intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tất cả kỹ năng sinh hoạt lửa trại

Chia sẻ: Nguyễn Hùng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:126

547
lượt xem
232
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản trò: Bắt chung cho vòng tròn hát bài “Hành trình nối vòng tay lớn”. Phần II: Sinh hoạt giao lưu: Giao lưu với khách mời. Biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ. Tổ chức 1 số trò chơi. 1. Đua thuyền trên cát: Chọn ra 4 đội (nam - nữ) mỗi đội 10 người tạo thành 1 chiếc thuyền đua. 4 đội đua 2 vòng. Đội nào về nhất thắng cuộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tất cả kỹ năng sinh hoạt lửa trại

  1. Quản trò: Bắt chung cho vòng tròn hát bài “Hành trình nối vòng tay lớn”. Phần II: Sinh hoạt giao lưu - Giao lưu với khách mời. - Biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ. - Tổ chức 1 số trò chơi. GIỚI THIỆU 1 SỐ TRÒ CHƠI 1. Đua thuyền trên cát - Chọn ra 4 đội (nam - nữ) mỗi đội 10 người tạo thành 1 chiếc thuyền đua. - 4 đội đua 2 vòng. Đội nào về nhất thắng cuộc. 2. Thi chọi gà: - Chọn ra 2 đội (mỗi đội 10 người) xếp thành 2 hàng ngang đứng đối diện nhau và điểm số từ 1 - 10. Các bạn cùng số của 2 đội sẽ đứng đối diện nhau từng đôi một. - Sau khi có lệnh của quản trò, hai bên phải lò cò 1 chân tiến đến gần nhau và dùng 2 tay đẩy nhau. Bên nào bỏ chân xuống đất hoặc bị ngã là thua điểm. Đội nào còn nhiều gà hơn sẽ thắng. 3. Con tàu tìm báu vật - Các bạn chia thành 3 nhóm (mỗi nhóm 2 người) đứng hàng dọc làm đoàn tàu, người đứng sau lấy khăn bịt mắt người đứng trước, người cuối cùng không được bịt mắt là người trưởng tàu. Mỗi nhóm đều được để trước 1 vật dụng cách xa từ 10-20m. Các nhóm có thể thông báo với nhau từng ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển. - Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước, các bạn lần lượt làm giống nhau thì tàu sẽ rẽ trái. - Ngược lại tàu sẽ rẽ phải. - Nếu trưởng tàu đập cả 2 tay lên vai thì tàu sẽ đi thẳng. Luật chơi: tàu nào tìm được báu vật trước thì tàu đó thắng. 4. Cỡi ngựa kéo co: - Người chơi được chia ra 2 đội số lượng bằng nhau (10 người 1 đội) tạo thành 5 ngựa (1 người làm ngựa và 1 kỵ sĩ). Chuẩn bị thêm 1 sợi dây thừng. Cách chơi: - Mỗi đội cử 5 ngựa - 5 kỵ, ngựa cõng người kỵ sĩ. Người kỵ sĩ sẽ cầm dây kéo co. Đội nào kéo đối phương qua mức quy định sẽ thắng. Luật chơi: Ngựa không được cầm dây. Khi kéo nếu kỵ sĩ bị ngã xem như bị loại. Phần III: Phút lửa tàn Cả vòng tròn ổn định để nghe lời vọng của phút lửa tàn. (cả vòng tròn cùng ngồi xuống) CHƯƠNG TRÌNH “ÁNH LỬA TÌNH BẠN” TỔ CHỨC CHUẨN BỊ Ban tổ chức: - Chuẩn bị củi, các vật dụng tạo lửa màu, tiếng động v.v...
  2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM LỬA TRẠI VUI ÁNH LỬA THIÊNG TỔ CHỨC Ban tổ chức: ­ Chuẩn bị củi, các vật dụng tạo lửa màu, tiếng động... ­ Dây thép, vải vụn và các vật dụng khác... (hóa trang thần Bóng Đêm, thần Ánh  Sáng). ­ Xăng, dầu hôi, dây điện và dây điện trở để thắp lửa ­ Âm thanh, ánh sáng, micro... ­ 40 đuốc, chuẩn bị vật dụng múa sạp, nhạc, rượu cần... Các tiểu trại: ­ Theo hướng dẫn của Ban tổ chức: tập hợp đầy đủ, đúng giờ, chọn 1 tiếng reo  cho tiểu trại mình. ­ Mỗi tiểu trại cử người tham gia đội múa lửa. ­ Mỗi tiểu trại chuẩn bị 1 tiết mục hóa trang vui mang chủ đề “Tình bạn” (không  quá 3 phút ­ có thuyết minh). CHƯƠNG TRÌNH LỬA TRẠI 1. Hoạt cảnh ánh sáng của lửa 2. Nhảy lửa 3. Sinh hoạt cộng đồng 4. Trò chơi nhỏ, hóa trang 5. Phút sinh hoạt lửa tàn ­ Thông báo cho toàn thể trại sinh chuẩn bị tập trung. Đội hình nhảy lửa chuẩn  bị theo hướng dẫn (tất cả các khâu phải được kiểm tra trước). ­ Quản trò hô tiếng vọng: “ớ này anh em ơi”, toàn thể trại sinh đồng loạt hô vang  đáp lại “ơi...”, nhạc nổi lên bài “Nối vòng tay lớn”. ­ Khi đã hình thành 1 vòng tròn quanh đống lửa, quản trò lại hô: “ớ này anh em 
  3. ơi!”, tất cả cùng đáp lại “ơi!...” sau đó im lặng. Người quản ca bắt đầu lời vọng:  “Nếu thế gian không có ánh mặt trời thì cả vũ trụ này sẽ sống ra sao? Ôi! Kinh  khủng quá...”. ­ Thần Bóng Đêm xuất hiện: “(hahaha)! Ta là thần Bóng Đêm (hahaha!). Nơi  nào có ta nơi đó mãi mãi sẽ sống trong màn đêm u tối, nơi đó sẽ lạnh lẽo chết  chóc, bầu trời sẽ đen tối và loài người sẽ mãi mộng mị, ngu si (hahaha!); thế  gian này là của ta, bóng đêm là của ta, không ai có thể xua đuổi ta được...  (hahaha!). Ta chính là chúa tể của muôn loài!” ­ Thần Ánh Sáng xuất hiện: (lúc này dây điện được cắm vào và ngọn lửa tự  nhiên bùng lên). “Này! Thần Bóng Đêm kia, nhà người đã đến giờ đền tội (thần  Bóng Tối làm động tác run sợ, mệt mỏi dần và nằm xuống một chỗ). Ta là thần  Ánh Sáng, ta đem văn minh đến cho loài người đây. Lửa, lửa, lửa, hãy cháy lên,  cháy mãi, cháy mãi để muôn loài được gần gũi nhau hơn (vòng tròn càng lúc  càng ngồi gần lại). Ngọn lửa của ta, ánh sáng của ta sẽ sưởi ấm lòng người. Hỡi  loài người! Hãy cùng ta múa hát thâu đêm bên ánh sáng bập bùng của ngọn lửa.  (Đội hình múa lửa đã sẵn sàng ­ tay cầm đuốc tiến vào, tất cả đều có lửa). ­ Hát múa lửa trại. ­ Khi ngọn lửa đã thắp lên, đội hình múa lửa đã múa xong, quản trò tiếp tục hô  tiếng reo. Cả vòng tròn đáp lại. Nhạc nổi lên những bài hát sinh hoạt cộng đồng.  (múa theo quản trò). ­ Quản trò hô: “ánh lửa” ­ Trại sinh đáp: “tình bạn” ­ Quản trò hô: “tay đâu” ­ Trại sinh đáp: “tay đây”. ­ Quản trò cho chơi trò chơi “ánh lửa tình bạn”. ­ Múa sạp và uống rượu cần. ­ Chương trình hóa trang theo chủ đề “Tình bạn” của các đơn vị.
  4. ­ Xen kẽ là các trò chơi nhỏ. ­ Lời lửa tàn (do quản trò nói. Tất cả trại sinh ngồi xuống tại chỗ). “Các bạn thân mến! Lửa đã tàn dần, nhưng ánh sáng của ngọn lửa vẫn mãi soi  trong tim chúng ta. Tiếng hát nồng nàn, tiếng cười hồn nhiên vô tư của đêm nay  không còn nữa. Chỉ còn chăng là ánh sáng bập bùng của ngọn lửa soi trên  những gương mặt bạn bè. Trong giây phút sâu lắng này, chắc rằng bạn cũng như tôi, ai ai cũng đều xúc  động, luyến tiếc, nhớ nhung và ai cũng muốn nói với nhau rằng: Hãy nhớ mãi,  hãy trân trọng, hãy khắc sâu trong tim chúng ta những kỷ niệm khó quên tại trại. ­ Múa chia tay. Kết thúc đêm lửa trại. 1. NHẮC VÀ NÓI TÊN (HAY CÒN GỌI LÀ TRÒ CHƠI “GIỚI THIỆU TÊN”) Người chơi xếp thành vòng tròn, người thứ nhất giới thiệu tên mình, người kế bên sẽ lặp lại tên người thứ nhất và giới thiệu tên mình. Người thứ ba nhắc lại tên hai người trước rồi đến tên mình. Trò chơi tiếp tục và ai quên hoặc lộn tên thì đứng lên ngồi xuống 03 lần và chơi tiếp. Khi cả vòng tròn đã biết tên nhau, chúng ta sẽ chuyển sang gọi tên. 2. BẠN NÀO ĐẤY (hay còn gọi là trò chơi “Nhớ tên”) - Cách chơi: Tất cả các bạn ngồi thành vòng tròn. Quản trò gọi tên một bạn nào đó lập tức hai bạn ngồi hai bên bạn được gọi tên sẽ hô “Có”. Và bạn được gọi tên lại tiếp tục gọi tên một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục như thế. - Luật chơi : Bạn được gọi trúng tên mà hô “Có”, sẽ bị phạt. Cả hai bạn ở hai bên, nếu chậm trễ, hoặc làm sai cũng bị phạt. 3. KẾT THÂN - Cách chơi: Các bạn ngồi vòng tròn. Bắt đầu quản trò hô “Kết thân, kết thân”. tất cả các bạn khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Quản trò đáp: Với A, với A”. Tức thì bạn được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân, ai chậm trễ sẽ bị phạt - Luật chơi: 1. Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.
  5. 2. Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều) 4. Tìm bạn - Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật - Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội nam và nữ - Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim - Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn - Địa điểm: trong hội trường - Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho nam và nữ (trên nửa của nam ghi “Nếu”, còn bên nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi nam, nữ tìm nửa của mình để ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải. Sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình trên các nửa của trái tim được ghép lại. MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN SỨC KHỎE, NHANH NHẸN Đua Ghe Ngo Cách chơi: Người chơi được chia thành 3 - 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi trước; hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc. Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt quãng sẽ bị loại. Ngũ Long Tranh Đuôi Cách chơi: Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc. Luật chơi: - Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc. - Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.
  6. Ghế Di Động Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là thắng cuộc. Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại. Băng Qua Lửa Đạn Cách chơi: Quản trò cho chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia thành 4 đội, bốc thắm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích (bao nylon đựng nước) của 2 đội còn lại đứng cách xa đó 5m ném vào. Khi đã qua cầu, người này phải cắm cờ vào ô do ban rổ chức quy định. Sau đó, lần lượt các thành viên còn lại sẽ tiếp tục qua cầu. Đội nào băng qua an toàn, cắm cờ đầy đủ và nhanh nhất là thắng cuộc. Sau đó, tới lượt 2 đội còn lại băng qua cầu. Cuối cùng, 2 đội thắng sẽ thi với nhau để chọn ra đội nhanh nhất. Luật chơi: Ai bị ném té khỏi cầu khỉ phải quay trở về vị trí xuất phát và đi lại. Con Tàu Tìm Báu Vật Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m. Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển. Ví dụ: - Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái. - Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải. - Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng. Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.
  7. Luật chơi: Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại. MỘT SỐ TRÒ CHƠI VỪA NHANH, VỪA KHÉO Đổ Nước Vào Chai Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4 – 6m, đặt những cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng người sẽ lấy muỗng múc nước nơi thau (để ở vạch xuất phát) đi đổ vào chai, sau đó về trao muỗng cho người khác tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ thắng. Luật chơi: Số người chơi các đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đã đi hết 1 lần mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt của người đầu tiên. Trò chơi này cũng có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng. Cõng Bạn - Ăn Chuối Cách chơi: Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau. Bạn nam cõng ban nữ bịt mắt và còng tay. Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng. Luật chơi: - Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng. - Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối. Ngậm Muỗng Trong Thau Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội từ 4 người trở lên. (Lưu ý: nếu là 4 người phải là 4 nam, hoặc 2 nam 2 nữ, không được chơi với đội hình là 4 nữ). Quản trò sẽ thổi còi và các đội di chuyển như sau: Một người sẽ di chuyển bằng 2 tay. Người thứ 2 sẽ đứng phía sau cầm 2 chân của người thứ nhất đẩy đi. Cách vạch xuất phát khỏang 5m có đặt những cái thau bên trong đựng những cái muỗng. Người thứ nhất sẽ dùng miệng của mình để lấy 1 cái muỗng trong thau nước rồi quay về vạch xuất phát. Tương tự như thế, cặp thứ 2 sẽ tiếp sức cho cặp thứ nhất. Đội nào lấy được hết số muỗng trong thau của mình sớm nhất sẽ thắng cuộc.
  8. Luật chơi: Khi dùng miệng lấy muỗng trong thau, người thứ nhất không được chạm chân xuống đất. Nếu vi phạm, chiếc muỗng đó sẽ được để lại trong thau và đội đó phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát. Một số trò chơi được tổ chức trong lớp học, hội trường, trên xe khi tham  quan...  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ. Nội dung: - Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau: + Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu. + Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt. + Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước. + Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò. Cách chơi: - Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên. - Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo). - Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò. Phạm luật: - Những trường hợp sau phải chịu phạt: + Làm động tác sai với lời hô của quản trò. + Không nhìn vào quản trò. + Làm chậm, làm không rõ động tác. Chú ý: - Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi. - Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí. 2. Chức năng: Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người. Nội dung: - Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận. - Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:
  9. Mắt: Nhìn Tai: Nghe Mũi: Ngửi Miệng: Ăn Cách chơi: - Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận. - Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng. Ví dụ: - Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt... Phạm luật: - Chỉ sai với chức năng. - Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát. - Không nhìn quản trò. - Chú ý: - Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi. - Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi. 3. Lời chào: Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui. Nội dung: - Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau: + Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội. + Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực. + Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống. + Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời. Cách chơi: - Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo. - Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu. Luật chơi: - Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai. - Làm không rõ động tác là sai. Chú ý: - Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
  10. - Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi. Một số trò chơi tổ chức ngoài sân bãi  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  1. Truyền tin Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội. Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội. Nội dung: Truyền thông tin của chỉ huy (quản trò) rồi báo cáo. Cách chơi: - Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau. - Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh. - Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò "tin" mà quản trò đã phát ra. Luật chơi: - Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng. - Đội nào để lộ tin coi như thua. - Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy. - Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt. Chú ý: - Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại. - Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội). - Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài. - Các chữ trong bản tin bằng nhau. - Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước. - Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi. 2. Bắt cá: Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt. Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.
  11. Nội dung: Quản trò quy định người bắt cá và cá. - Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao. - Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn. Cách chơi: - Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt. - Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài. Luật chơi: - Cá nào bị bắt là thua. - Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục. - Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn. Chú ý: Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá. 3. Đổ nước chai Trò chơi được tổ chức ở các hội trại, hội thi, v.v.. Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v... tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong học tập. Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau. Nội dung: Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước. Cách chơi: - Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng người ở các đội bằng nhau. - Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn. - Kẻ vạch giữa chậu nước và chai. - Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v... trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại. - So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng. Dụng cụ chơi:
  12. - Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi. - Thìa múc nước. - Chậu đựng nước. Luật chơi: - Phải đưa thìa ở vạch xuất phát. - Dùng chai và thìa giống nhau. - Không bóp méo thìa. - Chỉ dùng một tay đổ vào chai. Chú ý: - Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi. - Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi. 1. NHẮC VÀ NÓI TÊN (HAY CÒN GỌI LÀ TRÒ CHƠI “GIỚI THIỆU TÊN”) Người trời xếp thành vòng tròn, Người thứ nhất giới thiệu tên mình, người kế bên  sẽ lặp lại tên người thứ nhất và giới thiệu tên mình. Người thứ ba nhắc lại tên hai  người trước rồi đến tên mình. Trò chơi tiếp tục và ai quên hoặc lộn tên thì đứng lên ngồi xuống 03 lần và chơi  tiếp. Khi cả vòng tròn đã biết tên nhau, chúng ta sẽ chuyển sang gọi tên. 2. BẠN NÀO ĐẤY (hay còn gọi là trò chơi “Nhớ tên”) ­ Cách chơi: Tất cả các bạn ngồi thành vòng tròn. Quản trò gọi tên một bạn nào đó lập tức  hai bạn ngồi hai bên bạn được gọi tên sẽ hô “Có”. Và bạn được gọi tên lại tiếp  tục gọi tên một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục như thế. ­ Luật chơi: Bạn được gọi trúng tên mà hô “Có”, sẽ bị phạt. Cả hai bạn ở hai bên, nếu chậm  trễ, hoặc làm sai cũng bị phạt. 3. KẾT THÂN ­ Cách chơi:  Các bạn ngồi vòng tròn. Bắt đầu quản trò hô “Kết thân, kết thân”. tất cả các bạn  khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Quản trò đáp: Với A, với A”. Tức thì bạn được gọi  tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân, Ai chậm trễ sẽ bị phạt ­ Luật chơi: 1. Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.
  13. 2. Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều) 4. TẬP LÀM QUEN CHO NHANH (tập trí nhớ) Vòng tròn cùng nhắc câu “Tập Làm nhanh cho quen” trong lúc làm động tác. Người quản trò ra đứng giữa vòng tròn, trong lần nhắc nhở đầu tiên cả vòng tròn  không làm động tác chỉ người điều khiển vỗ tay, sang lần thứ hai thì người điều  khiển sẽ thay thế sẽ thay động tác khác, lúc bấy giờ vòng tròn vỗ tay. Và khi người điều kiển chuyển qua động tác thứ ba thì cả vòng tròn thực hiện  động tác thứ hai của người quản trò. Chú ý: + Vòng tròn thực hiện sau 01 động tác của quản trò ( bắt chước động tác của  người điều khiển) + Người điều khiển nên đổi động tác từ dễ đến khó. + Vòng tròn thực hiện, nhịp đọc câu (*) “Tập làm nhanh cho quen” Hát vài bài hát tập thể (tập cơ hàm) 5. TẬP TỰ CHỦ Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò. Tất cả vòng tròn đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn  và được làm 03 động tác thật hài hoặc nói một câu thật dí dỏm sao cho người  đối diện với mình phải cười. Người đối diện và người quản trò không được cười,  nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt. 6. THEO BƯỚC CHÂN ANH (tập cơ tay) Tất cả vòng tròn quan sát người điều khiển, và chỉ vỗ tay khi chân người điều  khiển chạm đất Nếu chân người điều khiển chưa chạm đất mà trong vòng tròn  có người vỗ tay là vi phạm luật chơi. 7. BỐN MÙA (tập phản xạ) ­ Cách chơi: Quản trò đứng giữa vòng, chỉ một bạn và nói tên một mùa, bạn đó sẽ đáp về  thời tiết mùa ấy (Thí dụ: Mùa đông ­ Lạnh) Các bạn có thể nói về khí hậu, hoặc về các ngày kỷ niệm … trong thời gian đó, 
  14. tuỳ theo sự thống nhất của tập thể. 1. Các bạn phải đáp thật nhanh, đáp chậm dù đúng cũng bị phạt. 2. Khi bạn nào trả lời sai, quản trò phải chỉ cho biết sai chỗ nào, câu đáp đúng là  gì.  7. TAI THỎ (BẮT THỎ) ­ Tất cả các bạn đưa hai ngón trỏ lên để ở đầu, trên mang tai. Quản trò đi vòng  quanh, đến gần một bạn bất chợt nắm ngón tay của bạn này. Ngay lập tức bạn  này phải rụt ngón tay lại không để cho quản trò nắm được. 1. Các bạn phải tự giác để hai ngón tay lên đầu khi quản trò đi tới gần. 2. Quản trò làm động tác phải thật nhanh nhẹn, rứt khoát, thình lình sao cho bạn  không rút kịp tay lại. 3. Bạn nào bị nắm tay phải vào làm thay cho quản trò. 4. Quá 5 lần, quản trò không bắt được ai, sẽ bị phạt. 8. CHANH – CHUA, CUA ­ KẸP Mỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải  người kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to "Chanh" cả  vòng tròn đáp "Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng tròn đáp nhanh  "Kẹp" cùng lúc tiếng "kẹp" thì tay phải mỗi người phải nhanh chóng nắm lại thật  nhanh sao cho nắm được bàn tay trái của người bên cạnh và đồng thời cũng thụt  tay trái về không để bị kẹp. Người nào chậm bị kẹp là bắt phạt. 9. ĐẤU SÚNG Quản trò đến chỉ vào bạn nào đó hô: “Đoàng”, bạn đấy phải ngồi xuống và hai  bạn đứng bên chỉ vào nhau cùng hô “Đoàng” 1. Quản trò chỉ bạn nào mà bạn đó ngồi xuống không kịp coi như phạm lỗi 2. Hai bạn đứng hai bên, bạn nào bắn chậm hơn cũng bị thua. Người bị phạm lỗi  phải ngồi xuống để vòng tròn không bị đứt vãng 10. NHANH TAY GIỮ LẤY (Bắt người) Cho vòng tròn điểm số 1, 2 hoặc từ 1 đến hết, đánh dấu từng cặp số. Khi quản  trò hô to “chẵn” thì tất cả những người mang số 2, 4, 6 … quay anh người bên  cạnh số lẽ và giữ chặt. Riêng các bạn mang số lẽ tìm cách chạy vào chính giữa vòng tròn thì thoát. Nếu 
  15. bị bắt thì người bắt được có thể nắn tượng người bị bắt đứng im trong 30 giây  hoặc hình phạt khác. 11. NHÓM YÊU THÍCH  Quản trò chia vòng trò ra thành 02 đến 04 nhóm. Quản trò đọc to một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên  một tực đề phim hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó. Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. Nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa đề phim,  tực đề bài hát đã nói là bị xử thua.  Nên quy định tỉ số thắng bại Chú ý: trò chơi này có thể phát triển thêm thành các kiển như sau: a) Nói địa danh: Nhóm A xướng địa danh: Tây Ninh Nhóm B sẽ nói địa danh tiếp theo từ mẫu tự đầu của chữ cuối (N của Ninh): Nha  Trang Bên Nhóm A sẽ nói tiếp Thủ Dầu Một… cuộc chơi tiếp tục khi có đội thua Luật quy định: ­ Lặp lại địa danh đã nói rồi – Thua ­ Sau 05 lần đếm của trọng tài mà không trả lời được thua. b) Tên danh nhân ; nhân vật lịch sử Việt Nam c) Hoặc hát theo chủ đề: Những bài hát có chữ “Mưa” chữ “Sông” chữ “Nhà” 12. ĐỐI THƠ ­ Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra làm 02 nhóm, mỗi nhóm có từ 10 đến 15 thành viên.  Quản trò bắt đầu xướng lên một vần trong 24 chữ cái và chỉ một trong 02 nhóm.  Nhóm này lập tức đọc ngay một câu thơ bất kì bắt đầu bằng chữ cái ấy. Thí dụ: Quản trò ra vần “T”, thì nhóm được chỉ định sẽ đọc “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu) Khi nhóm này đọc xong, nhóm kia sẽ tiếp tục bằng câu khác. Thí dụ:  “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” (Bác Hồ) Cuộc chơi sẽ tiếp tục, bên nào bí sẽ thua một điểm ­ Luật chơi: 1. Câu thơ đọc phải có ý nghĩa. Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa, tác 
  16. giả bài thơ đó. 2. Các bạn có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu) 13. NHANH TAY LẸ CHÂN (thử nhóm nào nhanh hơn) ­ Địa điểm: Trong phòng hoặc ngoài trời ­ Cách chơi: chơi toàn thể hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm. Quản trò hô: Trại ta (hoặc Lớp ta, Hội ta) đang cần. Tất cả người chơi cùng đồng  thanh: “Cần gì, cần gì”? Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả  năng thực hiện  Ví dụ cần 05 cái kẹp tóc Hay cần 03 đôi giầy đen hoặc 01 sơi tóc dài 01 mét… Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc. Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu: ­ Cần một bài vọng cổ ­ Cần một nàng công chúa xinh đẹp ­ Cần 04 câu thơ lục bát… * Mục đích: phán đoán nhanh * Số lượng: 30 -> 40 người, chia thành 3 -> 4 đội * Địa điểm: ngoài sân * Thời gian: 3 -> 5 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò Cách chơi: quản trò chia người chơi ra thành từng đội (tuỳ ý), cử 1 đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện đứng cuối ở mỗi đội 1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18) cộng thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói Con muỗi  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  * Mục đích: tạo không khí vui vẻ * Số lượng: 50 -> 70 người * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Ban tổ chức: 1 quản trò
  17. Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang - Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần) - Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần) Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt Bà Ba đi chợ  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh * Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người * Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển * Địa điểm: trong phòng * Thời gian: trong vòng 10 phút Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, …) Tin mật  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  * Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ * Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng * Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội * Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không quá 5 dòng) * Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân
  18. Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng CHƯƠNG TRÌNH ĐỐT LỬA TRẠI HỘI CỒNG CHIÊNG GỒM CÁC NỘI DUNG 1. Gọi lửa 2. Nhảy lửa. 3. Sinh hoạt cộng đồng. 4. Trò chơi nhỏ. 5. Phút sinh hoạt lửa tàn. 6. Chuyển lửa về từng tiểu trại, tổ chức sinh hoạt giao lưu. NỘI DUNG CHI TIẾT (trong suốt quá trình của đêm lửa trại, tiếng chuông trống luôn luôn vang lên  theo hướng dẫn của Quản trò). + Gọi lửa: Chọn 1 người hóa trang thanh già làng, 1 người hóa trang thành thần lửa. Sau khi chương trình chính diễn ra: Công bố giải của các phần thi xong, Quản  trò điều khiển tất cả các trại sinh tiến ra khu vực, sinh hoạt lửa trại. Các trại sinh  chạy ra tập hợp thành một vòng quanh đống củi. Già làng ra dấu hiệu và hú một  tràng dài (đã được báo trước) tất cả các tiểu trại đều hú theo: ­ Già làng: “Hỡi dân làng ơi!” ­ Các bạn đáp theo: “Ơi” ­ Già làng: “Hỡi trai làng ơi, thôn nữ ơi!” ­ Các bạn đáp theo: “Ơi” ­ Già làng: ”Trong không khí tưng bừng lễ hội, mừng 50 năm chiến thắng Điện  Biên. Ta già làng người đứng đầu buông làng Điện Biên, kêu gọi các con về 
  19. cùng mừng vui. Ồ ô! Ồ ô”. ­ Các bạn đáp theo: “Ồ ô! Ồ ô” Già làng đi quanh đống củi, làm điệu bộ cầu khấn: ­ Già làng: “Giàng ơi! Giàng ơi” ­ Các bạn đáp theo: “Giàng ơi! Giàng ơi” ­ Già làng: “Ô hô! ô hô” hoặc “À ha! à ha”... ­ Già làng: “Lửa ơi! Lửa ơi! Hãy mau xuất hiện” ­ Các bạn đáp theo: “Lửa ơi! Lửa ơi! Hãy mau xuất hiện” ­ Già làng: “Lửa mang cho ta sức mạnh” ­ Các bạn đáp theo: “Sức mạnh” ­ Già làng: “Lửa mang cho ta hơi ấm” ­ Các bạn đáp theo: “Hơi ấm” ­ Già làng: “Lửa cho ta xích lại gần nhau” ­ Các bạn đáp theo: “Xích lại gần nhau” ­ Già làng: “Thần Lửa! Thần Lửa” ­ Các bạn đáp theo: “Thần Lửa! Thần Lửa” ­ Già làng: “Hãy mau xuất hiện” ­ Các bạn đáp theo: “Hãy mau xuất hiện” Thần Lửa xuất hiện, tay cầm ngọn đuốc sáng, cất tiếng to rõ: “Ha, ha, ha. Ta đã  đến rồi đây!” ­ Già làng: “Ô hô! ô hô” hoặc “À ha! à ha”... ­ Các bạn đáp theo: “Ô hô! ô hô” hoặc “À ha! à ha”... ­ Thần Lửa: “Ta là thần Lửa, ta đến và đem văn minh cho loài người đây. Lửa...  Lửa... Lửa hãy cháy lên” (lúc này thần Lửa châm lửa vào củi). “Cháy mãi... cháy mãi... để muôn loài được gần nhau hơn” (lúc này vòng tròn hú lên một hồi dài và ngồi sát lại bên nhau).
  20. “Ngọn lửa của ta... ánh sáng của ta sẽ sưởi ấm muôn loài. Hỡi loài người hãy  cùng ta vui múa hát đêm nay”. + Hát ­ Múa: ­ Vòng tròn cùng hát cùng múa bài: (làm theo động tác của già làng, thần Lửa) “Lửa cháy, cháy lên...” “Lửa trại đêm nay lung linh...” ­ Khi bài múa hát kết thúc thì ném đuốc vào đống lửa. + Sinh hoạt cộng đồng và múa hát các bài múa hát tập thể: ­ Lúc này quản trò, quản ca cho chơi những trò chơi nhỏ. ­ Quản lửa phải lưu ý thiết kế lúc nào cần bùng lửa để tạo hiệu ứng ánh sáng ­ Quản trò lưu ý trò chơi cuối cùng phải tập hợp lại vòng tròn. + Phút sinh hoạt lửa tàn: ­ Tất cả phải im lặng và tịnh tâm lại, nắm chéo tay, cùng hát bài “giờ chia tay”  sau lời vọng. ­ Lời vọng: “Lửa đã tàn dần, tàn dần. Nhưng ngọn lửa ấy vẫn sáng và cháy mãi  mãi trong lòng chúng ta. Ngày hôm nay được sống trong hòa bình, được cầm tay  nhau bên ánh lửa thiêng liêng, chúng ta hãy cùng nhớ đến những người anh  hùng đã hy sinh cho mảnh đất này, cho quê hương này”. ­ Bắt bài hát cuối cùng: Giờ chia tay. ­ Chú ý: Trong suốt quá trình diễn ra đêm lửa trại, quản lửa và quản ca phải  thường xuyên chủ động và để ý tới ngọn lửa, cũng như tâm trạng của các trại  sinh trong lúc đang sinh hoạt, để có thể đẩy lên cao trào hoặc hạ xuống. CÁC CÁCH KHAI MẠC LỬA, CHÂM LỬA
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2