intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

92
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trình bày: Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên cả nước nói chung và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Điều này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu của huyện,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

<br />  <br /> <br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC<br /> PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA<br /> Ở HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI<br /> BÙI THU HẰNG<br /> Trường THPT Tam Phước, Biên Hòa<br /> NGUYỄN TƯỞNG<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra<br /> mạnh mẽ trên cả nước nói chung và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nói<br /> riêng. Điều này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình phát triển<br /> nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu của huyện. Vì vậy, việc phát triển<br /> nguồn nhân lực được đặt ra như là một trong những chiến lược phát triển<br /> kinh tế - xã hội vừa cấp bách, vừa lâu dài. Bài viết tìm hiểu về thực trạng<br /> nguồn nhân lực của huyện, từ đó đưa ra những giải pháp cho sự phát triển<br /> nguồn nhân lực một cách phù hợp với đặc điểm tình hình chung của huyện<br /> Long Thành, tỉnh Đồng Nai.<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Long Thành là một huyện của tỉnh Đồng Nai, nằm trong vùng Đông Nam Bộ - vùng<br /> kinh tế trọng điểm phía Nam. Với sự phát triển kinh tế năng động của vùng cùng với<br /> quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ<br /> thuật, đòi hỏi Long Thành phải có một nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để<br /> đáp ứng nhu cầu. Có thể nói, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự phát triển<br /> kinh tế xã hội và là nhân tố quan trọng đẩy nhanh, mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của huyện.<br /> 2. MỘT SỐ NÉT VỀ HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI<br /> Vị trí địa lý của huyện Long Thành được xác định từ 10 0 33' đến 10050' vĩ độ Bắc và từ<br /> 1060 45' đến 107010' kinh độ Đông. Ranh giới của huyện được xác định như sau:<br /> - Phía Bắc giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom<br /> - Phía Nam giáp huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch<br /> - Phía Tây giáp quận 9 thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch<br /> - Phía Đông giáp huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ<br /> Huyện có thị trấn Long Thành và 18 xã gồm: Lộc An, Long An, Long Phước, Tân Hiệp,<br /> Phước Thái, Phước Bình, An Phước, Tam An, Tam Phước, Phước Tân, An Hòa, Long<br /> Hưng, Long Đức, Bình Sơn, Bình An, Suối Trầu, Cẩm Đường và Bàu Cạn. Thị trấn Long<br /> Thành là trung tâm của huyện, cách thành phố Biên Hòa 33km nằm trên trục quốc lộ 51<br /> nối liền thành phố Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [1].<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 105-112<br /> <br /> 106<br /> <br /> BÙI THU HẰNG - NGUYỄN TƯỞNG<br /> <br /> 3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC<br /> 3.1. Quy mô<br /> Năm 2009, dân số trung bình của huyện Long Thành là 285.540 người, chiếm 11,46%<br /> và đứng thứ hai về dân số toàn tỉnh sau thành phố Biên Hòa là 701.709 người. Số lao<br /> động trung bình của huyện Long Thành là 143.537 người chiếm 50,27% dân số toàn<br /> huyện. [6]<br /> Bảng 1. Dân số - lao động trung bình huyện Long Thành<br /> Năm<br /> Dân số (người)<br /> Số lao động (người)<br /> Tỷ lệ lao động (%)<br /> <br /> 2005<br /> 209.178<br /> 121.508<br /> 58,08<br /> <br /> 2006<br /> 249.958<br /> 127.719<br /> 51,09<br /> <br /> 2007<br /> 261.125<br /> 132.583<br /> 50,77<br /> <br /> 2008<br /> 272.741<br /> 137.432<br /> 50,39<br /> <br /> 2009<br /> 285.540<br /> 143.537<br /> 50,27<br /> Nguồn: [2], [3]<br /> <br /> Qua bảng1 ta thấy, dân số của huyện tăng qua các năm. Đây là một thuận lợi trong việc<br /> bổ sung nguồn lao động, thu hút sự đầu tư của nước ngoài trong những ngành nghề cần<br /> nhiều lao động. Đồng thời cũng là một khó khăn, thử thách trong quá trình giải quyết<br /> việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.<br /> 3.2. Chất lượng<br /> 3.2.1. Cơ cấu giới tính<br /> <br /> Năm 2009<br /> Hình 1. Nguồn lao động Long Thành chia theo giới tính<br /> (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành)<br /> <br /> Cơ cấu giới tính của Long Thành có sự thay đổi giữa tỷ lệ nam và nữ qua các năm. Năm<br /> 2005 tỷ lệ nam và nữ chênh lệch không đáng kể và tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ. Năm<br /> 2009, số lao động nữ cao hơn lao động nam là 10,8%. Điều này có thể thấy, giai đoạn<br /> 2007-2009 nhu cầu về lao động trong các khu công nghiệp lớn, nhất là nhu cầu về lao<br /> động nữ do các ngành công nghiệp tập trung ở huyện chủ yếu là những ngành công<br /> nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nông sản… Tuy nhiên, số lao động nữ trên tổng số<br /> lao động của huyện chiếm tỷ lệ cao lại là một bài toán nan giải. Sự mất cân đối giữa số<br /> <br />  <br /> <br /> Nhóm<br /> <br />   dưới tuổi lao động<br /> <br /> Nhóm<br /> <br />   tuổi lao động<br /> <br /> Nhóm<br /> <br />   ngoài tuổi lao động<br /> <br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC...<br /> <br /> 107<br /> <br /> lao động nam và nữ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần quan tâm giải quyết như vấn đề<br /> ổn định đời sống, an cư lập nghiệp, các nhu cầu vui chơi giải trí, nhà ở, y tế...[4]<br /> 3.2.2. Cơ cấu về độ tuổi<br /> <br /> Nguồn [3]<br /> <br /> Hình 2. Dân số theo nhóm tuổi của huyện Long Thành<br /> <br /> Hình 2 cho thấy, cơ cấu theo nhóm tuổi của huyện Long Thành mang đặc điểm chung<br /> của lao động Việt Nam là dân số trẻ, với đặc điểm nguồn nhân lực dồi dào, nguồn lao<br /> động thay thế trong tương lai lớn. Có thể nói, huyện có một lực lượng lao động đông<br /> đảo phục vụ cho quá trình CNH - HĐH. Tuy nhiên, việc giải quyết việc làm cho nguồn<br /> lao động và tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn đang là vấn<br /> đề cấp bách mà huyện cần quan tâm.<br /> 3.3. Trình độ học vấn<br /> Bảng 2. Lực lượng lao động Long Thành chia theo trình độ học vấn<br /> Trình độ học vấn<br /> TỔNG SỐ<br /> Không biết chữ<br /> Tiểu học<br /> Trung học cơ sở<br /> Trung học phổ thông<br /> Sơ cấp, công nhân kt<br /> Trung cấp<br /> Cao đẳng<br /> Đại học trở lên<br /> <br /> 2005<br /> Số lượng (người)<br /> 121.508<br /> 1.991<br /> 18.672<br /> 34.716<br /> 29.557<br /> 23.305<br /> 7.096<br /> 4.811<br /> 1.360<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 100<br /> 1,64<br /> 15,37<br /> 28,57<br /> 24,32<br /> 19,18<br /> 5,84<br /> 3,96<br /> 1,12<br /> <br /> 2009<br /> Số lượng (người)<br /> 143.537<br /> 1.689<br /> 16.484<br /> 35.869<br /> 33.116<br /> 26.238<br /> 18.516<br /> 5.224<br /> 6.401<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 100<br /> 1,18<br /> 11,48<br /> 24,99<br /> 23,07<br /> 18,28<br /> 12,90<br /> 3,64<br /> 4,46<br /> <br /> Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành, 2009<br /> <br /> Trong những năm qua, huyện luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ học vấn cho<br /> người lao động. Có thể thấy những thành tựu đạt được về trình độ học vấn của người lao<br /> động qua bảng 2. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục luôn được quan tâm, năm<br /> 2009 tỷ lệ này đạt 97,12%. Quan trọng hơn hết là người lao động đã có ý thức cao trong<br /> việc trang bị kiến thức cho mình nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc trong thời kỳ<br /> công nghiệp hóa - hiện đại hóa.<br /> <br />  <br /> <br /> 108<br /> <br /> BÙI THU HẰNG - NGUYỄN TƯỞNG<br /> <br /> 3.4. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật<br /> Bảng 3. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Long Thành, thành phố Biên Hòa và tỉnh<br /> Đồng Nai giai đoạn 2005-2009<br /> Đơn vị tính: %<br /> Năm<br /> TỈNH ĐỒNG NAI<br /> <br /> 2005<br /> 100<br /> <br /> 2009<br /> 100<br /> <br /> Chưa qua đào tạo và không có bằng\chứng chỉ chuyên môn.<br /> Sơ cấp, công nhân kỹ thuật.<br /> Trung cấp<br /> Cao đẳng<br /> Đại học trở lên<br /> <br /> 73,48<br /> 18,18<br /> 4,43<br /> 2,24<br /> 1,67<br /> <br /> 64,48<br /> 18,78<br /> 10,62<br /> 2,98<br /> 3,14<br /> <br /> TP BIÊN HÒA<br /> Chưa qua đào tạo và không có bằng\chứng chỉ chuyên môn.<br /> Sơ cấp, công nhân kỹ thuật.<br /> Trung cấp<br /> Cao đẳng<br /> Đại học trở lên<br /> <br /> 100<br /> 66,0<br /> 21,06<br /> 7,02<br /> 4,07<br /> 1,85<br /> 100<br /> 69,9<br /> 19,18<br /> 5,84<br /> 3,96<br /> 1,12<br /> <br /> 100<br /> 58,0<br /> 19,3<br /> 12,7<br /> 3,98<br /> 5,12<br /> 100<br /> 60,72<br /> 17,28<br /> 12,9<br /> 3,64<br /> 4,46<br /> <br /> LONG THÀNH<br /> Chưa qua đào tạo và không có bằng\chứng chỉ chuyên môn.<br /> Sơ cấp, công nhân kỹ thuật.<br /> Trung cấp<br /> Cao đẳng<br /> Đại học trở lên<br /> <br /> Nguồn: [2],[3]<br /> <br /> Bên cạnh việc nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động, huyện cũng rất chú trọng<br /> đến việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Qua bảng 3 có thể thấy được trình độ<br /> chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động huyện Long Thành cao hơn so với mặt<br /> bằng của tỉnh, thấp hơn trình độ chuyên môn của người lao động thành phố Biên Hòa.<br /> Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trên toàn tỉnh đã có sự<br /> chuyển biến rõ rệt. Số lao động có trình độ đại học trở lên ngày càng tăng từ 1,67% năm<br /> 2005 lên 3,14% năm 2009; số lao động có trình độ trung cấp tăng nhanh, năm 2005 có<br /> 4,43% thì đến năm 2009 đã là 10,62%, tăng gấp gần 2,4 lần.<br /> 3.5. Thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực<br /> 3.5.1. Sử dụng lao động theo khu vực kinh tế<br /> Cùng với xu hướng chung của cả nước trong sự chuyển dịch nền kinh tế, việc sử dụng<br /> nguồn nhân lực của huyện Long Thành cũng có sự chuyển dịch. Lao động trong các<br /> ngành nông – lâm nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.<br /> Trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự thay đổi: lao động trong ngành trồng trọt<br /> giảm, lao động trong ngành chăn nuôi tăng. [6]<br /> <br />  <br /> <br /> Nông, Lâm, Thủy sản<br /> <br />  <br /> <br /> Công nghiệp, Xây dựng<br /> <br />  <br /> <br /> <br />  <br /> <br /> Dịch vụ<br /> <br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC...<br /> <br /> Năm 1999<br /> <br /> 109<br /> <br /> Năm 2009<br /> <br /> Hình 3. Cơ cấu lao động Long Thành chia theo nhóm ngành kinh tế (Nguồn:[6])<br /> <br /> 3.5.2. Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế<br /> Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ<br /> chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các thành phần kinh tế mới bắt đầu xuất<br /> hiện và ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc<br /> tế ngày càng tăng có tác động đến sự phát triển của các thành phần kinh tế và làm cho<br /> cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch. Số lao động trong<br /> thành phần kinh tế nhà nước giảm trong khi đó số lao động trong thành phần kinh tế<br /> ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Bảng 4, cho chúng ta thấy sự<br /> thay đổi trong việc sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế. So với toàn tỉnh, số<br /> lao động của Long Thành hoạt động trong thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư<br /> nước ngoài cao hơn. Số lao động ngoài nhà nước của huyện có sự biến động, từ năm<br /> 2005 đến 2008 lao động trong thành phần này có chiều hướng giảm nhưng đến năm<br /> 2009 lại tăng nhẹ. Lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của<br /> huyện nhìn chung tăng qua các năm. Điều này phản ánh thực trạng kinh tế của huyện<br /> Long Thành với cơ cấu kinh tế phát triển công nghiệp là chính. Huyện cũng đã có<br /> những ưu thế để thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Trong tương lai với những<br /> ưu thế của mình Long Thành cũng sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước<br /> ngoài hơn nữa để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và giải<br /> quyết việc làm cho người lao động. [4]<br /> Bảng 4. Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai<br /> qua các năm<br /> Đơn vị (%)<br /> Năm<br /> Tỉnh Đồng Nai<br /> Tổng số<br /> Nhà nước<br /> Ngoài nhà nước<br /> Có vốn đầu tư nước ngoài<br /> <br />  <br /> <br /> 2005<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 100<br /> 9,26<br /> 63,70<br /> 27,04<br /> <br /> 100<br /> 8,73<br /> 61,98<br /> 29,29<br /> <br /> 100<br /> 8,14<br /> 61,71<br /> 30,15<br /> <br /> 100<br /> 7,49<br /> 61,96<br /> 30,55<br /> <br /> 100<br /> 7,32<br /> 62,10<br /> 30,58<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2