intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến nay luôn xem việc hương hỏa, thờ cúng tổ tiên là một trong những mặt không thể thiếu trong đời sống tâm linh, đó không chỉ là một nét văn hóa đặc trưng mà còn là sự biểu hiện mặt về đạo đức về thờ cúng nói chung, và di sản thờ cúng nói riêng mang nhiều ý nghĩa và có cách tương đối sơ lược về vấn đề chung dẫn đến nhiều vấn đề xảy ra trên thực tế tập trung phân tích, so sánh, tìm cơ sở văn hóa, nhiều vướng mắc xảy ra trên thực tế. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả thực trạng quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng, từ đó kiến nghị hoàn thiện vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng

  1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG Nguyễn Thị Kiều Diễm, Nguyễn Thị Hải Yến, Đồ Thị Phương Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Đến nay luôn xem việc hương hỏa, thờ cúng tổ tiên là một trong những mặt không thể thiếu trong đời sống tâm linh, đó không chỉ là một nét văn hóa đặc trưng mà còn là sự biểu hiện mặt về đạo đức về thờ cúng nói chung, và di sản thờ cúng nói riêng mang nhiều ý nghĩa và có cách tương đối sơ lược về vấn đề chung dẫn đến nhiều vấn đề xảy ra trên thực tế tập trung phân tích, so sánh, tìm cơ sở văn hóa, nhiều vướng mắc xảy ra trên thực tế. Tìm cơ sở văn hóa nguồn gốc của việc thờ cúng tổ tiên mối quan hệ giữa di sản thờ cúng với di sản thừa kế. Đó là hình thức của sự thiếu hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành. Có lẽ vì vậy di sản dùng vào việc thờ cúng không chỉ được sự thỏa thuận chặt chẽ của người trong gia đình, dòng tộc. Đến nay xem việc hương hỏa thờ cúng tổ tiên là một trong những việc không thể thiếu trong đời sống tâm linh, đó không chỉ là một nét văn hóa đặc trưng mà còn là sự biểu hiện về mặt đạo đức. Di sản dùng vào việc thờ cúng quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 đã phần nào đáp ứng được phong tục tập quán tồn tại từ lâu đời trong Nhân dân ta thờ cúng là tổ tiên và những người đã chết trong gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, quy định này chưa phù hợp với quan hệ xã hội hiện đại và chưa đáp ứng triệt để mục đích và phong tục thờ cúng như một nét văn hóa độc đáo trong Nhân dân. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả thực trạng quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng, từ đó kiến nghị hoàn thiện vấn đề này. Từ khóa: di sản, đạo đức, tổ tiên, thờ cúng, thừa kế. 1 QUAN NIỆM CHUNG Thờ cúng là nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn kính đối với người đã chết và nhằm dạy dỗ con cháu tôn kính và công ơn của những người đi trước. Và là một nếp sống văn hóa, là tình nghĩa giữa người sống và người đã khuất nên các hệ thống luật trên thế giới mà chúng ta biết không coi đây là vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là tài sản được dùng vào mục đích thờ cúng. Tài sản này không nên hiểu theo nghĩa cơ học của chính nó mà phải hiểu bản chất tài sản, có chứa đựng bản chất giá trị tài sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng trước hết là tài sản, tài sản này xét về giá trị phục vụ cho mục đích thờ cúng. Loại 1971
  2. tài sản dùng vào việc thờ cúng không đồng nhất với hóa, lý, sinh, nhưng đồng nhất về mặt tài sản dùng với mục đích thờ cúng. Di sản để thờ cúng: nếu hiểu theo nghĩa vật chất tài sản thì không phải vật (tài sản) nào cũng được dùng để thờ cúng. Vật (tài sản) được dùng để thờ cúng là vật được sử dụng trực tiếp để thờ cúng. Mâm cỗ, hoa, quả, rượu, nước, hương nhang, nến, câu đối, lục bình, chân dung (ảnh) của những người đã chết, câu đối, rèm bàn thờ và bàn thờ... còn những tài sản tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể khác không thể đặt lên bàn thờ để thờ cúng: xe hơi, xe môtô, quyền xử dụng đất, quyền tác giả sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ, quyền hưởng tiền bảo hiểm, một con vật nuôi còn sống... 2 THỰC TRẠNG Thứ nhất, về việc xác lập di sản thờ cúng. Tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng”. Theo đó, việc xác định di sản là di sản thờ cúng cần căn cứ vào di chúc của người để lại di sản, vậy có thể xảy ra một trường hợp là có một phần tài sản trên thực tế đã được sử dụng vào việc thờ cúng từ đời này sang đời khác, nhưng không được nhắc đến trong di chúc những người thừa kế có thể thỏa thuận thống nhất để tự xác định đây là di sản thờ cúng, vậy di sản này có được pháp luật công nhận với nội dung như trên, hoặc họ không thỏa thuận được và cần nhờ đến Tòa án xem xét thì lúc này di sản thờ cúng (về mặt thực tế sử dụng) có còn được pháp luật bảo vệ, hay Tòa án xem đây là phần tài sản cần phải được chia theo thừa kế pháp luật. Cũng không loại trừ trường hợp người chết không để lại di chúc nên việc xác định di sản để thờ cúng cũng không thể thực hiện. Rất dễ nhận thấy rằng, điều này có thể dẫn tới những mâu thuẫn trong nội bộ gia tộc, gia đình thậm trí là tranh chấp, vì vậy thiết nghĩ cần có sự xác lập sâu rộng hơn về di sản dùng vào việc thờ cúng, để từ đó đưa ra những cách giải quyết hợp lý và rõ ràng hơn sau hệ quả của nó. Thứ hai, về tính chất pháp lý của di sản thờ cúng. Về mặt pháp lý, di sản thờ cúng vẫn xác định là tài sản. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với tài sản này lại không được quy định một cách đầy đủ, Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ ghi nhận nghĩa vụ quản lý di sản của người được giao cho quản lý mà không quy định cụ thể, và quyền được thỏa thuận của những người thừa kế khác để chọn ra người quản lý. Trong khi trên thực tế, một trong những vấn đề được đặt ra nhất là liệu di sản thờ cúng có được chuyển nhượng hay thế chấp thì cũng không được quy định trong pháp luật. Tất nhiên, di sản thờ cúng cần phải được gìn giữ để bảo tồn những giá trị văn hóa nói chung, cũng như để bảo vệ ý trí của người để lại di sản nói riêng, vì vậy cũng cần có những hạn chế nhất định đối với một số quyền sử dụng và định đoạt đối với di sản thờ cúng. Quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng sẽ không được chia thừa kế, nó được quản lý bởi một người chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Thế nên quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng không thuộc sở hữu của riêng bất cứ cá nhân nào, không ai có quyền chuyển dịch quyền sử dụng đất này. Tuy nhiên, do tính chất quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn nên những người được giao quản lý dễ nảy sinh ý đồ chiếm đoạt. Tìm mọi cách để hợp thức hóa quyền sử 1972
  3. dụng đất dùng vào việc thờ cúng thành tài sản của mình hay chuyển nhượng cho người khác để hưởng lợi. Thứ ba, nghĩa vụ của người thực hiện thờ cúng theo di chúc. Người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng để thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo sự định đoạt của người lập di chúc thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, nếu người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và thực hiện thờ cúng, nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ đó thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Cách thức chuyển giao di sản cho người khác quản lý theo thỏa thuận của những người thừa kế thì người được chỉ định có nghĩa vụ quản lý di sản đó để dùng di sản vào việc thờ cúng. Như vậy, chủ thể quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được xác định dựa trên một trong 02 căn cứ sau: theo sự chỉ định của người lập di chúc để lại di sản đó và theo thỏa thuận của những người thừa kế và của những người để lại di sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác để thờ cúng” theo quy định trên, sự cần thiết phải xác định hành vi của người chỉ định không thực hiện đúng theo di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế trong thực hiện nghĩa vụ thờ cúng. Trước hết phải người được chỉ định quản lý di sản vào việc thờ cúng phải thực hiện nghĩa vụ đúng theo di chúc, do người để lại di sản đó yêu cầu. Như vậy, hành vi của người vi phạm vào việc thờ cúng được xác định do người đó đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung của di chúc, sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng, để có căn cứ xác định người quản lý vi phạm nghĩa vụ thờ cúng. Thứ hai, người quản lý di sản không thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo thỏa thuận của những người thừa kế, là căn cứ quyết định người quản lý di sản thờ cúng vi phạm nghĩa vụ thờ cúng. Theo nhóm tác giả, người có nghĩa vụ quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được chỉ định của người để lại di sản được hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế cử ra nếu vi phạm những yêu cầu theo di chúc hoặc vi phạm theo những thỏa thuận của những người thừa kế thì người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng bị xác định là vi phạm nghĩa vụ thờ cúng. Việc giao di sản dùng vào việc thờ cúng cho ai quản lý để sử dụng dùng vào việc thờ cũng là do những người thừa kế quyết định thỏa thuận. Theo đó, khi có tranh chấp phát sinh có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng thì cơ quan áp dụng pháp luật phải căn cứ vào nội dung của di chúc định đoạt di sản này hoặc phải cản cứ vào việc thỏa thuận của những người thừa kế và của những người để lại di sản thờ cúng để giải quyết tranh chấp. Khi giải quyết tranh chấp này, sự cần thiết phải xác định di sản dùng vào việc thờ cúng là loại tài sản nào: là một khoản tiền, kim khí quý, đá quý, nhà thờ hay quyền tài sản... của người chết để lại. Khi xác định di sản dùng vào việc thờ cúng là vật cụ thể, hay quyền tài sản hay một khoản tiền hoặc một khoản lợi tức, những hoa lợi thu được từ những tài sản thì quyền xác định từ những lợi ích tài sản thu được từ tài sản này (nếu có) cũng cần phải xác định. 1973
  4. Thứ tư, xử lý di sản dùng vào việc thờ cúng: theo quy định tại khoản 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Trong trường hợp tất cả người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng thờ cúng thì thuộc về người đang quản lý di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”. Theo đó có thể hiểu rằng, di sản thờ cúng chỉ tồn tại khi người được thừa kế theo di chúc còn sống và sẽ chấm dứt sự tồn tại khi người thừa kế cuối cùng của người được hưởng di chúc chết, và sau đó di sản này lại thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó. Đối với những người được chỉ định để quản lý di sản thờ cún theo di chúc nếu muốn để di chúc cho người khác tiếp tục quản lý di sản thờ cúng lại không thể thực hiện được vì họ không phải là chủ sở hữu, tài sản đó không nằm trong di sản của họ nên cũng không thể định đoạt. Như vậy, mô hình chung có thể nói pháp luật hiện hành chỉ cho phép sự tồn tại của di sản thờ cúng là trong một đời người của những người thừa kế theo di chúc. Theo quy định trên di sản dùng vào việc thờ cúng không phải là di sản được coi là trường tồn mà loại di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định. Thời hạn di sản thờ cúng không được là di sản thờ cúng nữa, phụ thuộc vào sự kiện pháp lý tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết hết, theo đó phần di sản phụ thuộc vào người đang quản lý hợp pháp trong số những người được thừa kế theo các hàng tại điều 651 hoặc hàng thừa kế vị 652 Bộ luật Dân sự 2015. Theo quy định này thì người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, đồng thời là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản là chủ sở hữu của di sản dùng vào việc thờ cúng, nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết trong trường hợp này, người là chủ sở hữu di sản có quyền định đoạt theo ý chí của chủ sở hữu, di sản được dùng vào việc thờ cúng không còn là di sản thờ cúng nữa mà là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của người xác lập quyền sở hữu đối với loại di sản này, theo quy định của pháp luật. Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ định về một trường hợp giải quyết di sản vào việc thờ cúng mà không quy định trong trường hợp người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc diện thừa kế của người để lại di sản mà tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng sẽ được giải quyết như thế nào? Nếu người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản đó mà tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì di sản dùng vào việc thờ cúng được giải quyết như thế nào, pháp luật không quy định. Người lập di chúc có quyền chỉ định bất kỳ ai, người thuộc diện thừa kế theo pháp luật quản lý di sản dùng việc thờ cúng hoặc chỉ định người ngoài diện thừa kế của mình quản lý di sản. Trong trường hợp lập di chúc chỉ định người ngoại diện thừa kế theo pháp luật quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì di sản thờ cúng trong trường hợp này thì không thuộc về người quản lý. Theo nhóm tác giả, để giải quyết di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp này cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với phân chia di sản dùng vào việc thờ cúng vì sự kiện pháp lý phát sinh khi tất cả người thừa theo di chúc đều đã chết, phần di sản này được đem ra chia theo pháp luật. Vì điều kiện tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết là một căn cứ chấm dứt nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, đồng thời quyền sở hữu đối với di sản đó ở người đang quản 1974
  5. lý trong người thừa kế theo pháp luật nhưng trong trường hợp người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc diện thừa kế theo pháp luật, di sản đó được trả lại cho những người thừa kế theo pháp luật để họ sử dụng theo ý trí. Những người thừa kế trong trường hợp này có hai cách giải quyết: Một là, họ tiếp tục thỏa thuận với nhau để chỉ định người quản lý di sản và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng và không tuân theo cách thức giải quyết di sản thờ cúng theo quy định của pháp luật. Cách thức này phù hợp phong tục thờ cúng và là cách thức khác với quy định của pháp luật, không trái với nguyên tắc của pháp luật dân sự, không trái đạo đức xã hội. Hai là, những người thừa kế trong hàng được hưởng có quyền chia di sản đó theo quy định tại điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn đối với đời sống, xã hội và phong tục tốt đẹp đã tồn tại rất lâu đời trong nước Việt Nam, không thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội. Nên quy định rõ tài sản dùng vào việc thờ cúng là chiếm bao nhiêu tỷ lệ phần trăm tổng giá trị di sản của người chết để lại; di sản dùng vào việc thờ cúng không những do người lập di chúc định đoạt từ tài sản của mình mà còn được xác định theo thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản đó. Ngoài ra, pháp luật nên có quy định thời hạn sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng để tránh sự nhầm lẫn trong việc sử dụng di sản đó và đồng thời cũng nhằm ngăn chặn những tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng trong dòng họ, trong gia đình để lại di sản đó, nhằm gìn giữ sự bình ổn trong giao lưu dân sự và mối đòn kết trong Nhân dân và đó cũng là mục đích điều chỉnh của pháp luật. 3 KẾT LUẬN Di sản thờ cúng không những chỉ đơn thuần là tài sản mà nó là còn là đối tượng thiêng liêng không thể xâm phạm, không thể bán, tặng cho... hoặc làm cho hao hụt vì nó gắn liền với danh dự của gia đình, dòng họ và thực tế nó không thể bị chiếm đoạt trái với ý chí của cả dòng họ, của các thành viên trong gia đình. Di sản dùng vào việc thờ cúng cũng có thể mất đi do các sự kiện pháp lý nhưng ngay lập tức hoặc có thời gian di sản đó lại được khôi phục nhanh chóng với quyết tâm của cả cộng đồng và dòng họ, của các con, các cháu và những người để lại di sản đó. Thậm chí nói luôn được bổ sung nhiều hơn và đầy đủ hơn theo quan niệm và phong tục thờ cúng của nhân dân và nó còn được đổi mới, thay thế bằng những di sản khác với mục đích sử dụng trong việc thờ cúng. Di sản dùng vào việc thờ cúng quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 đã phần nào đáp ứng được phong tục tập quán từ lâu đời trong Nhân dân ta là thờ cúng tổ tiên và những người đã chết trong gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, quy định này chưa thực sự phù hợp với mối quan hệ trong xã hội hiện đại và chưa đáp ứng triệt để mục đích và phong tục thờ cúng đã giống như một nét văn hóa độc đáo trong Nhân dân. Do đo, cần phải tiếp tục hoàn thiện để thực thi trên thực tế để đạt hiệu quả hơn. 1975
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật Dân sự 1995. [2] Bộ luật Dân sự 2005. [3] Bộ luật Dân sự 2015. [4] Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) Luật sư Tưởng Duy Lượng (2018). Pháp luật dân sự và thực tiễn xét sử, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật.Tr.399-400. 1976
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2