intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh lao tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Nam Định năm 2016

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

160
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nghiên cứu với mục đích nhằm mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh lao đang điều trị giai đoạn củng cố tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Nam Định năm 2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh lao tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Nam Định năm 2016

TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br /> <br /> THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ TUÂN THỦ<br /> ĐIỀU TRỊ CỦA NGƢỜI BỆNH LAO TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ<br /> BỆNH PHỔI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2016<br /> Vũ Văn Thành*; Nguyễn Thị Khánh*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh lao<br /> đang điều trị giai đoạn củng cố tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Nam Định năm 2016.<br /> Đối tượng và phương pháp: sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn<br /> trực tiếp 55 người bệnh lao đang điều trị giai đoạn củng cố tại Khoa Khám bệnh, bằng bộ công<br /> cụ được chuẩn bị trước. Kết quả: tỷ lệ người bệnh hiểu biết đầy đủ 4 nguyên tắc điều trị lao là<br /> 12,7%; trong đó, 38,2% người bệnh biết về nguyên tắc uống thuốc đúng cách và 49,1% người<br /> bệnh biết nguyên tắc uống đủ thời gian. Tỷ lệ người bệnh thực hành đúng về nguyên tắc uống<br /> thuốc đúng cách là 41,8% và thực hành uống thuốc đều đặn 63,6%. Kết luận: thực trạng kiến<br /> thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh lao giai đoạn củng cố tại Bệnh viện Lao<br /> và Bệnh phổi Nam Định năm 2016 chưa tốt.<br /> * Từ khóa: Bệnh lao; Kiến thức; Thực hành; Tuân thủ điều trị.<br /> <br /> The Current Knowledge and Practice of Treament Adherence among<br /> Tuberculosis Patients at Namdinh Tuberculosis and Lung Disease<br /> Hospital in the Year 2016<br /> Summary<br /> Objectives: To describe the current knowledge and practice of treatment adherence among<br /> tuberculosis patient intensive treatment of Namdinh Tuberculosis and Lung disease Hospital in<br /> the year 2016. Subjects and methods: Cross-sectional study, questionnaire was conducted on<br /> tuberculosis patient intensive treatment, the name of patients was listed on the out-patient<br /> documents in Out-patient Department of the Namdinh Tuberculosis and Lung disease Hospital.<br /> Results: The proportion of patients fully understanding four treatment tuberculosis principles<br /> was 12.7%, in which only 38.2% of patients knew about the principle of taking right the medicine<br /> and 49.1% of patients knew principle of talking medicine right time. The proportion of patients<br /> who practice correctly the principle of taking right the medicine was 41.8% and the practice of<br /> taking regular medicine was 63.6%. Conclusions: The current of knowledge and practice of<br /> adherence treatment among tuberculosis patients at Namdinh Tuberculosis and Lung disease<br /> Hospital in the year 2016 was inadequacy.<br /> * Keywords: Tuberculosis; Knowledge; Practice; Treament adherence.<br /> * Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định<br /> Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn Thành (vuthanhdhdd@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 10/12/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/01/2018<br /> Ngày bài báo được đăng: 09/03/2018<br /> <br /> 32<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong những năm gần đây, vấn đề tuân<br /> thủ của người bệnh nhận được sự quan<br /> tâm của các nhà cung cấp dịch vụ y tế,<br /> chủ yếu do thực tế là hiệu quả áp dụng<br /> các biện pháp điều trị bệnh mạn tính<br /> không thể thực hiện được nếu người<br /> bệnh không tuân thủ điều trị. Trong điều<br /> trị bệnh lao, việc tuân thủ được giải quyết<br /> tích cực, sẽ cải thiện đáng kể tỷ lệ điều trị<br /> thành công cho người bệnh [6]. Ngược lại,<br /> không tuân thủ điều trị bệnh lao có thể dẫn<br /> đến kéo dài thời gian lây nhiễm, tái phát,<br /> xuất hiện kháng thuốc, tăng tỷ lệ mắc<br /> bệnh và tử vong [2]. Vấn đề cấp thiết nhất<br /> trong điều trị lao đó là tỷ lệ người bệnh<br /> không tuân thủ điều trị vẫn rất cao.<br /> Theo Nwankwo (2015) [8], 50% người<br /> bệnh lao không tuân thủ điều trị. Nghiên<br /> cứu tại Việt Nam của Nguyễn Xuân Tình<br /> (2013) [6], tỷ lệ người bệnh không tuân<br /> thủ tất cả nguyên tắc điều trị là 63,6%.<br /> Hậu quả là tỷ lệ vi khuẩn lao kháng thuốc<br /> ngày càng tăng. Trong năm 2015, ước tính<br /> có 3,3% ca lao kháng thuốc mới, tương<br /> đương khoảng 480.000 trường hợp,<br /> 20% ca được điều trị trước đây có kháng<br /> thuốc trên toàn thế giới và khoảng<br /> 190.000 ca tử vong do vi khuẩn kháng<br /> thuốc chống lao [8].<br /> Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước<br /> có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu<br /> và đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh<br /> nặng bệnh lao kháng thuốc cao trên thế<br /> giới [4]. Công tác chống lao ở nước ta<br /> được chính phủ xác định là một trong<br /> những Chương trình mục tiêu Quốc gia<br /> phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm.<br /> Từ 1997 đến nay, thực hiện Chiến lược<br /> <br /> Chương trình Chống lao Quốc gia (DOTS)<br /> đã và đang hình thành mạng lưới chống<br /> lao rộng khắp trong toàn quốc [1].<br /> Nam Định là tỉnh đặc trưng cho vùng<br /> đồng bằng nam sông Hồng, có tỷ lệ mắc<br /> lao khá cao. Năm 2015 đã phát hiện<br /> 1.951 trường hợp, riêng lao phổi AFB (+)<br /> được phát hiện là 1.116 trường hợp.<br /> Trong số người bệnh lao phổi AFB (+),<br /> 862 trường hợp (91,4%) được điều trị<br /> khỏi, số người bệnh bỏ điều trị là 16 và<br /> thất bại điều trị 3. Tại Bệnh viện Lao và<br /> Bệnh phổi tỉnh Nam Định, trong năm 2015<br /> đã điều trị khỏi cho 193 trường hợp lao<br /> phổi AFB (+), 5 người bệnh bỏ điều trị.<br /> Mặc dù số người bệnh phát hiện có xu<br /> hướng giảm, nhưng tỷ lệ lao kháng thuốc<br /> được phát hiện lại tăng. Năm 2014 có<br /> 32 trường hợp lao kháng thuốc, đến năm<br /> 2015, bệnh viện đã phát hiện và điều trị<br /> lao kháng thuốc cho 58 trường hợp.<br /> Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi<br /> tiến hành đề tài này nhằm: Mô tả thực<br /> trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ<br /> điều trị của người bệnh lao đang điều trị<br /> giai đoạn củng cố tại Bệnh viện Lao và<br /> Bệnh phổi tỉnh Nam Định năm 2016.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn: người mắc lao<br /> ≥ 18 tuổi đang điều trị lao giai đoạn củng<br /> cố và đồng ý tham gia nghiên cứu<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ: người bệnh đồng<br /> nhiễm lao và HIV, người bệnh lao kèm<br /> theo các bệnh cấp tính khác, người bệnh<br /> không có khả năng giao tiếp.<br /> 33<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br /> * Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br /> Thời gian: từ tháng 4 - 2016 đến<br /> 10 - 2016.<br /> Địa điểm: Khoa Khám bệnh, Bệnh viện<br /> Lao và Bệnh phổi tỉnh Nam Định.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu:<br /> Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô<br /> tả cắt ngang.<br /> * Mẫu và phương pháp chọn mẫu:<br /> Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn<br /> bộ những người bệnh đủ tiêu chuẩn tham<br /> gia nghiên cứu từ 4 - 2016 đến 10 - 2016.<br /> Tổng số đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia<br /> nghiên cứu là 55 người bệnh mắc lao điều<br /> trị giai đoạn củng cố, đang được quản lý<br /> điều trị tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện<br /> Lao và Bệnh phổi tỉnh Nam Định.<br /> * Công cụ và phương pháp thu thập<br /> số liệu:<br /> Công cụ thu thập số liệu: xây dựng<br /> phiếu khảo sát trên cơ sở “Tài liệu hướng<br /> dẫn chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh<br /> lao” của Bộ Y tế ban hành năm 2015 [1]<br /> và tham khảo nghiên cứu của Uông Thị<br /> Mai Loan [4].<br /> Các bước thực hiện nghiên cứu:<br /> + Bước 1: lựa chọn người bệnh đủ tiêu<br /> chuẩn đưa vào nghiên cứu.<br /> + Bước 2: giới thiệu mục đích, ý nghĩa,<br /> phương pháp và quyền lợi của người<br /> tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý,<br /> người bệnh ký vào bản đồng thuận và<br /> được phổ biến về hình thức tham gia<br /> nghiên cứu, sau đó hướng dẫn về cách<br /> trả lời các thông tin trong phiếu khảo sát.<br /> 34<br /> <br /> + Bước 3: điều tra viên sẽ đánh giá<br /> kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị<br /> của người bệnh bằng phương pháp phỏng<br /> vấn trực tiếp, thông qua phiếu khảo sát<br /> chuẩn bị trước tại phòng tư vấn khoa<br /> khám bệnh hoặc tại nhà người bệnh.<br /> * Tiêu chuẩn đánh giá:<br /> - Đánh giá kiến thức của người bệnh<br /> lao về các nguyên tắc điều trị: đánh giá<br /> kiến thức gồm 11 câu hỏi, mỗi câu trả lời<br /> đúng được 1 điểm, sai hoặc không biết<br /> 0 điểm. Kiến thức tốt khi số điểm ≥ 10<br /> điểm, kiến thức chưa tốt khi số điểm<br /> < 10 điểm.<br /> - Đánh giá thực hành tuân thủ đúng<br /> 3 nguyên tắc điều trị: gồm 5 câu hỏi 1 lựa<br /> chọn, mỗi câu thực hành đúng được<br /> 1 điểm, sai 0 điểm. Nếu được 5 điểm,<br /> tuân thủ đúng, dưới 5 điểm tuân thủ<br /> chưa đúng.<br /> - Xác định trả lời đúng/không đúng<br /> dựa trên các nguyên tắc điều trị bệnh lao<br /> trong tài liệu chính thống trong và ngoài<br /> nước gồm: Tài liệu Hướng dẫn chẩn<br /> đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao của<br /> Bộ Y tế [1]; Bệnh lao mọi người cần biết<br /> của Chương trình Chống lao Quốc gia<br /> 2011; Hướng dẫn Điều trị bệnh Lao của<br /> Tổ chức Y tế Thế giới.<br /> * Quản lý, xử lý và phân tích số liệu:<br /> Số liệu sau khi được thu thập được làm<br /> sạch và nhập bằng phần mềm Epidata<br /> 3.1. Quá trình nhập liệu được nhập 2 lần<br /> riêng biệt bằng 2 người khác nhau, sau<br /> đó so sánh giữa 2 bản số liệu để tìm ra<br /> những sai sót và sửa chữa. Các số liệu<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br /> được xử lý bằng phần mềm SPSS trước<br /> khi đưa vào phân tích. Sử dụng tần số,<br /> tỷ lệ phần trăm và bảng để tóm tắt các<br /> biến số.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> * Đặc điểm chung của đối tượng<br /> nghiên cứu (n = 55):<br /> - Nhóm tuổi:<br /> 18 - 29 tuổi: 12 BN (21,8%); 30 - 49 tuổi:<br /> 19 BN (34,5%); 50 - 59 tuổi: 10 BN (18,2%);<br /> ≥ 60: 14 BN (25,4%). Nghiên cứu của<br /> chúng tôi, tỷ lệ người bệnh trong độ tuổi<br /> lao động (từ 18 - 59 tuổi) chiếm 74,6%,<br /> tương đương với kết quả của Nguyễn<br /> Đăng Trường [7]. 36/55 người (65,5%)<br /> bệnh tham gia nghiên cứu chẩn đoán mắc<br /> lao phổi.<br /> - Giới tính:<br /> Nam: 36 BN (65,5%); nữ: 19 BN (35,5%),<br /> phù hợp với kết quả của Hoàng Hà (2014)<br /> tại Thái Nguyên, nam chiếm 64,29%.<br /> - Tình trạng mắc bệnh:<br /> Lần đầu: 47 BN (85,5%); tái phát: 8 BN<br /> (14,5%).<br /> - Thể mắc bệnh: lao phổi: 36 BN (65,5%);<br /> lao ngoài phổi: 19 BN (35,5%). Kết quả<br /> này tương đối phù hợp với nghiên cứu<br /> của Nguyễn Kim Quy (2011) tại quận<br /> quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, tỷ lệ<br /> người bệnh lao phổi là 70,9%.<br /> - Tình hình kinh tế:<br /> Nghèo: 11 BN (20%); không nghèo:<br /> 44 BN (80%), phù hợp với nghiên cứu của<br /> Uông Thị Mai Loan [4] tại Hà Nội, tỷ lệ<br /> hộ nghèo chiếm 23,6%<br /> <br /> Bảng 1: Mức độ hiểu biết các nguyên<br /> tắc điều trị (NTĐT) (n = 55).<br /> Mức độ hiểu biết các NTĐT<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Biết 4 nguyên tắc<br /> <br /> 7<br /> <br /> 12,7<br /> <br /> Biết 3 nguyên tắc<br /> <br /> 16<br /> <br /> 29,1<br /> <br /> Biết 2 nguyên tắc<br /> <br /> 18<br /> <br /> 32,7<br /> <br /> Biết 1 nguyên tắc<br /> <br /> 10<br /> <br /> 18,2<br /> <br /> Không biết nguyên tắc nào<br /> <br /> 4<br /> <br /> 7,3<br /> <br /> 55<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> Bảng 2: Mức độ hiểu biết từng nguyên<br /> tắc điều trị (n = 55).<br /> Mức độ hiểu biết các NTĐT<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Uống thuốc đúng liều<br /> <br /> 44<br /> <br /> 80<br /> <br /> Uống thuốc đều đặn<br /> <br /> 44<br /> <br /> 80<br /> <br /> Uống thuốc đúng cách<br /> <br /> 21<br /> <br /> 38,2<br /> <br /> Uống thuốc đủ thời gian<br /> <br /> 27<br /> <br /> 49,1<br /> <br /> Tỷ lệ người bệnh biết nguyên tắc uống<br /> đúng liều và đều đặn đạt 80%. Kết quả<br /> của Nguyễn Xuân Tình [6]: đúng liều 88,1%,<br /> đều đặn 77,5%, đúng cách 83,4%, đủ thời<br /> gian 71,5%. Qua so sánh chúng tôi thấy<br /> kết quả này so với nghiên cứu trước đây<br /> có nguyên tắc đạt tỷ lệ thấp hơn, có nguyên<br /> tắc đạt tỷ lệ cao hơn, nhưng nhìn chung<br /> hiểu biết về từng nguyên tắc vẫn còn thấp.<br /> * Kiến thức về tác hại của việc không<br /> tuân thủ điều trị (n = 55):<br /> Tỷ lệ kháng thuốc được người bệnh<br /> trả lời đúng cao nhất với 31 BN (56,4%);<br /> tác hại “bệnh không khỏi, nặng lên”:<br /> 12 BN (21,8%), có để lại di chứng hoặc<br /> 35<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br /> tử vong 5 BN (9,1%); chỉ có 5,5% người<br /> cho rằng không tuân thủ điều trị sẽ tiếp<br /> tục trở thành nguồn lây cho người khác.<br /> Bảng 3: Mức độ thực hành đúng từng<br /> NTĐT (n = 55).<br /> Thực hành tuân thủ<br /> điều trị<br /> <br /> Bảng 4: Mức độ kiến thức và thực hành<br /> của người bệnh về tuân thủ điều trị.<br /> Số lƣợng<br /> (n = 55)<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Đạt<br /> <br /> 16<br /> <br /> 29,1<br /> <br /> Không đạt<br /> <br /> 39<br /> <br /> 70,9<br /> <br /> Nội dung<br /> Kiến thức<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Uống thuốc đúng liều<br /> <br /> 51<br /> <br /> 92,7<br /> <br /> Thực hành<br /> <br /> Uống thuốc đều đặn<br /> <br /> 35<br /> <br /> 63,6<br /> <br /> Đúng<br /> <br /> 15<br /> <br /> 27,3<br /> <br /> Uống thuốc đúng cách:<br /> <br /> 23<br /> <br /> 41,8<br /> <br /> Chưa đúng<br /> <br /> 40<br /> <br /> 72,7<br /> <br /> Uống đúng 1 lần/1 ngày<br /> <br /> 54<br /> <br /> 98,2<br /> <br /> Uống trước khi ăn 1 giờ<br /> hoặc sau khi ăn 2 giờ<br /> <br /> 29<br /> <br /> 52,7<br /> <br /> Uống tất cả các liều thuốc<br /> cùng một khoảng thời gian<br /> nhất định trong ngày<br /> <br /> 36<br /> <br /> 65,5<br /> <br /> Trong 3 nguyên tắc, nguyên tắc đúng<br /> liều đạt tỷ lệ cao nhất (92,7%). 63,6%<br /> người bệnh uống thuốc đều đặn, không<br /> bỏ thuốc một ngày nào. Trong nguyên tắc<br /> uống thuốc đúng cách, tiêu chí uống thuốc<br /> lao chỉ 1 lần/1 ngày đạt 98,2%. Nghiên cứu<br /> này cho thấy 41,8% uống thuốc đúng cách<br /> tức là thực hiện uống thuốc một lần duy<br /> nhất trong ngày vào một thời điểm nhất<br /> định và xa bữa ăn. Theo Nguyễn Xuân Tình<br /> [6], tỷ lệ người bệnh uống thuốc đúng<br /> cách đạt 64,6%. Xem xét từ tỷ lệ hiểu biết<br /> về nguyên tắc uống thuốc đúng cách,<br /> nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 38,2%,<br /> thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu<br /> trước đây. Thiếu hiểu biết về kiến thức<br /> dẫn đến tỷ lệ thực hành nguyên tắc này<br /> rất thấp. Do đó, chương trình can thiệp<br /> giáo dục sức khỏe cần tập trung hơn về<br /> giáo dục nguyên tắc uống thuốc đúng cách<br /> cho người bệnh.<br /> 36<br /> <br /> 29,1% người bệnh có kiến thức đạt.<br /> Trong nghiên cứu của Nwankwo, tỷ lệ<br /> người bệnh có kiến thức tốt 59,9%,<br /> 41,1% người bệnh có kiến thức chưa tốt;<br /> đó là những người vô gia cư, bệnh lao kết<br /> hợp với HIV và tù nhân [8]. So với nghiên<br /> cứu của Nwankwo (2015), nghiên cứu<br /> của chúng tôi có tỷ lệ thấp hơn. Điều này<br /> có thể giải thích, do khác biệt về sự phát<br /> triển giữa các vùng miền nên việc tiếp cận<br /> truyền thông khác nhau, dẫn đến mức độ<br /> kiến thức của từng đối tượng trong các<br /> nghiên cứu cũng khác nhau. Tỷ lệ người<br /> thực hành đúng các nguyên tắc điều trị<br /> 27,3%. Kết quả của chúng tôi tương tự<br /> với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình [6]<br /> là 36,4%, của Dương Đình Đức [2] là 35,7%.<br /> KẾT LUẬN<br /> Thực trạng kiến thức và thực hành về<br /> tuân thủ điều trị của người mắc bệnh lao<br /> đang điều trị giai đoạn củng cố chưa tốt:<br /> - Tỷ lệ người bệnh hiểu biết đầy đủ<br /> 04 nguyên tắc điều trị chỉ chiếm 12,7%.<br /> Trong đó, 38,2% người bệnh biết nguyên tắc<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2