intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phần hoá học của xi măng Portland ? Quá trình hydrat hoá xi măng Portland ?

Chia sẻ: Ho Kim Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1.235
lượt xem
170
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành phần hoá học của xi măng Portland?Quá trình hydrat hoá xi măng Portland? ĐÁP: Thành phần hóa chủ yếu bao gồm: Oxit Hàm lượng (%)   SiO2 19-25% Al2O3 2-9% CaO 62-67% Fe2O3 1-5% MgO 0-3% SO3 1-3% K2O 0.6% Na2O

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phần hoá học của xi măng Portland ? Quá trình hydrat hoá xi măng Portland ?

  1. Thành phần hoá học của xi măng Portland?Quá trình hydrat hoá xi măng Portland? ĐÁP: Thành phần hóa chủ yếu bao gồm: Oxit SiO2 Al2O3 CaO Fe2O3 MgO SO3 K2O Na2O Hàm lượng (%) 19-25% 2-9% 62-67% 1-5% 0-3% 1-3% 0.6% 0.2%   Các thành phần khoáng chính của xi măng và lượng nhiệt phát sinh của chúng trong quá trình thuỷ hoá : Tỉ lệ Nhiệt Nhiệt trong lượng lượng hỗn hợp riêng đóng góp Thành phần khoáng XM (%) (cal/g) (cal/g) C3S (3CaO. SiO2 : Alit) 55 120 66.0 C2S (2CaO. SiO2 : Belit) 15 62 9.3 C3A (3CaO. Al2O3 : Tricanxi 10 207 20.7 Aluminat) C4AF (4CaO. Al2O3. Fe2O3 : 8 100 8.0 ALumoferit canxi) Các sản phẩm của phản ứng hydrat của xi măng tạo ra các gel giúp liên kết các lọai vật liệu với nhau và khi đóng rắn tạo cường độ của kết cấu:  C3S (tricalcium Silicate) : Khi trộn xi măng với nước, hai đoạn đầu xảy ra quá trình tác dụng nhanh của khoáng Alit với nước và đạt độ bền cực đại ngay trong giai đoạn đầu của quá trình hydrat hóa: 2C3S + 6H2O → C3S2H3 + 3Ca(OH)2  C2S (Dicalcium Silicate) : Khi Ca(OH)2 tách ra từ Alit, khoáng Belit sẽ thủy phân chậm hơn và giải phóng ít Ca(OH)2 hơn 2C2S + 4H2O → C3S2H3 + Ca(OH)2  C3A (tricalcium Aluminate) : hydrat hóa tạo khoáng Ettringite dạng tinh thể hình kim được hình thành với lượng lớn nhờ pha aluminate phản ứng với thạch cao lấp đầy các không gian rỗng cho đá xi măng cường độ cao. C3A + 6H2O → 3C3AH6 (đóng rắn nhanh) C3A + CaSO4.2H2O → 3CaO.Al2O3.3CaSO4.31H2O (Ettringite) kéo dài thời đóng rắn  C4AF (Tetracalcium Aluminoferrite ) : Thời gian bắt đầu đông kết của xi măng phụ thuộc vào hàm lượng của pha ferrite trong thành phần của xi măng C4AF + CaSO4.2H2O + CaOH)2 → 3CaO(Al2O3,Fe2O3).3CaSO4
  2. Đá xi măng có cấu trúc đặc khít và các không gian rỗng đã được lấp đầy bằng ettringite, hiđroxit sắt, hiđroxit nhôm, pha tạo gen của silicat canxi ngậm nước. Mức thuỷ hoá cao và độ đặc chắc cao của đá xi măng làm tăng cường độ của xi măng. Nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình thủy hóa xi măng là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ khối bê tông trong khoảng thời gian 72 giờ đầu. Khi thành phần khoáng của xi măng thay đổi thì nhiệt lượng thủy hóa cũng thay đổi. Nhiệt thủy hóa xi măng sẽ làm tăng nhiệt độ không đồng đều trong khối bê tông tạo nên Gradient nhiệt độ và sự dãn nở nhiệt thể tích là một trong những nguyên nhân có thể gây ra nứt cấu kiện bê tông khối lớn. Khách hàng có thể gọi về số (08)39 15 16 17 hoặc email hatien1@hatien1.com.vn để được bộ phận Dịch Vụ Kỹ Thuật tư vấn và hổ trợ. Trân trọng cảm ơn.” HỎI: Xin cho biết Clinker là gì ? Xi măng rời có phải là nguyên liệu được nghiền từ đá vôi ? Thạch cao và phụ gia Puzolan có cấu tạo hoá học và công dụng gì trong việc pha trộn vào cùng với OPC để tạo ra PBC ? ĐÁP: 1. Clinker là gì? Clinker là nguyên liệu chính để nghiền ra xi măng. Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1450 0C của đá vôi với đất sét và một số phụ gia điều chỉnh hệ số như quặng sắt, boxit, cát…Thành phần tổng quát của clinker: CaO = 62 - 68 % SiO2 = 21 - 24 % Al2O3 = 4 - 8 % Fe2O3 = 2 - 5% Ngoài ra còn có một số các oxit khác ở hàm lượng nhỏ: MgO, Na2O, K2O (hàm lượng MgO
  3. Đá vôi là loại đá thiên nhiên có công thức cấu tạo CaCO3, là loại phụ gia đầy. Khi sản xuất xi măng OPC thì thành phần là clinker + thạch cao. Khi sản xuất xi măng PCB thành phần là clinker + thạch cao + phụ gia (puzzoland, đá vôi, xỉ…). Như vậy, xi măng OPC pha phụ gia thì được PCB. Tuy nhiên hàm lượng phụ gia cao sẽ làm giảm cường độ xi măng. Khách hàng có thể gọi về số (08)39 15 16 17 hoặc email hatien1@hatien1.com.vn để được bộ phận Dịch Vụ Kỹ Thuật tư vấn và hổ trợ. Trân trọng cảm ơn.” Xin cho biết thế nào là xi măng đạt chất lượng ? Có những tiêu chuẩn gì ? Làm cách nào để kiểm tra chất lượng của xi măng ? Các bước thực hiện và phải sử dụng những máy móc gì ? ĐÁP: Xi măng đạt chất lượng là xi măng có các đặc tính cơ bản thỏa mãn tiêu chuẩn quy định cho loại xi măng đó. Ví dụ: xi măng PCB40 đạt chất lượng khi có các chỉ riêu cơ lý, hóa lý phù hợp TCVN 6260:1997. Các tiêu chuẩn về xi măng thường được sử dụng hiện nay là: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2682:1992 - XI MĂNG PORTLAND TCVN 5691:1992 - XI MĂNG PORTLAND TRẮNG TCVN 6260:1997 - XI MĂNG PORTLAND HỖN HỢP TCVN 6067:1995 - XI MĂNG PORTLAND BỀN SULFAT TCVN 6069:1995 - XI MĂNG PORTLAND ÍT TỎA NHIỆT TCVN 7712: 2007 – XI MĂNG PORTLAND HỖN HỢP ÍT TỎA NHIỆT TCVN 7711: 2007 – XI MĂNG PORTLAND HỖN HỢP BỀN SUNFAT Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM C150:99a: Standard specification for portland cement Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn Anh, Pháp, Đức, Nhật xin vui lòng tham khảo web site: http://www.tcvn.gov.vn/ để biết thêm thông tin. Để kiểm tra chất lượng xi măng: liên hệ với các phòng thí nghiệm chuyên ngành để có các thiết bị thích hợp và các điều kiện thí nghiệm phù hợp. Xin liên hệ PTN - KCS Hà Tiên 1 - Vilas 125; PTN vật liệu xây dựng QUATEST 3, PTN vật liệu xây dựng SGS và một số PTN chuyên ngành khác... Về các bước tiến hành thử nghiệm cũng như máy móc trang thiết bị thí nghiệm, tham khảo các tài liệu sau: TCVN 4787:2001: Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử TCVN 4030:2003: Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn TCVN 6017:1995: Xi măng - Phương pháp thử xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích TCVN 6016:1995: Xi măng - Phương pháp thử xác định độ bền TCVN 141:1998: Xi măng - Phương pháp phân tích hóa học TCVN 6227:1996: Cát tiêu chuẩn Iso để xác định độ bền xi măng Và một số sách giáo khoa chuyên ngành xi măng, vật liệu xây dựng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2