intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

thần người và đất việt: phần 1 - nxb văn hóa thông tin

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

67
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 gồm các nội dung: khía cạnh đời sống tinh thần việt và các tài liệu, các hệ thống thần linh bản địa việt cổ, những chuyển biến về quan niệm thần linh trong thời bắc thuộc,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: thần người và đất việt: phần 1 - nxb văn hóa thông tin

THÔNG TIN EBOOK<br /> Tên sách: THẦN - NGƯỜI VÀ ĐẤT VIỆT<br /> Tác giả: Tạ Chí Đại Trường<br /> Thể loại: History<br /> Năm xuất bản: 2007<br /> Tạo và hiệu chỉnh ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh<br /> Diễn đàn Tinh Tế<br /> Dự án ebook định dạng epub chuẩn cho mọi thiết bị di động<br /> http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/index.html<br /> OPDS catalog:<br /> http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/index.xml<br /> <br /> THẦN - NGƯỜI VÀ ĐẤT VIỆT<br /> <br /> Giới thiệu<br /> Con khỉ Tôn Hành Giả xuất thân từ đá nứt, vướng víu cái kim cô, một lần trả lời Tam<br /> Tạng, thầy mình, đang dùng dằng trên đường thỉnh kinh<br /> Tôi đi về phí trước<br /> Vị đấu chiến thắng Phật đó là của “ truyện Tàu“ truyền kì nhưng lại nói như một người<br /> dân Chàm bình thường<br /> Đi về phía trước không nhìn lại sau<br /> thì anh sẽ được giàu sang<br /> Chính cái chất người trong lốt khỉ, trong hào quang của bậc thần linh khiến nhân vật<br /> này vẫn được hiện diện giữa trần thế, nơi cửa miệng của những người kể chuyện thỉnh<br /> kinh qua một bản văn quốc ngữ đọc dưới ánh đèn điện, trong buổi lễ tống ôn miền quê<br /> Nam bộ và thấp thoáng trên những trang sách Ramayana hay trong buổi diễn Rim-kê, bên<br /> cạnh Hanuman còn lại dáng hình của bà con xưa cũ. Chính một vòng thác sinh văn hóa<br /> như thế, có vinh quang riêng của nó bởi vì nó cứ đi về phía trước mà ta có thể mượn làm<br /> hình tượng cho lí trí dõi theo tìm dạng thần hồn người trên đất Việt<br /> Tác giả: Tạ Chí Đại Trường, người Bình Định, sinh ở Nha Trang, tên được đặt theo hai<br /> địa danh ở tỉnh Khánh Hòa, nơi có Nha Trang là tỉnh lị. Học ở Bình Định, Nha Trang, Sài<br /> Gòn. Cử nhân văn khoa Đại học Văn khoa Sài Gòn 1962, Cao học sử 1964, năm thứ nhất<br /> Tiển sĩ chuyên môn Sử học 1974 cũng của Đại học này. Giải thưởng Văn chương toàn<br /> quốc (1970)- Bộ môn Sử<br /> Qua Mỹ năm 1994 ở Oklakoma City, hiện sinh sống ở Westminster California<br /> <br /> Chương 1: KHÍA CẠNH ĐỜI SỐNG TINH THẦN<br /> VIỆT VÀ CÁC TÀI LIỆU<br /> I. THẦN LINH VIỆT TRONG SÁCH VỞ VÀ ARCHÉOCULTURE<br /> Như nhiều người đã biết, tài liệu cổ về tập đoàn dân tộc sinh sống trên đồng bằng song<br /> Hồng, sông Mã, sông Cả ngày nay là của người Trung Quốc để lại. Nhưng vì tình trạng<br /> Việt cổ là một thuộc địa của Thiên Triều, nên sử kí phần rất lớn chỉ ghi chuyện chinh phạt,<br /> chiếm đóng, tổ chức cai trị địa phương cùng các hành động quấy đảo tranh giành quyền<br /> lực hoặc hành động bộc phát bên trong, hoặc do tác động của những khuynh đảo từ chính<br /> quốc ảnh hưởng đến. Qua những tài liệu như thế, thật khó tìm xem dân bản xứ nghĩ gì,<br /> ứng xử như thế nào trong cuộc sống tâm linh tuy rằng với đà mở rộng kiến thức ngày nay,<br /> người nghiên cứu cũng hé mở chút ít bằng những suy luận gián tiếp qua phương cách đối<br /> chiếu<br /> Một tầng cấp hệ thống xã hội Hùng/Lạc của ngời Việt cổ được ghi lại ít ra là đến 5 thế<br /> kỷ sau khi bị chiếm đóng, cô đọng vài dòng trong vấn đề thể chế chính trị, khai thác đất<br /> đai đã gây là nhiều tranh luận về việc giải thích chúng chưa kể những cái đuôi chắp nối về<br /> sau. Sự xuất hiện trong chính sử Trung Quốc của các “nữ tạc” Trưng, Triệu làm nổi lên<br /> trên bình diện chính trị của Đế quốc vai trò người đàn bà trong xã hội bản xứ. Một An<br /> Dương Vương ghép với nhà Triệu là nhân vật đầu tiên được phác họa có dạng hình của<br /> thời sơ sử Việt cổ. Những nhân vật ấy, ở mức độ tài liệu này chưa cho ta thấy bên trong<br /> con người họ, nhưng cũng là bằng cớ than xác đủ cho ta tin để dò hỏi tâm hồn họ. Nhưng<br /> nguồn tin lại đến rất là muộn<br /> Từ thế kỷ X, nước Việt độc lập, các triều đại cần một tập hợp dân chúng ủng hộ mình<br /> nên phải chú ý ít nhiều đến cuộc sống của họ, riêng biệt là cuộc sống tinh thần mà các nhà<br /> lãnh đạo cũng chia sẻ một phần tâm tư. Sự cảm thong này của hai lớp người ở hai đầu tầng<br /> cấp xã hội càng lúc càng phai lạt tuy không mất hẳn, dần dần chuyển qua sự tương thong<br /> thuần lý qua nghi lễ chỉ vì nhu cầu muốn xây dựng một nhà nước vững chắc đòi hỏi người<br /> cầm đầu phải mượn mô hình duy lí của Khổng Giáo. Từ khi biết có bộ (Đại) Việt sử lược<br /> (VSL) xuất hiện năm 1377(1) trước bộ Đại Việt Sử ký toàn thư (Toàn thư) lien tiếp bổ túc<br /> qua các triều đại với dạng hình hoàn chỉnh vào thế kỷ XVII(2) người ta lại có dịp so sánh<br /> để thấy sự khác biệt tâm lý ý thức của thời đại đã ảnh hưởng đến lớp người thực hiện hai<br /> bộ sử này. Riêng trong lĩnh vực ta đang bàn thì VSL đẽ chép rõ nhiều chi tiết ma thuật hơn<br /> Toàn thư, tuy sách này (phần của các tác giả thế kỷ XV) cũng không bỏ những tin tưởng<br /> thần bí xảy ra dưới tiều Trần, nối tiếp dòng tín ngưỡng của Lý, và lại còn them phần huyền<br /> thoại mới, lần này được bao bọc dưới lốt tinh thần trung quân ái quốc mở đường cho<br /> những tán tụng về sau<br /> Khi nhận ra những dòng tin tưởng bình dân của thời đại Lý, Trần vươn lên đến tầng<br /> cấp tốt đỉnh của xã hội đương thời như thế, ta không lấy làm lạ khi thấy các ông vua lưu<br /> tâm đến các thần linh được thờ phụng. trong nước và các nho sĩ thì lại thu nhặt các chuyện<br /> <br /> truyền kì để chép thành sách. Các vua cần đến một cõi thiêng liêng chưa được tập trung<br /> lắm vào tay một ông Thiên, cha của vua, nên phải cầu khấn các vị thần trong nước che chở<br /> mình chống người thù địch, chống kẻ xâm lăng. Các nho sĩ tuy có ngoi lên được một chút<br /> từ giữa triều Trần nhưng vẫn còn ở địa vị thư lại, gia thần nên trừ một vài người gượng<br /> gạo, không ai dám thẳng thắn bênh vực “chính giáo”, vả lại còn thấy mình gần gũi các tin<br /> tưởng lưu hành nên chép các truyện tích được các thời đại quan tâm, được dân chúng<br /> truyền đạt cho nhau để nhân tiện kín đáo bày tỏ quan điểm của tập đoàn mình. Việt điện u<br /> linh tập (VĐULT) và Lĩnh Nam chích quái (LNCQ)(3) thành hình trong một khung cảnh<br /> thời đại và long người như thế, cho ta những chi tiết về cuộc sống tinh thần của người dân<br /> Đại Việt lien hệ đến thần linh tới thế kỷ XV<br /> Các sách xưa của ta lưu truyền lại phần lớn không mang tính cách văn bản thời đại dứt<br /> khoát, nhưng do các nghiên cứu ngày nay, về đại thể, người ta có thể phân biệt được các<br /> phần căn bản của VĐULT là vào năm 1329 và của LNCQ là vào cuối thế kỷ XIV. VĐULT<br /> là sách viết về tập họp thần linh được chính quyền công nhận, do đó ta thấy có sự đồng<br /> long chấp thuận phụng thờ các thần linh ấy giữa chính quyền và địa phương có thần, mà<br /> phần chính quyền là đem lại tính cách định hình chính thức cho nội dung thần linh của dân<br /> chúng cung cấp. LNCQ vì là truyện dân gian nên chỉ cần có các dấu vết niên đại đủ làm<br /> khung truyện, còn nội dung thì dàn trải ra trong sự phô diễn phần ý thức xã hội đến lúc<br /> định hình trong chính sách, trên một địa vực còn mơ hồ là của nhà Triệu, của bộ Giao Chỉ,<br /> nhưng thực ra là của Đại Việt Lí, Trần thôi. Vì sách có khuynh hướng thu hẹp trong vùng<br /> đất độc lập nên từ vị trí đó sẽ ảnh hưởng đến người đọc tiếp nối tác động vào việc sang tạo<br /> những thần linh mới<br /> Rõ rang ngay từ thời xuất hiện, các tập sách đã thấm một dạng văn hóa mới trên lớp sự<br /> kiện cũ để ta bắt gặp được những biến đổi trong cách nhìn về cõi thiêng qua thòi gian, và<br /> do đó những người - thần trong chuyện của thần linh sống, dàn trải trong một thế giới phi<br /> hiện thực, phi lịch sử lại trở nên có sử tính đáng lưu ý. Cho nên trong cùng tột ẩn kín của<br /> sự kiện được phô diễn qua những từ ngữ văn hoa, mang những biến dạng văn hóa, ta thấy<br /> ra một thời đại thật sâu vào trong quá khứ. Giá như sử dụng một máy quang tuyến thời<br /> gian để soi sự kiện, ta sẽ chỉ thấy lờ mờ dáng người anh hung cứu quốc, dáng một bầy tôi<br /> trung tín, một ông vua uy vũ…mà nổi bật lên lại là một thần đá, một thần sông biển…<br /> Những “lớp đất” văn hóa trong các sách vở này, thay vì gặp rời rạc ở các công trình của<br /> những người thuộc các thời đại khác nhau- (Và điều này lại thuộc mô hình nghiên cứu<br /> khác)-lại tập trung vào trong một quyển sách, cho thấy những tầng lớp thời gian cụ thể<br /> Các tác giả về sau ghi chép dồi dào hơn- nhất là từ thế kỷ XVIII- cũng cho ta thoáng<br /> thấy những tầng lớp văn hóa trong chính ý thức của tác giả biểu lộ, trong các chuyện kể<br /> ghi chép được, nhất là ở bộ phận địa chí, nơi tụ hội dấu vết tập thể nhiều nhất. Đồ sộ hơn<br /> hết là bộ Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) thành hình vào cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế<br /> kỷ XX trong khi người Pháp đã có mặt trên đất nước này, nhưng những người biên tập vẫn<br /> còn ở trong truyền thống cũ và cách bố trí xây dựng tác phẩm vẫn theo mô hình cũ. Đất<br /> nước không còn hẹp như thế kỷ thứ X, nhưng dân tộc không còn đứng chân trên trên vùng<br /> đất Nam-Bắc trải dài đến “…mũi Cà Mau”. Truyện tích càng nhiều, người người phức tạp<br /> nhưng hệ thống văn hóa cũ vẫn tìm cách thích ứng được theo những biến động nội chuyển<br /> của đất nước, trong dó có sự gặp gỡ lại-một thứ trở về nguồn- với những dạng hình đồng<br /> điệu ở các khu vực chính trị phía Nam. Cho nên qua những nghiên cứu của trường phái<br /> Phương Tây- của người Pháp – với những tài liệu thu thập dồi dào, quan sát tỉ mỉ, đối<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2