intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Danh Nguyen Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành trên 26 cán bộ quản lí, 143 giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, 253 học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức và thực hiện các chức năng quản lí hoạt động này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Những hạn chế này là cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 39-43<br /> <br /> THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH<br /> Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Nguyễn Thị Hoàng Anh - Trường Trung học cơ sở Trường Thọ, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Ngày nhận bài: 03/06/2018; ngày sửa chữa: 06/06/2018; ngày duyệt đăng: 14/06/2018.<br /> Abstract: The study was conducted on 26 administrators, 143 hoomroom teachers and subject<br /> teachers and 253 students with aim to study situation of self-learning activities of secondary school<br /> students in Thu Duc district, Ho Chi Minh City. Research shows that students have not recognized<br /> the importance of self-learning, thus effectiveness of self-learning is till limited. This analysis can<br /> be seen a foundation to propose some solutions to improve effectiveness of self-learning of<br /> students in particular and quality of education in general.<br /> Keywords: Situation, management, self-learning activities, secondary school students.<br /> 1. Mở đầu<br /> Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 về định<br /> hướng đổi mới GD-ĐT đã đưa ra giải pháp phát triển giáo<br /> dục: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá<br /> kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực,<br /> tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người<br /> học” [1]. Tự học của học sinh (HS) là khâu quan trọng,<br /> quyết định của việc học tập. Học mà chỉ nghe giảng, về nhà<br /> gác sách, không tự ôn luyện thì chỉ nhớ qua loa, không phát<br /> huy được những kiến thức đã được học trên lớp. Chủ tịch<br /> Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trong cách học, phải lấy tự học<br /> làm cốt”, vì thế người thầy giáo không chỉ chú ý giảng dạy<br /> trên lớp tốt mà phải hết sức chú ý giáo dục HS tự học ở nhà<br /> để những điều mình giảng thực sự mang lại kết quả. Nhận<br /> thức rõ tầm quan trọng của tự học, trong những năm qua,<br /> các trường trung học cơ sở (THCS) ở quận Thủ Đức, Thành<br /> phố Hồ Chí Minh đã tập trung quản lí hoạt động tự học<br /> (HĐTH) của HS, đổi mới trong công tác quản lí, chỉ đạo cải<br /> tiến trong việc khoán chương trình, đổi mới phương pháp<br /> dạy học, kiểm tra, đánh giá theo năng lực HS. Tuy nhiên,<br /> công tác quản lí hoạt động này vẫn còn hạn chế, chưa đáp<br /> ứng được yêu cầu xã hội hiện nay, đặc biệt là yêu cầu của<br /> chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình tổng<br /> thể (trong Chương trình giáo dục phổ thông mới) đã xác<br /> định những năng lực cốt lõi phải hình thành và phát triển<br /> cho HS phổ thông là: “năng lực tự chủ và tự học, năng lực<br /> giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo”<br /> [2]. Như vậy, “tự học” được xem là năng lực chung mà tất<br /> cả các môn học và hoạt động giáo dục đều góp phần hình<br /> thành và phát triển. Vì vậy, quản lí HĐTH là nhiệm vụ trọng<br /> tâm trong quản lí giáo dục nói chung và quản lí nhà trường<br /> nói riêng, quyết định tới hiệu quả quản lí trong nhà trường.<br /> Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản<br /> lí HĐTH của HS ở các trường THCS quận Thủ Đức, TP.<br /> Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Phương pháp, nội dung, đối tượng và thời gian<br /> khảo sát<br /> Chúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra bằng<br /> bảng hỏi, trao đổi, phỏng vấn để khảo sát nhận thức của<br /> đội ngũ CBQL, giáo viên (GV) và HS về tầm quan trọng;<br /> mức độ thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng<br /> và các yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của HS.<br /> Khảo sát được tiến hành trên tổng số 422 người, gồm:<br /> 26 cán bộ quản lí (CBQL), 143 GV và 253 HS của 9<br /> trường THCS quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (Bình<br /> Thọ, Trường Thọ, Tam Bình, Nguyễn Văn Bá, Thái Văn<br /> Lung, Linh Đông, Lê Văn Việt và Hiệp Bình). Thời gian<br /> tiến hành: từ tháng 02/2017 đến 5/2018.<br /> Chúng tôi thiết kế phiếu để khảo sát mức độ thực hiện<br /> 6 nội dung quản lí HĐDH với thang đo 5 bậc, mỗi điểm<br /> trong thang đo ứng với các mức đánh giá: 5 điểm: Tốt/rất<br /> quan trọng/rất ảnh hưởng; 4 điểm: Khá/quan trọng/khá<br /> ảnh hưởng; 3 điểm: Trung bình/bình thường/ảnh hưởng<br /> bình thường; 2 điểm: Yếu/ít quan trọng/ít ảnh hưởng; 1<br /> điểm: Kém/không quan trọng/không ảnh hưởng. Điểm<br /> trung bình (ĐTB) đối với thang đo được tính theo giá trị<br /> khoảng cách giữa các mức đánh giá. Với thang đo 5 mức,<br /> có thể cho biết các mức đánh giá như sau: 1,00-1,8 điểm:<br /> Kém/không quan trọng/không ảnh hưởng; 1,81-2,6<br /> điểm: Yếu/ít quan trọng/ít ảnh hưởng; 2,61-3,40 điểm:<br /> Trung bình/bình thường/ảnh hưởng bình thường; 3,414,20 điểm: Khá/quan trọng/khá ảnh hưởng; 4,21-5,00<br /> điểm: Tốt/rất quan trọng/rất ảnh hưởng. Kết quả thu<br /> được như sau:<br /> 2.2. Kết quả khảo sát<br /> 2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và<br /> học sinh về tầm quan trọng của hoạt động tự học (bảng 1)<br /> <br /> 39<br /> <br /> Email: nthaxt2009@gmail.com<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 39-43<br /> <br /> Bảng 1. Nhận thức chung về tầm quan trọng của hoạt động tự học<br /> CBQL<br /> GV<br /> HS<br /> TT<br /> Nội dung<br /> ĐTB<br /> ĐLC<br /> XH<br /> ĐTB<br /> ĐLC<br /> XH<br /> ĐTB<br /> ĐLC<br /> XH<br /> 1<br /> Học trên lớp<br /> 3,31<br /> 0,511<br /> 4<br /> 3,50<br /> 0,561<br /> 2<br /> 4,30<br /> 0,517<br /> 1<br /> Tham gia hoạt động<br /> 2<br /> 3,34<br /> 0,489<br /> 3<br /> 3,31<br /> 0,479<br /> 3<br /> 3,30<br /> 0,584<br /> 2<br /> ngoài giờ lên lớp<br /> Tham gia hoạt động<br /> 3<br /> 3,42<br /> 0,501<br /> 2<br /> 2,41<br /> 0,467<br /> 5<br /> 2,57<br /> 0,509<br /> 4<br /> xã hội<br /> Tham gia câu lạc bộ,<br /> 4<br /> 2,45<br /> 0,561<br /> 5<br /> 2,52<br /> 0,523<br /> 4<br /> 3,10<br /> 0,498<br /> 3<br /> sinh hoạt đội, nhóm<br /> 5<br /> Tự học, tự giáo dục<br /> 3,57<br /> 0,577<br /> 1<br /> 3,52<br /> 0,466<br /> 1<br /> 2,44<br /> 0,489<br /> 5<br /> (Chú thích: ĐLC: độ lệch chuẩn; XH: xếp hạng)<br /> Bảng 1 cho thấy, có sự khác biệt trong cách nhận thức thức đúng và đầy đủ về vai trò của tự học, tự giáo dục<br /> về tầm quan trọng của tự học ở mỗi đối tượng tham gia cũng như thông qua các hoạt động tập thể, HS được rèn<br /> nghiên cứu. CBQL và GV cho rằng “tự học, tự giáo dục” luyện các kĩ năng, được mở rộng và nâng cao hiểu biết<br /> đối với sự phát triển nhân cách, thành công của HS ở mức để hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy, bên cạnh<br /> độ khá, XH 1. Điều này chứng tỏ, CBQL và GV nhận việc bồi dưỡng nhận thức về HĐTH, tầm quan trọng của<br /> thức khá tốt về tầm quan trọng của HĐTH. Nhận thức HĐTH, hiệu trưởng cần quan tâm tăng cường tập huấn<br /> được như vậy có ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ trong cho đội ngũ CBQL và GV kiến thức, lí luận về công tác<br /> việc tham gia quản lí HĐTH của HS; giúp cho việc quản này. Có hiểu đúng về tầm quan trọng của HĐTH thì<br /> lí HĐTH của HS được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Tuy CBQL, GV mới có thể nâng cao nhận thức của HS về<br /> nhiên, kết quả khảo sát HS cho thấy, “tự học, tự giáo dục” tầm quan trọng của HĐTH, giúp các em hoàn thiện nhân<br /> được các em đánh giá ít quan trọng với ĐTB 2,44, ở mức cách và thành công trong cuộc sống.<br /> yếu, XH 5. Hầu hết HS tham gia khảo sát cho rằng, “học 2.2.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động<br /> trên lớp” là quan trọng hàng đầu, XH 1. Chính nhận thức tự học của học sinh (bảng 2)<br /> đó dẫn đến một thực tế, các em hay có thói quen dựa dẫm,<br /> Bảng 2 cho thấy, trong lập kế hoạch quản lí HĐTH,<br /> ỷ lại và phụ thuộc vào GV, chỉ học khi được GV hướng việc “xác định nội dung công việc với thời gian thực hiện<br /> dẫn, dạy dỗ. Điều đó vô tình khiến các em “lãng quên” cụ thể” được cả CBQL và GV đánh giá cao nhất, nhưng<br /> sự sáng tạo, chủ động, vẫn nghĩ người thầy quyết định chỉ ở mức khá (ĐTB 3,42 và 3,69). Đối với nội dung<br /> thành công của mình nhiều hơn chính bản thân mình.<br /> này, CBQL cần chú ý tập trung xác định công việc cần<br /> Rõ ràng có sự chênh lệch nhất định về nhận thức của làm, quy định thời gian thực hiện cụ thể; có như vậy đội<br /> tự học ở CBQL, GV và HS. Tuy nhiên, điều đáng nói là ngũ GV mới có cơ sở xác định công việc mà bản thân<br /> qua thực tế khảo sát, vẫn còn nhiều GV và HS chưa nhận phụ trách, kế hoạch mới đảm bảo khả thi, hiệu quả.<br /> Bảng 2. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lí HĐTH của HS<br /> TT<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Xác định mục tiêu, yêu cầu của HĐTH<br /> Xác định điểm mạnh, điểm yếu trong thực hiện HĐTH<br /> Xác định nội dung công việc với thời gian thực hiện<br /> cụ thể<br /> Phân tích lựa chọn, quyết định cách thức thực hiện nội<br /> dung công việc<br /> Xác định các nguồn lực cần huy động để thực hiện<br /> HĐTH<br /> Thường xuyên kiểm tra tính hợp lí và khả thi của kế<br /> hoạch và điều chỉnh cho phù hợp<br /> <br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> 40<br /> <br /> ĐTB<br /> 3,42<br /> 3,38<br /> <br /> CBQL<br /> ĐLC<br /> 0,601<br /> 0,578<br /> <br /> XH<br /> 1<br /> 3<br /> <br /> ĐTB<br /> 3,69<br /> 2,58<br /> <br /> GV<br /> ĐLC<br /> 0,576<br /> 0,587<br /> <br /> XH<br /> 1<br /> 5<br /> <br /> 3,37<br /> <br /> 0,594<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2,59<br /> <br /> 0,578<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3,41<br /> <br /> 0,551<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,28<br /> <br /> 0,576<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,15<br /> <br /> 0,573<br /> <br /> 5<br /> <br /> 2,60<br /> <br /> 0,580<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2,98<br /> <br /> 0,584<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2,57<br /> <br /> 0,573<br /> <br /> 6<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 39-43<br /> <br /> Bảng 3. Thực trạng tổ chức triển khai kế hoạch tự học của HS<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> ĐTB<br /> 3,49<br /> 3,21<br /> 3,40<br /> 3,29<br /> <br /> Triển khai kế hoạch quản lí HĐTH của HS<br /> Huy động các nguồn lực để thực hiện HĐTH của HS<br /> Phát huy các yếu tố của HĐTH<br /> Giải quyết tình huống phát sinh trong quản lí HĐTH<br /> <br /> Việc “phân tích lựa chọn, quyết định cách thức thực<br /> hiện nội dung công việc” được CBQL đánh giá ở mức khá<br /> với 3,42 điểm, XH 2, nhưng GV thì lại chỉ đánh giá ở mức<br /> trung bình với 3,28, XH 2. Nhìn chung, các nội dung còn<br /> lại đều cho thấy CBQL đánh giá ở mức trung bình với<br /> ĐTB dao động từ 2,98 đến 3,38; trong khi đó, nhóm GV<br /> đánh giá thực hiện ở mức yếu với ĐTB dao động từ 2,57<br /> đến 2,60. Để tìm hiểu về sự chênh lệch về mức đánh giá<br /> này, chứng tôi đã trao đổi trực tiếp với một số GV ở các<br /> trường THCS Thủ Đức, đa số GV được hỏi cho rằng: thực<br /> tế tại đơn vị công tác, kế hoạch quản lí HĐTH của HS chưa<br /> được thực sự quan tâm, chủ yếu GV có nhiều kinh nghiệm<br /> công tác có hướng dẫn HS lập và thực hiện kế hoạch tự<br /> học, hầu hết HS các trường THCS thực hiện chương trình<br /> 2 buổi/ngày, GV hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập cá<br /> nhân, ít quan tâm kế hoạch tự học tại nhà. Hiệu trưởng nhà<br /> trường chủ yếu xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục, kế<br /> hoạch hoạt động buổi hai, kế hoạch phụ đạo HS yếu, bồi<br /> dưỡng HS giỏi, kế hoạch hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt<br /> động ngoài giờ lên lớp… mà chưa chú trọng quan tâm kế<br /> hoạch quản lí HĐTH của HS.<br /> Như vậy, việc lập kế hoạch quản lí HĐTH ở các<br /> trường THCS chưa được thực sự quan tâm đúng mức,<br /> nhất là việc xác định huy động các nguồn lực để thực<br /> hiện HĐTH, việc thường xuyên kiểm tra tính hợp lí, khả<br /> thi và điều chỉnh kế hoạch được đánh giá ở mức trung<br /> <br /> CBQL<br /> ĐLC<br /> 0,495<br /> 0,552<br /> 0,573<br /> 0,581<br /> <br /> XH<br /> 1<br /> 4<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> ĐTB<br /> 4,20<br /> 2,98<br /> 3,21<br /> 2,79<br /> <br /> GV<br /> ĐLC<br /> 0,581<br /> 0,595<br /> 0,589<br /> 0,581<br /> <br /> XH<br /> 1<br /> 3<br /> 2<br /> 4<br /> <br /> bình yếu, vì vậy, hiệu trưởng cần quan tâm lập kế hoạch<br /> quản lí HĐTH tại đơn vị sao cho phù hợp, hiệu quả hơn.<br /> 2.2.3. Thực trạng tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động<br /> tự học của học sinh (bảng 3)<br /> Bảng 3 cho thấy, nhìn chung, công tác triển khai<br /> kế hoạch quản lí HĐTH của HS THCS được CBQL<br /> đánh giá cao hơn GV; riêng chỉ nội dung “Triển khai<br /> kế hoạch quản lí HĐTH của HS” được GV đánh giá<br /> cao hơn (4,20 > 3,49), nhưng đều ở mức khá. Các nội<br /> dung còn lại: “huy động các nguồn lực để thực hiện<br /> HĐTH của HS”, “phát huy các yếu tố của HĐTH”,<br /> “giải quyết tình huống phát sinh trong quản lí HĐTH”<br /> được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức trung<br /> bình với ĐTB dao động từ 2,79 đến 3,40.<br /> Kết quả khảo sát này chứng tỏ, hiệu trưởng có quan<br /> tâm triển khai thực hiện kế hoạch tự học cho HS nhưng<br /> mức độ thực hiện chỉ đạt trung bình - khá. Trong thời<br /> gian sắp tới, để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường,<br /> hiệu trưởng cần quan tâm thực hiện tốt công tác tổ chức<br /> triển khai HĐTH của HS trong toàn trường.<br /> 2.2.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động tự học của<br /> học sinh (bảng 4)<br /> Bảng 4 cho thấy, tất cả các nội dung đều được CBQL<br /> đánh giá mức độ thực hiện cao hơn GV; trong đó, việc<br /> “định ra chủ trương đường lối, mục đích, nguyên tắc<br /> HĐTH” của hiệu trưởng được cả CBQL và GV đánh giá<br /> thực hiện cao nhất, ở mức độ khá ( ĐTB 4,12 và 3,7);<br /> <br /> Bảng 4. Đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện HĐTH của HS<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Nội dung<br /> Định ra chủ trương, đường lối, mục đích,<br /> nguyên tắc HĐTH<br /> Xác định chủ thể phụ trách thực hiện HĐTH<br /> Nội dung chỉ đạo, điều hành<br /> Vai trò chỉ đạo, điều hành của người phụ trách<br /> Chủ thể tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo<br /> dưới vai trò chỉ đạo của người phụ trách<br /> Động viên, khen thưởng<br /> <br /> 41<br /> <br /> ĐTB<br /> <br /> CBQL<br /> ĐLC<br /> <br /> XH<br /> <br /> ĐTB<br /> <br /> GV<br /> ĐLC<br /> <br /> 4,12<br /> <br /> 0,556<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,70<br /> <br /> 0,581<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4,01<br /> 3,78<br /> 3,31<br /> <br /> 0,467<br /> 0,613<br /> 0,582<br /> <br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> 3,23<br /> 3,26<br /> 3,23<br /> <br /> 0,583<br /> 0,584<br /> 0,487<br /> <br /> 3<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> 2,91<br /> <br /> 0,598<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2,41<br /> <br /> 0,579<br /> <br /> 6<br /> <br /> 3,27<br /> <br /> 0,489<br /> <br /> 5<br /> <br /> 2,93<br /> <br /> 0,578<br /> <br /> 5<br /> <br /> XH<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 39-43<br /> <br /> Bảng 5 cho thấy, tất cả các nội dung đều được CBQL<br /> đánh giá thực hiện cao hơn GV. Trong đó, nội dung<br /> “quản lí phương pháp đánh giá” được CBQL đánh giá ở<br /> mức khá (3,41 điểm) nhưng GV lại đánh giá chỉ ở mức<br /> trung bình (3,09 điểm); nội dung “quản lí xây dựng<br /> chuẩn và công cụ đánh giá” đều được CBQL và GV đánh<br /> giá ở mức độ thực hiện trung bình (3,23 và 3,16 điểm).<br /> Cả hai nhóm đều đánh giá nội dung “quản lí phản hồi kết<br /> quả đánh giá” ở mức yếu (2,41 điểm ở CBQL và 2,60<br /> điểm ở GV). Số liệu khảo sát này cho thấy, hiệu trưởng<br /> cần quan tâm thu thập thông tin phản hồi từ đội ngũ để<br /> điều chỉnh và thực hiện tốt hơn công tác kiểm tra, đánh<br /> giá HĐTH của HS một cách khách quan, chính xác và<br /> hiệu quả hơn.<br /> 2.2.6. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố đến<br /> quản lí hoạt động tự học của học sinh (bảng 6)<br /> <br /> nội dung “động viên, khen thưởng” được cả 2 nhóm<br /> CBQL và GV cùng đánh giá ở mức trung bình (3,27 và<br /> 2,93 điểm; đều XH 5).<br /> Nhóm CBQL đánh giá nội dung “chủ thể tự giác, tích<br /> cực, độc lập, sáng tạo dưới vai trò chỉ đạo của người phụ<br /> trách” ở mức trung bình với 2,91 điểm; trong khi GV<br /> đánh giá ở mức yếu với 2,41 điểm (đều XH 6/6). Qua đó<br /> chứng tỏ, vai trò chỉ đạo của người phụ trách HĐTH chưa<br /> được phát huy hết hiệu quả để thúc đẩy tính tự giác, tích<br /> cực của người học ở mức cao nhất. Điều này cũng phù<br /> hợp với kết quả khảo sát yếu tố “vai trò chỉ đạo, điều hành<br /> của người phụ trách” khi nhóm CBQL và GV đánh giá ở<br /> mức trung bình với ĐTB 3,31và 3,03 điểm.<br /> 2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học<br /> của học sinh (bảng 5)<br /> <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> TT<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 8<br /> <br /> Bảng 5. Đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐTH của HS<br /> CBQL<br /> Nội dung<br /> ĐTB<br /> ĐLC<br /> XH<br /> ĐTB<br /> Quản lí xây dựng chuẩn và công cụ đánh giá<br /> 3,23<br /> 0,612<br /> 2<br /> 3,16<br /> Quản lí phương pháp đánh giá<br /> 3,41<br /> 0,578<br /> 1<br /> 3,09<br /> Quản lí phản hồi kết quả đánh giá<br /> 2,41<br /> 0,547<br /> 3<br /> 2,60<br /> Bảng 6. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố đến quản lí HĐTH của HS<br /> CBQL<br /> GV<br /> Nguyên nhân<br /> ĐTB<br /> ĐLC<br /> XH<br /> ĐTB<br /> ĐLC<br /> XH<br /> ĐTB<br /> Nhận thức của HS về<br /> mục đích và động cơ<br /> 4,02<br /> 0,611<br /> 2<br /> 3,05<br /> 0,503<br /> 8<br /> 3,52<br /> học tập<br /> Kiến thức nền tảng<br /> của những năm học<br /> 3,78<br /> 0,599<br /> 6<br /> 2,86<br /> 0,501<br /> 10<br /> 2,77<br /> trước<br /> Phương pháp học tập<br /> 3,91<br /> 0,574<br /> 4<br /> 3,08<br /> 0,506<br /> 7<br /> 3,29<br /> của HS<br /> Phương pháp dạy học<br /> 4,11<br /> 0,498<br /> 1<br /> 3,92<br /> 0,489<br /> 1<br /> 3,69<br /> của GV<br /> GV có hướng dẫn HS<br /> 3,97<br /> 0,577<br /> 3<br /> 3,60<br /> 0,488<br /> 4<br /> 2,47<br /> tự học<br /> Gia đình có hỗ trợ<br /> 2,51<br /> 0,542<br /> 10<br /> 2,87<br /> 0,511<br /> 9<br /> 2,96<br /> HS trong việc học<br /> Năng lực thực hiện<br /> chức năng quản<br /> 3,67<br /> 0,519<br /> 5<br /> 3,70<br /> 0,493<br /> 2<br /> 3,07<br /> líchuyên môn của<br /> CBQL<br /> Phương pháp kiểm<br /> 3,77<br /> 0,582<br /> 7<br /> 3,70<br /> 0,481<br /> 2<br /> 3,37<br /> tra, đánh giá kết quả<br /> học tập của HS<br /> <br /> 42<br /> <br /> GV<br /> ĐLC<br /> 0,578<br /> 0,564<br /> 0,574<br /> <br /> XH<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> HS<br /> ĐLC<br /> <br /> XH<br /> <br /> 0,501<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,502<br /> <br /> 9<br /> <br /> 0,495<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,504<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,501<br /> <br /> 10<br /> <br /> 0,514<br /> <br /> 8<br /> <br /> 0,508<br /> <br /> 7<br /> <br /> 0,509<br /> <br /> 4<br /> <br /> VJE<br /> <br /> 9<br /> <br /> 10<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 39-43<br /> <br /> Điều kiện cơ sở vật<br /> chất, phương tiện<br /> phục vụ HĐTH của<br /> HS<br /> Sự quan tâm phối hợp<br /> giữa gia đình và nhà<br /> trường<br /> <br /> 3,56<br /> <br /> 0,578<br /> <br /> 8<br /> <br /> 3,47<br /> <br /> 0,499<br /> <br /> 6<br /> <br /> 3,50<br /> <br /> 0,518<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,54<br /> <br /> 0,551<br /> <br /> 9<br /> <br /> 3,54<br /> <br /> 0,497<br /> <br /> 5<br /> <br /> 3,17<br /> <br /> 0,508<br /> <br /> 6<br /> <br /> Bảng 6 cho thấy, CBQL, GV và HS đều đánh giá<br /> “phương pháp dạy học của GV” là yếu tố ảnh hưởng nhất<br /> đến quản lí HĐTH của HS (mức khá ảnh hưởng); yếu tố<br /> “Nhận thức của HS về mục đích và động cơ học tập” được<br /> CBQL và HS đánh giá đạt mức độ khá ảnh hưởng, trong<br /> khi GV cho rằng yếu tố này chỉ đạt bình thường. Động cơ<br /> học tập của HS cơ bản chỉ là đạt điểm số cao trong học tập<br /> mà chưa tự giác tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức<br /> để hình thành và phát triển nhân cách; vì vậy, hiệu trưởng<br /> cần quan tâm tác động đến đội ngũ làm cho đội ngũ nhận<br /> thức đúng tầm quan trọng của HĐTH để định hướng cho<br /> HS xây dựng kế hoạch tự học cho các em.<br /> Cả 3 nhóm CBQL, GV và HS đều cho rằng, gia đình<br /> chưa tích cực hỗ trợ HS trong việc học. Thực tế cho thấy,<br /> gia đình chủ yếu tạo điều kiện cho HS đi học thêm mà<br /> thiếu định hướng cho HS lập kế hoạch tự học ngoài giờ<br /> đến trường. Hiệu trưởng cần tích cực phối hợp với gia<br /> đình định hướng cho phụ huynh hỗ trợ HS trong việc xây<br /> dựng và thực hiện kế hoạch tự học.<br /> HS đánh giá yếu tố “GV có hướng dẫn HS tự học”<br /> chỉ ở mức ít ảnh hưởng, trong khi nhóm CBQL và GV<br /> nhận xét thực hiện ở mức khá ảnh hưởng. Điều này cho<br /> thấy, hiệu trưởng cần quan tâm nắm bắt tình hình, tạo<br /> điều kiện cho HS phản hồi, đóng góp ý kiến với GV để<br /> được hỗ trợ tích cực trong HĐTH.<br /> “Kiến thức nền tảng của những năm học trước” là một<br /> trong những yếu tố nội lực giúp người học thành công<br /> trong việc học, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy, GV và<br /> HS chưa nhận thức đúng mức vai trò của yếu tố này, chỉ<br /> đánh giá ảnh hưởng ở mức bình thường. Vì vậy, hiệu<br /> trưởng cần tăng cường nâng cao nhận thức của đội ngũ<br /> GV và HS trong việc nắm vững kiến thức cơ bản, trọng<br /> tâm, có như vậy HS mới có nền tảng vững chắc để lĩnh hội<br /> và vận dụng kiến thức mới một cách hiệu quả được.<br /> 3. Kết luận<br /> Kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của HS về<br /> HĐTH chỉ ở mức yếu. Việc thực hiện các chức năng<br /> quản lí HĐTH của HS được CBQL đánh giá cao hơn<br /> GV, hiệu trưởng thực hiện chưa tốt một số nội dung quản<br /> lí như: việc xác định huy động các nguồn lực để thực hiện<br /> <br /> 43<br /> <br /> HĐTH, thường xuyên kiểm tra tính hợp lí, khả thi và điều<br /> chỉnh kế hoạch; huy động các nguồn lực để thực hiện<br /> HĐTH của HS, phát huy các yếu tố của HĐTH, giải<br /> quyết tình huống phát sinh trong quản lí HĐTH; động<br /> viên, khen thưởng; chủ thể tự giác, tích cực, độc lập, sáng<br /> tạo dưới vai trò chỉ đạo của người phụ trách; quản lí phản<br /> hồi kết quả đánh giá. Bên cạnh đó, HS chưa nhận thức<br /> đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH khi cho rằng<br /> các yếu tố “GV có hướng dẫn HS tự học” và “Kiến thức<br /> nền tảng của những năm học trước” ít ảnh hưởng và ảnh<br /> hưởng bình thường. Những hạn chế này là cơ sở để hiệu<br /> trưởng các trường THCS quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí<br /> Minh đề xuất những biện pháp quản lí hiệu quả nhằm<br /> nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số<br /> 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính<br /> phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục<br /> 2011-2020.<br /> [2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br /> thông (Chương trình tổng thể).<br /> [3] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) - Đặng Quốc Bảo Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn<br /> Sỹ Thư (2012). Quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí<br /> luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> [4] Bùi Quang Vinh (2011). Quản lí hoạt động tự học tự bồi dưỡng của giáo viên trường tiểu học. Tạp chí<br /> Giáo dục, số 272, tr 9-10, 37.<br /> [5] Lê Trọng Tuấn (2014). Thực trạng quản lí hoạt<br /> động tự học ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung<br /> ương. Tạp chí Giáo dục, số 346, tr 15-17.<br /> [6] Ngô Quang Sơn - Trần Xuân Mai (2015). Quản lí<br /> hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông<br /> dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai trong bối cảnh đổi mới<br /> giáo dục. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 53 (114),<br /> tr 62-64; 80.<br /> [7] Lê Phú Thắng (2016). Thực trạng công tác quản lý<br /> hoạt động tự học của lưu học sinh Lào tại Trường<br /> Hữu Nghị T78. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện<br /> Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 131, tr 102-104.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2