intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết Quản lý Khoa học

Chia sẻ: Nguyễn Mỹ Hạnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

427
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ông xuất thân từ một công nhân cơ khí ở Mỹ, đã làm qua các chức vụ đốc công kỹ sư trưởng, tổng công trình sư, với kinh nghiệm dầy dặn của mình ông đã phân tích các quá trình vận động ( thao tác) của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý ( với các thao tác không trùng lập tốn ít thời gian và sức lực). Đó là sự hợp lý hóa lao động, theo nghĩa rộng là tổ chức lao động một cách khoa học. Với các công trình nghiên cứu “Quản lý ở nhà máy” (1903), “Những nguyên lý quản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết Quản lý Khoa học

  1. Thuyết Quản lý khoa học Tiểu sử Frededric W.Taylor (1856-1915): 1. Ông xuất thân từ một công nhân cơ khí ở Mỹ, đã làm qua các chức vụ đốc công kỹ sư trưởng, tổng công trình sư, với kinh nghiệm dầy dặn của mình ông đã phân tích các quá trình vận động ( thao tác) của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý ( với các thao tác không trùng lập tốn ít thời gian và sức lực). Đó là sự hợp lý hóa lao động, theo nghĩa rộng là tổ chức lao động một cách khoa học. Với các công trình nghiên cứu “Quản lý ở nhà máy” (1903), “Những nguyên lý quản lý theo khoa học” (Principles of scientific management) năm 1911, ông đã hình thành thuyết Quản lý theo khoa học, mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ. Thuyết này sau đó được Henry Ford ứng dụng qua việc lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền dài 24km trong Nhà máy ôtô con đạt công suất 7000 xe mỗi ngày (là kỷ lục thế giới thời đó). Ngoài ra, Taylor còn viết nhiều tác phẩm có giá trị khác. Ông được coi là “người cha của lý luận quản lý theo khoa học”. Tư tưởng chính của thuyết: 2. Ông quan tâm chú trọng vào người công nhân khi mà họ đã tận tâm làm việc và trung thành với chủ của mình, người công nhân nào có nhiệt huyết với chủ của mình, với công việc thì sẽ được đền đáp sứng đáng và được thăng chức, như vậy đã thúc đẩy sự cố gắng làm việc của mỗi người công nhân, họ sẽ làm tốt nhất công việc của mình để có thể giành được chú ý của người chủ và họ có trách nhiệm hơn trong công việc. Công nhân được chia ra thành các nhóm, các tổ chuyên sản xuất về một khâu nào đó của sản phẩm như vậy muốn đạt năng suất cao thì họ phải giúp đỡ lẫn nhau để cùng thực hiện tốt mục tiêu công việc được giao. Người quản lí và công nhân phải thực hiện đúng phận sự của mình trong công việc và tạo điều kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ. Xác định trách nhiệm của người quản lí đối với công nhân trong công việc hằng ngày. Tối ưu hàng hóa trong quá trình sản xuất (xây dựng định mức lao động) tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện sản xuất, phân
  2. công chuyên môn hóa( đối với lao động của công nhân và đối với chức năng quản lí ) cuối cùng là tư tưởng “ con người kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản phẩm, để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất) từ những tư tưởng đó đã mở ra cuộc cải cách về quản lí doanh nghiệp, tạo được biến tiến dài theo hướng quản lí một cách khoa học trong thế kỉ XX cùng với những thành tựu trong ngàng chế tạo máy. Nội dung chính của thuyết: 3. 1. Xác định một cách khoa học, khối lượng công việc hằng ngày của công nhân. Phải nghiên cứu thời gian và thao tác cần thiết cho công việc để xây dựng định mức cho công việc đó là nguyên lý định mức. Tức là phải bố trí máy móc nguyên vật liệu một cách khoa học để có thể rút ngắn được thời gian thao tác của công nhân, phân chia vị trí cho từng công nhân phù hợp với sở trường của họ. Ví dụ: người thuận tay phải thì đứng ở một khu, thuận tay trái đứng ở một khu.
  3. Phải lựa chọn những thợ hạng nhất cho mỗi công việc. Tức là 2. phải lựa chọn những công nhân có tay nghề giỏi. có kĩ năng kĩ xảo tốt. có sức khỏe như vậy thì họ mới đạt được kết quả cao nhất. theo kịp với tiến độ công việc, không làm ảnh hưởng đến dây truyền sản xuất. Nguyên lý tiêu chuẩn hóa: Phương pháp làm việc phải nhanh chóng 3. chính xác loại bỏ các thao tác thừa. trong quá trình sản xuất. Về công cụ: Phải thường xuyên thay đổi thiết bị trong quá trình sản xuất, đủ về số lượng, tốt về chất lượng phải được cải tiến.. Về môi trường:.. thì phải trong lành các loại khí thải , tiếng ồn phải ở trong và dưới mức cho phép, có như vậy thì công nhân mới thoải mái trong quá trình làm việc và họ sẽ không bị ức chế trong quá trình sản xuất. Môi trường tốt thì sức khỏe của công nhân và cán bộ quản lí được đảm bảo, họ không bị ốm đau thì năng suất lao động cũng tăng lên và không bị thiếu lao động trong quá trình sản xuất. 4. Xây dựng và chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm nhằm khuyến khích người lao động. Người công nhân làm càng được nhiều sản phẩm thì càng được nhiều lợi nhuận, đây là một biện pháp đánh trúng tâm lý của người công nhân, nên năng suất lao động sẽ tăng cao. Công nhân sẽ đua nhau làm ra thật nhiều sản phẩm ở mức có thể.,. 5. Hai bên thợ và chủ đều phải nhận thức rằng việc nâng cao năng suất lao động có lợi cho cả hai bên, do đó cần phải có một cuộc “ cách mạng tinh thần” hợp tác cùng nhau cố gắng. Nếu công nhân làm ra được nhiều sản phẩm thì sẽ nhận thêm % tháng lương tùy theo mức độ sản phẩm. tiền thưởng khi làm việc vượt định mức chỉ tiêu đưa ra và các chế độ phúc lợi khác.. Còn nhà tư bản sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn..Cho nên cả thợ và chủ đều phải cố gắng trong công việc.. 6. Tách biệt chức năng kế hoạch với chức năng thừa hành. Chức năng lập kế hoạch sẽ do phòng kế hoạch đảm nhiệm nhưng phòng kế hoạch không được can dự trực tiếp vào trong quá trình sản xuất..
  4. Vì trong quá trình sản xuất có thể có nhiều vấn đề xảy ra như thiếu nguyên vật liệu, năng lượng… nên kế hoạch phải thường xuyên bám sát với quá trình thực tế trong sản xuất và điều chỉnh tiến độ theo sản xuất. Mặt khác trong quá trình sản xuất kế hoạch khi đã đặt ra có thể đạt hoặc không đạt. 7. Thực hiện chế độ chức năng với chế độ trực tuyến. Chức năng trực tuyến mỗi cấp sẽ nhận nhiệm vụ trực tiếp từ cấp trên của mình (bố trí theo chiều dọc). Công việc quản lí được tiến hành theo tuyến, ngoài ra còn có các đơn vị chức năng chỉ đạo các đơn vị. 8. Nguyên lí kiểm soát, quản lí về mặt cơ cấu tổ chức. Quy mô của công ti được phân chia theo các phòng ban như thế nào? Các đại lí cấp 1. 2 .. được bố trí ra sao, địa điểm ở đâu? Số lượng của công ty được giới hạn ở mức bao nhiều người. Có sự bồi dưỡng đào tạo các lớp kề cận . Thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình thực hiện công việc của các phòng ban. Bốn nguyên tắc quản lí Khoa học: 4. 1. Phương pháp khoa học thay cho phương pháp cũ dựa vào kinh nghiệm. Sắp xếp bố trí nhân tài , vật lực một cách khoa học sẽ rút ngắn được thời gian, nâng cao năng suất lao động… 2. Xác định chức năng hoạch định của nhà quản lí thay về để công nhân tự ý lựa chọn phương pháp làm việc. Nhà quản lí phải xác định rõ rang nội dung công việc cho từng người cụ thể , rõ ràng nội dung công việc cho từng người cụ thể và làm như thế nào…, không thể có chuyện công nhân thích làm gì thì làm (một công ti phải có nội quy quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân đối với tổ chức. và quyền lợi của họ khi thực hiện đúng công việc được giao) 3. Lựa chọn và huấn luyện công nhân, phát triển tinh thần hợp tác đối tượng, thay vì khích lệ những nỗ lực cá nhân riêng của họ. Lựa chọn công nhân khi tuyển công nhân, phải tuân thủ đầy đủ những yêu cầu do công việc đặt ra. Chẳng hạn chọn nhân viên vận tải thì phải chọn nam giới biết lái xe có sức khỏe cao lớn có trình độ,
  5. huấn luyện công nhân khi được tuyển chọn thì họ chưa biết nghề hay chưa thành thạo công việc cần phải đào tạo từ đầu để họ làm quen và có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. Phát triển tinh thần hợp tác đồng đội công nhân được phân chia theo nhóm, tổ trong đó có người làm việc lâu năm, có người mới vào, có người thành thạo thì họ sẽ bảo ban nhau cùng cố gắng vì quyền lợi chung. 4. Phân chia công việc giữa nhà quản lí và công nhân để mỗi bên làm tốt nhất công việc của họ , chứ không phải chỉ để lên đầu công nhân. Nhà quản lí làm công việc quản lí chỉ đạo và giám sát công nhân thực hiện công việc cung cấp đầy đủ nguyên liệu vật liệu, trong quá trình sản xuất .. Khi kế hoạch không đạt được phải chỉ ra nguyên nhân của nó(khách quan chủ quan) nhà quản lí cũng phải cần nhận trách nhiệm của mình trong công việc. chứ không thể đổ hết lên đầu của người công nhân. Bốn công tác quản lí: 5. 1. Nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lí nhất để thực hiện công việc. Lấy một công nhân giỏi đề thử nghiệm xem trong một thời gian nhất định người đó làm ra được bao nhiêu sản phẩm. sau đó xem trong quá trình thử nghiệm có thao nào chưa hợp lí thì bỏ đi, sắp xếp nguyên liệu thuận lợi nhất cho công nhân làm việc. 2. Xác định công việc để lựa chọn công nhân, thiết lập hệ thống chuẩn và hệ thống huấn luyện. Công nhân phải có trình độ tay nghề phù hợp với yêu cầu của công việc. Xác lập hệ thống tiêu chuẩn công nhân làm được trong một thời gian nhất định thì phải đạt được mức sản phẩm, là bao nhiêu cái trên giờ hay trên ngày. Xác lập hệ thống huấn luyện khi công nhân làm thành thạo công việc này rồi thì bắt đầu cho họ làm quen dần dần với công việc khác. Có yêu cầu cao hơn.
  6. 3. Trả lương theo sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động dụng cụ thích hớp. Công nhân làm được nhiều sản phẩm thì nhận được nhiều lương Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất, phải đảm bảo an toàn về con người( có đồ bảo vệ lao động) an toàn về nguyên liệu vật liệu (có bình chữa cháy máy bơm.. để đề phòng hỏa hoạn khi có sự cố). 4. Thăng tiến công việc chú trọng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động Thăng tiến công việc công nhân làm lâu năm có tay nghề vững vàng , kĩ năng kĩ xảo tốt sẽ được đề bạt lên các chức vụ cao hơn như tổ trưởng nhóm trưởng , trưởng phòng, phó phòng, thành viên.. Chú trọng lập kế hoạch phải thường xuyên lập kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch để kịp thời gian điều chỉnh cho phù hợp. Không chỉ lập một kế hoạch mà nhiều kế hoạch khác nhau để xem xét đánh giá hợp lí linh hoạt. Ví dụ: người lái xe phải biết lái xe tải để chuyên chở hàng hóa , lái xe con đưa xếp đi họp… Ưu điểm, nhước điểm chủa thuyết: 6. a. Ưu điểm: • Năng suất, hiệu quả cao. • Phát triển kĩ năng thông qua lao động, chuyên môn hóa lao động, hình thành quy trình sản xuất. • Xác định tầm quan trọng của việc tuyển chọn công nhân , huấn luyện công nhân. • Dùng đãi ngộ cao để tăng năng suất lao động. • Nhấn mạnh việc giảm giá thành sản phẩm để tăng hiệu quả, dùng những phương pháp có tính hệ thống và hợp lí để giải quyết các vấn đề quản lí. b. Nhược điểm: • Hạn chế rất nhiều khả năng sáng tạo của người lao động do họ không được làm theo óc sáng kiến của bản thân mà phải bám sát chi tiết nhỏ nhất.của mệnh lệnh ban ra, điều này biến họ thành
  7. công cụ biết nói là nô lệ của máy móc chính vì thế Lê Nin đã phê phán thuyết này là “ khoa học vắt mồ hồi công nhân” • Chỉ áp dụng trong môi trường ổn định , khó áp dụng trong môi trường phức tạp,nhiều thay đổi. • Áp dụng trong nền kinh tế vi mô. • Quá đề cao bản chất kinh tế và duy lí của con người mà đánh giá thấp nhu cầu xã hội và tự thể hiện của con người, do vậy vấn đề nhân bản ít được quan tâm. • Cố áp dụng những nguyên tắc quản lí khái quát cho mọi hoàn cảnh mà không nhận thấy tính đặc thù của môi trường , quá chú trọng đến vấn đề kĩ thuật. • Định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực. • Không xét tới thực tế là những lợi ích kinh tế của người lao động và nhà quản lý là hiếm khi trùng nhau, 7. Nhận xét và đánh giá chung về thuyết: Với những đóng góp của mình, F.W. Taylor được đánh giá là cha đẻcủa thuyết quản lý theo khoa học và là người mở ra kỉ nguyên vàng trongquản lý của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những đóng góp và thành công của F.W. Taylor phải được đặt trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế (1919 - 1923) – khi cung không đủ đáp ứng cầu. Trong bối cảnh đó, số lượng trở thành mục tiêu ưu tiên và nhiều, nhanh, tốt, rẻ trở thành triết lý hành động và mang lại thành công cho các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Hệ thống quản lý của F.W. Taylor đã tạo ra cuộc cách mạng trong thực tiễn quản lý đương thời. Phương pháp quản lý khoa học đã thay thế phương pháp quản lý theo kiểu “quả đấm” vốn đã tồn tại phổ biến trong cácnhà máy vào cuối thế kỉ XIX. Thuyết quản lý theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ở cấp cơ sở (doanh nghiệp) với tầm vi mô. Tuy nhiên, nó đã đặt nền móng rất cơ bản cho lý thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tối ưu (có hiệu quả cao), tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý. Các thuyết quản lý và trường phái quản lý khác vừa kế
  8. thừa thành tựu đó, vừa nâng cao những nhân tố mới để đưa khoa học quản lý từng bước phát triển hoàn thiện hơn. Sự thành công của thuyết quản lý theo khoa học đã tạo ra phong tràohọc tập và ứng dụng phương pháp Taylor và tạo ra chủ nghĩa Taylor (Taylorism). Ứng dụng thực tế: 8. Trong xã hội ngày nay thuyết khoa học quản lí được áp dụng vào tất cả các ngành các lĩnh vực . đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh . Trong quá trình sản xuất thì sẽ chia ra nhiều công đoạn, mỗi người sẽ đảm nhận một khâu riêng và chỉ chú tâm vào khâu đó, như vậy kĩ năng kĩ xảo của công nhân sẽ tăng cao dẫn đến năng suất và chất lượng sẽ tăng vượt trội. Nhiều người như vậy thì hợp thành một tổ và cùng sản xuất ra một sản phẩm mà trong công ti có rất nhiều tổ, mỗi tổ đảm nhận một công đoạn của sản phẩm, dẫn đến sự chuyên môn hóa trong lao động và hình thành một quá trình sản xuất khép kín từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Trong quá trình đó thì người công nhân nào có sự cố gắng , hoàn thành tốt nhiệm vụ , gắn pó lâu dài với công ty thì sau một thời gian sẽ được nâng lương , cất nhắc lên vị trí cao hơn và được nhiều sự đãi ngộ khác. Trong công tác quản lí thì cần phải khoa học , chặt chẽ tỉ mỉ phải tính hết các phương án tốt nhất xấu nhất để có phương án đối phó dự phòng người công nhân thì được làm trong môi trường năng động có cơ hội thăng tiến trong công việc chế độ phúc lợi thì được đảm bảo đầy đủ. Các tư tưởng của ông đã mở ra cải cách về quản lí doanh nghiệp tạo được bước tiến dài theo hướng quản lí, một cách khoa học trong thế kỉ XX cùng với nhiều thành tựu to lớn trong ngành chế tạo máy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2