intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi ngôn ngữ

Chia sẻ: Anhtuanhungnguyen Anhtuanhungnguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

92
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Trong quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, sự tác động từ các dân tộc thiểu số đến tiếng Việt đã góp phần làm thay đổi diện mạo ngữ âm và chữ viết, làm phong phú thêm vốn từ ngữ và cách sử dụng từ trong tiếng Việt hiện đại. Cùng với những sự tác động từ các ngoại ngữ phổ biến, sự tác động này làm cho tiếng Việt giàu thêm về mọi mặt, khiến cho nó sức đảm đương sứ mệnh là ngôn ngữ giao tiếp chung của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về những nội dung trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi ngôn ngữ

Thay đổi ngôn ngữ.<br /> Tiếng Việt là ngôn ngữ  có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ  nền văn minh <br /> nông nghiệp, tại nơi mà ngày nay là khu vực phía bắc lưu vực  sông Hồng và sông <br /> Mã của Việt Nam. Theo A. G. Haudricourt giải thích từ năm 1954, nhóm ngôn ngữ <br /> Việt­Mường  ở  thời kỳ  khoảng đầu Công nguyên là những ngôn ngữ  hay phương <br /> ngữ  không thanh điệu. Về  sau, qua quá trình giao thoa với Hoa ngữ và nhất là với  <br /> các ngữ  thuộc ngữ  hệ  Tai­Kadai vốn có hệ  thống thanh điệu phát triển cao, hệ <br /> thống thanh điệu trong tiếng Việt xuất hiện và có diện mạo như  ngày nay, theo  <br /> quy luật hình thành thanh điệu. Sự xuất hiện các thanh điệu, bắt đầu khoảng thế <br /> kỷ  thứ  6 (thời kỳ  Bắc thuộc trong lịch sử  Việt Nam) với ba thanh điệu và phát <br /> triển ổn định vào khoảng thế kỷ 12 (nhà Lý) với 6 thanh điệu. Sau đó một số phụ <br /> âm đầu biến đổi cho tới ngày nay. Trong quá trình biến đổi, các phụ âm cuối rụng <br /> đi   làm   thay   đổi   các   kết   thúc   âm   tiết   và phụ   âm đầu   chuyển   từ   lẫn   lộn vô <br /> thanh với hữu thanh sang tách biệt.<br /> Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi  <br /> lập quốc. Có 6 âm sắc chính là: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Bắt đầu từ <br /> khi Trung Quốc có ảnh hưởng tới Việt Nam, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không  <br /> có trong tiếng Trung Hoa; "đ". Trong quá trình phát triển đã du nhập thêm những từ <br /> ngữ  Hán cổ  như "đầu", "gan", "ghế", "ông", "bà", "cô"..., từ  đó hình thành nên hệ <br /> thống Hán­Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ  Hán theo ngữ  âm hiện có <br /> của tiếng Việt  (tương  tự  như người  Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ  Hán <br /> và katakana với các tiếng nước ngoài khác). Số lượng từ vựng tiếng Việt có thêm <br /> hàng loạt các yếu tố  Hán­Việt. Như  là "chủ", "ở", "tâm", "minh", "đức", "thiên", <br /> "tự  do"... giữ  nguyên nghĩa chỉ  khác cách đọc; hay thay đổi vị  trí như  "nhiệt náo"  <br /> thành   "náo   nhiệt",   "thích   phóng"   thành   "phóng   thích",   "đảm   bảo"   thành   "bảo <br /> đảm"... Hoặc được rút gọn như "thừa trần" thành "trần" (trong trần nhà), "lạc hoa <br /> sinh" thành "lạc" (trong củ  lạc, còn gọi là đậu phộng)...; hay đổi khác nghĩa hoàn <br /> toàn như  "phương phi" trong tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ  thơm tho" thì trong <br /> tiếng Việt lại là "béo tốt", "bồi hồi" trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại" sang  <br /> tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động"...<br /> Đặc biệt là các yếu tố  Hán­Việt được sử  dụng để  tạo nên những từ  ngữ <br /> đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ "sĩ diện",  <br /> "phi công" (dùng 2 yếu tố Hán­Việt) hay "bao gồm", "sống động", "sinh đẻ" (một <br /> yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt). Nói chung tỉ  lệ  vay mượn tiếng <br /> Hán trong tiếng Việt rất lớn. Về lĩnh vực chuyên môn và khoa học thì có thể  lên  <br /> đến 80%. Nhưng khi nhận xét về  văn ngữ  trong một cuốn tiểu thuyết thì chỉ  còn <br /> 12,8%; kịch nói rút xuống còn 8,9%; và ngôn ngữ  nói chuyện hằng ngày còn thấp <br /> hơn nữa.[9] Dù ở tỷ lệ nào đi nữa đại đa số những từ đó đều đã được Việt hóa cho <br /> phù hợp với nhận thức của người Việt. Tiếng Việt gọi là "thủ  tướng" nhưng <br /> tiếng Hoa là "tổng lý"; tiếng Việt là "truyền hình" thì tiếng Hoa là "điện thị"; tiếng  <br /> Việt là "thành phố" thì tiếng Hoa là "đô thị". Những chữ  thủ  tướng, truyền hình, <br /> thành phố hoàn toàn là Hán Việt nhưng người Hoa tuyệt nhiên không dùng. Do vậy  <br /> tiếng Việt dù vay mượn tiếng Hán nhưng giữ được bản sắc riêng của mình trước  <br /> ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong khi lợi dụng được những thành tựu ngôn ngữ <br /> trong tiếng Hán để tự cải tiến mình.<br /> Kể từ đầu thế kỷ thứ 11, Nho học phát triển, việc học văn tự chữ Nho được <br /> đẩy mạnh, tầng lớp trí thức được mở  rộng tạo tiền đề  cho một nền văn chương  <br /> của người Việt bằng chữ  Nho cực kỳ  phát triển với cái áng văn thư  nổi tiếng  <br /> như bài thơ  thần của Lý Thường Kiệt bên sông Như  Nguyệt (sông Cầu). Cùng <br /> thời gian này, một hệ  thống chữ  viết được xây dựng riêng cho người Việt theo  <br /> nguyên tắc ghi âm tiết được phát triển, và đó chính là  chữ Nôm. Nhờ có chữ Nôm, <br /> văn   học   Việt   Nam   đã   có   những   bước   phát   triển   rực   rỡ   nhất,   đạt   đỉnh   cao <br /> với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tiếng Việt, được thể  hiện bằng chữ  Nôm  ở <br /> những thời kỳ  sau này về  cơ  bản rất gần với tiếng Việt ngày nay. Tuy hầu hết  <br /> mọi người Việt đều có thể nghe và hiểu văn bản bằng chữ Nôm, chỉ những người  <br /> có học chữ  Nôm mới có thể  đọc và viết được chữ  Nôm. Chữ  Nôm được chính  <br /> thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào năm 1789.<br /> Với tên gọi đã trở  thành quen thuộc là ''tiếng phổ  thông'', tiếng Việt ngày  <br /> càng đảm nhiệm vững chắc tư  cách là ngôn ngữ  giao tiếp giữa các dân tộc cùng <br /> sống chung trong nước Việt Nam: các dân tộc thiểu số ở nước ta thực sự coi tiếng  <br /> Việt là công cụ  giao tiếp chung của mình. Hơn cả  tiếng mẹ  đẻ  của mỗi dân tộc  <br /> thiểu số, tiếng Việt thực sự  trở  thành thứ  công cụ  giao tiếp đặc biệt tiện lợi  <br /> không chỉ cho những cá thể thuộc các tộc người khác nhau mà cho các cá thể thuộc <br /> cùng một dân tộc thiểu số. Hiện tượng song ngữ dân tộc ­ Việt đã được hình thành  <br /> và ngày càng củng cố vững chắc. Một số người không muốn học thứ chữ dân tộc  <br /> mới được xây dựng cũng chỉ vì không thấy lợi ích trước mắt trong việc giao tiếp.<br /> Do những cuộc di dân liên tục diễn ra trong lịch sử, nhất là từ  khoảng giữa <br /> thế  kỷ  XX, hiện tượng cư  trú đan xen trở  thành phổ  biến. Chỉ  xem xét vùng núi  <br /> phía Bắc Việt Nam ngày nay, các nhà nghiên cứu đã thấy ngay là địa bàn cư trú đa  <br /> dân tộc, với sự có mặt của 40/54 thành phần dân tộc khác nhau. Ðây là địa bàn đa  <br /> dân tộc cư trú đan xen nhưng không đều giữa các tỉnh, huyện và thị: người dân tộc <br /> thiểu số  chiếm trên 80% dân số   ở  6 tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng  <br /> Sơn, Sơn La và Lai Châu; chiếm từ 50 đến 70% ở  các tỉnh: Hoà Bình, Lào Cai và <br /> Tuyên Quang; nhưng chỉ chiếm từ 20 đến 50% ở Yên Bái và Thái Nguyên. Có tỉnh  <br /> có hàng chục dân tộc cư trú nhưng có tỉnh chỉ có 8­9 dân tộc. Theo nghiên cứu của  <br /> Nguyễn Thế  Huệ  thì hiện nay trong số  109 huyện, thị của 10 tỉnh trong khu vực,  <br /> đã có trên 59 huyện, thị có từ 10 dân tộc trở lên, chiếm 54% số huyện, thị  ở miền <br /> núi phía Bắc. Những huyện có từ  15 dân tộc cư  trú trở  lên là Tuần Giáo, Bắc  <br /> Quang, Yên Sơn, Hữu Lũng, Sìn Hồ, Ðiện Biên, Ðồng Hỷ, Phong Thổ, thành phố <br /> Thái Nguyên. Như vậy, mười năm sau so với kết quả của tổng điều tra dân số năm <br /> 1979, số huyện, thị có từ 10 dân tộc cư trú trở lên đã tăng thêm 30 đơn vị, vào năm <br /> 1989. Theo nghiên cứu của Khổng Diễn, thì vào năm 1979, "hầu như không có một <br /> nơi nào diện tích vài ba trăm km2 lại chỉ có một dân tộc cư trú". Có tỉnh giáp biên  <br /> nhưng cũng có tỉnh nằm sâu trong nội địa. Có tỉnh người Kinh khá đông, có tỉnh  <br /> người Kinh không còn là "đa số" mà trở thành thiểu số.<br /> Trong đời sống ngôn ngữ  của các dân tộc thiểu số   ở  Việt Nam, tiếng Việt  <br /> có được vị  trí như  trên do những điều kiện xã hội ­ chính trị  và kinh tế  của đất  <br /> nước này trong nhiều thập kỷ vừa qua qui định.<br /> Trong bối cảnh lịch sử  ấy, lẽ đương nhiên tiếng Việt cũng đã phải nhận sự <br /> tác động từ phía các ngôn ngữ thiểu số. Kết quả của sự tác động này là tiếng Việt <br /> hiện đại đã giàu thêm, phong phú thêm do đã tiếp thu một số  yếu tố ngôn ngữ  từ <br /> các ngôn ngữ  thiểu số: những yếu tố  thuộc những cấp độ  ngôn ngữ  khác nhau  <br /> được du nhập và lắng kết lại trong tiếng Việt hiện đại, lúc đầu là ở khu vực song  <br /> ngữ và đa ngữ trong tiếng Việt của người thiểu số và trong tiếng Việt của người  <br /> Kinh  ở  vùng này), trong ngôn ngữ  cá nhân giao tiếp   hàng ngày, rồi sau đó đi vào <br /> tiếng Việt văn học hiện đại sử dụng trong sóng phát thanh, trong sách báo v.v...)<br /> Dưới đây chúng tôi muốn thử khảo sát những thể hiện của sự tác động này <br /> từ phía các ngôn ngữ dân tộc thiểu số đến tiếng Việt hiện đại. Chúng ta có thể dễ <br /> dàng nhận thấy những thể hiện này ở những cấp độ ngôn ngữ khác nhau của tiếng  <br /> Việt.<br /> Sự  thể  hiện rõ nét nhất được biểu lộ   ở  hệ  thống ngữ  âm tiếng Việt hiện  <br /> đại và ở phép viết trên các văn bản hiện đại.<br /> Ðể diễn đạt tên người, tên một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng Việt  <br /> hiện đại buộc phải chấp nhận bổ sung phụ âm đầu [p­]: Sa Pa, người Pa cô, người  <br /> Pu péo, kèn pí lè, hoa pơ lang, cũng như nhóm phụ âm vốn xa lạ tiếng Việt: br, gl,  <br /> đr, kl, kr, hm. hr, pl, v.v... như người Bru, huyện Krông Pác, người Ra glai, chim <br /> đrao, chim poong kle, đàn krông pút v.v... Cũng như  trong giao tiếp thông thường, <br /> người ta đã quen dần với phát âm mới này. Song điều đáng tiếc trên sách báo khác <br /> nhau được xuất bản, cách viết đôi khi còn tuỳ  tiện dường như  chưa có một qui  <br /> định thống nhất, bởi vậy, bên cạnh:<br /> Hmông   ta thấy có      Hơmông <br /> Plâycu                          Pleiku<br /> Hrê                               Hơrê <br /> Mnông                         Mơnông, v. v...<br /> Dù sao đây cũng là những ''cái mới'' xuất hiện trong tiếng Việt hiện đại. <br /> Cũng phải nói thêm rằng kết quả này có được một phần là do tác động của sự vay  <br /> mượn từ các ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, khi cần du nhập thuật ngữ và  <br /> khoa học kỹ  thuật, cũng như  khi cần phiên âm tên người, tên đất nước ngoài. <br /> Chúng tôi cho rằng hai sự tác động này theo cùng một hướng khiến cho tiếng Việt  <br /> hiện đại sớm có diện mạo ngữ âm và chữ viết như hiện nay.<br /> Cùng với sự  xuất hiện ngày càng nhiều nhà văn nhà thơ  v.v... là người dân <br /> tộc thiểu số, sáng tác bằng cả hai ngữ: dân tộc và Việt, như Vương Anh (dân tộc <br /> Mường); Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu , Nông Viết Toại, Vi Hồng, Triều <br /> Ân (dân tộc Tày); Mã Thế Vinh (dân tộc Nùng); Cầm Biêu, Vương Trung (dân tộc <br /> Thái); Mã A Lềnh (dân tộc Hmông); Bàn  Tài Ðoàn (dân tộc Dao); Y Ðiêng (dân <br /> tộc Ê Ðê), là sự  xuất hiện ngày càng nhiều bài viết, tác phẩm tác giả người Kinh  <br /> viết về cuộc sống lao động và chiến đấu của đồng bào các dân tộc thiểu số không  <br /> ngừng tăng lên, như: Bàng Thúc Long, Mạc Phi, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng.  <br /> Nếu trước đây không lâu ta chỉ quen với các từ ông ké, bok, v.v... thì nay các từ như <br /> sli, lượn, khắp, lồng tồng = lùng tùng, nó, nhình, noọng, v.v... không còn xa lạ.  <br /> Chẳng hạn lời ca của  bài hát có đoạn:<br /> ­ Noọng ới, noọng về cùng ta.<br /> Cần lưu ý rằng nhiều ngôn ngữ  dân tộc thiểu số   ở  Việt nam sử  dụng "nó" <br /> nghĩa trung tinh như he, she tiếng Anh, il, lui, elle ti ếng Pháp, OH tiếng Nga, v.v...  <br /> Nói về  người bề  trên, tiếng Việt  ở  vùng dân tộc có thể  dùng nó mà không có ý  <br /> không coi trọng:<br /> ­ Bác tôi nó đã đến chơi!<br /> Các yếu tố ngôn ngữ  cũng được dùng cấu tạo từ  mới cho tiếng Việt; chim  <br /> nôc thua, quả mác kham, quả mác mật ,v.v... Trong cách tạo từ ghép ta cũng thấy <br /> hiện tượng này; làng bản, buôn làng, chuyện buôn sóc bản mường, v.v...<br /> Về  các mặt cú pháp và tu từ, tác động của các ngôn ngữ  dân tộc được thể <br /> hiện rõ trong phép cấu trúc câu của người Kinh  ở  vùng dân tộc thiểu số  và trong <br /> các tác phẩm viết về  các dân tộc thiểu số: tiếng Việt trong văn học rất gần với <br /> tiếng Việt giao tiếp hàng ngày, chịu ảnh hưởng sâu sắc của lối dùng hình tượng ví <br /> von, cách so sánh thể hiện cuộc sống nội tâm của đồng bào các dân tộc thiểu số,  <br /> trong giao tiếp và đối thoại  ưa cách sử  dụng ngôn ngữ hết sức sinh động và giản <br /> dị:   vui   như   chuột   rúc   trong   bụng,   chạy   nhanh   như   chân   ngựa,   cay   cháy   tai, <br /> v.v...Một số  từ  cảm thán mà đồng bào các dân tộc  ưa dùng cũng được đưa vào  <br /> tiếng Việt hiện đại; dà!  úi!  a lố! dỏ! lớ! v.v...<br /> Sự tiếp thu những yếu tố vay mượn là cần thiết nhưng cũng phải đề  phòng <br /> sự  lạm dung quá mức mà có nhà nghiên cứu đã lên tiếng. Chẳng hạn, Hoàng Huy  <br /> Phách có bài trong đó tác giả  lưu ý nên hiểu thế nào cho đúng trong văn cảnh cũng  <br /> như trong khẩu khí? Nhiều tác giả và dịch giả lạm dụng quá nhiều khi xử lý ngôn  <br /> ngữ. Trong tiểu thuyết viết về  dân tộc thiểu số, viết về  miền núi, nhiều khi tư <br /> duy của tác giả bắt độc giả phải hiện đại hóa mối tình của đôi trai gái nọ, không  <br /> đúng với thực tế phong tục bản mường.<br /> Những nét đặc thù của dân tộc đã bộc lộ  qua phong thái và nhân cách của <br /> họ. Với tính chân thực và lòng nhiệt thành sẵn có theo kiểu cách riêng của từng  <br /> dân tộc không thể lẫn với cái chung của người dân tộc khác.<br /> Chúng ta cũng mong muốn rằng việc nhìn nhận người dân tộc thiểu số <br /> không thể chỉ qua quần áo, trang phục, không chỉ nghe giọng nói còn lơ lớ có phần <br /> ngọng, pha tạp tiếng Kinh v.v... Và không nên đưa nhân vật dân tộc thiểu số  lên  <br /> màn ảnh, sân khấu, lên diễn đàn với dáng điệu và khẩu khí ngô nghê, ngờ nghệch, <br /> lắp bắp v.v... Tất cả những việc làm thiếu thận trọng đó chỉ  có hại cho đoàn kết  <br /> dân tộc, phân biệt sắc tộc, chủng tộc. Với cách nghĩ và viết như  vậy tuyệt nhiên <br /> không giúp ích cho sự giao lưu văn hóa, sự phát triển ngôn ngữ mà người cầm bút <br /> vô ý thì lầm tưởng đó là sự  phong phú trong sử  dụng ngôn từ, đa dạng trong tác  <br /> phẩm.<br /> Trong quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở <br /> Việt Nam, sự  tác động từ  các dân tộc thiểu số  đến tiếng Việt đã góp phần làm <br /> thay đổi diện mạo ngữ âm và chữ viết, làm phong phú thêm vốn từ ngữ và cách sử <br /> dụng từ trong tiếng Việt hiện đại. Cùng với những sự  tác động từ  các ngoại ngữ <br /> phổ biến, sự tác động này làm cho tiếng Việt giàu thêm về mọi mặt, khiến cho nó  <br /> sức đảm đương sứ mệnh là ngôn ngữ giao tiếp chung của đại gia đình các dân tộc <br /> Việt Nam.<br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2