intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực tập sư phạm – bài toán còn nhiều ẩn số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực tập sư phạm – bài toán còn nhiều ẩn số trình bày về công tác tổ chức TTSP; Quan hệ phối hợp giữa trường SP với trường PT và cơ quan quản lí giáo dục các cấp ở địa phương trong công tác tổ chức TTSP; Vấn đề đánh giá, xếp loại kết quả thực tập; Tìm kiếm giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực tập sư phạm – bài toán còn nhiều ẩn số

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm THỰC TẬP SƯ PHẠM – BÀI TOÁN CÒN NHIỀU ẨN SỐ ThS. Trần Đình Thích Trường Đại học Cần Thơ I . Đặt vấn đề. Trước hết chúng tôi rất hoan nghênh Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức hội thảo : Công tác thực tập Sư phạm của các trường sư phạm. Đây là hội thảo nghề nghiệp rất có ý nghĩa đối với các trường sư phạm. Là dịp tốt để các nhà quản lí,các nhà chuyên môn cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, bàn thảo những vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn, từ đó tháo gỡ bớt những vướng mắc,khó khăn nhằm tìm ra nhũng giải pháp tối ưu cho công tác thực tập sư phạm (TTSP).Với tinh thần đó, từ góc độ của người làm công tác đào tạo đã từng nhiều năm tham gia hướng dẫn TTSP ở nhiều trường phổ thông trung học ( PTTH) trên địa bàn một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu long,chúng tôi xin bàn góp đôi điều suy nghĩ của mình về một số vấn đề trong bài toán còn nhiều ẩn số : Công tác TTSP của các trường SP (TTSPở đây là chỉ TTSP tốt nghiệp cuối khóa). II. Nội dung 1. Về công tác tổ chức TTSP: Đây là công tác đinh kì hàng năm mà tất cả các trường SP đều phải thực hiện theo qui chế TTSP của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Các trường ĐHSP đều triển khai thực hiện vào học kì VIII của khóa học tức là học kì II năm học thứ 4 trong thời gian 8 tuần lễ với hai nội dung chính là thực tập giảng dạy (TTGD) và thực tập chủ nhiệm (TTCN) và đã cố gắng để hòan thành tốt nhiệm vụ quan trọng này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, xuất phát từ tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương mà có trường có sự linh hoạt, điều chỉnh hoặc thay đổi một số yếu tố, cách làm với mong muốn tìm phương án tối ưu. Chẳng hạn theo thông lệ thì Khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ hàng năm đều đưa SV xuống trường phổ thông thực tập vào dịp sau Tết nguyên đán 1 tuần. Nhưng có năm lại đưa SV xuống sớm hơn trước tết 1 tuần để làm công tác ổn định tổ chức trước. Sau đó ra Tết về phổ thông 1 tuần là thực tập ngay (theo cẩm nang thực hành sư phạm – Khoa Sư phạm ĐHCT tr. 42). Hoặc hình thức TTSP, theo thông lệ có trưởng đoàn là GVcủa Khoa sư phạm bám sát theo đoàn từ đầu đến cuối đợt thực tập. Hình thức này có ưu điểm là: - Có sự liên hệ tốt giữa giáo sinh với trường PT, giữa giáo sinh và Khoa SP. - Giáo sinh có chỗ dựa tinh thần tốt, nhất là giáo sinh cùng bộ môn với trưởng đoàn thì lại càng có điều kiện thuận lợi trong công tác chuyên môn. - Giải quyết kịp thời mọi khó khăn cho giáo sinh trong quá trình thực tập. Nhưng từ kì TTSP năm học 1996-1997 đến nay lại thực hiện theo hình thức gửi thẳng. Nghĩa là cũng cử cán bộ làm trưởng đoàn nhưng trưởng đòan chỉ làm các công việc: tiền trạm, đưa SV đi, thăm và dự sơ kết giữa đợt, dự tổng kết cuối đợt, thu nhận hồ sơ thực tập, đưa SV về trường ĐH. Tóm lại, trướng đoàn chỉ 156
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm làm nhiệm vụ cầu nối giữa trường ĐH với trường PT, còn nhiệm vụ chính trong quá trình thực tập đều giao trọng trách cho phía trường phổ thông. “Vận mệnh” của SV trong 8 tuần thực tập đều do ban chỉ đạo và GVHD ở trường PT quyết định. Cũng từ đó đặt ra: quan hệ phối hợp giữa trường SP với trường PT 2. Quan hệ phối hợp giữa trường SP với trường PT và cơ quan quản lí giáo dục các cấp ở địa phương trong công tác tổ chức TTSP. Đây là mối quan hệ nhiều chiều, nhiều tầng bậc mà lâu nay nhìn chung là thông suốt,trên bề mặt đã có sự “hợp đồng tác chiến” giữa các cơ quan giáo dục, đã tạo điều kiện cần thiết hỗ trợ giúp đỡ nhau hòan thành nhiệm vụ chung, đảm bảo nội dung, kế hoạch, thời gian thực tập. Tuy nhiên đi sâu vào thực chất của sự phối hợp thì cần làm rõ hơn tính hiệu quả của sự phối hợp đó. Chẳng hạn: Sở Giáo dục đã làm tốt công tác tham mưu cho trường SP trong công tác TTSP chưa? Sở đã thực sự nắm chắc điều kiện thực tập của các trường PT chưa? (cơ sở vật chất, trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên…). Sở đã sâu sát để có những chỉ đạo thật cụ thể chưa ?... Rồi trường PT đã chọn đúng giáo viên có đủ tiêu chuẩn để hướng dẫn giảng dạy và chủ nhiệm cho giáo sinh chưa ? (tuổi nghề, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, tư tưởng tình cảm nghề nghiệp…). Trong thực tế vẫn có trường hợp bố trí giáo viên hướng dẫn chưa đạt chuẩn, chưa bảo đảm điều kiện đủ 5 năm tuổi nghề trở đi mới được phân công hướng dẫn. Có người có nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm, ngược lại có người có kinh nghiệm nhưng lại thiếu nhiệt tình. Thậm chí có nơi, có người chưa hết tập sự, có người có vấn đề tư cách, đạo đức, lối sống chưa thể là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, nhưng cũng vì lí do chủ quan, khách quan nào đấy mà nghiễm nhiên được ban chỉ đạo phân công hướng dẫn giảng dạy hoặc chủ nhiệm. Những bất hợp lí đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức tình cảm nghề nghiệp của SV. Hay về phía trường SP, có khi lại quá chủ động trong việc tìm kiếm điểm trường thực tập nên đã “qua mặt” hay nói đúng hơn có sự định hướng “ tham mưu” lại cho Sở Giáo dục để đến thẳng những trường quen biết lâu nay. Trong xét chọn, có lúc đưa ưu tiên tiêu chí thuận lợi về địa điểm, về mặt đi lại mà lờ đi tiêu chí về yếu tố con người, hay điều kiện cơ sở vật chất. Có trường có đủ điều kiện về đội ngũ GV, cơ sở vật chất nhưng vì xa xôi cách trở, đi lại tốn kém nên được “miễn”. Có trường tuy gần, tiện lợi trong việc đi lại như một số trường bán công trong nội thành,nhưng điều kiện cơ sở vật chất lại quá thiếu thốn ,trường lớp chật hẹp, HS quá đông, có lúc GV dự giờ không có đủ chỗ ngồi, nhà trường xin được “miễn” nhưng lại được “ưu tiên”, đúng hơn là bị “ép” nhận. Phải chăng đấy cũng là một trong những lí do để biện minh cho vấn đề chất lượng. Rồi cũng dễ thấy một sự phối hợp chưa nhất quán và đồng bộ trong suốt quá trình thực tập.Thường ở giai đoạn đầu rất được chú ý (tổ chức đưa rước,sắp xếp,trao đổi…) còn giai đoạn giữa và cuối đợt thì rất mờ nhạt.Thử xem đã có mấy trường có SV thực tập được vinh dự đón tiếp ban chỉ đạo của Sở GD, của trường SP,trường PT cùng xuống thăm hỏi, động viên, nhắc nhở,nắm tình hình , chứ đừng 157
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm nói chuyện tổ chức dự giờ trao đổi, rút kinh nghiệm chung.Tất nhiên không thể đòi hỏi “bộ tổng liên quân” phải đi hết các điểm trường , nhưng chí ít nên chọn một số điểm trường nào đó để thăm, dự giờ thì có lẽ không quá khó.Ở đây chúng tôi thấy Khoa SP Trường ĐHCT hàng năm vào giữa đợt TTSP đều có tổ chức các đoàn đi thăm và dự giờ SV thực tập.Thành phần đoàn thường là thành viên Ban chỉ đạo TT của Khoa cùng với các GV tổ PPGD của các bộ môn. Đó là một nỗ lực đáng ghi nhận,cần tiếp tục duy trì. Rồi đến giai đoạn cuối, tổng kết,đánh giá chủ yếu vẫn là GVHD kết hợp với BCĐ ở PT quyết định mà thiếu hẳn vai trò của trưởng đoàn,của BCĐ Sở GD, BCĐ Trường ĐH. Sự thiếu vắng vai trò của các thành phần này là do hình thức tổ chức TTSP (gửi thẳng) rồi do qui chế không qui định chặt chẽ (không bắt buộc) cho nên tất cả đã trở nên bình thường hóa .Có cũng được, không có cũng chẳng sao. Nếu qui chế rõ ràng minh bạch, có sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu đến cuối, từ trên xuống dưới, từ trường đến sở thì sự thẩm định đánh giá là rất tốt . Nhưng ở đây do sự phối hợp lỏng lẻo nên không có cũng chẳng sao, cho nên việc ủy thác cho GVHD và BCĐ trường PT là lẽ đương nhiên. Vấn đề cũng nên đặt ra nữa là sau khi kết thúc đợt thực tập nên tổ chức một hội nghị tổng kết có sự tham gia đầy đủ của các bên hữu quan như trường ĐHSP, Sở GD, trường PT, các trưởng đoàn TTSP để cùng nhau đánh giá, rút kinh nghiệm ,như vậy sự phối hợp mới có ý nghĩa đầy đủ, thiết thực. Hình thức thực tập “gửi thẳng”như một sự “ khoán trắng” cho trường phổ thông đã vô hình trung làm cho mối quan hệ phối hợp giữa ĐH và PT gần như bị thủ tiêu. Đã “gửi thẳng”, đã phó mặc cho PT thì mọi quan hệ là chỉ trên hình thức, trường ĐH không có quyền thẩm định và quyết định trong việc tham gia đánh giá , xếp loại SVTT,những người mà mình đã trực tiếp đào tạo. Đó là một điều phi lí. Đây là vấn đề cần phải được soi xét kĩ lưỡng 3. Vấn đề đánh giá, xếp loại kết quả thực tập. Vấn đề tưởng đơn giản dễ dàng bởi việc đánh giá đã có Brem của Bộ, của trường, của Sở, và đã có định lượng, định tính cụ thể cứ thế ráp vào. Lí ra là vậy, thế nhưng thực tế lại là một bài toán cực kì khó. Khó là bởi đây là bài toán chứa nhiều ẩn số, là bài toán tổng hợp vừa có trí tuệ,vừa có tình cảm, vừa có trí óc ,vừa có con tim, vừa có khách quan, vừa có chủ quan. Mặc dù đã có qui chế,có “cẩm nang” hỗ trợ nhưng không thể vật chất hóa mọi tiêu chí để cân, đo, đong, đếm một cách chính xác được. Cho nên tương quan chất lượng giữa các loại cũng chỉ là tương đối bởi cũng cân đấy nhưng có lúc người cân già , người cân non. Ngay trong một GV, cùng lúc hướng dẫn cho 2 SV cùng một môn dạy cùng xếp một loại như nhau, nhưng chưa hẳn đã là 100%, chứ chưa nói hai hay nhiều GV trong cùng bộ môn đánh giá cho các SV của mình thì mỗi SV của mỗi GVHD tuy cùng loại nhưng sự cao thấp có thể khác nhau. Đó là chưa nói đến sự chênh nhau trong cùng loại giữa môn này với môn khác cùng trường, giữa trường này với trường khác cùng môn …Thậm chí có nhũng trường hợp loại XS của trường A chỉ bằng Giỏi của trường B, hay Giỏi trường B hơn Giỏi trường A, hoặc Khá trường C bằng Giỏi trường D. Cũng phải thấy một thực tế nữa là giữa điểm số xếp loại với lời 158
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm nhận xét đánh giá của GV có lúc có sự mâu thuẫn. Có trường hợp giờ dạy được xếp loại Giỏi, thậm chí XS nhưng qua lời nhận xét của GV trong phiếu dự giờ thì vẫn có những sai sót nhất định về kiến thức hoặc những khiếm khuyết về mặt phương pháp. Những lời phê kiểu như vậy làm sao cho điểm tối đa.Vậy mà… Nhìn vào những điểm số đẹp, những tỉ lệ xếp loại XS, G, K đầy hấp dẫn và thường là năm sau cao hơn năm trước làm cho chúng ta cảm thấy vui mừng hân hoan nhưng bình tâm suy xét kĩ những người trong cuộc lại cũng cảm thấy vui nhưng chưa thể lạc quan thỏa mãn. Quả là nhiều trường hợp rất xứng đáng, rất chính danh, tuy nhiên không ít trường hợp làm chúng ta dễ ngộ nhận bởi thực tế cũng không thể loại trừ có những con điểm “ hữu nghị”.Ở đây cần tỉnh táo để có cách nhìn sáng suốt, khách quan, công minh hơn. 4. Tìm kiếm giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng. Chất lượng của TTSP là tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều thành phần, nhiều khâu, nhiều bước trong cả qui trình đào tạo có hệ thống để hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng hướng tới mục tiêu chung. * Về phía trường Đại học Sư phạm. Phải xác định đây là trường dạy nghề-dạy nghề đặc biệt: nhằm đào tạo người GV cho trưởng PT có chuyên môn giỏi, có tay nghề vững, có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức tốt. Vì vậy phương châm đào tạo phải hướng đến mục tiêu đó. + Trong quá trình đào tạo: Cần chú ý sự phối hợp tốt giữa khoa học cơ bản và khoa học sư phạm. Mỗi khoa học làm một nhiệm vụ riêng, nhưng đều phải hướng tới mục tiêu chung của trường sư phạm. GV trường SPcần có sự liên hệ và gắn bó hơn với trường PT để hiểu thêm thực tế, phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và bồi dưỡng sau này. + Xây dựng môi trường sư phạm tốt để có định hướng đúng đắn cho sinh viên, làm cho họ có ý thức về nghề nghiệp, có hứng thú trong học tập, rèn luyện phấn đấu. + Thực hiện tốt chương trình rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên. Cần cụ thể hóa nội dung rèn luyện từng kì, từng năm. Phải nhận thức và làm đúng tinh thần Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên là phải thường xuyên rèn luyện. Phải làm cho SV có ý thức tự rèn luyện toàn diện. Chương trình là điều kiện tốt cho sinh viên rèn luyện tay nghề, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. + Thực hiện tốt chương trình tập giảng trước khi đi thực tập. Bộ môn PPGD phải nắm chương trình và thực tế dạy học ở PT để có sự “cố vấn” cho sinh viên thật tốt từ khâu soạn bài đến qui trình giảng dạy trên lớp. Cần đặt yêu cầu cao trong học phần tập giảng. Nên khuyến khích SV tập giảng thêm ở nhóm,ở tổ càng nhiều càng tốt. + Tổ chức TTSP Về hình thức vẫn là TTSP tập trung, vẫn có trưởng đoàn là GV của trường Đại học, nhưng cần trao thêm nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi để cho trưởng đoàn làm tốt vai trò “đại sứ”của mình trong suốt nhiệm kì ở trường PT. Trưởng đoàn phải là một thành viên trong ban chỉ đạo thực tập ở trường PT (nên là Phó ban) . 159
  5. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm Nên cử trưởng đoàn là giảng viên các tổ PPGD . Trường hợp thiếu thì chọn GV càc tổ chuyên ngành khác, nhưng phải là những giảng viên có kinh nghiệm. Tránh cử GV chưa hết tập sự, chưa am hiểu PT, chưa có kinh nghiệm trong chuyên môn và nghiệp vụ . * Về phía sở GD và trường PT . Đây là hai cơ quan “chủ nhà” nên hiểu hơn ai hết về thực tiễn giáo dục của từng địa phương, từng trường vì vậy phải có sự tham mưu tốt cho trường sư phạm. Đôi bên phải nêu cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ chung. - Sở giáo dục phải coi trọng hơn nữa công tác TTSP,coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục địa phương để có kế hoạch, nội dung và phương pháp chỉ đạo cụ thể. Tránh tình trạng “giao khoán” cho phổ thông. Sở cần có sự phối hợp với trường phổ thông để đưa ra những chính kiến của mình với trường Đại học khi thấy những sự bất hợp lí có thể xảy ra trong quá trình TTSP. - Các trường PT phải thực hiện theo đúng qui chế thực tập.Trường cần chọn GV hướng dẫn đúng tiêu chuẩn , GV phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tư cách, lối sống tốt, có tình cảm nghề nghiệp. GVHD không được “khoán trắng” cho SV, không để tình trạng SV phải dạy quá giờ quy định. Đã có trường hợp có GV vì quá bận rộn, hay vì quá tin tưởng mà đã “ưu ái” bàn giao cho SV tới 2, 3 lớp với 20 đến 30 tiết thậm chí hơn nữa trong một đợt thực tập. GVHD phải thực hiện nghiêm túc việc duyệt giáo án, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp giảng dạy và chủ nhiệm của SV. - Trong quá trình thực tập, BCĐ cần phối hợp với GVHD, trưởng đoàn, cùng với tổ trưởng chuyên môn tổ chức đi dự giờ của SVTT để thống nhất cơ sở đánh giá. *Về việc đánh giá xếp loại Đánh giá, xếp loại kết quả thực tập của SV cần bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng. Vì vậy cần có sự thẩm định của một hội đồng. Hội đồng thẩm định bao gồm các thành viên : GVHD, tổ trưởng chuyên môn PT, trưởng đoàn TTSP (GVĐH), đại diện BCĐTT của trường PT, của Sở GD và của trường ĐH. Nếu không bảo đảm 100% thì ít nhất cũng phải bảo đảm 50% của tổng số thành viên trên. Số thành viên trên cũng phải dự ít nhất 50% tổng số giờ của SV giảng dạy theo qui định. Có vậy thì việc thẩm định, đánh giá mới có cơ sở khoa học,mới đáng tin cậy. Để làm được điều này, rõ ràng phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các thành viên trong các tổ chức của đợt thực tập và tất cả đều phải nêu cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm đối với công việc, như vậy trách nhiệm sẽ nặng nề hơn, vất vả hơn và tất nhiên kinh phí cho TTSP cũng cần phải được cải thiện hơn. Vấn đề cuối cùng là sau khi kết thúc đợt thực tập nên tổ chức một hội nghị tổng kết thật trang trọng có sự tham gia đầy đủ của tất cả các thanh phần như trường ĐHSP, Sở GD, trường PT,các trưởng đoàn TTSPcùng SV để cùng nhau đánh giá, rút kinh nghiệm một cách thật cởi mở mà nghiêm túc , chỉ ra cụ thể những cái được và chưa được,những ưu điểm, những nhược điểm,thiếu sót. Công 160
  6. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm bố kết quả xếp loại,khen thưởng những người đạt thành tích cao trong đợt thực tập.Tổ chức báo cáo điển hình…Không nên xem nhẹ hoặc quan niệm đó là việc làm trang trí hình thức,mà đó là công việc có ý nghĩa khoa học thực sự. Tóm lại, công tác TTSP là một công tác cực kì quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quá trình đào tạo của các trường SP, nhưng đây cũng là vấn đề còn nhiều nan giải. Như bài toán có nhiều ẩn số vậy, mỗi người cố gắng tìm một cách giải theo suy nghĩ riêng của mình với mong muốn tìm cho được lời giải hay nhất .Ở đây bài toán TTSP đang cần lời giải của tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. 161
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2