đối với xã hội. Sự ra đời của hệ thống chính trị không hề làm giảm vai trò của Đảng, trái lại càng tăng thêm vị trí, vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị ấy. Trong thời đại ngày nay, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện mục tiêu chính trị của nền chuyên chính vô sản, đó là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới, trên phạm vi toàn cầu. Trong điều kiện đảng cầm quyền, đảng là người lãnh đạo toàn xã hội, tức là đảng không chỉ đại diện quyền lợi cho giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đó là sự thay đổi quan trọng về vị trí, vai trò của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam từ trước đến nay và từ nay về sau lãnh đạo cách mạng Việt Nam là một tất yếu khách quan. Đảng là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã thể hiện cả tính tất yếu về kinh tế và chính trị ngay từ khi mới ra đời. Gần 70 năm qua, đường lối của Đảng luôn thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân tộc. Đảng với dân tộc đã gắn bó suốt chặng đường dài lịch sử vẻ vang, không lực lượng nào có thể thay thế được. Vai trò lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tính quy luật, có tính nguyên tắc. Ở Liên-xô và ở Đông Âu, các Đảng phạm sai lầm hữu khuynh, dao động, xét lại làm cho tình hình chính trị khủng hoảng dẫn đến mất vai trò của Đảng, mất chính quyền, mất chủ nghĩa xã hội. Hiện nay các thế lực thù địch, chống chủ nghĩa xã hội dựng lên chiêu bài đa nguyên đa đảng. Nhưng thực chất là chúng muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo toàn xã hội của Đảng cộng sản. Thực tế đã chứng minh rằng, không phải hễ cứ đa nguyên chính trị là đã có dân chủ thực sự. Một Đảng lãnh đạo phải đề phòng tình trạng độc đoán chuyên quyền, nhưng không phải cứ một Đảng lãnh đạo thì mất dân chủ. IV. CHỨC NĂNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CẦM QUYỀN. 19
  20. 1/ Chức năng và nội dung lãnh đạo của Đảng cộng sản cầm quyền: Khi có chính quyền, hai đặc điểm tác động đến sự lãnh đạo của Đảng là: + Nhiệm vụ chính trị của Đảng đã thay đổi cơ bản, Đảng lãnh đạo toàn diện đối với xã hội, nhưng nhiệm vụ trung tâm là xây dựng, phát triển kinh tế. + Có hệ thống chính trị mới. Những đặc điểm trên đây đòi hỏi Đảng phải đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng tác động trực tiếp đến cả hệ thống chính trị nhằm bảo đảm giữ vững quyền lực chính trị của nhân dân. Đảng lãnh đạo thông qua Nhà nươc thì Đảng phải xây dựng được Nhà nước trong sạch vững mạnh có năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng pháp luật. Đảng lãnh đạo đất nước bằng cương lĩnh, đường lối chiến lược và những chính sách lớn trên mọi lĩnh vực. Trong điều kiện Đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng phải bảo đảm cho dân phát huy được quyền làm chủ về kinh tế, chính trị, văn hóa, trở thành chủ thể hành động cách mạng chứ không ỷ lại, trông chờ một cách thụ động. Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước trong sạch. Đảng đề ra các quan điểm, nguyên tắc xây dựng, hoạt động của Nhà nước chứ không can thiệp vào công việc tổ chức của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Đảng kiểm tra việc quán triệt và thực hiện các quan điểm, nguyên tắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng thông qua các tổ chức của Đảng, kiểm tra đối với Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Đảng đề ra các quan điểm toàn diện về công tác cán bộ như đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ. Đảng chỉ trực tiếp quyết định những vấn đề về cán bộ đối với các cơ quan của Đảng. Còn đối với các cơ quan Nhà nước, Đảng giới thiệu đảng viên và cán bộ ngoài Đảng có đủ tiêu chuẩn để tổ chức đó lựa chọn. 2/ Phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản cầm quyền: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2