intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tiếng việt, văn việt, người việt: phần 2

Chia sẻ: Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

76
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

tiếp nối phần 1 "tiếng việt, văn việt, người việt", phần 2 trình bày chủ đề còn lại về "văn việt, người việt". Đương nhiên trung tâm chú ý của ông là những vấn đề của tiếng việt, nhưng ngoài ra ông cũng quan tâm đến những vấn đề có liên quan xa gần với ngôn ngữ như văn học, văn hóa và con người việt. mời các bạn tham khảo phần 2 để cảm nhận tác giả viết về văn hóa và con người việt như thế nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tiếng việt, văn việt, người việt: phần 2

Phần II: Văn Việt<br /> <br /> Nghĩa của mày ngài trong câu thơ Râu hùm, hàm én, mày ngài<br /> <br /> Trong d}n gian cũng như trong một bộ phận đ|ng kể của giới nghiên cứu và giảng dạy<br /> văn học, câu thơ s|u chữ trên đ}y, m{ Nguyễn Du dùng để phác họa dung mạo của Từ Hải,<br /> vốn được hiểu là gồm ba cặp ho{n to{n đối xứng với nhau về ngữ ph|p v{ ý nghĩa, tức nếu<br /> diễn đạt một cách thật rõ ràng và nôm na, ba cặp này sẽ có dạng:<br /> “(r}u của Từ Hải tựa như) r}u của con hùm,<br /> (hàm của Từ Hải tựa như) h{m của con én,<br /> (mày của Từ Hải tựa như) mày của con ngài”.<br /> Bên cạnh cách hiểu này, còn có một cách hiểu kh|c, được một số kh| đông c|c nh{<br /> nghiên cứu chủ trương, cụ thể là:<br /> “(r}u của Từ Hải tựa như) r}u của con hùm,<br /> (hàm của Từ Hải tựa như) h{m của con én,<br /> (mày của Từ Hải tựa như) con tằm nằm ”.<br /> [1]<br /> <br /> nghĩa l{ mối quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa trong cặp từ thứ ba được phân tích khác<br /> hẳn mối quan hệ trong hai cặp từ trước: thay vì mối quan hệ xác định có ý nghĩa sở hữu, ở<br /> đ}y ta lại có một mối quan hệ tỷ dụ. Các tác giả chủ trương c|ch ph}n tích n{y cho rằng khi<br /> dùng hai từ mày ngài (hay nét ngài) để tả phụ nữ (như trong mấy c}u thơ số 20, 927 và<br /> 1.213), Nguyễn Du muốn nói đến đôi m{y của con ngài (nga my), còn khi dùng hai từ n{y để<br /> tả Từ Hải, ông lại nghĩ đến hình con tằm nằm (ngọa tàm my).<br /> Vậy cách hiểu n{o x|c đ|ng hơn?<br /> Vấn đề n{y tuy cũ v{ nhỏ nhưng cũng có liên quan đến một vài nguyên lý quan trọng<br /> của tiếng ta, cho nên nay có bàn lại chắc cũng không đến nỗi vô bổ: }u cũng l{ một cơ hội để<br /> tìm hiểu thêm cấu trúc của tiếng Việt.<br /> <br /> Trước hết, nó buộc ta nhìn lại xem quan hệ ngữ pháp giữa hai từ đơn tiết ghép lại<br /> thành cặp, không có giới từ hay liên từ đứng giữa – đặc biệt là khi từ đầu chỉ một bộ phận<br /> của cơ thể động vật và từ sau chỉ lo{i động vật có cái bộ phạn ấy, như trong c|c danh ngữ<br /> đang b{n – có thể là những mối quan hệ gì trong tiếng Việt.<br /> Gần gũi nhất với các cặp từ đang b{n l{ những cặp sau đ}y, vốn cũng gồm một từ chỉ bộ<br /> phận cơ thể động vật và một từ chỉ bản th}n động vật, v{ cũng được dùng như những ẩn dụ<br /> để tả người:<br /> (A) bụng cóc đầu tr}u lưng tôm mặt ngựa râu dê<br /> ch}n voi đít vịt mắt ếch mình trắm râu trê<br /> cổ g{ đùi dế mắt lươn phổi bò tai trâu<br /> cổ ngỗng gối hạc mắt phượng răng chuột thân lừa<br /> đầu bò lưng ong mặt chuột răng ngựa xác ve<br /> <br /> [2]<br /> <br /> Trong tất cả các cặp này, quan hệ giữa hai yếu tố đều là quan hệ x|c định có ý nghĩa sở<br /> hữu (“của”– có thể dùng để trả lời câu hỏi X gì ? tức X của con gì ? trong đó X là một bộ phận<br /> của cơ thể. Không có lấy một cặp nào cho thấy một quan hệ tỷ dụ (“như”) theo kiểu “m{y<br /> ngài = mày như con tằm” (có thể dùng để trả lời câu hỏi X như con gì? hay X giống con gì?).<br /> Những cặp danh từ tương tự (cũng gồm một từ chỉ bộ phận cơ thể động vật và một từ<br /> chỉ động vật) dùng để gọi tên, chỉ loại hay miêu tả hình dáng, màu sắc của đồ vật theo phép<br /> ẩn dụ, như:<br /> (B)c{ng cua ch}n chim da b|o đuôi én h{m ếch<br /> cẳng g{ ch}n chó da c| đuôi chồn lòng tôm<br /> cánh én chân rết da g{ đuôi sam lông bò<br /> cánh gà cổ ngỗng da lợn đuôi tôm lông chuột<br /> c|nh phượng cổ vịt da lươn đầu ruồi lưỡi gà<br /> cánh trả cứt ngựa d|i dê gan g{ lưỡi rắn<br /> lưỡi trai mắt cua móng lợn ruột tượng trứng cá<br /> mào gà mỏ ác móng lừa tai mèo vỏ hàu<br /> <br /> mắt cá mỏ quạ răng ngựa tai voi vỏ ốc<br /> mắt cáo mỏ vịt râu tôm trôn ốc vòi voi .<br /> <br /> [3]<br /> <br /> cũng đều cho thấy mối quan hệ x|c định có ý nghĩa sở hữu, chứ không hề có trường<br /> hợp nào cho thấy một mối quan hệ có ý nghĩa tỷ dụ.<br /> Vậy thứ quan hệ này có thể tìm thấy trong những từ tổ như thế nào?<br /> Để tả người, tiếng Việt còn dùng theo phép ẩn dụ những danh ngữ sau đ}y:<br /> (C)mắt bồ câu mồm cá ngão gáy bò tót<br /> mắt cú vọ mũi diều hâu<br /> (D)mặt mẹt mày liễu da chì mặt hoa da phấn<br /> mặt thớt tóc m}y tóc tơ mắt huyền m| đ{o<br /> (Đ)<br /> chân bàn cuốc mặt tr|i xoan lưng tấm phản tóc rễ tre<br /> chân chữ bát mắt hạt huyền óc b~ đậu vú chũm cau<br /> chân vòng kiềng răng hạt huyền mắt ốc nhồi<br /> m| b|nh đúc môi quả tim răng hạt na râu con kiến<br /> mặt chữ điền mắt l| răm mũi c{ chua tóc đuôi g{ v.v.<br /> <br /> [4]<br /> <br /> (E)nước da bánh mật lông mày lá liễu<br /> ngón tay búp măng lông m{y lưỡi mác, v.v.<br /> Các từ tổ ở nhóm (C), gồm ba tiếng, được cấu tạo bằng hai bộ phận có quan hệ x|c định<br /> sở hữu, giống như hai th{nh phần của các từ tổ ở nhóm (A) và nhóm (B). Các từ tổ ở nhóm<br /> (D), gồm hai tiếng như (A) v{ (B), nhưng kh|c với các từ tổ ở hai nhóm này ở chỗ tiếng thứ<br /> hai không phải là từ chỉ động vật. Quan hệ ngữ nghĩa trong c|c tổ hợp (D) là quan hệ tỷ dụ<br /> hoặc có thể hiểu thành quan hệ tỷ dụ. Trong nhóm (Đ) các từ tổ gồm ba tiếng, trong đó tiếng<br /> thứ nhất có quan hệ tỷ dụ với từ tổ gồm hai tiếng sau. Trong nhóm này, chỉ có hai từ tổ sau<br /> cùng gồm một từ chỉ bộ phận của cơ thể đi trước một từ tổ chỉ động vật. Trong nhóm (E),<br /> các từ tổ đều gồm hai thành phần song tiết có quan hệ tỷ dụ với nhau. Ở nhóm này chỉ có từ<br /> <br /> tổ sau cùng kết thúc bằng một từ tổ chỉ động vật. Sau khi điểm qua tất cả các từ tổ từ (A)<br /> đến (E), ta có thể thiết lập mấy quy tắc sau đ}y:<br /> 1. Trong các từ tổ gồm hai tiếng, trong đó tiếng thứ nhất chỉ một bộ phận cơ thể và<br /> tiếng thứ hai chỉ một động vật, mối quan hệ duy nhất có thể có được giữa hai tiếng này là<br /> quan hệ x|c định sở hữu.<br /> 2. Trong các từ tổ gồm ba (hay bốn) tiếng trong đó tiếng đầu (hay hai tiếng đầu) chỉ<br /> một bộ phận cơ thể và hai tiếng sau chỉ một động vật, có v{i trường hợp cho thấy một quan<br /> hệ tỷ dụ.<br /> 3. Trong các từ tổ gồm một hay hai tiếng chỉ bộ phận cơ thể và một hay hai tiếng chỉ<br /> bất động vật, có nhiều trường hợp cho thấy một quan hệ tỷ dụ.<br /> Quy tắc 1 có tính phổ biến và tuyệt đối. Chúng tôi có làm một thí nghiệm đơn giản mà<br /> bất cứ ai cũng có thể làm lại: lấy bất kỳ tiếng nào trong số hơn một trăm tiếng chỉ các bộ<br /> phận trong cơ thể động vật (hay những chất chứa trong cơ thể động vật như sữa, phân,<br /> trứng, v.v.) ghép với bất kỳ tiếng nào trong mấy trăm tiếng (từ đơn }m) chỉ động vật của<br /> tiếng Việt để xem thử bản thân mình và những người Việt khác hiểu các từ tổ đ~ hình th{nh<br /> như thế nào. Theo những kết quả m{ chúng tôi thu được, không hề có trường hợp n{o đi<br /> ngược lại quy tắc nói trên. Ngay trong những trường hợp động vật được nói tới không có<br /> cái bộ phận hữu quan, như trong c|c từ tổ mắt giun, ngà hổ, sừng chim, gan sứa, cánh chuột,<br /> vú gà, v.v., người Việt cũng chỉ có thể hiểu thành quan hệ x|c định sở hữu. Trong những<br /> trường hợp như vậy người ta thường thốt lên: “G{ l{m gì có vú?” hay “Mắt của con giun nó<br /> ở chỗ nào kia chứ?”.<br /> Ba trường hợp được nói tới ở quy tắc 2 - mắt ốc nhồi, râu con kiến và lông mày sâu róm<br /> – xuất hiện trong những điều kiện hạn chế hết sức ngặt nghèo: từ tổ hữu quan, gồm ba tiếng<br /> trở lên, phải là một thành ngữ thông dụng đ~ đi v{o vốn idiom của d}n gian, v{ động vật<br /> được nói tới phải không có cái bộ phận được biểu thị bằng tiếng (hay hai tiếng) đầu của từ<br /> tổ: trong trường hợp ngược lại, người nghe lập tức tri giác một quan hệ x|c định sở hữu (cf.<br /> mắt diều hâu, mày kỳ l}n, nước mắt cá sấu).<br /> Những trường hợp được nói tới ở quy tắc 3 cũng chịu những điều kiện hạn chế khá<br /> nghiêm ngặt. Quan hệ tỷ dụ chỉ có thể có khi nào cái vật được nói tới không hề có một bộ<br /> <br /> phận nào có thể theo phép ẩn dụ mà gọi bằng một từ vốn dùng để chỉ một cơ thể động vật<br /> như trong c|c từ tổ kiểu mặt trống, mắt tre, ch}n giường, mũi dao, lưỡi cày, cổ chai, họng<br /> súng, đuôi |o, đít nồi, răng cưa, tay ghế, dái mít, sọ dừa, cánh cửa, v.v. Chẳng hạn, trong nhóm<br /> (Đ) ta hiểu chân bàn cuốc theo quan hệ tỷ dụ là vì bàn cuốc không thể có chân được. Nếu<br /> thay vì chân bàn cuốc ta lại có chân bàn tiện chẳng hạn, thì mối quan hệ duy nhất có thể<br /> được cảm thức trong từ tổ tất nhiên sẽ là quan hệ x|c định sở hữu. Trong nhóm (D), tất cả<br /> các từ tổ đều có thể hiểu như bao h{m một quan hệ tỷ dụ. Tuy vậy, mặt mẹt, mặt thớt và<br /> mặt mâm còn có thể hiểu như bao h{m quan hệ sở hữu (hiểu như “mặt của cái mẹt” cũng có<br /> lý như “mặt giống cái mẹt”), trong khi tóc tơ, da chì, mắt huyền còn có thể hiểu như bao h{m<br /> quan hệ x|c định chất liệu theo phép ẩn dụ (“tóc bằng tơ”, “môi bằng chì”, v.v., cũng có lý<br /> không kém “tóc như tơ”, “môi m{u chì”).<br /> Đương nhiên hai quy tắc 2 v{ 3 không có liên quan gì đến c|c trường hợp đang b{n,<br /> vốn hoàn toàn thuộc phạm vi hiệu lực của quy tắc 1. Cho nên, không có gì đ|ng lấy làm lạ<br /> nếu tất cả những người Việt bình thường không biết tới điển ngọa tàm my hoặc không thấy<br /> mày ngài với nó là một, đều hiểu mối quan hệ giữa hai yếu tố của các từ tổ râu hùm, hàm én,<br /> mày ngài như một quan hệ đồng nhất: quan hệ x|c định sở hữu. Vốn mang trong máu thịt<br /> các quy tắc vẫn chi phối cách sử dụng cái công cụ giao tế v{ tư duy hằng ngày của họ, và<br /> không bị những nhân tố ngoài ngôn ngữ bóp méo cách hiểu tiếng mẹ đẻ, họ không thể nào<br /> hiểu kh|c đi được. Cách thuyết minh bác học về từ tổ mày ngài tạo nên cái lệ ngoại duy nhất<br /> cho một quy tắc có tác dụng tuyệt đối trong một phạm vi bao gồm hơn hai vạn trường hợp,<br /> và có lẽ cũng l{ c|i lệ ngoại duy nhất trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du, một nh{ thơ<br /> vốn chú tâm sử dụng tiếng Việt đúng như người Việt bình thường vẫn hiểu, đến nỗi có khi<br /> sẵn s{ng đi ngược lại với từ nguyên , và bao giờ cũng tôn trọng sự đối xứng giữa các thành<br /> [5]<br /> <br /> tố song hành của c}u thơ. Quả thật khó lòng có thể tìm được một trường hợp nào khác mà<br /> Nguyễn Du dùng một từ này thay cho một từ kh|c đến mức người Việt chỉ có thể hiểu thành<br /> một ý khác hẳn ý của ông như vậy, v{ cũng thật khó lòng tìm được một c}u thơ n{o kh|c<br /> của Nguyễn Du trong đó có hai hay ba cặp từ (hoặc cụm ba, cụm bốn từ) đối xứng với nhau<br /> chan chát về nghĩa từ vựng như râu hùm, hàm én, mày ngài mà lại bị đặt vào những mối<br /> quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa kh|c nhau đến như trong c|ch thuyết minh này.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2