intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: ViBoruto2711 ViBoruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

35
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua 5 đợt khảo sát thực địa ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014, chúng tôi đã thu thập được 75 mẫu vật của 13 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ, 1 bộ và 30 loài bò sát thuộc 27 giống, 12 họ, 1 bộ. Trong đó có 6 loài bò sát bị đe dọa với 5 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2016).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 8(3/2017) tr. 60 - 69<br /> <br /> THÀNH PHẦN LOÀI LƢỠNG CƢ VÀ BÕ SÁT<br /> Ở XÃ CHIỀNG MAI, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA<br /> Phạm Văn Anh1, Phạm Văn Nhã1, Sồng Bả Nênh1,8<br /> Nguyễn Kim Tiến2, Nguyễn Quảng Trƣờng 3<br /> 1<br /> Trường Đại học Tây Bắc<br /> 2<br /> Trường Đại học Hồng Đức<br /> 3<br /> Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật<br /> Tóm tắt: Qua 5 đợt khảo sát thực địa ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ tháng 10/2013 đến<br /> tháng 5/2014, chúng tôi đã thu thập được 75 mẫu vật của 13 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ, 1 bộ và 30 loài<br /> bò sát thuộc 27 giống, 12 họ, 1 bộ. Trong đó có 6 loài bò sát bị đe dọa với 5 loài có tên trong Nghị định<br /> 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ<br /> IUCN (2016). Đáng chú ý có một số loài hiếm gặp hoặc mới công bố gần đây như: Hylarana menglaensis,<br /> Cyrtodactylus bichnganae, Scincella ochracea và Sibynophis collaris. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp một<br /> số đặc điểm về phân bố theo sinh cảnh và nơi ở của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực này.<br /> Từ khóa: Đa dạng, phân bố, lưỡng cư, bò sát, xã Chiềng Mai.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn có tọa độ địa lý từ 21°11'04" - 21°14'06" vĩ độ Bắc và<br /> 103°57'42" - 104°00'52" kinh độ Đông, với tổng diện tích 2.136 ha, trong đó độ che phủ đạt<br /> 39,4% [15]. Mặc dù rừng trên núi đá vôi quanh các khu vực dân cư đã bị tác động nhưng chất<br /> lượng sinh cảnh vẫn còn khá tốt. Các nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát (LCBS) ở tỉnh Sơn La<br /> chủ yếu tập trung ở các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) như: Nguyễn Văn Sáng và cộng sự<br /> (2010) đã thống kê được 78 loài ở KBTTN Xuân Nha [11], Nguyễn Văn Sáng (trong Lê Trần<br /> Chấn và cộng sự, 2012) [6] đã ghi nhận 49 loài ở KBTTN Tà Xùa và một số nghiên cứu khác<br /> của Phạm Văn Anh và cộng sự (2012 [1], 2014 [2], 2015 [3], 2016 [4]), Pham et al. (2014 [8],<br /> 2015 [9], 2016 [10]), Le et al. (2015) [7]) đã ghi nhận bổ sung vùng phân bố của 31 loài<br /> lưỡng cư và bò sát (LCBS). Đáng chú ý đã mô tả một loài mới cho khoa học (Tylototriton<br /> anguliceps) và ghi nhận bổ sung 8 loài cho khu hệ LCBS của Việt Nam với các mẫu vật thu<br /> thập ở Sơn La. Ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn hầu như chưa có công bố nào về thành phần<br /> loài LCBS. Dựa vào kết quả khảo sát thực địa trong hai năm gần đây, chúng tôi đưa ra danh<br /> sách thành phần loài và thảo luận về đặc điểm phân bố, giá trị bảo tồn của khu hệ LCBS ở xã<br /> Chiềng Mai.<br /> 2. Nguyên liệu và phƣơng pháp<br /> Nguyên liệu: Đã phân tích 75 mẫu vật LCBS thu được ở xã Chiềng Mai, huyện Mai<br /> Sơn. Các mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại Khoa Sinh Hóa, trường Đại học Tây Bắc.<br /> Đã tiến hành 5 đợt khảo sát thực địa (Bảng 1, Hình 1), ở mỗi điểm khảo sát chúng tôi<br /> thu mẫu dọc theo đường mòn trong rừng, các vách núi đá vôi, hang, ao, ruộng và vực nước.<br /> 8<br /> <br /> Ngày nhận bài: 15/8/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016<br /> Liên lạc: Phạm Văn Anh, e - mail: phamanhdhsphn@gmail.com<br /> <br /> 60<br /> <br /> Mẫu vật được thu thập chủ yếu vào ban đêm từ 19h00 đến 24h00, một số loài bò sát<br /> được thu vào ban ngày. Các loài lưỡng cư, thằn lằn được thu thập bằng tay, rắn độc thu<br /> bằng kẹp.<br /> Sau khi chụp ảnh, hầu hết mẫu vật được thả lại tự nhiên, một số mẫu vật cần kiểm tra<br /> thêm về đặc điểm hình thái được giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu. Mẫu được gây mê, đeo nhãn<br /> và định hình trong cồn 80-90% trong vòng 6-10 giờ, sau đó được bảo quản trong cồn 70%.<br /> Bảng 1. Địa điểm, thời gian khảo sát tại xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn<br /> Stt<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> Điểm khảo sát (Bản)<br /> Huổi My<br /> <br /> Thời gian nghiên cứu<br /> <br /> Tọa độ địa lý<br /> <br /> Số người<br /> <br /> 25-27/10/2013<br /> <br /> N: 21°13'544"N<br /> <br /> 7<br /> <br /> E: 103°58'035"<br /> Cứp<br /> <br /> 15-17/11/2013<br /> <br /> N: 21°13'036"<br /> <br /> 7<br /> <br /> E: 103°58'289"<br /> Vựt<br /> <br /> 21-23/3/2014<br /> <br /> N: 21°12'205"<br /> <br /> 4<br /> <br /> E: 103°58'278"<br /> Hoa Sơn 1<br /> <br /> 11-13/4/2014<br /> <br /> N: 21°11'556"<br /> <br /> 4<br /> <br /> E: 103°59'347"<br /> Cáy Ton<br /> <br /> 30/4-1/5/2014<br /> <br /> N: 21°11'59"<br /> <br /> 5<br /> <br /> E: 104°00'348"<br /> Nà Đốc<br /> <br /> 2/4-4/5/2014<br /> <br /> N: 21°11'046"<br /> <br /> 5<br /> <br /> E: 104°00'516"<br /> <br /> Hình 1. Bản đồ vị trí các điểm khảo sát ở Chiềng Mai<br /> 61<br /> <br /> Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận một số loài thường bị săn bắt thông qua phỏng vấn<br /> người dân địa phương và quan sát di vật của chúng được lưu lại trong nhà dân (rắn, tắc kè).<br /> Định tên các loài theo các tài liệu Bourret (1942) [5], Smith (1935, 1943) [12,13] và các<br /> tài liệu có liên quan khác.<br /> Để đánh giá về sự tương đồng về thành phần loài LCBS ở xã Chiềng Mai với một số<br /> khu vực lân cận chúng tôi sử dụng phần mềm Past Statistics. Số liệu được mã hóa theo dạng<br /> đối xứng: có mặt (1) và không có mặt (0). Chỉ số Sorensen-Dice được sử dụng để so sánh sự<br /> tương đồng về thành phần loài giữa hai vùng. Chỉ số này được tính dựa theo công thức:<br /> djk = 2M/(2M+N), trong đó M là số loài xuất hiện ở cả hai vùng và N là tổng số loài chỉ xuất<br /> hiện ở một vùng.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu<br /> 3.1. Thành phần loài<br /> Qua phân tích mẫu vật và quan sát trực tiếp tại thực địa, chúng tôi đã ghi nhận được ở<br /> xã Chiềng Mai có 43 loài LCBS gồm 13 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ, 1 bộ và 30 loài bò<br /> sát thuộc 27 giống, 12 họ, 1 bộ. Đáng chú ý, chúng tôi đã thu thập được mẫu vật của một số<br /> loài bò sát mới được mô tả trong thời gian gần đây hoặc hiếm gặp như Hylarana menglaensis,<br /> Cyrtodactylus bichnganae, Scincella ochracea và Sibynophis collaris.<br /> Về mức độ đa dạng loài theo các họ, họ Rắn nước (Colubridae) đa dạng nhất với 9 loài,<br /> tiếp theo là các họ Nhái bầu (Microhylidae) và họ Tắc kè (Gekkonidae) cùng ghi nhận 5 loài;<br /> các họ còn lại ghi nhận từ 1-3 loài (Hình 2).<br /> Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ tương đồng thành phần loài LCBS ở xã Chiềng<br /> Mai với các khu vực lân cận ở tỉnh Sơn La bao gồm các KBTTN Copia [1-2, 4, 6, 7-10];<br /> Xuân Nha [4, 6, 11], Sốp Cộp [2, 4, 7-10, 14]; Tà Xùa [6] và thành phố Sơn La [3].<br /> Bảng 2. Danh sách các loài LCBS ở xã Chiềng Mai<br /> Phân bố<br /> Tên khoa học<br /> <br /> TT<br /> <br /> Tên phổ thông<br /> <br /> TL<br /> <br /> Sinh<br /> cảnh<br /> <br /> Nơi ở<br /> <br /> M<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> AMPHIBIA<br /> <br /> LỚP LƢỠNG CƢ<br /> <br /> ANURA<br /> <br /> BỘ KHÔNG ĐUÔI<br /> <br /> Bufonidae Gray, 1825<br /> <br /> Họ cóc<br /> <br /> Duttaphrynus melanostictus Schneider, 1799<br /> <br /> Cóc nhà<br /> <br /> Microhylidae Gunther, 1858<br /> <br /> Họ Nhái bầu<br /> <br /> 2<br /> <br /> Microhyla butleri Boulenger, 1900<br /> <br /> Nhái bầu bút lơ<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> 3<br /> <br /> Microhyla fissipes (Boulenger, 1884)<br /> <br /> Nhái bầu hoa<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> 4<br /> <br /> Microhyla heymonsi Vogt, 1911<br /> <br /> Nhái bầu hây môn<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> 5<br /> <br /> Microhyla pulchra (Hallowell, 1861)<br /> <br /> Nhái bầu vân<br /> <br /> M<br /> <br /> 3<br /> <br /> II<br /> <br /> 1<br /> <br /> 62<br /> <br /> Micryletta inornata (Boulenger, 1890)<br /> <br /> Nhái bầu trơn<br /> <br /> Dicroglossidae Anderson, 1871<br /> <br /> Họ Ếch nhái chính thức<br /> <br /> 7<br /> <br /> Fejervarya limnocharis (Gravenhost, 1829)<br /> <br /> 8<br /> 9<br /> <br /> 6<br /> <br /> M<br /> <br /> 3<br /> <br /> II<br /> <br /> Ngóe<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)<br /> <br /> Ếch đồng<br /> <br /> M<br /> <br /> 2<br /> <br /> II<br /> <br /> Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, 2007<br /> <br /> Ếch nhẽo ba-na<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> I<br /> <br /> Ranidae Rafinesque, 1814<br /> <br /> Họ Ếch nhái<br /> <br /> 10 Hylarana guentheri (Boulenger, 1882)<br /> <br /> Chẫu chuộc<br /> <br /> M<br /> <br /> 2<br /> <br /> II<br /> <br /> 11 Hylarana menglaensis Fei, Ye and Xie, 2008<br /> <br /> Ếch suối meng-la<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> I<br /> <br /> 12 Hylarana sp.<br /> <br /> Ếch suối<br /> <br /> 1<br /> <br /> II<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,2,3<br /> <br /> IV<br /> <br /> M<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> IV<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> III<br /> <br /> Rhacophoridae Hoffman, 1932<br /> 13 Polypedates mutus (Smith, 1940)<br /> <br /> Họ Ếch cây<br /> Chẫu chàng mi-an-ma<br /> <br /> REPTILIA<br /> <br /> LỚP BÕ SÁT<br /> <br /> SQUAMATA<br /> <br /> BỘ CÓ VẢY<br /> <br /> Sauria<br /> <br /> Phân bộ thằn lằn<br /> <br /> Agamidae Gray, 1827<br /> <br /> Họ nhông<br /> <br /> 14 Calotes versicolor (Daudin, 1802)<br /> Gekkonidae Gray, 1825<br /> <br /> Nhông xanh<br /> Họ Tắc kè<br /> <br /> 14 Cyrtodactylus bichnganae Ngo & Grismer, 2010 Thạch sùng ngón bích ngân<br /> 16 Gekko reevesii (Gray, 1831)<br /> <br /> Tắc kè<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> III<br /> <br /> 17 Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836<br /> <br /> Thạch sùng đuôi sần<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,2<br /> <br /> III<br /> <br /> 18 Hemidactylus sp.<br /> <br /> Thạch sùng đuôi dẹp<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> III<br /> <br /> 19 Hemiphillodactylus sp.<br /> <br /> Thạch sùng đá<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> III<br /> <br /> Scincidae Gray, 1825<br /> <br /> Họ Thằn lằn bóng<br /> <br /> 20 Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856)<br /> <br /> Thằn lằn bóng đuôi dài<br /> <br /> M<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> 21 Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820)<br /> <br /> Thằn lằn bóng hoa<br /> <br /> M<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> 22 Scincella ochracea (Bourret, 1937)<br /> <br /> Thằn lằn cổ thân đỏ<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> II<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,2<br /> <br /> III<br /> <br /> Đ<br /> <br /> 1<br /> <br /> III<br /> <br /> M<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> Serpentes<br /> <br /> Phân bộ Rắn<br /> <br /> Typhlopidae Merrem, 1820<br /> <br /> Họ Rắn giun<br /> <br /> 23 Ramphotyphlops braminus (Daudin, 1803)<br /> <br /> Rắn giun thường<br /> <br /> Pythonidae Fitzinger, 1826<br /> <br /> Họ Trăn<br /> <br /> 24 Python molurus (Linnaeus, 1758)<br /> <br /> Trăn đất<br /> <br /> Xenopeltidae Bonaparte, 1845<br /> 25 Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827<br /> Colubridae Oppel, 1811<br /> <br /> Họ Rắn mống<br /> Rắn mống<br /> Họ Rắn nƣớc<br /> <br /> 26 Ahaetulla prasina (Reinhardt, 1827)<br /> <br /> Rắn roi thường<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,2<br /> <br /> IV<br /> <br /> 27 Boiga multomaculata (Boie, 1827)<br /> <br /> Rắn rào đốm<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> IV<br /> <br /> 28 Coelognathus radiatus (Boie, 1827)<br /> <br /> Rắn sọc dưa<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,2,3<br /> <br /> III<br /> <br /> 63<br /> <br /> 29 Dendrelaphis pictus (Smelin, 1789)<br /> <br /> Rắn leo cây thường<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,2<br /> <br /> IV<br /> <br /> 30 Lycodon fasciatus (Anderson, 1879)<br /> <br /> Rắn khuyết đốm<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> II<br /> <br /> 31 Oligodon fasciolatus (Günther, 1864)<br /> <br /> Rắn khiếm đuôi vòng<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> II<br /> <br /> 32 Orthriophis taeniurus (Cope, 1861)<br /> <br /> Rắn sọc đuôi<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> III<br /> <br /> 33 Ptyas korros (Schlegel, 1837)<br /> <br /> Rắn ráo thường<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> II<br /> <br /> 34 Sibynophis collaris (Gray, 1853)<br /> <br /> Rắn rồng cổ đen<br /> <br /> M<br /> <br /> 2<br /> <br /> II<br /> <br /> Homalopsidae<br /> <br /> Họ Rắn bồng<br /> <br /> 35 Hypsiscopus plumbea (Boie, 1827)<br /> <br /> Rắn bồng chì<br /> <br /> M<br /> <br /> 2<br /> <br /> I<br /> <br /> 36 Myrrophis chinensis (Gray, 1842)<br /> <br /> Rắn bồng trung quốc<br /> <br /> M<br /> <br /> 2<br /> <br /> I<br /> <br /> Họ Rắn sãi<br /> <br /> Natricidae<br /> 37 Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837)<br /> <br /> Rắn hoa cỏ nhỏ<br /> <br /> M<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> 38 Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1860)<br /> <br /> Rắn nước<br /> <br /> M<br /> <br /> 2<br /> <br /> I<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> IV<br /> <br /> Họ Rắn hổ mây<br /> <br /> Pareatidae<br /> 39 Pareas margaritophorus (Jan, 1866)<br /> Elapidae Boie 1827<br /> <br /> Rắn hổ mây ngọc<br /> Họ Rắn hổ<br /> <br /> 40 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)<br /> <br /> Rắn cạp nong<br /> <br /> Q<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> 41 Bungarus multicinctus Blyth, 1860<br /> <br /> Rắn cạp nia bắc<br /> <br /> Q<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> II<br /> <br /> 42 Naja atra Cantor, 1842<br /> <br /> Rắn hổ mang<br /> <br /> Q<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> III<br /> <br /> M<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> IV<br /> <br /> Viperidae Oppel, 1811<br /> 43 Trimeresurus albolabris (Gray, 1842)<br /> <br /> Họ Rắn lục<br /> Rắn lục mép trắng<br /> <br /> Ghi chú: Thông tin: TL. Tư liệu; M. mẫu vật; Q. Ghi nhận qua quan sát; Đ. Ghi nhận qua thông tin<br /> phỏng vấn. Nơi phân bố (sinh cảnh): 1. Rừng trên núi đá vôi; 2. Khu dân cư; 3. Trảng cỏ - cây bụi.<br /> Nơi ở: I. Ở nước; II. Ở mặt đất; III. Ở hang; IV. Ở trên cây.<br /> <br /> Hình 2. Đa dạng các loài trong họ LCBS ở xã Chiềng Mai<br /> 64<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2