intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lý người bệnh đái tháo đường typ 2 tại phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội năm 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực trạng quản lý người bệnh đái tháo đường typ 2 tại phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội năm 2022 trình bày mô tả thực trạng quản lý đái tháo đường týp 2 tại Phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội năm 2022; Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tại phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lý người bệnh đái tháo đường typ 2 tại phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội năm 2022

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 24-33 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH SITUATION OF MANAGEMENT OF PERSONS WITH TYPE 2 DIABETES AT MINH QUANG AREA, BA VI DISTRICT, HANOI IN 2022 Nguyen Ba Minh1*, Chu Van Thang2, Tran Thi Nhi Ha3, Chu Van Thanh3 1 Ba Vi medical Center - Tay Dang, Ba Vi, Hanoi, Vietnam 2 Hanoi Medical University - No 01 Ton That Tung, Dong Da, Hanoi, Vietnam 3 Hanoi Health Department - No 04 Son Tay, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam Received 10/03/2023 Revised 10/04/2023; Accepted 06/05/2023 ABSTRACT Objective: The objective of this study is to provide a description of the current situation of outpatient management of patients with type 2 diabetes at Minh Quang area general clinic, Ba Vi district, Hanoi in 2022 Research subjects and methods: A cross-sectional descriptive study, to describe the current situation of outpatient management of 206 patients with type 2 diabetes at Minh Quang regional general clinic, Ba Vi district, Hanoi in 2022. Results: Overall, the rate of patients with type 2 diabetes who were managed and treated satisfactorily was 67.48%. Specifically, 85.92% of patients with diabetes were reminded by health workers and recorded the time of follow-up examination in the monitoring book; the rate of patients receiving correct, sufficient and all medication treatment was shallow at 26.21%. The rate of patients being monitored for diabetes drug treatment was 65.53%; was tested for blood glucose at each follow-up visit was 87.86% and re-evaluated risk factors for hyperglycemia was 78.64%; The proportion of patients who received advice from health workers about diabetes treatment regimens was 91.75%. The proportion of patients who have ever been transferred to a higher level for treatment is 37.38%. Conclusion: In order to competently manage the outpatient treatment of patients with type 2 diabetes, it is necessary to ensure medical staff; facilities and equipment of the clinic; therapeutic drugs; policy mechanisms and from patients. Keywords: Management of Type 2 Diabetes, Minh Quang Regional General Clinic. *Corressponding author Email address: minhttytebavi@gmail.com Phone number: (+84) 984 724 640 https://doi 24
  2. N.B. Minh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 24-33 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC MINH QUANG, HUYỆN BA VÌ, TP HÀ NỘI NĂM 2022 Nguyễn Bá Minh1*, Chu Văn Thăng2, Trần Thị Nhị Hà3, Chu Văn Thanh3 1 Trung tâm Y tế Ba Vì - Thị Trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Đại học Y Hà Nội - Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 3 Sở Y tế Hà Nội - Số 04 Sơn Tây, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài: 10 tháng 03 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 10 tháng 04 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 06 tháng 05 năm 2023 TÓM TẮT Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng quản lý đái tháo đường týp 2 tại Phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội năm 2022. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tại phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính nhằm mô tả thực trạng quản lý điều trị ngoại trú 206 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2. Kết quả: Đánh giá chung tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được quản lý điều trị đạt yêu cầu là 67,48%. Cụ thể, 85,92% bệnh nhân ĐTĐ được CBYT nhắc nhở và ghi thời gian tái khám vào sổ theo dõi; tỷ lệ bệnh nhân điều trị thuốc đúng, đủ và đều rất thấp là 26,21%. Tỷ lệ bệnh nhân được theo dõi điều trị thuốc ĐTĐ là 65,53%; được xét nghiệm glucose máu trong mỗi lần tái khám là 87,86% và đánh giá lại các yếu tố nguy cơ gây tăng glucose máu là 78,64%; Tỷ lệ bệnh nhân nhận được sự tư vấn từ CBYT về các chế độ điều trị ĐTĐ là 91,75%. Tỷ lệ bệnh nhân đã từng chuyển lên tuyến trên để điều trị là 37,38%. Quản lý điều trị ĐTĐ týp 2 bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính: Yếu tố thuộc về phòng khám (nhân lực, trang thiết bị, thuốc men,…) và yếu tố môi trường ngoài. Kết luận: Để quản lý tốt điều trị ngoại trú bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 cần đảm bảo về nhân lực cán bộ y tế; cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng khám; thuốc điều trị; cơ chế chính sách và từ người bệnh. Từ khoá: Quản lý Đái tháo đường tuýp 2, Phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang. *Tác giả liên hệ Email: minhttytebavi@gmail.com Điện thoại: (+84) 984 724 640 https://doi 25
  3. N.B. Minh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 24-33 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc trị ngoại trú bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp điểm tăng glucose máu do thiếu hụt về tiết insulin, về 2 tại phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện tác động của insulin hoặc cả hai. ĐTĐ là một bệnh đang Ba Vì, TP Hà Nội năm 2022. gia tăng ở các quốc gia công nghiệp hóa và các nước đang phát triển, trong số đó có hơn 90% là ĐTĐ týp 2. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sự bùng nổ của ĐTĐ týp 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn với cộng đồng. Theo công Đối tượng nghiên cứu bố của Hiệp hội ĐTĐ thế giới năm 2013, ước tính trên toàn cầu có khoảng 371 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, Tiêu chuẩn lựa chọn trong đó hơn 80% người bị bệnh ĐTĐ đang sống ở - Bệnh nhân và hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân những quốc gia có thu nhập hoặc thu nhập trung bình. được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đang quản lý điều trị ngoại Số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu dự kiến sẽ gia trú tại phòng khám ĐTĐ - Phòng khám Đa khoa khu tăng trên 2 lần vào năm 2030 [1]. vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Trong những năm vừa qua phòng khám đa khoa khu - Bệnh nhân có khả năng giao tiếp để trả lời phỏng vấn vực Minh Quang đang dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế và đồng ý tham gia nghiên cứu. Hà Nội phòng chống các bệnh không lây nhiễm, phòng Tiêu chuẩn loại trừ khám đã thực hiện nhiệm vụ triển khai các hoạt động của chương trình ĐTĐ. Tuy nhiên, trên thực tế qua sổ - Bệnh nhân có biến chứng nặng mà không thể tham sách, báo cáo thì tình hình quản lý điều trị bệnh nhân gia nghiên cứu được. ĐTĐ tại phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, - Bệnh nhân già yếu không thể nghe rõ câu hỏi để trả huyện Ba Vì, TP Hà Nội cũng còn nhiều vấn đề cần lời phỏng vấn. xem xét. Cụ thể thuốc điều trị ĐTĐ tại phòng khám cấp cho cho bệnh nhân hàng tháng còn thiếu. Qua khảo sát - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. nhanh, vẫn còn bệnh nhân ĐTĐ chưa hiểu rõ về bệnh Địa điểm tiến hành nghiên cứu ĐTĐ, ngay cả khi có những hiểu biết nhất định về bệnh Phòng khám Đa khoa khu vực Minh Quang, xã Minh ĐTĐ thì việc thực hành điều trị của bệnh nhân còn hạn Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. chế. Có khoảng 6- 7% bệnh nhân ĐTĐ bỏ điều trị giữa chừng [2]. Đứng trước thực tế đó, nhiều câu hỏi được Thời gian nghiên cứu đặt ra như: Quản lý bệnh nhân ĐTĐ tại phòng khám đa Từ tháng 07/2022-12/2022 khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội hiện nay đang được thực hiện như thế nào? Có cần điều Thiết kế nghiên cứu chỉnh gì không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến các Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định hoạt động này? Làm thế nào để khắc phục được những lượng và định tính yếu tố cản trở đến việc thực hiện các hoạt động quản lý Cỡ mẫu và cách chọn mẫu điều trị bệnh nhân ĐTĐ? Nghiên cứu định lượng: Chọn toàn bộ bệnh nhân Xuất phát từ thực tế trên, để có bằng chứng tin cậy cho ĐTĐ týp 2 được quản lý điều trị tại phòng khám ĐTĐ việc đề xuất các giải pháp nhằm triển khai các hoạt - Phòng khám Đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba động quản lý bệnh nhân ĐTĐ hiệu quả, chúng tôi tiến Vì, TP Hà Nội, tổng số bệnh nhân đái tháo đường đủ hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý người điều kiện tham gia trong nghiên cứu này là 206. bệnh đái tháo đường týp 2 tại Phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nghiên cứu định tính Nội năm 2022”. Với 02 mục tiêu: Cỡ mẫu nghiên cứu định tính: tiến hành phòng vấn lãnh 1. Mô tả thực trạng quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân đạo Trung tâm y tế huyện (01 người), trưởng phòng mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tại phòng khám đa khoa khám đa khoa khu vực Minh Quang (01 người), bác sĩ khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội năm trực tiếp khám và điều trị (02 người); thảo luận nhóm 2022. với điều dưỡng tại phòng khám ĐTĐ (04 người) và 26
  4. N.B. Minh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 24-33 nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang được quản lý điều trị 3. KẾT QUẢ ngoại trú tại phòng khám ĐTĐ (10 người). Chọn mẫu: có chủ đích. 3.1. Thực trạng quản lý đái tháo đường týp 2 và một Phương pháp xử lý và phân tích số liệu số yếu tố liên quan của người bệnh tại Phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nhập liệu Nội năm 2022 Số liệu được nhập trên phần mềm Excel Phân tích và xử lý số liệu - Nghiên cứu tiến hành ở 206 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đang quản lý điều trị ngoại trú tại Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm Epi Data phòng khám ĐTĐ, khoa khám bệnh - Phòng khám Đa Sử dụng phần mềm SPSS18.0 để phân tích số liệu theo khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội mục tiêu nghiên cứu. thu được một số kết quả như sau: Bảng 3.1. Biện pháp nhắc nhở bệnh nhân khi quên ngày tái khám (n =206) Biện pháp nhắc nhở Tần số (n) Tỷ lệ (%) - Gọi điện thoại trực tiếp 177 85,92 - Gửi tin nhắn trực tiếp 18 8,74 - Thông qua bệnh nhân khác 11 5,34 Tổng số 206 100 Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy các biện pháp nhắc nhở nhân như: gọi điện thoại và gửi tin nhắn trực tiếp hoặc của CBYT tại phòng khám ĐTĐ đối với mỗi bệnh nhân thông qua bệnh nhân khác. Trong đó, gọi điện thoại trực ĐTĐ khi quên hoặc đến ngày hẹn tái khám không thấy tiếp cho bệnh nhân có tỷ lệ cao nhất (chiếm 85.92%). bệnh nhân đến, CBYT đã kịp thời thông tin tới bệnh Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ được điều trị thuốc ĐTĐ tại phòng khám đúng, đủ và đều (n = 206) Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ được điều trị thuốc, theo dõi sát trong quá trình điều trị đạt yêu cầu là 26,21%; chưa đạt yêu cầu là 73,79%. 27
  5. N.B. Minh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 24-33 Bảng 3.2. Hoạt động theo dõi điều trị thuốc ĐTĐ cho bệnh nhân (n = 206) Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Bệnh nhân được CBYT hỏi và nhận định các tác dụng phụ của thuốc trong lần khám gần đây nhất Có 135 65,53 Không 71 34,47 Bệnh nhân đã từng gặp tác dụng phụ của thuốc điều trị ĐTĐ Có 41 19,90 Không 165 80,10 CBYT xử trí khi bệnh nhân gặp tác dụng phụ của thuốc điều trị ĐTĐ (n= 44) Điều chỉnh liều/loại thuốc khác ít có tác dụng phụ 37 81,6 CBYT biết nhưng vẫn không làm gì 7 18,4 Về hoạt động theo dõi điều trị thuốc ĐTĐ cho bệnh điều trị ĐTĐ là 19.90%. Trong số đó, phần lớn bệnh nhân, hơn một nửa (65.53%) số bệnh nhân được CBYT nhân đã được CBYT điều chỉnh liều/loại thuốc để ít có hỏi và nhận định các tác dụng phụ của thuốc điều trị tác dụng phụ hơn (80.10%). ĐTĐ; số bệnh nhân đã từng gặp tác dụng phụ của thuốc Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ được đánh giá lại các yếu tố nguy cơ làm tăng glucose máu trong lần tái khám gần nhất Trong lần tái khám gần với thời điểm điều tra thì hầu hết bệnh nhân ĐTĐ đã được CBYT đánh giá lại các yếu tố nguy cơ làm tăng glucose máu (chiếm 78,64%). 28
  6. N.B. Minh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 24-33 Bảng 3.3. Hoạt động tư vấn hướng dẫn điều trị đái tháo đường (n = 206) Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Bệnh nhân được CBYT tư vấn về các chế độ điều trị bệnh ĐTĐ Có 189 91,75 Không 17 8,25 Các biện pháp thay đổi lối sống nhằm hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tăng glucose máu và phòng biến chứng
  7. N.B. Minh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 24-33 còn nhiều hạn chế, số cán bộ chưa được đào tạo chuyên nhưng do nhà cũng khó khăn và xa phòng khám mỗi lần sâu về chuyên ngành mà chủ yếu được đào tạo về các đi khám cũng phải mất một số tiền đi lại và cũng phải lớp ngắn hạn sơ bộ từ 3 đến 6 tháng về chuyên ngành ăn uống ở đấy nữa nên cũng tốn kém lắm, nhiều tháng nội tiết-ĐTĐ. cũng bỏ không đi khám và lấy thuốc được”(TLN-Bệnh nhân nhóm 2). Trang thiết bị Kiến thức của bệnh nhân về điều trị bệnh ĐTĐ: “Mới chỉ được trang bị máy thử đường huyết mao mạch, còn các trang thiết bị khác vẫn sử dụng chung “Bệnh nhân không hiểu, cứ cho rằng uống thuốc là với hệ thống Phòng khám đa khoa, phòng khám ĐTĐ phải khỏi, uống khi thấy glucose máu bình thường thì cũng đang rất cần có một cái máy để hỗ trợ và chăm bệnh nhân lại bỏ thuốc và cho rằng mình đã khỏi bệnh. sóc biến chứng bàn chân do ĐTĐ mà cũng không được, Nhưng thực tế không phải, điều trị ĐTĐ yêu cầu phải chính vì thiếu trang thiết bị dẫn đến việc bệnh nhân uống duy trì và đều đặn” (PVS- BS khám và điều trị) phải chờ đợi lâu khi khám và làm xét nghiệm. bệnh Thực hành tái khám không đều, bệnh nhân tự ý mua nhân họ cũng phàn nàn nhiều lắm…”(PVS-Lãnh đạo thuốc điều trị ở ngoài: khoa khám bệnh). “Những trường hợp hay đến thì tư vấn được là tốt, Yếu tố môi trường ngoài Văn bản, chính sách những trường hợp không đến thì không biết tư vấn điều Luật Bảo hiểm y tế: trị kiểu gì, rất khó” (PVS-BS khám và điều trị). “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 thông tuyến khám “Người ta không đến thì mình tư vấn với điều trị cho chữa bệnh là không quản lý được bệnh nhân, nhiều họ làm sao, đấy là rất khó” (PVS-BS khám và điều trị). bệnh nhân đi khám chữa bệnh ở một cơ sở y tế khác Hay một số bệnh nhân khác tự ý mua thuốc ở ngoài: cùng tuyến…cái lớn nhất là vấn đề thông tuyến ảnh “Họ tự ra mua thuốc và hỏi các dược sĩ, cho nên nó hưởng đến quản lý bệnh nhân ĐTĐ” (PVS-CBYT2). không theo một liều lượng nào. Thường họ thường “Trước kia là vẫn quản lý theo đúng tuyến, tất cả bệnh dùng thuốc theo thói quen hoặc họ mang sổ cũ đi mua, nhân ĐTĐ muốn đi khám lấy được thuốc là phải qua như thế nó cũng có cái hạn chế nhất định” (PVS-BS phòng khám ĐTĐ của Bệnh viện, nhưng bây giờ nó bị khám và điều trị). phá vỡ, hiện giờ đang bị phá vỡ và chưa có kế hoạch nào để làm lại được” (PVS- CBYT3). 4. BÀN LUẬN Yếu tố từ cá nhân bệnh nhân Trình độ dân trí: Việc thực hiện tốt tuân thủ tái khám đúng hẹn còn do nhận thức của mỗi bệnh nhân cũng như sự quan tâm, “Trình độ dân trí không đồng đều, nên nó cũng có cái nhắc nhở của CBYT và người nhà đối với bệnh nhân. hạn chế về tư vấn cho bệnh nhân…” (PVS-Bác sĩ khám Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 85,92% bệnh nhân và điều trị). được nhắc nhở kịp thời. (CBYT gọi điện thoại trực tiếp “Có đến 30,58% là người dân tộc thiểu số, cái này nó cho bệnh nhân) mỗi khi bệnh nhân quên lịch tái khám ảnh hưởng đến nhận thức của bệnh nhân, nó cũng ảnh định kỳ hoặc do một lý do nào đó mà bệnh nhân không hưởng đến chương trình quản lý điều trị bệnh ĐTĐ… thể đến khám theo đúng lịch hẹn. mình tư vấn như vậy nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân Trong quản lý điều trị bệnh ĐTĐ, hoạt động theo dõi chưa hiểu, có thể mình tư vấn họ cũng biết nhưng để mà việc dùng thuốc của bệnh nhân ĐTĐ là rất quan trọng. nói hiểu thì cũng chưa hiểu hết được những gì mình tư Mỗi một nhóm thuốc điều trị ĐTĐ đều có cơ chế tác vấn” (PVS-BS khám và điều trị). dụng khác nhau, tất cả đều dẫn đến tăng glucose máu Tình trạng kinh tế: gây nên các biến chứng cấp tính đe dọa tính mạng hoặc gây tử vong. Do đó, hầu hết các thuốc điều trị ĐTĐ đều “Cũng không có tiền để mua máy đo đường huyết để đo có tác dụng phụ (ít hoặc nhiều) và tác dụng phụ của ở nhà”(TLN-Bệnh nhân nhóm 1). thuốc điều trị ĐTĐ là không giống nhau ở mỗi bệnh “Bệnh của tôi nặng kèm theo biến chứng, tuyến dưới nhân cũng như hầu hết các thuốc trong điều trị bệnh không điều trị được phải chuyển tôi đến đây để điều trị, khác. Hơn nữa, thuốc điều trị ĐTĐ cần phải dùng liên 30
  8. N.B. Minh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 24-33 tục vì vậy theo dõi tác dụng phụ của thuốc điều trị ĐTĐ tố nguy cơ làm tăng glucose máu cũng như các biến trên bệnh nhân lại càng cần thiết để có thể giúp họ lựa chứng của ĐTĐ. chọn được loại thuốc điều trị phù hợp nhất trong lâu dài. Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 91,75% BN thường Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 65,53% nhận được sự tư vấn từ CBYT trong mỗi lần khám và bệnh nhân ĐTĐ được CBYT hỏi và nhận định về các điều trị; có 87,38% bệnh nhân ĐTĐ cho là các nội dung tác dụng phụ của thuốc điều trị ĐTĐ đang dùng. Ngoài tư vấn của CBYT tương đối rõ ràng và dễ hiểu. Kết quả ra, trong quá trình sử dụng thuốc khi có những biểu hiện nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Lê bất thường thì bệnh nhân cũng nên chủ động thông báo Thị Hương Giang (2013) [3] với hướng dẫn cách dùng ngay cho CBYT để điều chỉnh liều lượng hoặc sử dụng thuốc và theo dõi bệnh là 79,5%; chế độ ăn uống, sinh một loại thuốc khác thay thế. Kết quả nghiên cứu còn hoạt 60,5%; tự theo dõi glucose máu tại nhà 35,7%. cho thấy 19,90% bệnh nhân đã từng gặp các tác dụng Qua kết quả này một phần nào đã cho thấy CBYT tại phụ của thuốc điều trị ĐTĐ. Trong đó, có 81,6% bệnh phòng khám ĐTĐ đã tích cực trong việc tư vấn, hướng nhân được CBYT điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc dẫn điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ đang được quản lý khác ít có tác dụng phụ hơn. Những kết quả này đề điều trị tại phòng khám ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu định được thu thập và đánh giá từ phía bệnh nhân, nên có thể tính cũng đã củng cố và khảng định cho kết quả của nói kết quả của nghiên cứu phản ánh khá khách quan về nghiên cứu định lượng khi chỉ ra rằng bên cạnh việc hoạt động theo dõi điều trị thuốc ĐTĐ cho bệnh nhân khám bệnh, kê đơn thuốc và cấp phát thuốc cho bệnh đang được quản lý điều trị tại phòng khám ĐTĐ, Phòng nhân ĐTĐ thì CBYT tại phòng khám ĐTĐ đã hướng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP dẫn cụ thể cho BN về cách dùng thuốc và chế độ sinh Hà Nội. Đồng thời, CBYT đã thực hiện tương đối tốt hoạt hàng ngày như: bệnh nhân cần phải hạn chế ăn vai trò của mình trong hoạt động theo dõi điều trị thuốc dầu/mỡ, phủ tạng động vật, các thức ăn dễ gây tăng đối với bệnh nhân ĐTĐ đang được quản lý điều trị tại nhanh glucose máu…Tuy nhiên, bệnh nhân ĐTĐ vẫn Phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang. có mong muốn là được CBYT tư vấn nhiều hơn về các Bệnh ĐTĐ nếu không được điều trị và theo dõi tốt có thể tác dụng phụ của thuốc mà bệnh nhân có thể gặp phải làm tổn thương các cơ quan đích, bao gồm: tim mạch, khi điều trị. Kỹ năng tư vấn của CBYT tốt là yếu tố thúc não, thận, mắt. Glucose máu tăng kết hợp các yếu tố đẩy bệnh nhân ĐTĐ tăng cường sự tuân thủ chế độ điều nguy cơ làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra các biến trị, hiểu biết về bệnh và biết cách phòng ngừa các biến chứng do ĐTĐ, thường các yếu tố nguy cơ hay đi kèm chứng do bệnh ĐTĐ. Kết quả này đã phản ánh được nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm nguy cơ bệnh hiệu quả của hoạt động quản lý điều trị bệnh ĐTĐ tại tăng theo cấp số nhân. Một số yếu tố nguy cơ thường phòng khám ĐTĐ-Phòng khám đa khoa khu vực Minh gây tăng glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ như: rối loại Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. lipid máu, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, ít vận động, CBYT chưa được cập nhật những vấn đề chuyên môn, căng thẳng và sử dụng rượu/bia quá mức. Do vậy, kết trình độ còn hạn chế. Tần suất tập huấn cho CBYT làm quả điều trị ĐTĐ không chỉ phụ thuộc vào việc dùng công tác quản lý điều trị bệnh ĐTĐ còn ít và không thuốc mà còn phụ thuộc cả việc điều chỉnh lối sống thường xuyên. Tần suất tập huấn ít nên ảnh hưởng đến của bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày như giảm cân hoạt động tư vấn cho bệnh nhân ĐTĐ, cụ thể trong nặng, hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá. Kết quả kết quả nghiên cứu định tính đã chứng minh là CBYT nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được CBYT đánh chưa được cập nhật những vấn đề về chuyên môn. Do giá lại về các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân ĐTĐ trong đó, chương trình phòng chống ĐTĐ cần tăng tần suất nghiên cứu này có tỷ lệ là 78,64%. Từ kết quả này cho tập huấn cho CBYT làm công tác quản lý điều trị bệnh thấy hoạt động quản lý điều trị bệnh ĐTĐ tại Phòng ĐTĐ khoảng 2 lần/năm, với 2 buổi/một lần tập huấn khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP những nội dung kiến thức cập nhật cho CBYT. Áp dụng Hà Nội đã chú trọng đến việc đánh giá lại các yếu tố phương pháp “vết dầu loang” CBYT phòng khám ĐTĐ nguy cơ làm tăng glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ để được đi tập huấn và chính họ là những người tập huấn nhằm giảm thiểu các biến chứng do ĐTĐ gây ra. Chính lại cho CBYT tuyến dưới để đội ngũ nhân lực CBYT vì vậy, bên cạnh việc theo dõi chỉ số glucose máu, theo được toàn diện hơn về năng lực, chuyên môn. dõi điều trị thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ thì CBYT cần phải thường xuyên cùng với bệnh nhân đánh giá lại các yếu Danh mục thuốc BHYT cung cấp cho bệnh nhân còn 31
  9. N.B. Minh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 24-33 hạn chế và khống chế vượt trần của BHYT trong điều cũng gặp khó khăn bởi có những BN chưa thành thạo trị. Việc cung ứng thuốc tại phòng khám chưa kịp thời, tiếng kinh. Các đặc điểm xã hội này gây khó khăn trong công tác đấu thầu thuốc còn nhiều khâu về thủ tục. Tất quản lý điều trị bệnh ĐTĐ. Điều này gợi ý CBYT nên cả các yếu tố đó đã gây khó khăn cho CBYT trong công tư vấn rõ ràng và nội dung tư vấn cho bệnh nhân cần tác khám và điều trị, bệnh nhân phải chi trả tiền đối được thiết kế phù hợp với đặc thù của người dân nơi với một số loại thuốc không nằm trong danh mục...Rõ đây. ràng kết quả của nghiên cứu định tính đã cho thấy sự Yếu tố từ cá nhân bệnh nhân cần thiết về những giải pháp giữa BHYT và cơ sở y tế để nguồn sử dụng thuốc cho bệnh nhân được dồi dào, Trong quản lý điều trị bệnh ĐTĐ, kiến thức, thực hành phong phú và đem lại hiệu quả trong hoạt động điều trị điều trị ĐTĐ của cá nhân bệnh nhân đóng vai trò hết bệnh ĐTĐ. sức quan trọng. Kiến thức, thực hành của bệnh nhân tốt góp phần thành công trong quản lý bệnh nhân. Tuy Về trang thiết bị y tế tại phòng khám ĐTĐ chưa được nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của bệnh trang bị sử dụng độc lập vẫn sử dụng chung với toàn hệ nhân hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí có bệnh thống trang thiết bị của phòng khám đa khoa, một số nhân cho rằng uống thuốc là phải khỏi nên khi glucose trang thiết bị tại phòng khám ĐTĐ còn thiếu và chưa máu bình thường trở lại thì tự ý bỏ điều trị. Bên cạnh được bổ sung. Những hạn chế về trang thiết bị là yếu đó, thực hành đi tái khám của bệnh nhân ĐTĐ cũng là tố rào cản gây ảnh hưởng đến hoạt động theo dõi điều một khó khăn trong quản lý được CBYT đề cập đến. trị bệnh ĐTĐ. Nếu bệnh nhân đi tái khám ít thì CBYT cũng không Các yếu tố thuộc về chính sách cũng được phát hiện có điều kiện để thực hiện nhiệm vụ của mình. Do đó, với hoạt động quản lý điều trị bệnh ĐTĐ. Theo Quy để quản lý bệnh nhân ĐTĐ được hiệu quả thì bản thân định tại khoản 3 điều 22 luật BHYT sửa đổi bổ sung bệnh nhân cũng cần tích cực và chủ động hơn trong năm 2014 quy định từ ngày 01/01/2016 người tham việc thay đổi kiến thức và thực hành của chính mình. gia BHYT, đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã và tuyến huyện khi 5. KẾT LUẬN khám, chữa bệnh không đúng tuyến trên địa bàn thì được quỹ BHYT thanh toán 100% [6] các chi phí khi 5.1. Thực trạng quản lý điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 tại khám chữa bệnh. Có nghĩa là bệnh nhân không bị Phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện giới hạn bởi một cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu nên Ba Vì, TP Hà Nội hiện nay Phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội rất khó khăn trong quản lý - Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được quản lý điều trị đạt bệnh nhân ĐTĐ. Tuy nhiên, nếu suy rộng ra thì đây yêu cầu là 67,48%. lại là một yếu tố tạo sự thúc đẩy bởi chính sách này - Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ được CBYT CBYT nhắc nhở đã gây “sức ép” và đòi hỏi Phòng khám đa khoa khu và ghi thời gian tái khám vào sổ theo dõi là 85,92%. vực Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội phải làm - Tỷ lệ bệnh nhân điều trị thuốc đúng, đủ và đều là rất tốt hơn để phục vụ bệnh nhân trong chuyên môn cũng thấp 26,21%. như các hoạt động trong quản lý điều trị bệnh ĐTĐ để thu hút được bệnh nhân đến khám và điều trị tại - Tỷ lệ bệnh nhân được theo dõi điều trị thuốc ĐTĐ là phòng khám. Nếu Phòng khám đa khoa khu vực Minh 65,53% Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội làm không tốt, BN có - Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm glucose máu trong thể đến bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào trên địa bàn mỗi lần tái khám là 87,86%. huyện mà họ cảm thấy hài lòng để điều trị và như vậy sẽ rất khó để quản lý bệnh nhân ĐTĐ. - Tỷ lệ bệnh nhân được đánh giá lại các yếu tố nguy cơ gây tăng glucose máu là 78,64%. Bên cạnh đó, huyện Ba Vì với đặc thù là một huyện miền núi, trình độ dân trí không đồng đều. Thói quen và - Tỷ lệ bệnh nhân nhận được sự tư vấn từ CBYT về các nếp sống của người dân tộc Dao và Mường khó có thể chế độ điều trị ĐTĐ là 91,75%. thay đổi được các thói quen và hành vi của họ. Ngoài - Tỷ lệ bệnh nhân đã từng chuyển lên tuyến trên để ra, hoạt động tư vấn truyền thông cho người dân tộc điều trị là 37,38% 32
  10. N.B. Minh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 24-33 5.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị Tr.411-417, 2000. bệnh ĐTĐ týp 2 tại Phòng khám đa khoa khu vực [2] Phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang, Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội huyện Ba Vì, TP Hà Nội (2021), Báo cáo tổng Quản lý điều trị ĐTĐ týp 2 bị ảnh hưởng bởi hai yếu kết công tác khám, chữa bệnh năm 2020, 2021. tố chính: [3] Lê Thị Hương Giang, “Đánh giá tuân thủ điều trị Yếu tố thuộc về Phòng khám bệnh đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên - Nhân lực còn thiếu, CBYT còn hạn chế về trình độ quan của bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện 198, chuyên môn, đặc biệt là chuyên ngành Nội tiết-ĐTĐ, năm 2013”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y tế công cơ sở vật chất chưa đáp ứng được với yêu cầu. cộng, Hà Nội, 2013. - Thiếu trang thiết bị, thuốc men. [4] Vũ Thị Tuyết Mai, “Thực trạng công tác quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường týp 2 tại Trung Yếu tố môi trường ngoài tâm Y tế huyện Gia Lâm”, Luận văn Thạc sỹ Y - Luật BHYT thông tuyến huyện trong khám, chữa tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng bệnh ban đầu. Hà Nội, 2011. - Quy định của BHYT về số lượng thuốc cấp phát cho [5] Nguyễn Văn Mạnh, “Kết quả quản lý bệnh nhân bệnh nhân một lần tái khám còn ít đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa huyện - Trình độ dân trí không đồng đều, bệnh nhân là người Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2014”, Luận dân tộc thiểu số chiếm đa số văn bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên, 2014. - Kiến thức, thực hành điều trị ĐTĐ của bệnh nhân. [6] Quốc hội (Luật số 46/2014/QH13 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế, Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO Nôi, tr.9, 2014. [1] Nguyễn Hải Thuỷ, “Khảo sát HbA1c huyết [7] Phạm Văn Sang và cộng sự, Thực trạng quản lý tương của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại và điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang Bệnh viện Trung ương Huế”, Kỷ yếu toàn văn được quản lý điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và rối Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Năm 2013, đề tài nghiên loạn chuyển hoá, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. cứu cấp cơ sở, 2013. 33
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2