intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông khí nhân tạo không xâm nhập trong điều trị suy hô hấp tại khoa Hồi sức tích cực BVĐK TT An Giang

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thở máy không xâm nhập khi áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp có thể làm giảm được tỷ lệ phải đặt nội khí quản, giảm tỷ lệ tử vong trong các bệnh như đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, hen phế quản... Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá việc thở máy không xâm nhập cho các bệnh nêu trên có làm giảm được tỷ lệ phải đặt nội khí quản, tỷ lệ tử vong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông khí nhân tạo không xâm nhập trong điều trị suy hô hấp tại khoa Hồi sức tích cực BVĐK TT An Giang

  1. 117 THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BVĐK TT AN GIANG. Phạm Ngọc Kiếu, Phạm Thị Ngọc Dao, Thạch Samết Tóm tắt Mục tiêu: Thở máy không xâm nhập khi áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp có thể làm giảm được tỷ lệ phải đặt nội khí quản, giảm tỷ lệ tử vong trong các bệnh như đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, hen phế quản... Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá việc thở máy không xâm nhập cho các bệnh nêu trên có làm giảm được tỷ lệ phải đặt nội khí quản, tỷ lệ tử vong. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thời gian từ tháng 02 năm 2019 đến tháng 09 năm 2019. Các bệnh nhân suy hô hấp được thở máy với phương thức CPAP hoặc BIPAP. Xét nghiệm khí máu được thực hiện sau mỗi 6 giờ. Kết quả: Có 81 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn để đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ thất bại phải đặt nội khí quản trong nhóm nghiên cứu là 21% so với điều trị thông thường trước đây là từ 40 – 70%. Kết luận: Thở máy không xâm nhập khi áp dụng cho các bệnh suy hô hấp mức độ trung bình giảm được tỷ lệ phải đặt nội khí quản và giảm tỷ lệ tử vong. Abstract Background: The noninvasive ventilation (NIV) can reduce the intubation and the mortality rate at the episodes of chronic obstructive pulmonary disease (COPD), pneumonia, asthma ... The aim of this study was to find whether the use of NIV after the admission was effective at reducing the need for intubation and the mortality rate. Methods: Cross section, from 02/2019 to 09/2019. CPAP or BiPAP mode was used. Arterial blood gas was tested every 6 hrs. Results: 81 patients were included, The use of NIV significantly reduced the need for intubation. The failure rate is 21% compare with before base treatment from 40-70%. Conclusions: The use of NIV in ICU improved arterial blood gas, decreases the rate of need for intubation and reduces the mortality in patients with moderate respiratory failure. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Suy hô hấp cấp là bệnh cấp cứu hay gặp nhất trong số các bệnh nhân vào viện tại các Khoa Hồi sức, Cấp cứu. Phần lớn các bệnh nhân suy hô hấp cấp cần phải được hỗ trợ thông khí kết hợp với điều trị nội khoa. Có nhiều mức độ suy hố hấp và mức độ can thiệp của thầy thuốc cũng tùy thuộc vào mức độ suy hô hấp của bệnh nhân. Suy hô hấp nhẹ có thể cung cấp oxy qua mũi, nặng hơn phải cho bệnh nhân thở máy không xâm lấn (NIV), và nếu không hiệu quả thì biện pháp cuối cùng phải đặt nội khí quản thở máy. Việc cho bệnh nhân thở máy sẽ giải quyết được vấn đề suy hô hấp của bệnh nhân, tuy nhiên, biến chứng do thở máy gây ra nhiều khi đẩy bệnh nhân vào vòng lệ thuộc máy, nhiễm trùng hô hấp, chấn thương cơ học hệ hô hấp và việc cai máy nhiều khi rất khó khăn, nhất là trên bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Những năm gần đây, thở máy không xâm lấn (NIV) cho thấy có hiệu quả trên những bệnh nhân suy hô hấp cấp. Các trường hợp này nếu được thở máy không xâm lấn sớm có thể tránh được đặt nội khí quản, mở khí quản, cai máy thuận lợi, giảm số ngày nằm viện và chi phí điều trị, đặc biệt là giảm tỷ lệ tử vong. Khi thông khí nhân tạo không xâm nhập, bệnh nhân có thể thở tự nhiên, ăn uống, nói, hít thuốc dạng khí dung, khạc đàm dễ dàng hơn. Chính vì lợi ích việc thở máy không xâm lấn trên bệnh nhân suy hô hấp nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thông khí nhân tạo không xâm nhập trong điều trị suy hô hấp tại Khoa Hồi Sức Tích cực BVĐKTTAG”. Nhằm khuyến khích việc sử dụng sớm và rộng rãi việc thở máy không xâm lấn.
  2. 118 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1. Nghiên cứu hiệu quả của thông khí nhân tạo không xâm nhập khi áp dụng cho bệnh nhân suy hô hấp cấp. 2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết cục thông khí nhân tạo không xâm nhập. II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang  Đối tượng nghiên cứu: *Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả bệnh nhân suy hô hấp bao gồm COPD, hen phế quản, viêm phổi phù phổi cấp…có đủ tiêu chuẩn thở máy không xâm lấn: - Lâm sàng có khó thở nhịp thở > 25 lần / phút, co kéo cơ hô hấp phụ. -Khí máu động mạch có giảm oxy máu với tỉ lệ PaO2 /FiO2 < 200, toan hô hấp pH < 7,35 và/hoặc tăng thán PaCO2 > 45 mmHg - Phương thức thở: CPAP, SPONT hoặc BiPAP (Bilevel). *Tiêu chuẩn loại trừ: -Ngưng thở. - Tần số thở trên 35 lần /phút. - Khó thở nặng với co kéo cơ hô hấp nhiều và chuyển động ngực bụng không đồng bộ. - Giảm oxy máu nặng đe dọa tính mạng. - Toan máu nặng pH 60 mmHg, - Rối loạn tri giác. - Bệnh nhân bất hợp tác. - Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim. - Nguy cơ ói gây viêm phổi hít cao. - Mới phẫu thuật vùng mặt hoặc đường tiêu hóa. - Chấn thương đầu mặt. - Bất thường vùng mũi họng. *Xử lý số liệu: Các biến định lượng được thống kê bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn sử dụng Two-tailed Student’s t test, Các biến phân loại được đánh giá bằng cách sử dụng Chi-square test, nếu các giá trị nhỏ sẽ được hiệu chỉnh bằng Fisher’s exact test, khi giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95%. Phần mềm thống kê SPSS 22.0 được sử dụng. III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng số 81 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được đưa vào nhóm nghiên cứu, thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 thỏa mãn các điều kiện đã nêu trên. Bệnh nhân được thở máy không xâm nhập cùng các thuốc điều trị cơ bản, bệnh nhân được theo dõi và kiểm tra khí máu động mạch mỗi giờ để đánh giá kết quả điều trị và để điều chỉnh kịp thời các thông số máy thở. 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Biến số n=81 Tỷ lệ (%) Tuổi (TB±SD) 67 ± 15.5 Nữ/Nam 27/54 33,3% Điểm Glasgow 14,06 ± 0,5 Mạch 110 ±9,7 Huyết áp 132,3 ±28,3 Nhiệt độ 37,8 ± 0,6 Nhịp thở 28,9 ± 2,3 Bạch cầu 16.336± 5.833 Thời gian thở máy (giờ) 9,5 ± 7,2 Tỷ lệ đặt nội khí quản 17 21% Tỷ lệ tử vong 9 11% Thời gian nằm ICU 6,1 ± 3,5
  3. 119 3.2. Tỷ lệ các bệnh suy hô hấp Sơ đồ 1: Tỷ lệ các bệnh suy hô hấp Tỷ lệ các bệnh 56,8 60,0 50,0 35,8 40,0 30,0 20,0 3,7 3,7 10,0 0,0 Viêm Phổi COPD Hen OAP Nhận xét: Phần lớn là bệnh viêm phổi, kế đến là COPD, hen và phù phổi. 3.3 Bệnh nền kèm theo Bảng 2: Các bệnh nền đi kèm Bệnh nền Số lượng Tỷ lệ % Suy thận mạn 20 24,7 TBMMN 18 22,2 Suy tim 11 13,6 Xơ gan 10 12,3 Đái tháo đường 9 11,1 Tăng huyết áp 8 9,9 Lao phổi 5 6,2 Nhận xét: Hầu hết các bệnh đều có bệnh nền đi kèm đứng đầu là bệnh thận mạn, TBMMN, suy tim… 3.4. Các thông số lâm sàng trước và sau thở máy không xâm nhập Bảng 3. Các thông số lâm sàng trước và sau thở máy KXN Thông số Trước NIV Sau NIV p Mạch 110,8 ±11,6 85± 8,9
  4. 120 3.5. Kết quả điều trị Bảng 5. Kết quả điều trị Kết quả Thành công Đặt NKQ Tổng số p Số bệnh nhân 64 17 81 Tỷ lệ % 79% 21% 100%
  5. 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2014), Quy trình kỹ thuật thông khí không xâm nhập với hai mức áp lực dương. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức - Cấp cứu và Chống độc. 83-85. 2. Nguyễn Gia Bình (2012), Thông khí nhân tạo hai mức áp lực dương, kỹ thuật thở máy và hồi sức hô hấp, nhà xuất bản y học , trang 1-5. 3. Nguyễn Hoàng Linh, Trần Thu Nguyệt (2013) Hiệu quả thở máy không xâm lấn trên bệnh nhân suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa sài gòn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013. 4. Luarent Brochard MD.(1995), Noninvasive ventilation for acute exacerbation of chronic obtructive pulmorary disease. The New England Journal of Medicine. 333. 817-822. 5. P K Plant, J L Owen, M W Elliott (2000), Early use of non-invasive ventilation for acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease on general respiratory wards: a multicentre randomised controlled trial. Lancet; 355: 1931– 35. 6. Ashfaq Hasan (2010), ―The Conventional Modes of Mechanical Ventilation‖, Understanding Mechanical Ventilation, Springer, Chapter 4, 71-113. 7. Michael Lippmann (2008), ― Noninvasive Positive Pressure Ventilation‖, The washington manual of critical care, Lippincott williams and wilkins, 105-108. 8. Luarent Brochard MD. Noninvasive ventilation for acute exacerbation of chronic obtructive pulmorary disease. The New England Journal of Medicine. 1995. 333. 817-822. 9. Fagon JY, Chastre J, Hance AJ, Montravers P, Novara A, Gibert C. Nosocomial pneumonia in ventilated patients: a cohort study evaluating attributablemortality and hospital stay. Am J Med 1993;94:281-8. 10. Leger P, Jennequin J, Gaussorgues P, Robert D. Acute respiratory failure in COPD patients treated with noninvasive intermittent mechanical ventilation (control mode) with nasal mask. Am Rev Respir Dis 1988;137:Suppl:63. abstract. 11. Stauffer JL, Olson DE, Petty TL. Complications and consequences of endotracheal intubation and tracheotomy: a prospective study of 150 criticallyill adult patients. Am J Med 1981;70:65-76. 12. Meduri GU, Conoscenti CC, Menashe P, Nair S. Noninvasive face mask ventilation in patients with acute respiratory failure. Chest 1989;95:865-70. 13. Meduri GU, Abou-Shala N, Fox RC, Jones CB, Leeper KV, Wunderink RG. Noninvasive face mask mechanical ventilation in patients with acute hypercapnic respiratory failure. Chest 1991;100:445-54. 14. Bersten AD, Holt AW, Vedig AE, Skowronski GA, Baggoley CJ. Treatment of severe cardiogenic pulmonary edema with continuous positive airwaypressure delivered by face mask. N Engl J Med 1991;325:1825-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2