intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thái độ của trẻ vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh đối với người bệnh nhiễm HIV/AIDS

Chia sẻ: ViAres2711 ViAres2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

17
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc xác định quan điểm và nhận thức về sự kì thị và phân biệt đối xử của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thái độ của trẻ vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh đối với người bệnh nhiễm HIV/AIDS

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> <br /> THÁI ĐỘ CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI THÀNH PHỐ<br /> HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH NHIỄM HIV/AIDS<br /> Nguyễn Thị Phương Lan*, Pranee Lundberg**, Đoàn Thị Anh Lê*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: HIV/AIDS và những hệ lụy mà gây nó gây ra cho cá nhân, gia đình, và xã hội là rất nặng nề.<br /> Nhiều chương trình phòng chống HIV/AIDS của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đã được thực hiện tại<br /> Việt Nam từ 1990 đến nay, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn hạn chế. Thái độ của cộng đồng đối với người nhiễm<br /> HIV/AIDS là một trong những rào cản lớn.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Xác định quan điểm và nhận thức về sự kì thị và phân biệt đối xử của học sinh trung<br /> học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh đối với người nhiễm HIV/AIDS.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính, phỏng vấn nhóm tập trung 38 học sinh tại hai trường phổ<br /> thông trung học tại thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 6/2014.<br /> Kết quả: Nghiên cứu cho thấy nhiều ý kiến trái chiều trong thái độ của trẻ vị thành niên đối với người<br /> nhiễm HIV/AIDS, các nguyên nhân chủ yếu của thái độ tiêu cực là sợ bị lây nhiễm, liên quan đến giá trị đạo đức,<br /> bị ảnh hưởng của người xung quanh đặc biệt là phương tiện truyền thông đại chúng.<br /> Kết luận: Học sinh ở hai trường phổ thông trung học có quan điểm tích cực lẫn tiêu cực đối với người nhiễm<br /> HIV/AIDS, các nguyên nhân chủ yếu của thái độ tiêu cực là sợ bị lây nhiễm, liên quan đến giá trị đạo đức, bị ảnh<br /> hưởng của người xung quanh. Nhận thức của học sinh về các hành vi, thái độ được cho là kì thị, phân biệt đối xử<br /> bao gồm: xa lánh, thờ ơ, không tạo điều kiện việc làm cho người nhiễm HIV/AIDS với nguyên nhân chính là sợ<br /> lây nhiễm, “dán nhãn” người nhiễm HIV/AIDS với hình ảnh mang tính tiêu cực, liên quan đến tệ nạn xã hội.<br /> Từ khóa: HIV, vị thành niên, kì thị, phân biệt đối xử.<br /> ABSTRACT<br /> ATTITUDE OF HIGH SCHOOL STUDENTS IN HO CHI MINH CITY TOWARDS PEOPLE LIVING<br /> WITH HIV/AIDS (PLWHAs)<br /> Nguyen Thi Phuong Lan, Pranee Lundberg, Doan Thi Anh Le<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 152 - 159<br /> <br /> Introduction: HIV / AIDS and its consequences devastatingly impacts on individuals, families, and society.<br /> Many programs on HIV / AIDS organized by the government and NGOs have been conducted in Vietnam since<br /> 1990, but the effect is still limited. The attitude of the community towards people with HIV / AIDS is one of the<br /> major barriers.<br /> Objectives: Explore the views, perceptions of stigma and discrimination of high school students in Ho Chi<br /> Minh towards people living with HIV / AIDS (PLWHAs)<br /> Methodology: Qualitative research, focus groups interviewed 38 students at two high schools in Ho Chi<br /> Minh City was conducted from May to July 6/2014.<br /> <br /> <br /> * Đơn vị Huấn Luyện Kỹ Năng Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học- Khoa Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học- Đại Học Y<br /> Dược Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> ** Khoa y tế công cộng và Khoa học chăm sóc, Đại học Uppsala- Thụy Điển<br /> Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Phương Lan ĐT: 0935459989 Email: nguyenthiphuonglan84@gmail.com<br /> <br /> 152 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Results: The research results show that mixed opinions in the attitude of adolescents, the main cause of<br /> negative attitudes is fear of infection, related to the moral value, affected by people around especially negative<br /> representations of PLWHAs in mass media.<br /> Conclusion: Students in 2 high schools have inconsistent attitudes towards PLWHAs. The main cause<br /> includes exaggerated fears of HIV infection, related to the value morality, social affect. Students’ awareness about<br /> behaviors, attitudes of stigma, discrimination consist of isolation, ignorance and not facilitating employment for<br /> people with HIV / AIDS which the main reason are fear of infection transmission, "labeling" PLWHAs with<br /> negative images, related to social evils.<br /> Key word: HIV, adolescent, stigma, discrimination.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ về các phương thức lây truyền của HIV/AIDS,<br /> quan niệm của người dân về mối liên hệ sâu sắc<br /> Theo báo cáo mới nhất từ cục phòng chống đối với HIV và những người trong nhóm nguy<br /> HIV/AIDS - Bộ Y tế, tính đến ngày 30/09/2014, cả cơ cao như tiêm chích ma túy, mại dâm, được<br /> nước có khoảng 224.223 trường hợp hiện nhiễm xem là tệ nạn xã hội(3,7,9). Ngoài ra, những sai lầm<br /> HIV, trong đó số người bệnh chuyển sang giai<br /> trong phương thức truyền thông trước đây cũng<br /> đoạn AIDS khoảng gần 70.000 ca. Mặc dù số đã ảnh hưởng nặng nề lên quan niệm chưa đúng<br /> người mới nhiễm HIV có xu hướng giảm trong 7 của người dân, cộng đồng đối với người nhiễm<br /> năm trở lại đây, tuy nhiên số ca mắc mới vẫn ở HIV, AIDS. Nhận thức được vấn đề đó, những<br /> mức cao từ 12.000 đến 14.000 trường hợp mỗi năm gần đây, các biện pháp tuyên truyền và<br /> năm. Con số trên cũng phản ánh rằng, mặc dù số giáo dục sức khỏe trong cộng đồng về vấn đề<br /> ca mắc mới có xu hướng giảm, tuy nhiên nhìn<br /> HIV/AIDS cũng đã được thay đổi. Một trong<br /> chung, tổng số người đang nhiễm HIV lại ngày cách chính sách tuyên truyền đó là “Chống kì thị<br /> một gia tang và những hệ lụy mà HIV/AIDS gây và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”. Nội<br /> ra cho cá nhân, gia đình, và xã hội là rất nặng dung chính sách này cũng đã được ban hành<br /> nề(1). Mặc dù, rất nhiều chương trình phòng<br /> trong Luật phòng chống HIV/AIDS của quốc hội<br /> chống HIV/AIDS của các tổ chức chính phủ và nước ta số 64/2006/QH11(2).Trẻ vị thành niên là<br /> phi chính phủ đã được thực hiện tại Việt Nam từ một trong nhóm đối tượng có tỉ lệ nhiễm<br /> 1990 đến nay, tuy nhiên, phần nào hiệu quả của<br /> HIV/AIDS gia tăng trong những năm gần đây.<br /> các chương trình trên còn bị hạn chế do sự kì thị Việc hiểu biết về HIV/AIDS và có thái độ đúng<br /> và phân biệt đối xử đối với người sống chung đắn đối với căn bệnh này là một điều hết sức cần<br /> HIV/AIDS (PLHIV). Với sự hiểu biết về thiết. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích<br /> HIV/AIDS của người dân ngày càng cao so với tìm hiểu về thái độ của trẻ vị thành niên tại<br /> trước đây, mặc dù kì thị và phân biệt đối xử với thành phố Hồ Chí Minh đối với người nhiễm<br /> người nhiễm HIV/AIDS được cải thiện, nhưng HIV/AIDS đang còn bị bỏ ngõ.<br /> vẫn còn là một thực trạng tại Việt Nam. Điều này<br /> Câu hỏi nghiên cứu: Học sinh trung học phổ<br /> dẫn tác động rất lớn đến việc đời sống, chăm sóc<br /> thông có thái độ như thế nào đối với người bệnh<br /> y tế đối người nhiễm HIV/AIDS, nặng nệ hơn có<br /> nhiễm HIV/AIDS?<br /> nguy cơ làm gia tăng nạn dịch trong cộng đồng<br /> ngày càng cao(4,5,6). Mục tiêu nghiên cứu<br /> Giảm tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS là một trong Mục tiêu tổng quát<br /> những mục tiêu hàng đầu trong các chính sách y Xác định quan điểm và nhận thức về sự kì<br /> tế tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy thị và phân biệt đối xử của học sinh trung học<br /> rằng, nguyên nhân dẫn đến sự kì thị và phân phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh đối với<br /> biệt đối xử xuất phát từ sự hiểu biết chưa rõ ràng người nhiễm HIV/AIDS?<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 153<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> Mục tiêu cụ thể Phương pháp chọn mẫu<br /> - Xác định thái độ của học sinh trung học phổ Thuận tiện có mục đích<br /> thông tại thành phố Hồ Chí Minh đối với người<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> nhiễm HIV/AIDS.<br /> Nghiên cứu định tính.<br /> - Xác định quan điểm, nhận thức của học<br /> sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Phương pháp thu thập dữ liệu<br /> Minh về sự kì thị và phân biệt đối xử đối với Phỏng vấn nhóm tập trung.<br /> người nhiễm HIV/AIDS. KẾT QUẢ<br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU 40 học sinh (28 nữ, 12 nam) trong 2 trường<br /> Đối tượng nghiên cứu phổ thông trung học đồng ý tham gia nghiên<br /> cứu, trong đó có 2 học sinh không thể tiếp tục<br /> 40 Học sinh ở hai trường trung học phổ<br /> cuộc phỏng vấn do vấn đề cá nhân. Tóm tắt<br /> thông nội và ngoại thành Thành phố Hồ Chí<br /> thông tin đặc điểm của người tham gia<br /> Minh.<br /> nghiên cứu.<br /> Bảng 1- Thông tin nền<br /> Nội dung PTTH Phan Đăng Lưu (N=18, 47.37%) PTTH Củ Chi (N=20, 52.63%)<br /> 16 6 (15.79%) 7 (18.42%)<br /> Tuổi 17 6 (15.79%) 6 (15.79%)<br /> 18 6 (15.79%) 7 (18.42%)<br /> Nam 6 (15.79%) 7 (18.42%)<br /> Giới tính<br /> Nữ 12 (31.58%) 13 (33.91%)<br /> Không 5 (13.16%) 8 (21.05%)<br /> Tôn giáo Phật 8 (21.05%) 10 (28.95%)<br /> Chúa 5 (13.16%) 2 (5.23%)<br /> 15 năm 15 (39.47%) 20 (52.64%)<br /> Có 18 (47.37%) 19 (50%)<br /> Nghe về HIV<br /> Không 0 (0%) 1 (2.63%)<br /> Có 4 (10.53%) 4 (10.53%)<br /> Từng quen biết người nhiễm HIV<br /> Không 14 (36.84%) 16 (42.10%)<br /> <br /> Thái độ của học sinh đối với người nhiễm nhiễm, liên quan đến giá trị đạo đức, bị ảnh hưởng<br /> HIV/AIDS của người xung quanh.<br /> <br /> Khi được hỏi đến về thái độ của học sinh đối Thái độ tiêu cực (kì thị) liên quan đến sợ<br /> với người nhiễm HIV/AIDS, nhiều ý kiến trái lây nhiễm HIV<br /> chiều được đặt ra. Thái độ tích cực bao gồm: cảm Kì thị - “Nỗi sợ” được chia làm nhiều mức<br /> thấy bình thường, thông cảm, thấy tội, cần giúp độ, từ “tiếp xúc bình thường nhưng không thoải<br /> đỡ, thái độ tiêu cực như thấy sợ, không thoải mái”, đến “hạn chế tiếp xúc” hoặc “không muốn<br /> mái, không muốn tiếp cận dè chừng, cảnh giác, tiếp cận”. Những học sinh trả lời đã từng biết<br /> hoặc thái độ lưỡng lự, hoặc xen lẫn tích cực và một người nào đó bị nhiễm HIV/AIDS (người<br /> tiêu cực. Điều đặc biệt tìm thấy là phần lớn các thân, hàng xóm) có thái độ tích cực và thông cảm<br /> câu trả lời tích cực được thấy ở đối tượng học hơn so với các nhóm khác. Thái độ tích cực, xen<br /> sinh khối 10 hơn là ở khối 11, 12, ở trường ngoại lẫn tiêu cực chiếm phần lớn ý kiến trả lời, nếu<br /> thành hơn là nội thành, nam > nữ. Nguyên nhân như người nhiễm là những người có mối quan<br /> chính khi được hỏi về lý do khiến người tham hệ trước đó với người tham gia nghiên cứu:<br /> gia nghiên cứu có thái độ tiêu cực là sợ bị lây<br /> <br /> <br /> 154 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> người thân, bạn bè, … Mức độ thân thiết càng chứ bạn ấy sẽ rất buồn, lỡ tự tử, nhưng thời gian<br /> cao, sự kì thị càng nhỏ. đầu chắc em cũng hơi sợ sợ” (Hs nam, 18 tuổi).<br /> “Các bạn nghĩ như thế nào về người nhiễm - Thái độ tiêu cực (kì thị) liên quan đến các<br /> HIV/AIDS?” (NCV). hành vi nguy cơ liên quan đến giá trị đạo đức<br /> “Em thấy bình thường, không nhất thiết phải (nghiện hút ma túy, mại dâm).<br /> xa lánh. Theo em nghĩ thì những bệnh nhân Điều đáng nói ở đây là ngoài thái độ tiêu cực<br /> HIV/AIDS thì họ cũng rất là bình thường, họ liên quan đến “sợ bị lây truyền”, thái độ tiêu cực<br /> cũng là con người như mình, họ cần được mọi còn do sự nhận thức về mối liên quan giữa<br /> người quan tâm hơn là xa lánh” (Hs nam, 16 HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội như tiêm chích<br /> tuổi). ma túy, mại dâm. Phần lớn các câu trả lời đều<br /> “…công nhận là biết không nên kì thị với cho rằng, những đối tượng nhiễm HIV từ những<br /> những người đó những mà em nghĩ có một chút nguyên nhân trên, liên quan đến giá trị đạo đức,<br /> khoảng cách, sợ mấy người đó lắm, không phải được cho là những người vi phạm đạo đức xã<br /> kì thị nhưng mà em sợ cái bệnh đó..nó.. nó có thể hội “hút chích, mại dâm, ăn chơi” nên mới bị<br /> lây qua đường nào đó mà e hổng biết cách nhiễm, do vậy đáng lên án, chỉ trích, đáng bị<br /> ngừa…. e biết nó lây qua đường máu, nhưng trừng phạt hơn là thông cảm. Mức độ kì thị được<br /> nhiều lúc tiếp xúc với họ…mình sơ suất, không nhận thấy cao hơn so với sự kì thị liên quan đến<br /> biết được.” (Hs nữ, 16 tuổi). yếu tố sợ lây nhiễm. Rất nhiều ý kiến cho thấy<br /> rằng quan niệm xem HIV/AIDS như một “tệ nạn<br /> Lúc đầu em cũng thấy sợ sợ khi người ta đến<br /> xã hội”, vẫn còn tồn tại rất nhiều trong quan<br /> gần mình, sợ người ta lây cho mình, nhưng giờ<br /> niệm của các học sinh.<br /> thì em biết rồi, nên em cũng không sợ như lúc<br /> đầu nữa, em cũng thấy tội cho họ, sợ họ cảm “HIV/AIDS hả chị, mấy người xì ke, mại<br /> thấy bị xa lánh rồi sẽ nghĩ đến cái chết,.. tự vẫn, dâm đó hả….” (Hs nữ, 18 tuổi).<br /> rồi nhiều thứ khác nữa đến gia đình họ sau này.” “Em thì cũng tùy người mà mình có nên kì<br /> (Hs nam, 18 tuổi). thị hay không, nếu người đó bị là do ba mẹ<br /> Phần lớn các học sinh cho rằng, vẫn thông truyền lại hoặc như dạng họ bị đạp kim tiêm,<br /> cảm, chia sẻ với bạn bè, người thân bị nhiễm, tuy ống chích hay tai nạn gì đó, nhưng nhiều người<br /> nhiên mối quan hệ sẽ chuyển hướng tiêu cực khác là do nghiện ngập hay gì đó mới bị nhiễm<br /> hơn là tích cực, tâm lý “khó chấp nhận” lúc ban HIV, nhưng nếu như người ta đã vào trại cai<br /> đầu được nhận thấy ở hầu hết các ý kiến. nghiện, người ta quyết tâm làm lại từ đầu thì<br /> mình không nên kì thị nhưng vẫn cẩn thận hơn<br /> “Em nghĩ nếu biết bạn mình hay người thân<br /> trong việc tiếp xúc với người ta, để tránh lây<br /> bị nhiễm HIV/AIDS, chắc lúc đầu em sẽ bị shock,<br /> nhiễm cho mình” (Hs nữ, 17 tuổi).<br /> giận, không muốn tiếp xúc, nhưng sau đó em<br /> nghĩ em giúp đỡ bạn đó,… nhưng mối quan hệ “Em thấy những người do ăn chơi quá đà<br /> chắc không như trước, chắc cũng có khoảng mà bị nhiễm thì đáng để cho họ một bài học”<br /> cách, cũng có chút đề phòng chứ chị” (Hs nữ, 17 (Hs nữ, 18 tuổi).<br /> tuổi). “…ai biểu ăn chơi rồi bị như vậy, chỉ tội cho<br /> “Bạn bè thì vẫn chơi bình thường nhưng có gia đình họ, nên cho vô trại cai nghiện, chứ<br /> chừng mực” (Hs nam, 16 tuổi). không gây hại cho người khác” (Hs nữ, 16 tuổi).<br /> Một số ý kiến khác lại cho rằng: “Có anh kia em biết, không biết ảnh có bị<br /> HIV không, …chắc có, nhưng ảnh nghiện ma<br /> “Em nghĩ em sẽ tốt, quan tâm, thân với bạn<br /> túy, bình thường hổng sao, nhưng em cũng<br /> ấy hơn, chỉ cần mình biết phòng ngừa là được,<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 155<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> không dám tiếp xúc, sợ bị ảnh hưởng.” (Hs nam, “Xóm em lúc trước có anh kia nghiện xì ke,<br /> 17 tuổi). bị nhiễm HIV, giờ ảnh chết rồi, chết được mấy<br /> “Nếu người đó em biết, người thân thì bình năm rồi, nhưng đám ma ảnh, đâu có ai đi, ảnh bị<br /> thường, nhưng lúc đầu em nghị có hơi sợ một mà người nhà còn không chăm sóc nữa kìa, lúc<br /> chút, chứ mấy người khác, ai biết lại gần họ có đầu không ai quan tâm, nhưng khi nặng quá,<br /> làm gì mình không, nên phải dè chừng. (HS nữ, cũng có người tới” (Hs nam, 18 tuổi).<br /> 16 tuổi). Theo ý kiến của phần lớn các học sinh thái<br /> Ảnh hưởng của những người xung quanh độ, hành vi được cho là kì thị phân biệt đối xử<br /> bao gồm: “xa lánh, không tiếp xúc, ghét bỏ, khinh bỉ,<br /> Trẻ vị thành niên đang trong giai đoạn hình<br /> không quan tâm, làm ngơ, nói xấu, lăng mạ”. Tuy<br /> thành nhân cách trưởng thành, chịu ảnh hưởng<br /> nhiên, các ý kiến cho rằng, xa lánh, hạn chế tiếp<br /> lớn từ gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội, thông<br /> xúc, làm ngơ (thờ ơ) là những biểu hiện được<br /> tin đại chúng. Mặc dù có kiến thức liên quan đến<br /> cho là kì thị. Ngoài ra, một số học sinh còn nhận<br /> HIV/AIDS, nhưng thái độ của các em đối với<br /> thấy rằng “không tạo điều kiện công ăn việc làm,<br /> người nhiễm HIV/AIDS chịu ảnh hưởng rất lớn<br /> đuổi việc khi đang làm, khó xin việc khi được tuyển<br /> từ các yếu tố trên. Tuy nhiên, nhìn chung, người<br /> dụng”cũng là một biểu hiện của sự kì thị, và<br /> nghiên cứu nhận thấy rằng sự kì thị ở nhóm học<br /> phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Mặc dù rất ít,<br /> sinh này ở mức độ thấp hơn so với hai nhóm<br /> chỉ có 3/38 ý kiến cho rằng, bản thân người<br /> nguyên nhân trên.<br /> nhiễm HIV cũng tự cô lập, không tiếp xúc với<br /> “Em biết đường lây, nhưng không biết<br /> những người xung quanh.<br /> nữa, vẫn thấy sợ sợ, không biết tại sao” (Hs<br /> “Em thấy cũng tội họ, nhiều người vô tình bị<br /> nam, 17 tuổi).<br /> nhiễm HIV thôi, nhưng nói chung họ khó hòa<br /> Ngay cả khi được hỏi về thái độ của học sinh<br /> nhập được, đang làm, tự nhiên bị cho thôi việc”<br /> khi biết người thân hoặc bạn bè.<br /> (Hs nam, 18 tuổi).<br /> “Anh hàng xóm của em đó, lúc trước em<br /> “Em thấy mấy người đó đi xin việc cũng<br /> cũng có chơi với ảnh, nhưng giờ hết rồi. Ảnh<br /> khó” (Hs nữ, 17 tuổi).<br /> mới bị HIV, mấy đứa trong xóm, hổng dám<br /> “Em thấy họ cũng mặc cảm, xấu hổ, không<br /> lại, em không sợ lây, nhưng làm em cũng ớn<br /> muốn chơi với ai, nên cũng khó để giúp” (Hs<br /> ớn,… mẹ em cũng không cho chơi nữa” ( Hs<br /> nam, 18 tuổi).<br /> nữ, 17 tuổi).<br /> Nguyên nhân chủ yếu được cho là dẫn đến<br /> Thái độ của xã hội đối với người nhiễm<br /> sự kì thị là do sợ lây, người bệnh thường xuất<br /> HIV/AIDS, hành vi, nguyên nhân được thân từ thành phần xấu trong xã hội, sợ bị lôi<br /> cho là kì thị, phân biệt đối xử kéo, ngoài ra việc “dán nhãn” cho những người<br /> Mặc dù một số ý kiến cho rằng, hiện nay cái HIV/AIDS thường đi đôi với những hình ảnh<br /> nhìn về người nhiễm HIV/AIDS có phần cởi mở mang tính hù dọa, hoặc chết chóc đã ăn sâu vào<br /> hơn, người nhiễm được nhận sự quan tâm, giúp suy nghĩ của người dân. Theo một số ít học sinh,<br /> đỡ, thông cảm do với trước kia, tuy nhiên phần phương tiện truyền thông, cũng góp phần ảnh<br /> lớn các học sinh đều có ý kiến chung là xã hội hưởng đến sự kì thị, nói đến ma túy, cha, mẹ,<br /> vẫn kì thị (chưa quan tâm, xa lánh, cách ly, tách người xung quanh, thậm chí cả học sinh đều<br /> biệt) người nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là những nghĩ tới những hình ảnh tiêu cực đi đôi với các tệ<br /> người nhiễm HIV “xuất phát từ thành phần xấu nạn xã hội.<br /> trong xã hội”.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 156 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> “Em nghĩ là do sợ chết, sợ bị lây,…, đánh giá kì thị vào cái quá khứ của họ, tại nhiều nơi vẫn<br /> họ không được đàng hoàng,…người không còn kì thị nhiều về cái quá khứ, quá chú trọng hồ<br /> đúng đắn, không ngay thẳng” (Hs nam, 16 tuổi). sơ của bản thân” (Hs nam, 17 tuổi).<br /> “…sợ bị lôi kéo đi…nghiện” (Hs nam, 17 “người ta hoàn lương rồi mà không thừa<br /> tuổi). nhận họ, họ quay lại con đường lầm lỡ của họ,<br /> “Hình HIV, ma túy thấy ghê ghê, bộ xương, họ có thể nghiện ngập còn hơn xưa, là do xã hội<br /> chết, thấy ghê, em không biết nữa, nhưng em không chấp nhận nên họ không có việc làm, vấn<br /> nghĩ họ cũng dơ dơ, cũng thấy ớn ớn, ti vi chiếu đề là họ nghiện ngập lại rồi ăn cắp, rồi lại xảy ra<br /> đó chị” (Hs nữ, 17 tuổi). nhiều tệ nạn hơn” (Hs nữ, 18 tuổi).<br /> <br /> Biện pháp giảm kì thị, phân biệt đối xử “Em biết một số trường hợp thì có người đã<br /> cai nghiện rồi nhưng lúc trở lại thì rất nhiều<br /> đối với người nhiễm HIV/AIDS<br /> người kì thị họ, cái họ bắt đầu trở lại con đường<br /> Hầu hết các ý kiến đều cho rằng tuyên<br /> lây lan cho người khác để giống như… trả đũa”<br /> truyền về bệnh và đường lây vẫn là một biện<br /> (Hs nữ, 18 tuổi).<br /> pháp nổi trội giúp người dân hiểu rõ hơn về<br /> “Em thấy mấy cái hoạt động HIV đó,<br /> HIV/AIDS và thông cảm hơn người bệnh. Tuy<br /> nhưng không phổ biến rộng rãi, như trường<br /> nhiên, theo các em, nội dung tuyên truyền nên<br /> mình, ít khi được thông báo những cái đó,<br /> được nhấn mạnh liên quan đến giá trị đạo đức:<br /> những cái đó chỉ có ở trên phường, nhưng ai<br /> “cần tuyên truyền người nhiễm HIV/AIDS không<br /> tham gia mới biết được, nếu biết được là trên<br /> phải ai cũng xấu, HIV không phải dễ lây bệnh”, cần<br /> ti vi, nhưng mà nhiều người bán tạp hóa, hoặc<br /> đưa ra mặt tốt, tích cực của người những người<br /> làm việc cả ngày họ đâu có nằm xem tivi tin<br /> này. Ngoài ra, các học sinh cho rằng cần có<br /> tức được, nên dẫn đến người dân còn kì thị<br /> những chương trình giáo dục tại trường học<br /> người HIV nhiều, em nghĩ cái đó vẫn còn là<br /> nhiều hơn, đặc biệt là giáo dục giới tính. Các<br /> thiếu sót trong cái tuyên truyền HIV, em nghĩ<br /> hoạt động đi thăm những nơi người nghiện ma<br /> là nên tổ chức cuộc vui chơi hoặc là cho những<br /> túy, HIV… cần được tổ chức nhiều hơn tại các<br /> người nhiễm HIV đang cai nghiện và người<br /> địa phương, nhằm giúp người dân thấy được sự<br /> bình thường để người ta hiểu rõ và gần gũi<br /> cố gắng của những người “lầm lỡ”, tự đó có thể<br /> với người HIV” (Hs nam, 18 tuổi).<br /> thay đổi nhận thức, thái độ của người dân đối<br /> với người nhiễm HIV. Điều đặc biệt là, các học Theo các học sinh, vai trò của nhân viên y tế<br /> sinh đã cho thấy vai trò của mình trong việc thay đặc biệt rất quan trọng trong việc thay đổi nhận<br /> đổi quan điểm và nhận thức của người xung thức của người dân đặc biệt là trong việc tuyên<br /> quanh đối với HIV/AIDS. Nhiều ý kiến cho rằng, truyền các kiến thức về HIV/AIDS cho người<br /> xã hội, các công ty, xí nghiệp, nên tạo công ăn dân hiểu rõ. Tuy nhiên, một vấn đề rất lớn chiếm<br /> việc làm cho người nhiễm HIV/AIDS. Một vài cá phần lớn số đông các ý kiến là nhân viên y tế cần<br /> nhân cũng cho rằng, người nhiễm HIV/AIDS có thái độ, thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ, khuyến<br /> cũng nên cởi mở hơn, hòa đồng hơn với mọi khích người bệnh tránh những mặc cảm bệnh<br /> người, tránh cô lập bản thân. tật. Nhân viên y tế còn đóng vai “hình mẫu” để<br /> giúp người dân có thể thay đổi nhận thức không<br /> “… khi người ta vừa mới cải tạo xong, nhiều<br /> đúng về người nhiễm HIV/AIDS.<br /> nơi người ta không có nhận vô làm việc, e nghĩ<br /> nên tạo những trung tâm dạy nghề gì đó, hay “Nhân viên y tế cũng nên cung cấp kiến<br /> cho người ta công ăn việc làm, các công ty đừng thức đặng cho người dân hiểu thêm về HIV” (Hs<br /> có quá kì thị đến những người đó, mình hãy chú nam, 16 tuổi).<br /> trọng vô những cái kĩ năng, năng lực, chứ đừng<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 157<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> “Nhân viên y tế phải nên gần gũi hơn với cộng đồng tiếp thu như: HIV lây truyền "qua<br /> bệnh nhân, quan tâm giúp đỡ trong mọi hoàn máu", từ mẹ sang con và qua quan hệ tình dục<br /> cảnh gặp khó khăn này kia” (Hs nữ, 16 tuổi). không an toàn. Mặc dù vậy, còn những kiến thức<br /> “Họ đừng bảo vệ mình quá, nên chăm sóc chưa đầy đủ về các thông tin hướng dẫn về<br /> người HIV như người bình thường, không nên phòng chống HIV, AIDS, điều này dẫn đến sự<br /> phân biệt, nên đối xử với bệnh nhân HIV như nghi ngại của cộng đồng khi tiếp xúc thông<br /> người bình thường” (Hs nam,18 tuổi). thường với người nhiễm HIV/AIDS. Mặc dù<br /> hiểu biết về thông tin, nhưng sự mơ hồ, không<br /> “Em nghĩ thái độ của nhân viên y tế đó chị,<br /> rõ ràng về nội dung và hình thức tuyên truyền<br /> em nghĩ không chỉ với bệnh này không mà em<br /> đã dẫn đến sự kì thị và phân biệt đối xử, áp đặt<br /> thấy là thậm chí ở những cái bệnh viện, phòng<br /> những hình thức phòng ngừa lây truyền không<br /> khám bình thường thôi thì bác sĩ giống như là<br /> phù hợp. Do vậy, cần lắm những chương trình<br /> mình cần họ, cho nên thái độ của người ta rất<br /> truyền thông và giáo dục sức khỏe sâu rộng để<br /> quá đáng với bệnh nhân” (Hs nữ, 18 tuổi).<br /> người dân có những kiến thức sâu, đúng đắn về<br /> BÀN LUẬN căn bệnh này. Trong đó, vai trò của nhân viên y<br /> Nghiên cứu này có một số mặt hạn chế, đặc tế cũng cực kì quan trọng góp phần vào sự thành<br /> biệt là cỡ mẫu nhỏ và phương pháp chọn mẫu công trong việc giảm tình trạng kì thị đang còn<br /> thuận tiện có mục đích do vậy làm hạn chế khả tồn tại trong xã hội Việt Nam.<br /> năng phản ánh kết quả nghiên cứu trong toàn KẾT LUẬN<br /> thể dân số nghiên cứu. Tuy nhiên, mục đích của<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy các quan điểm<br /> nghiên cứu này là tìm hiểu sâu về thái độ của trẻ<br /> trái chiều tích cực lẫn tiêu cực của trẻ vị thành<br /> vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh, thông<br /> niên Việt Nam đối với người nhiễm HIV/AIDS,<br /> tin tìm kiếm được dừng lại khi đã đạt được độ<br /> các nguyên nhân chủ yếu của thái độ tiêu cực là<br /> bão hòa, do vậy, số lượng mẫu nhỏ như vậy<br /> sợ bị lây nhiễm, liên quan đến giá trị đạo đức, bị<br /> trong nghiên cứu đính tính là chấp nhận được(10).<br /> ảnh hưởng của người xung quanh. Nhận thức<br /> Mặt khác, kết quả nghiên cứu này cũng tăng tính<br /> của học sinh về các hành vi, thái độ được cho là<br /> giá trị, cung cấp cái nhìn sâu hơn về vấn đề kì thị<br /> kì thị, phân biệt đối xử bao gồm: xa lánh, thờ ơ,<br /> và phân biệt đối xử vẫn còn đang tồn tại dưới<br /> không tạo điều kiện việc làm cho người nhiễm<br /> những dạng khác nhau trong cộng đồng và bổ<br /> HIV/AIDS với nguyên nhân chính là sợ lây<br /> sung cho một khảo sát về thái độ của 598 trẻ vị<br /> nhiễm, “dán nhãn” người nhiễm HIV/AIDS với<br /> thành niên được làm trước đó tại hai trường<br /> hình ảnh mang tính tiêu cực, liên quan đến tệ<br /> trung học nêu trên.<br /> nạn xã hội.<br /> Kết quả từ nghiên cứu này cũng như liên hệ<br /> với một số nghiên cứu trước đó của Khuất Thu KIẾN NGHỊ<br /> Hồng, Nguyễn Thị Vân Anh (2004), Mai Thị Anh Cần tiếp tục nâng cao nhận thức, kiến thức<br /> Thi (2008), và rõ ràng cho thấy rằng ba nguyên chung về HIV/AIDS, đặc biệt lồng ghép thông<br /> nhân cơ bản dẫn đến sự kì thị và phân biệt đối điệp chống kì thị và phân biệt đối xử đối với<br /> xử đối với người sống chung với HIV/AIDS: sợ người nhiễm HIV/AIDS.<br /> lây nhiễm HIV/AIDS, các hành vi nguy cơ có liên Cần thay thế các thông điệp, hình ảnh, nhất<br /> quan đến các giá trị đạo đức ( ma túy, mại dâm), là panô, áp phích có nội dung hù dọa bằng hình<br /> hình ảnh đại diện tiêu cực cho những người ảnh tuyên truyền mang tính chất trung tính,<br /> nhiễm HIV/AIDS trên phương tiện truyền hoặc tích cực tránh gây hiểu nhầm cho người<br /> thông(8,11). Các thông tin cơ bản về các đường lây dân trong việc quy chụp HIV/AIDS với các tệ<br /> truyền HIV/AIDS phần lớn đều được số đông nạn xã hội.<br /> <br /> <br /> 158 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Truyền thông và giáo dục đa chiều cần 4. Churcher S (2013). Stigma related to HIV and AIDS as a<br /> barrier to accessing health care in Thailand: a review of recent<br /> được thực hiện cho các đối tượng có ảnh literature. WHO South-East Asia J Public Health;2:12-22.<br /> hưởng trực tiếp đến nhận thức cá nhân của trẻ 5. Cục phòng chống HIV/AIDS. (2006). Luật phòng chống nhiễm<br /> virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người<br /> vị thành niên bao gồm gia đình, nhà trường,<br /> (HIV/AIDS). Luật số 64/2006/QH11.<br /> cộng đồng tại địa phương. 6. Fortenberry JD, McFarlane M, Bleakley A, Bull S, Fishbein M,<br /> Grimley DM et al. (2002). Relationships of stigma and shame<br /> Đặc biệt, đối với nhân viên y tế, các cơ sở y tế<br /> to gonorrhea and HIV screening. American Journal of Public<br /> cần có sự giám sát và thi hành theo văn bản luật Health 92, 378-381.<br /> phòng chống HIV/AIDS, tổ chức các chương 7. Herek G, Capitanio K, Widaman K (2002). HIV-related stigma<br /> and knowledge in the Unites State: prevalence and trends.<br /> trình hướng dẫn nhằm nâng cao quy tắc ứng xử 1991-1999. Americal Journal of Public Health 92(3), 371-377.<br /> khi chăm sóc với người nhiễm HIV/AIDS. 8. Hong KT, Anh NTV, Ogden J (2004). Understanding HIV and<br /> AIDS-related stigma and discrimination in Vietnam. Hanoi:<br /> Tiến hành nghiên cứu can thiệp đánh giá Institute for Social Development Studies and International<br /> hiệu quả của truyền thông, giáo dục sức khỏe Center for Research on Women.<br /> đối với việc thay đổi quan điểm và nhận thức 9. Nyblade LC (2005). Measuring HIV stigma: existing<br /> knowledge and gaps. Psychology, Health & Medicine 11(3),<br /> của học sinh trung học đối với người nhiễm 335-345.<br /> HIV/AIDS. 10. Polit DF, Beck CT (2011). Nursing Research: Generating and<br /> Assessing Evidence for Nursing Practice: Wolters Kluwer<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO Health/Lippincott Williams & Wilkins.<br /> 1. Bộ Y tế. (2014). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS đến 11. Thi MDA, Brickley DB, Vinh DTN, Colby DJ, Sohn AH,<br /> 30/09/2014. Trung, Giang NQLT, Mandel JS (2008). A qualitative study of<br /> 2. Brown L, Macintyre K & Trujillo L (2003). Interventions to stigma and discrimination against people living with HIV in<br /> reduce HIV/AIDS stigma: what have we learned? AIDS Ho Chi Minh City, Vietnam. AIDS Behav, 12, S63-S70.<br /> Education and Prevention 15(1), 49-69. DOI10.1007/s10461-008-9374-4.<br /> 3. CDC. (2013). Socioeconomic Factors Affecting HIV Risk.<br /> Retrieved from:<br /> http://www.cdc.gov/nchhstp/newsroom/HIVFactSheets/Epide Ngày nhận bài báo: 04/9/2015<br /> mic/Factors.htm<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/9/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 20/10/2015 20/10/2015<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 159<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2