intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng chấn thương thể thao của sinh viên trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn, điều tra để tiến hành điều tra phân tích tình hình chấn thương do vận động thể thao của sinh viên Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng. Ngẫu nhiên phát 200 phiếu điều tra để phân tích nguyên nhân phát sinh, đặc điểm phân bố, vị trí chấn thương, loại hình chấn thương và các bước xử lý, cơ chế chấn thương do vận động thể thao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng chấn thương thể thao của sinh viên trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng

  1. THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG THỂ THAO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ThS. Hà Thị Hân Khoa giáo dục Thể chất, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn, điều tra để tiến hành điều tra phân tích tình hình chấn thương do vận động thể thao của sinh viên Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng. Ngẫu nhiên phát 200 phiếu điều tra để phân tích nguyên nhân phát sinh, đặc điểm phân bố, vị trí chấn thương, loại hình chấn thương và các bước xử lý, cơ chế chấn thương do vận động thể thao. Đưa ra những ý kiến và phương pháp phòng ngừa và giảm thiểu chấn thương, tăng cường tuyên truyền, làm cho sinh viên trong trường hiểu được tầm quan trọng của việc đề phòng chấn thương và đặc biệt là xử lý có hiệu quả và kịp thời khi chấn thương xảy ra, giảm bớt nỗi đau thể xác và gánh nặng tâm lý của người bị thương. Từ khóa: sinh viên TDTT, chấn thương thể thao, biện pháp phòng ngừa, phương pháp xử lý. ABSTACT The research methods used to interview and investigate to analyze the situation of sports injuries in student of Danang University of education. Randomly distributed 200 questionnaires to analyze the causes, distribution characteristics, injuries department, injuries type and treatment steps, and sports injury mechanism. Propose ideas and prevent of methods, decrease injuries and to increase awareness and to make students aware of the importance of injury prevention and especially effective and timely treatment. When injury occurs, reduce the physical pain and psychological burden of the injured. Keywords: Sports and physical education students, sports injuries, preventive measures, treatment methods. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tập luyện và thi đấu thể thao, vấn đề chấn thương luôn được các vận động viên, huấn luyện viên và người tập đặc biệt quan tâm, bởi vì chấn thương thể thao không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thi đấu, mà ở mức độ nhất định nó làm mất ý nghĩa của thể dục thể thao là phương tiện tăng cường sức khỏe cho người tập. Chấn thương thể thao không chỉ ảnh hưởng đến thành tích, thu ngắn tuổi thọ vận động mà làm cho người tập có thể bị tàn phế thậm chí còn mất đi tính mạng, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người tập, cản trở các hoạt động thể thao diễn ra một cách bình thường. Chấn thương thể thao là vấn đề thường gặp hiện nay. Từ thực tiễn học tập, luyện tập và thi đấu của sinh viên Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, việc nắm được thực trạng chấn thương do vận động thể thao của sinh viên là điều cần thiết. Từ đó để biết được nguyên nhân và có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa những chấn thương xảy khi vận động. 1.1 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chọn ngẫu nhiên 200 sinh viên Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, để tiến hành điều tra phỏng vấn, trong đó sinh viên nam là 140 bạn và sinh viên nữ là 60 bạn. 572
  2. Phương pháp nghiên cứu Thông qua thu thập tài liệu ở thư viện luận văn, các đề tài, bài báo tại các tạp chí, luận văn có liên quan đến chấn thương thể thao. Sau đó tập hợp tài liệu, tổng hợp thông tin về chấn thương thể thao, xử lý và phân tích. Phỏng vấn điều tra Phỏng vấn chuyên gia là giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, thu thập những thông tin liên quan đến phương diện chấn thương thể thao. Căn cứ vào yêu cầu của phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT để thiết kế bảng câu hỏi điều tra với những nội dung về những vấn đề khách quan (tính đóng) và vấn đề chủ quan (tính mở) tổng cộng có 18 câu hỏi. Nội dung bao hàm các vấn đề: thông tin cơ bản của cá nhân sinh viên, tình hình chấn thương, xử lý tại chỗ, phương pháp hồi phục sau khi điều trị và các thông tin khác. Thiết kế nội dung phiếu điều tra dựa trên nhưng tài liệu tham khảo. Đề tài phát ra 200 phiếu điều tra, thu về 190 chiếm tỉ lệ 95%. Trong đó có 182 phiếu trả lời có hiệu lực chiếm tỉ lệ 91%. Phương pháp thống kê 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình vận động thể thao Theo bảng 1 cho thấy: Sinh viên hoạt động thể thao ngoài giờ từ 1-2 lần/tuần chiếm 8.79%, 3-4 lần/tuần chiếm 48.35%, 5-6 lần/tuần chiếm 42.85%. Căn cứ vào toàn bộ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là sinh viên của nhà trường, mỗi tuần ngoài thời gian học trên lớp thì thời gian tham gia hoạt động thể thao từ 3-4 lần và nhiều hơn chiếm tỉ lệ rất cao 91.21%. Điều này chứng tỏ rằng dù không phải là sinh viên chuyên ngành thể thao nhưng sinh viên của trường rất quan tâm và yêu thích các hoạt động thể dục thể thao. Từ bảng 2 cho thấy, mỗi lần vận động với thời gian liên tục 60 phút chiếm 42.86%, 90 phút và 120 phút chiếm tỉ lệ tương ứng là 37.36% và 11.54%. Như vậy tỉ lệ số người vận động thể thao liên tục với thời gian trên 60 phút chiếm 91.76%. Nghiên cứu đã chứng minh, tùy theo thời gian vận động kéo dài mà sự tiêu hao năng lượng của cơ thể cũng tăng dần, sự tích lũy axit lactic cũng nhiều lên, cảm giác mệt mỏi gia tăng đồng thời tỉ lệ chấn thương cũng tăng theo. Bảng 1: Số lần tham gia hoạt động thể thao ngoài giờ Số lần 1-2 lần 3-4 lần 5-6 lần Nhiều hơn Số người 16 88 57 21 Tỉ lệ 8.79% 48.35% 31.31% 11.54% Bảng 2: Thời gian hoạt động liên tục của mỗi lần vận động Thời gian
  3. Căn cứ vào bảng 3 cho thấy, trong quá trình rèn luyện thể thao chỉ có 9.89% sinh viên chưa từng bị chấn thương, thỉnh thoảng bị chấn thương chiếm tỉ lệ 80.77% và tỉ lệ sinh viên thường xuyên bị chấn thương chiếm 9.34%. Như vậy trên 90.00% sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã có ít nhất 1 lần chấn thương do vận động thể thao. Vì thế cho nên cần phải có những phương pháp đề phòng hợp lý và xử lý kịp thời khi chấn thương xảy ra, nhằm tạo ra môi trường luyện tập an toàn và yên tâm. Bảng 3: Tỷ lệ bị chấn thương của sinh viên Chấn thương Chưa bị lần nào Thỉnh thoảng Thường xuyên Số người 18 147 17 Tỉ lệ 9.89% 80.77% 9.34% 2.2 Các môn thể thao và vị trí chấn thương 2.2.1 Mối quan hệ giữa các môn thể thao và vị trí chấn thương Căn cứ vào bảng 4 cho thấy, chấn thương phần lớn tập trung ở các môn thể thao bóng rổ, điền kinh, bóng đá, cầu lông và tennis chiếm tỷ lệ tương ứng 33.28%, 24.95%, 19.56%, 19.34% và 15.05%. Điều này chứng tỏ ở các môn học này chấn thương rất dễ bị xảy ra, đây là những môn học có thời gian học tương đối nhiều, hơn nữa nó cũng liên quan đến đặc điểm đặc trưng vận động thể thao. Chương trình học của môn điền kinh thời gian dài, luyện tập nhiều, hơn nữa có những động tác phải dùng lực mang tính bộc phát và cực đại, đòi hỏi người tập có tố chất tốt. Bóng rổ, bóng đá: số người tham gia tương đối nhiều, thi đấu nhiều, có tính đối kháng kịch liệt, sinh viên không những có tố chất thể lực tốt mà còn phải linh hoạt và có khả năng điều tiết tốt. Môn cầu lông và tennis là môn đối kháng có ngăn cách bởi lưới, người chơi cần phải có sự linh hoạt biến hóa, trong những thời khắc nào đó phải thực hiện những kỹ thuật động tác đi ngược lại với đặc trưng vận động cơ học của cơ thể. Chính vì thế tỉ lệ chấn thương càng gia tăng. Bảng 4: Mối quan hệ giữa tỉ lệ chấn thương và các môn thể thao Môn Bóng Cầu tennis Bóng Bơi Điền Bóng Bóng Môn rổ lông chuyền lội kinh đá bàn khác n 121 32 28 21 2 90 70 5 3 Tỉ lệ (%) 33.28 19.34 15.05 12.27 1.29 24.95 19.56 3.78 2.54 2.2.2 Vị trí chấn thương Bảng 5 cho thấy, vị trí thường bị chấn thương chủ yếu là khớp cổ chân, khớp đầu gối, ngón tay, lưng và chân với tỉ lệ tương ứng là 65.36%, 43.78%, 34.95%, 23.54%. Đây là những vị trí dễ bị chấn thương trong hoạt động thể thao nên cần phải chú trọng đến bảo hộ và khởi động kỹ trước khi vận động. Trong khi vận động thể thao những vị trí này thường xuyên có sự va chạm với đối phương hoặc dễ tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Khớp cổ chân là vị trí quan trọng có chức năng chống đỡ và phát lực cho quá trình vận động ở các môn bóng rổ, điền kinh, bóng đá. Nhưng các biện pháp can thiệp bảo hộ cho vị trí này lại rất ít, sân bãi không bằng phẳng, khi nhảy lên rồi tiếp đất cơ thể mất thăng bằng và bị nghiêng sang 1 bên dẫn đến cổ chân bị trật và đứt dây chằng. Trong các môn bóng chuyền và bóng rổ, ngón tay thường xuyên bị bóng tấn công làm cho các khớp ngón tay bị trật. Khớp gối là khớp rất lỏng lẻo, có 574
  4. cấu tạo phức tạp, có tác dụng là đòn bẩy lớn, tải trọng lớn và không ổn định. Vì vậy trong thể thao, khớp gối là bộ phận quan trọng đảm bảo cho cơ thể thực hiện những động tác cơ bản và động tác khó. Khi tiếp đất khớp gối sẽ bị tổn thương rất lớn và dễ bị chấn thương. Bảng 5: Thống kê vị trí chấn thương của sinh viên Vị trí Khớp cổ Lưng Khớp Khớp Khớp cổ Chân Cẳng Hông Đầu Ngón chân gối vai tay tay tay Số người 118 42 78 30 44 24 17 6 5 62 Tỉ lệ (%) 65.36 23.54 43.78 17.49 24.53 13.85 9.1 4.25 3.75 34.9 2.3.3 Loại hình và tính chất mức độ của chấn thương thể thao Căn cứ vào bảng 6, bảng 7 cho thấy, chấn thương thường gặp là đụng dập tổ chức, căng cơ, giãn cơ và bong gân với tỉ lệ tương ứng là 50.52%, 44.32% và 40.45%. Đây là loại hình chấn thương thường gặp trong vận động. Căn cứ vào mức độ phát sinh chấn thương phân thành 2 loại: chấn thương cấp tính (xảy ra nhanh, đỏ, sưng tấy, nóng, đau… ) chiếm 53.84%, chấn thương mãn tính (nguyên nhân không rõ ràng, có thể do các chấn thương nhỏ tích lũy có triệu chứng đau, nhức, sưng…) chiếm 36.81%, ngoài ra còn có các chấn thương cũ tái phát chiếm 9.35%. Đụng dập tổ chức, căng giãn cơ là do khởi động không kỹ, độ nhớt giữa cơ bắp vẫn còn nhiều hoặc khi thực hiện những động tác khó đã vượt quá giới hạn của cơ thể, cơ thể mệt mỏi, mất tập trung và dẫn đến chấn thương. Bảng 6: Loại hình chấn thương trong vận động của sinh viên Loại hình Đụng Bong Căng Chạm Gãy Đứt Bầm Trật Viêm chấn dập tổ gân cơ thương xương dây khớp màng thương chức xương chằng xương Số người 90 72 80 6 20 45 65 15 10 Tỉ lệ (%) 50.52 40.45 44.32 3.05 11.86 25.46 36.27 8.86 5.26 Bảng 7: Tính chất chấn thương trong vận động của sinh viên Tính chất chấn thương Số người bị thương Tỉ lệ (%) Cấp tính: khi vận động đột nhiên bị thương, triệu chứng 98 53.84 đỏ, sưng, nóng, đau và các triệu chứng cấp tính khác Mãn tính: rất nhiều lần chấn thương nhỏ tạo thành có 67 36.81 triệu chứng đau đớn, tê, sưng cục bộ và các triệu chứng khác. Chấn thương cấp tính cũ tái phát, đầu tiên là đau nhẹ ở 17 9.35 vết thương, sau đó làm cho vết thương thêm nặng hơn 2.3 Nguyên nhân của chấn thương 2.3.1 Khởi động không kỹ Điều quan trọng nhất bắt đầu hoạt động thể thao là khởi động, nhưng có rất nhiều sinh viên chuyên ngành thể thao khi gặp bóng rổ là ném, gặp bóng đá là chơi mà không để ý đến khởi động. Khởi động có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động thể thao, làm nóng cơ thể, hệ thống tim mạch giãn nở tăng cường hoạt động 575
  5. của các tế bào thần kinh, từ đó làm giảm độ nhớt trong cơ, tăng khả năng co và giãn của cơ, tăng tốc hô hấp giải phóng oxy, đảm bảo năng lượng cung ứng cho việc duỗi và co cơ. Theo bảng 8 cho thấy, vì khởi động không kỹ mà dẫn đến chấn thương chiếm tỉ lệ khá cao 72.52%, điều này chứng tỏ rằng cần phải xem trọng phần khởi động và cần có những công tác dự phòng hợp lý. 2.3.2 Động tác thô bạo của đối phương Hoạt động thể thao là hoạt động có hàm lượng kỹ thuật phong phú, tất cả các môn thể thao đều có những quy phạm kỹ thuật động tác nghiêm ngặt, phù hợp với nguyên lý khoa học vận động của con người và nguyên lý vận động sinh cơ, và đặc biệt có tính an toàn nhất định đối với bản thân và đối phương, đây chính là giới hạn để hạn chế những chấn thương xảy ra khi vận động. Trong bảng 8 cho thấy tự thực hiện động tác không chính xác hoặc đối phương thực hiện những động tác thô bạo dẫn đến chấn thương chiếm tỉ lệ 35.16% và 45.05%, còn kỹ thuật động tác sai chiếm 21.97%. Điều này chứng tỏ rằng trong các môn đối kháng thì việc thực hiện chính xác kỹ thuật động tác và mức độ thô bạo của đối phương có tính chất quan trọng trong sự phát sinh chấn thương. 2.3.3 Ngoài ý muốn Trong thể thao rất nhiều môn mang tính đối kháng vì vậy việc va chạm là điều không tránh khỏi ví dụ như bóng đá, bóng rổ…làm người chơi không thể lường trước được. Khi nhảy lên thực hiện động tác nếu gặp phải trở ngại ngoài ý muốn thì sẽ phá vỡ trạng thái mất cân bằng đồng thời tỉ lệ chấn thương cũng tăng lên. Theo thống kê thì tai nạn ngoài ý muốn chiếm 40.10% nguyên nhân gây ra chấn thương. 2.3.4 Lượng vận động quá mức Trong thể thao, có rất nhiều kỹ thuật động tác sau khi hoàn thành sẽ vượt qua nguyên lý vận động sinh cơ hoặc các cơ quan bộ phận của cơ thể phải chịu một áp lực quá lớn, lượng vận động quá lớn sẽ làm cho các tổ chức cơ và các khớp bị tổn thương. Theo bảng 8 cho thấy, lượng vận động lớn gây ra chấn thương chiếm 38.46%, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chấn thương trong vận động thể thao. 2.3.5 Những nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân đã đề cập ở trên thì có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra chấn thương nhưng không phổ biến và tập trung ví dụ như không có ý thức tự bảo hộ, cường độ vận động cao, thiết bị sân bãi dụng cụ không đảm bảo, không tập trung, phương pháp tổ chức luyện tập không phù hợp hoặc người tập đã từng bị chấn thương nhẹ….Vì vậy trong luyện tập, thi đấu thể thao không được xem nhẹ bất kỳ nhân tố nào mà cần phải có những công tác phòng tránh để hạn chế tối đa chấn thương do vận động thể thao xảy ra. 576
  6. Bảng 8: Nguyên nhân gây ra chấn thương thể thao Nguyên nhân Số người Tỉ lệ Khởi động không kỹ 132 72.52 Kỹ thuật động tác sai 40 21.97 Tố chất chuyên ngành kém 21 11.54 Thiếu ý thức tự bảo hộ 34 18.69 Vận động cường độ cao 52 28.57 Lượng vận động quá lớn 70 38.46 Thiết bị sân bãi dụng cụ không đảm bảo 45 24.72 Thiếu ý thức phòng tránh chấn thương 24 13.18 Động tác thô bạo của đối phương 82 45.05 Không tập trung 36 19.78 Phương pháp tổ chức luyện tập, thi đấu không hợp lý 16 8.79 Đã từng bị chấn thương 9 4.94 Tự thực hiện động tác thô bạo 64 35.16 Ngoài ý muốn 73 40.10 2.4. Mối quan hệ giữa thời tiết và tỉ lệ chấn thương Căn cứ vào bảng 9 cho thấy, chấn thương chủ yếu là vào mùa đông và hè, mùa xuân và thu ít hơn. Vào mùa đông, thời tiết lạnh nhiệt độ cơ thể thấp, tính linh hoạt của khớp và dây chằng giảm, tính nhớt của cơ tăng lên, sự phối hợp động tác kém đi, không ổn định dễ gây ra chấn thương. Vào mùa hè nhiệt độ cao, cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều, các tổ chức cơ dễ bị mệt mỏi, dẫn đến không tập trung tỉ lệ chấn thương cũng tăng lên. Bảng 9: Thời tiết và tỉ lệ chấn thương Thời gian bị Mùa Mùa hè Mùa thu Mùa Giờ học Hoạt động thương xuân đông trên lớp ngoài giờ Số người 26 49 38 115 23 37 Tỉ lệ (%) 14.28 26.92 11.54 63.19 12.64 20.33 3. KẾT LUẬN Sinh viên Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng chấn thương chủ yếu xảy ra ở các môn thể thao bóng rổ, điền kinh, bóng đá, cầu lông, tennis chiếm tỉ lệ tương ứng là 33.28%, 24.95%, 19.56%, 19.34%, 15.05%. Vị trí chấn thương chủ yếu là khớp cổ chân, khớp đầu gối, ngón tay, lưng và chân với tỉ lệ tương ứng là 65.36%, 43.78%, 34.95%, 34.95% và 23.54%. Đây là những vị trí dễ bị chấn thương nên cần phải chú ý bảo hộ và khởi động kỹ. Loại hình chấn thương thường gặp là dập mô, căng cơ và trật khớp chiếm tỉ lệ tương ứng là 50.52%, 44.32% và 40.45%. Khi bị chấn thương (khi vận động đột ngột bị chấn thương với triệu chứng đỏ, sưng, nóng, đau và các triệu chứng cấp tính khác) chiếm tỉ khá cao 53.84%, điều này chứng tỏ rằng khi bị chấn thương thì chấn thương cấp tính là chủ yếu. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương có rất nhiều nhưng khởi động không kỹ là nguyên nhân chủ đạo chiếm 72.52%; 577
  7. động tác không chính xác hoặc đối phương có động tác thô bạo lần lượt chiếm tỉ lệ là 35.16% và 40.05%, kỹ thuật động tác sai dẫn đến chấn thương chiếm tỉ lệ 21.97%; ngoài ra còn một số nguyên nhân như tai nạn ngoài ý muốn (40.10%) và lượng vận động quá mức (38.46%) cũng là những nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong vận động thể thao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BS. Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phượng. Một số bệnh lý và chấn thương thể thao thường gặp. Thể dục Thể thao, 2010. 2. Reha N. Tandogan, Gideon Mann, René Verdonk,… Sports injuries: Prevention, diagnosis, treatment and rehabilitation. Springer, 2011. 3. CieslaE, Dutkiewicz R, Mglosiek M, Nowak-Starz G…Sports injuries in Plus League volleyball players. Sports Med Phys Fitness.2015Jun,55(6) :628-38. Epub 2014 Nov 4. 4. Greier, K.; Riechelmann, H.Ball sports injuries in school sport and means of prevention. Deutsche Zeitschrift Fur Sportmedizin, 2012,32(2):342-52 5. Lê Quý Phượng. Chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Tạp chí hoạt động khoa học, 2003 578
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2